« Home « Kết quả tìm kiếm

SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VỤ LÚA HÈ THU VÀ THU ĐÔNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG


Tóm tắt Xem thử

- SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VỤ LÚA HÈ THU VÀ THU ĐÔNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
- Hiệu quả kinh tế trong bài nghiên cứu này được ước lượng từ hàm lợi nhuận biên ngẫu nhiên Cobb-Douglas, dựa trên số liệu sơ cấp được thu thập từ 479 nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy lợi nhuận trung bình của các nông hộ trong vụ Hè Thu và Thu Đông lần lượt là 7,8 và 6,3 triệu đồng/ha.
- Với cùng lượng đầu vào và giá cả cho trước, lợi nhuận vụ Hè Thu cao hơn vụ Thu Đông khoảng 17 - 19%.
- Mức hiệu quả kinh tế đạt được trong hai vụ lần lượt là 57% và 58%.
- Phần kém hiệu quả do chưa đạt hiệu quả tối đa gây thất thoát khoảng 4,8 triệu đồng và 3,6 triệu đồng/ha lần lượt trong vụ Hè Thu và Thu Đông.
- Có sự chênh lệch lớn trong lợi nhuận cũng như hiệu quả giữa các nông hộ do kỹ thuật không đồng bộ và kỹ năng lựa chọn đầu vào tối ưu khác biệt.
- Kết quả này cho thấy tiềm năng lớn để nông dân cải thiện lợi nhuận và hiệu quả của mình nếu cải thiện kỹ thuật.
- Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy việc tham gia tập huấn kỹ thuật của nông dân sẽ giúp cải thiện đáng kể lợi nhuận và hiệu quả đạt được..
- Từ khóa: hiệu quả kinh tế, hàm lợi nhuận biên ngẫu nhiên, vụ Hè Thu, vụ Thu Đông.
- Chính vì thế, nhiều địa phương ở ĐBSCL đã khuyến cáo nông dân hạn chế trồng 3 vụ lúa và chuyển dịch sang các cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn..
- Bài nghiên cứu nhằm mục tiêu tổng quát là đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế của hai vụ lúa Hè Thu và Thu Đông ở ĐBSCL và từ đó, cung cấp thêm thông tin cho việc ra các quyết định hợp lý trong lựa chọn mùa vụ để tăng thu nhập cho nông hộ..
- Ước tính và so sánh mức hiệu quả kinh tế của các nông hộ trong vụ Hè Thu và Đông Xuân,.
- Nông dân có kinh nghiệm lâu năm có thể đạt hiệu quả sản xuất cao.
- Theo Farrell (1957), hiệu quả sản xuất được tạo thành bởi ba thành phần: hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối (hay hiệu quả giá) và hiệu quả kinh tế.
- Hiệu quả kỹ thuật là khả năng tạo ra một lượng đầu ra cho trước từ một lượng đầu vào nhỏ nhất hay khả năng tạo ra một lượng đầu ra tối đa từ một lượng đầu vào cho trước, ứng với một trình độ công nghệ nhất định.
- Hiệu quả phân phối là khả năng lựa chọn được một lượng đầu vào tối ưu mà ở đó giá trị sản phẩm biên (marginal revenue product) của đơn vị đầu vào cuối cùng bằng với giá của đầu vào đó.
- Hiệu quả kinh tế hay hiệu quả tổng cộng là tích của hiệu quả kỹ thuật và phân phối..
- trong đó: EE i , TE i và AE i lần lượt là mức hiệu quả kinh tế, kỹ thuật và phân phối của nhà sản xuất thứ i..
- Phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất để ước lượng hiệu quả kinh tế là việc sử dụng hàm lợi nhuận biên ngẫu nhiên (stochastic profit frontier function) với phần sai số hỗn hợp.
- Hàm lợi nhuận là sự kết hợp những thành phần của hiệu quả sản xuất.
- Bất kỳ những sai sót nào trong quyết định sản xuất đều được giả định là sẽ dẫn tới việc giảm lợi nhuận hay doanh thu cho nhà sản xuất ( Ali và cộng sự, 1994)..
- Mô hình hàm lợi nhuận biên ngẫu nhiên có thể được viết như sau:.
- biểu diễn phần phi hiệu quả được tính từ chênh lệch giữa (Y i ) với giá trị tối đa có thể có của nó (Y i.
- Với phân phối chuẩn cho trước của v i và nửa chuẩn của u i , kỳ vọng của mức phi hiệu quả của từng nông trại cụ thể u i , với e i cho trước là:.
- Hiệu quả kỹ thuật được tính theo công thức sau:.
- Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi để đo lường mức hiệu quả của các nhà sản xuất cá thể.
- 4.1 Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của các vụ lúa.
- Hè Thu Thu Đông.
- Bảng 3: Năng suất, giá bán, doanh thu và lợi nhuận trên ha.
- Khoản mục Đơn vị tính Hè Thu Thu Đông Năng suất Tấn/ha 4,70 4,34 Giá bán Ngàn đồng/tấn Doanh thu Ngàn đồng/ha Chi phí Ngàn đồng/ha Lợi nhuận Ngàn đồng/ha .
- Lợi nhuận trung bình của các vụ Hè Thu và Thu Đông khoảng 8 và 6 triệu đồng..
- Trong mỗi vụ, chênh lệch lợi nhuận giữa các nông hộ cũng rất cao.
- Trong vụ Hè Thu, khoản chênh lệch lợi nhuận giữa các nông hộ này rất đáng kể, từ 12,4 triệu đồng đến 35,8 triệu đồng.
- 4.2 Hàm lợi nhuận và hiệu quả kinh tế 4.2.1 Mô hình hàm lợi nhuận Cobb-Douglas.
- Nhằm phân tích và đánh giá ảnh hưởng của giá cả đầu vào đến năng suất đạt được, mô hình hàm lợi nhuận Cobb-Douglas được sử dụng.
- i là lợi nhuận chuẩn hóa của nông hộ thứ i, được tính bằng tổng doanh thu trừ các khoản chi phí biến đổi như chi phí phân bón, thuốc nông dược và giống, tất cả được chia cho giá của lúa mà nông dân bán được.
- Đây còn được gọi là lợi nhuận đơn vị sản lượng (UOP.
- Hệ số ước lượng của biến số này sẽ cho biết chênh lệch lợi nhuận giữa vụ Hè Thu và vụ Thu Đông..
- Kết quả ước lượng cũng sẽ cho thấy mức phi hiệu quả (u i ) của từng hộ nông dân..
- chứng tỏ những yếu tố không quan sát được (điều kiện tự nhiên, yếu tố khách quan) quyết định phần lớn lợi nhuận đạt được và kỹ thuật sử dụng đầu vào và giá cả của nông hộ chỉ kiểm soát khoảng 19% sự biến động của năng suất.
- 0,88 trong mô hình MLE cho biết sự kém hiệu quả giải thích đến 88% sự biến động của lợi nhuận.
- Do vậy, việc sản xuất kém hiệu quả chủ yếu là do nông dân sử dụng các yếu tố đầu vào không tốt gây nên.
- Từ đó, ta thấy được tầm quan trọng của yếu tố con người trong việc quyết định các yếu tố đầu vào để thu được lợi nhuận lớn nhất.
- Bên cạnh đó, giá cả thị trường cũng là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả trong sản xuất mà yếu tố này nằm ngoài tầm kiểm soát của nông hộ..
- bón mà chi phí cho chúng không đáng kể trong tổng chi phí nên sự thay đổi giá của chúng ảnh hưởng không đáng kể đến lợi nhuận của nông hộ.
- Hệ số của giá giống và phân N có giá trị âm cho thấy sự gia tăng giá các đầu vào này sẽ làm giảm lợi nhuận..
- Kết quả này nói lên việc tăng chi phí nông dược và thuê mướn lao động có thể làm giảm lợi nhuận.
- Do chi phí thuê lao động chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí nên ảnh hưởng của việc tăng chi phí này đến lợi nhuận cũng lớn.
- Hệ số co giãn của lợi nhuận đối với các đầu vào này là từ  0,39 đến  0,34.
- Hệ số của biến lao động gia đình cũng có ý nghĩa thống kê nhưng lại có giá trị âm, cho thấy ảnh hưởng tiêu cực của lượng lao động gia đình đến lợi nhuận.
- Sự dư thừa lao động có thể ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất và từ đó, ảnh hưởng đến lợi nhuận..
- Bảng 5: Kết quả ước lượng hàm lợi nhuận.
- Các hệ số của biến tập huấn kỹ thuật (TH) đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và dương, cho thấy việc tham gia tập huấn làm tăng đáng kể lợi nhuận của nông hộ..
- Trong hàm OLS, việc tham gia tập huấn làm tăng lợi nhuận bình quân thêm 24%.
- Nhìn chung, kỹ thuật canh tác của nông dân còn thấp kém và do vậy hầu hết nông dân đều không sử dụng đầu vào đúng kỹ thuật và do vậy làm giảm hiệu quả sử dụng đầu vào.
- Việc tham gia tập huấn có thể giúp nông hộ sử dụng liều lượng giống, phân bón và nông dược một cách hợp lý và do đó làm tăng lợi nhuận của nông hộ..
- Hệ số ước lượng của biến giả Hè Thu (HT) khác không ở mức ý nghĩa 1% và dương, chứng tỏ lợi nhuận đạt được trong vụ Hè Thu cao hơn của vụ Thu Đông..
- Với cùng lượng đầu vào như nhau, lợi nhuận trung bình của vụ Hè Thu cao hơn từ 17 đến 19% so với của vụ Thu Đông.
- 4.2.2 Hiệu quả kinh tế.
- Dựa vào hàm lợi nhuận biên ngẫu nhiên ở trên, mức hiệu quả kinh tế của các nông hộ được tính toán theo phương pháp đã được trình bày trong phần trước.
- Kết quả ước tính mức hiệu quả của các nông hộ được trình bày trong bảng 6..
- Bảng 6: Phân phối mức hiệu quả kinh tế các vụ Mức hiệu quả.
- Số liệu trong bảng 6 cho thấy sự phân phối mức hiệu quả của 2 vụ rất tương đồng nhau.
- Không có hộ đạt hiệu quả cao trong các vụ Hè Thu và Thu Đông.
- Số hộ có mức hiệu quả thấp, dưới 50%, chiếm tỷ trọng cao nhất lần lượt là 34% và 28% trong vụ Hè Thu và Thu Đông.
- Sự chênh lệch về mức hiệu quả giữa hộ thấp nhất và cao nhất rất lớn trong từng vụ.
- Mức hiệu quả kinh tế trung bình của các nông hộ còn tương đối thấp, chỉ khoảng 57% trong các vụ.
- Điều này cho thấy nông dân không đạt hiệu quả phân phối cao mà điều này hầu như không thể thực hiện được.
- Để đạt hiệu quả phân phối nông dân cần chọn lựa lượng đầu vào mà ở đó năng suất biên của đầu vào bằng với tỷ giá giữa giá đầu vào và giá đầu ra.
- Như đã trình bày, phần lớn nông dân lựa chọn lượng đầu vào dựa vào kinh nghiệm và ít có sự điều chỉnh tương ứng với những sự thay đổi của giá cả nên rất khó đạt tối đa hóa lợi nhuận trong việc sử dụng đầu vào.
- Không chọn được lượng đầu vào tối ưu, nông dân không thể đạt lợi nhuận tối đa và do vậy không đạt mức hiệu quả kinh tế cao..
- Kết quả này cũng cho thấy tiềm năng để cải thiện hiệu quả kinh tế và làm tăng lợi nhuận còn rất lớn.
- Việc tiếp cận khoa học kỹ thuật, nâng cao kỹ năng lựa chọn đầu vào cũng như tham gia các lớp tập huấn của nông dân có thể mang lại sự khác biệt lớn trong hiệu quả của các nông hộ.
- Ngoài ra, một số hộ nông dân có hiệu quả kinh tế thấp là do dịch bệnh làm mất mùa..
- Dựa trên mức hiệu quả kinh tế, ta có thể ước tính phần kém hiệu quả của từng nông hộ và phần lợi nhuận bị thất thoát do sự kém hiệu quả gây ra.
- Bảng 7: Phân phối lợi nhuận bị thất thoát do kém hiệu quả kinh tế.
- Lợi nhuận.
- thực tế Lợi nhuận.
- có thể Lợi nhuận.
- mất đi Lợi nhuận.
- có thể Lợi nhuận mất đi .
- > Trung bình Trong vụ Hè Thu, những hộ có mức phi hiệu quả từ 10-20% thì bình quân lợi nhuận của nông dân mất khoảng 3 triệu đồng/ha và phần mất không này tăng lên khi sự kém hiệu quả càng tăng.
- Đến khi mức kém hiệu quả lớn hơn 50% thì lợi nhuận mất đi hơn 5,3 triệu đồng/ha.
- Có thể nói những khoản thất thoát này do kỹ thuật canh tác và sự lựa chọn đầu vào kém hiệu quả.
- Do có sự chênh lệch lớn về hiệu quả đạt được giữa các nông hộ, lượng thất thoát do kém hiệu quả cũng dao động trong một khoảng rộng.
- Trong vụ Thu Đông, phần thất thoát có thấp hơn so với vụ Hè Thu mặc dù lợi nhuận thu được trong vụ này thấp hơn vụ Hè Thu như kết quả ước lượng ở bảng 5 cho thấy.
- Nhìn chung, chênh lệch lợi nhuận bị thất thoát giữa các nông hộ và lượng thất thoát trung bình trong các vụ rất lớn.
- Điều đó cho thấy có sự chênh lệch lớn trong kỹ thuật canh tác và hiệu quả sử dụng đầu vào giữa các nông hộ.
- Đây cũng là tiềm năng lớn để nông dân cải thiện năng suất của mình nếu cải thiện kỹ thuật của những nông dân có mức hiệu quả thấp và phổ biến kỹ thuật một cách đồng bộ giữa các nông dân..
- Kết quả nghiên cứu cho thấy mức hiệu quả kinh tế mà nông dân đạt được trong vụ Hè Thu và Thu Đông chỉ ở khoảng 57%.
- Mức hiệu quả này tương đối thấp do nông dân khó có thể lựa chọn được đầu vào tối ưu dựa trên giá cả đầu vào và đầu ra trên thị trường.
- Mức hiệu quả này của hai vụ tương đương nhau.
- Tuy nhiên, với cùng lượng đầu vào và giá cả, lợi nhuận của vụ Hè Thu cao hơn vụ Thu Đông từ 17 đến 19%, chủ yếu là do điều kiện thời tiết và canh tác thuận lợi hơn.
- Tương ứng với mức hiệu quả đó, lợi nhuận trung bình đạt được trên 1 ha đất vụ Hè Thu là 7,7 triệu đồng và vụ Thu Đông là 6,3 triệu đồng.
- Song song với lợi nhuận đạt được vẫn có phần lợi nhuận bị mất đi do chưa đạt mức hiệu quả tối đa.
- Khoản lợi nhuận trung bình bị thất thoát do kém hiệu quả khoảng 4,8 triệu đồng/ha cho vụ Hè Thu và 3,6 triệu đồng cho vụ Thu Đông.
- Chênh lệch lợi nhuận bị thất thoát giữa các nông hộ trong các vụ rất lớn.
- canh tác và hiệu quả sử dụng đầu vào giữa các nông hộ.
- Đây cũng là tiềm năng lớn để nông dân cải thiện lợi nhuận của mình nếu nông dân được tập huấn kỹ thuật một cách đồng bộ và được hướng dẫn lựa chọn đầu vào tối ưu tương ứng với giá cả trên thị trường.