« Home « Kết quả tìm kiếm

SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA 2 MÔ HÌNH CANH TÁC NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN GÒ QUAO, KIÊN GIANG


Tóm tắt Xem thử

- SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA 2 MÔ HÌNH CANH TÁC NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN GÒ QUAO,.
- Huyện Gò Quao tỉnh Kiên Giang là vùng sản xuất 2 vụ lúa/năm.
- Hoạt động sản xuất này đã hình thành mô hình sản xuất mới, mô hình lúa tôm, được nhiều nông dân trong vùng áp dụng.
- Nghiên cứu này nhằm áp dụng các phương pháp phân tích kinh tế để so sánh hiệu quả sản xuất của mô hình cổ điển với mô hình mới.
- Kết qủa cho thấy cơ cấu chi phí của sản xuất lúa phần lớn tập trung vào phân bón và thu hoạch, do đó nếu nhà nước áp dụng các chính sách kềm chế giá phân bón thì sẽ giúp người nông dân cải thiện cuộc sống.
- Ngoài ra, nếu cơ giới hóa khâu thu hoạch cũng làm giảm đáng kể chi phí sản xuất.
- Nuôi tôm sú chi phí thức ăn chiếm tỉ lệ cao nhất (60.
- So sánh hiệu quả kinh tế của hai mô hình cho thấy mô hình 2 vụ lúa mặc dù cho tỉ suất lợi nhuận (1,87 đồng lợi nhuận/đồng vốn) thấp hơn mô hình lúa tôm (2,29), nhưng chi phí sản xuất thấp hơn, và cần ít lao động gia đình (90 ngày) hơn, do đó phù hợp cho các hộ nông dân ít vốn và ít nhân lực hoặc các hộ có điều kiện làm các nghề phi nông nghiệp.
- Nếu có đủ vốn đầu tư thì áp dụng mô hình lúa-tôm sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn mô hình 2 vụ lúa.
- Hiệu quả sử dụng đồng vốn của mô hình này (BCR=2,29) cao gấp 1,5 lần so với mô hình 2 vụ lúa..
- Đây là mô hình sản xuất sử dụng nhiều lao động nên phù hợp cho các gia đình đông con và có thời gian nhàn rỗi trong mùa khô..
- Từ khóa: mô hình canh tác, phân tích kinh tế, tỉ suất chi phí lợi nhuận, BCR, hiệu quả kinh tế, lúa-tôm.
- Sau những năm đổi mới tình hình nông nghiệp và kinh tế nông thôn nước ta nói chung và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã góp phần làm tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích, tăng thu nhập và lãi cho người nông dân, giảm bớt lao động nông nghiệp chuyển sang dịch vụ tiểu thủ công nghiệp trong nông thôn..
- Kiên Giang là một trong những tỉnh có sản lượng lúa tương đối cao của vùng ĐBSCL trên 2 triệu tấn mỗi năm, huyện Gò Quao là một trong những huyện sản xuất lúa trọng điểm của tỉnh.
- Người nông dân có truyền thống canh tác 2 vụ lúa/ năm.
- Trong thời gian gần đây xuất hiện một số mô hình sản xuất kết hợp trên đất lúa như lúa-cá, lúa-tôm, lúa-màu, nhưng đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào hoàn chỉnh về đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình canh tác này trên vùng đất huyện Gò Quao.
- Nghiên cứu này nhằm áp dụng phương pháp tính toán các chỉ tiêu tài chính để so sánh hiệu quả kinh tế của các mô hình để từ đó đưa ra các khuyến cáo giúp nông dân tăng thu nhập bằng cách sử dụng có hiệu quả nguồn vốn và nguồn lực của gia đình..
- Tìm hiểu thực trạng các mô hình canh tác hiện nay trên địa bàn huyện Gò Quao cho thấy hai mô hình canh tác phổ biến là mô hình canh tác lúa chuyên, và mô hình nuôi tôm sau vụ lúa (lúa – tôm).
- Dựa trên thực trạng này đề tài đã thu thập số liệu về chi phí và lợi nhuận trong các hoạt động sản suất của mô hình.
- Mô hình 2 vụ lúa được phỏng vấn 60 hộ và mô hình lúa tôm được phỏng vấn 40 hộ.
- Các số liệu thu thập được sẽ được sử dụng để tính toán các chỉ tiêu kinh tế nhằm đánh giá hiệu quả tài chính của mỗi mô hình..
- Phương pháp thống kê mô tả được áp dụng để đánh giá hiện trạng của mỗi mô hình.
- Phương pháp trắc nghiệm giả thiết t-test được áp dụng để so sánh sự khác biệt của các chỉ tiêu kinh tế của hai mô hình.
- Các yếu tố thuận lợi và khó khăn của từng mô hình để quan sát và tổng hợp đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của mỗi mô hình và đề ra các khuyến cáo phù hợp cho nông dân và chính quyền địa phương nhằm gia tăng thu nhập của người dân..
- 3.1 Đặc điểm mô hình sản xuất của huyện Gò Quao tỉnh Kiên Giang.
- Đất canh tác trong huyện chỉ sản xuất được 2 vụ lúa trong năm.
- Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy thu nhập của người trồng lúa ngày càng giảm do giá phân bón và các loại vật tư phục vụ sản xuất tăng làm gia tăng chi phí sản xuất.
- Ngoài ra người sản xuất còn phải.
- Trước mắt, để giúp nhà nông tháo gỡ phần nào khó khăn, ngành nông nghiệp đang tích cực chuyển giao khoa học kỹ thuật trong thâm canh theo hướng khuyến khích bà con áp dụng phổ biến qui trình ba giảm, ba tăng nhằm giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất, sản xuất theo phương pháp IPM.
- Bên cạnh đó, cần chuyển đổi sản xuất trên nền đất lúa theo hướng phá thế độc canh, đưa con tôm vào cơ cấu lúa tôm hoặc chuyển diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản là một giải pháp mang lại hiệu quả kinh tế khá cao và đang được nông dân trong huyện áp dụng ngày càng rộng.
- Sau vụ ĐX không còn nước mưa, đa số các hộ nông dân đều để đất khô, ngừng sản xuất.
- 3.2 Chi phí sản xuất và hiệu quả kinh tế của mô hình 2 vụ lúa.
- Kết quả tính toán từ số liệu thu thập của 60 hộ áp dụng mô hình 2 vụ lúa được trình bày trong bảng 1.
- Kết quả này cho thấy chi phí phân bón và thuốc trừ sâu, thuốc cỏ chiếm tỉ trọng lớn nhất, do đó nếu áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp để giảm thuốc trừ sâu và sử dụng phân bón hợp lý thì sẽ giảm chi phí và tăng lợi nhuận cho nông dân.
- Ngoài ra chi phí thu hoạch cũng chiếm tỉ trọng đáng kể (22-23.
- Nếu áp dụng cơ giới trong khâu thu hoạch cũng sẽ cải tiến hiệu quả sản xuất..
- Bảng 1: Cơ cấu chi phí sản xuất của mô hình 2 vụ lúa.
- Chi phí chuẩn bị đất .
- Chi phí giống .
- Chi phí nông dược .
- Chi phí phân bón .
- Chi phí chăm sóc .
- Chi phí thu hoạch .
- Tổng chi phí .
- Thu nhập .
- Lợi nhuận .
- So sánh năng suất của hai vụ lúa cho thấy vụ ĐX phù hợp cho cây lúa nên đạt được năng suất (7,26 tấn/ha) cao hơn vụ HT (5,49 tấn/ha).
- Kết quả phân tích lợi ích chi phí (benefit cost analysis - BCR) của mỗi vụ và tổng hợp của cả mô hình 2 vụ lúa được trình bày trong bảng 2.
- Vụ ĐX mặc dù chi phí cao hơn vụ HT (do sử dụng nhiều phân bón hơn) nhưng đạt được năng suất cao.
- Tính về hiệu quả sản xuất, vụ ĐX đạt được 2,5 đồng thu nhập trên một đồng vốn đầu tư (BCR=2,5) trong khi đó vụ HT chỉ đạt được 1,6 đồng thu nhập/đồng vốn.
- Tính chung cả 2 vụ thì hiệu quả đồng vốn đạt được 1,87 đồng thu nhập trên mỗi đồng vốn đầu tư.
- Xét về hiệu quả thu nhập trên mỗi ngày công lao động gia đình thì vụ ĐX tạo nên thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày trong khi vụ ĐX chỉ đạt được 680 ngàn đồng/ngày.
- Kết quả này cho thấy nếu có đất sản xuất nông dân sử dụng sức lao động của mình bằng cách tự tổ chức sản xuất sẽ mang lại hiệu quả kinh tế gấp trăm lần so với đi làm thuê..
- Bảng 2: Kết quả phân tích lợi ích – chi phí của mô hình 2 vụ lúa.
- Các chỉ số Đông Xuân Hè Thu Tổng mô hình.
- Chi phí (đồng/ha .
- Thu nhập/chi phí (BCR .
- 3.3 Chi phí sản xuất và hiệu quả kinh tế của mô hình lúa-tôm.
- Cả hai mô hình có đặc điểm giống nhau là cả hai cùng sản xuất vụ ĐX.
- Sau vụ ĐX mô hình 2 vụ lúa sẽ bỏ đất trống trong 3 tháng và làm vụ HT vào cuối tháng 5, trong khi hộ canh tác mô hình lúa tôm thì đưa nước lợ vào ruộng ngay sau khi thu hoạch lúa ĐX (tháng 2) và thả giống tôm sú.
- Kết quả tính toán dựa trên số liệu điều tra phí sản vụ ĐX của hộ nông dân của 2 mô hình được trình bày trong bảng 3.
- Kết quả cho thấy cơ cấu chi phí cũng giống như các vụ sản xuất lúa khác, trong đó chi phí vẫn tập trung chủ yếu vào phân bón, nông dược, và chi phí thu hoạch.
- Chi phí sản xuất của vụ ĐX trong ruộng mô hình canh tác lúa tôm có phần thấp hơn so với ruộng mô hình 2 vụ lúa là do chi phí làm đất và thu hoạch thấp hơn.
- Chênh lệch này là do ruộng sản xuất lúa tôm ở gần kênh rạch nên dễ bơm nước khi làm đất và công vận chuyển lúa thấp hơn khi thu hoạch..
- Bảng 3: Cơ cấu chi phí sản xuất của mô hình 2 vụ lúa.
- Đơn vị tính: đồng/ha Vụ ĐX mô hình 2 vụ lúa Vụ ĐX mô hình lúa tôm.
- Cơ cấu chi phí của vụ tôm sú Xuân Hè khác với sản xuất lúa nên được trình bày trong một bảng riêng (bảng 4).
- Nuôi tôm đòi hỏi chi phí cao hơn sản xuất lúa (33 triệu đồng/ha so với 20 triệu), trong đó nặng nhất là chi phí thức ăn chiếm tỉ trọng 60%.
- Mặc dù chi phí cao nhưng hoạt động sản xuất này đã tạo nên thu nhập cao hơn do giá tôm cao hơn rất nhiều so với giá lúa nên đã tạo nên lợi nhuận (70 triệu đồng/ha) gấp đôi so với sản xuất lúa và lợi nhuận đạt được 36 triệu đồng/ha..
- Bảng 4: Chi phí và thu nhập trung bình trên một ha vụ tôm Xuân Hè 2007.
- Chi phí đào ao .
- Chi phí cống đập .
- Chi phí thuê nạo vét, sên mương .
- Chi phí thuốc cá .
- Chi phí vôi .
- Chi phí thuốc thủy sản .
- Chi phí bơm nước .
- Chi phí thức ăn .
- Chi phí nước đá .
- 3.4 So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình 2 vụ lúa và mô hình lúa-tôm.
- Thông tin trong bảng 5 là kết quả so sánh các chỉ số tài chính của mô hình 2 vụ lúa và mô hình lúa tôm.
- Kết quả phép thử t (t-test) cho thấy sự khác biệt của các chỉ số đều khác biệt có ý nghĩa thống kê đưa tới kết luận đặc điểm chi phí và lợi nhuận của hai mô hình sản xuất khác nhau rất rõ nét.
- Vì vậy mỗi mô hình sẽ phù hợp cho những điều kiện sản xuất khác nhau..
- Mô hình 2 vụ lúa mặc dù cho tỉ suất lợi nhuận (1,87 đồng lợi nhuận/đồng vốn) thấp hơn mô hình lúa tôm (2,29), nhưng chi phí sản xuất thấp hơn, do đó phù hợp cho các hộ nông dân ít vốn.
- Do đó nếu tính theo hiệu quả thu nhập trên mỗi ngày công lao động gia đình thì mô hình này sẽ cho thu nhập (850 ngàn đồng/ngày) cao hơn so với mô hình lúa tôm (780 ngàn đồng/ngày).
- Nếu chú ý về sự hạn chế của nguồn lực lao động thì mô hình này phù hợp cho các hộ gia đình ít người lao động hoặc các hộ có điều kiện làm các nghề phi nông nghiệp..
- Ngược lại, mô hình lúa tôm là mô hình đòi hỏi vốn nhiều hơn.
- Nếu có đủ vốn đầu tư thì sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn mô hình 2 vụ lúa.
- Hiệu quả sử dụng đồng vốn của mô hình này (BCR=2,29) cao gấp 1,5 lần so với mô hình 2 vụ lúa.
- mô hình sản xuất sử dụng nhiều lao động (149 ngày công gia đình), do đó mặc dù tính ra thu nhập trên mỗi ngày công (780 ngàn đồng/ngày) thấp mô hình 2 vụ lúa nhưng phù hợp cho các gia đình đông con và có thời gian nhàn rỗi trong mùa khô..
- Bảng 5: So sánh các chỉ số tài chính của hai vụ lúa và mô hình lúa-tôm.
- Các chỉ số tài chính 2 lúa Lúa -tôm Chênh lệch Giá trị t Chi phí sản xuất (đồng/ha Thu nhập (đồng/ha .
- Lợi nhuận/chi phí .
- Hiệu quả lao động .
- Kết quả phân tích kinh tế cho thấy mô hình nuôi tôm sú sau vụ ĐX mang lại lợi nhuận cao hơn trồng 2 vụ lúa.
- Đánh giá hiệu quả sản xuất giữa mô hình độc canh lúa 3 vụ và luân canh lúa với màu tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
- Hiệu quả kinh tế của 3 mô hình canh tác (3lúa, 2lúa-1 màu, 3 lúa- cá) ở hai vùng sinh thái của huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
- Chuyển giao qui trình sản xuất lúa và so sánh hiệu quả kinh tế với qui trình sản xuất lúa của nông dân.
- Phân tích hiệu quả sản xuất của hai mô hình canh tác lúa 2 vụ và lúa tôm tại huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang.
- Nhập môn phân tích lợi ích chi phí