« Home « Kết quả tìm kiếm

SO SÁNH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT GIỮA TƯỚI NHỎ GIỌT VÀ TƯỚI THẤM LÊN DƯA HẤU TẠI HUYỆN DUYÊN HẢI, TỈNH TRÀ VINH


Tóm tắt Xem thử

- SO SÁNH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT GIỮA TƯỚI NHỎ GIỌT VÀ TƯỚI THẤM LÊN DƯA HẤU TẠI HUYỆN DUYÊN HẢI, TỈNH TRÀ VINH.
- Dưa hấu, tưới nhỏ giọt, tưới thấm, hiệu quả kỹ thuật Keywords:.
- Hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất dưa hấu được ước tính dựa trên hàm sản xuất Cobb-Douglas bằng phương pháp ước lượng khả năng tối đa (MLE)..
- Kết quả ước lượng được tính toán dựa trên nguồn số liệu sơ cấp từ 118 hộ canh tác dưa hấu đại diện cho 2 hình thức tưới nhỏ giọt và tưới thấm tại huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
- Trong nghiên cứu này, lượng nước sử dụng để canh tác dưa hấu được dùng như một biến đầu vào quan trọng để tính toán mức hiệu quả kỹ thuật mà nông dân đạt được.
- Kết quả cho thấy trung bình trên 1ha dưa hấu vụ tháng 3 nông dân tiêu tốn lần lượt là 5.304 và 4.473m 3 nước tương ứng với hình thức tưới thấm và tưới nhỏ giọt..
- Lượng N, P 2 O 5 và lao động gia đình là các đầu vào có ảnh hưởng đến năng suất dưa hấu.
- Kết quả cũng cho thấy nhóm hộ áp dụng tưới nhỏ giọt đạt mức hiệu quả kỹ thuật cao hơn, các mức hiệu quả người nông dân đạt được là 73% và 79% lần lượt cho nhóm hộ tưới thấm và tưới nhỏ giọt.
- Năng suất trung bình bị mất do sự phi hiệu quả của nhóm hộ tưới thấm là 10,0 tấn dưa hấu/ha, con số này tương ứng đối với nhóm hộ tưới nhỏ giọt là 8,3 tấn..
- Theo nhận định của các hộ nông dân, phương pháp này bước đầu mang lại kết quả tích cực: năng suất tăng, tiết kiệm nước, chi phí phân bón và ít tốn công lao động.
- Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nghiên cứu nào phân tích định lượng để so sánh hiệu quả kỹ thuật trong trồng dưa giữa việc áp dụng hai phương pháp tưới thấm cũ và phương pháp tưới nhỏ giọt mới.
- Trong nghiên cứu này, lượng nước sử dụng để canh tác dưa hấu sẽ được ước tính và được sử dụng như một biến đầu vào quan trọng để tính toán mức hiệu quả kỹ thuật mà nông dân đạt được.
- Kết quả nghiên cứu sẽ làm cơ sở tham khảo cho người dân và chính quyền địa phương có thể đưa ra những quyết định phù hợp để sản xuất có hiệu quả hơn..
- (2) So sánh hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất dưa hấu giữa hai nhóm hộ áp dụng phương pháp tưới nhỏ giọt và tưới thấm.
- (3) Ước lượng năng suất bị mất do sử dụng không hiệu quả các đầu vào..
- Số liệu thứ cấp về diện tích, năng suất và sản lượng dưa hấu qua các năm được cung cấp từ.
- Các thông tin về đặc điểm của hộ, kết quả sản xuất mà hộ đạt được, cũng như mức độ đầu tư các yếu tố đầu vào trong sản xuất dưa hấu có được dựa trên kết quả phỏng vấn trực tiếp 118 hộ trồng dưa, trong đó bao gồm 50 hộ tưới thấm và 68 hộ tưới nhỏ giọt tại 3 xã Trường Long Hòa, Long Hữu và Dân Thành của huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh..
- Trong đó: Số giờ bơm từng giai đoạn = Số ngày từng giai đoạn x Số lần tưới/ngày x Số giờ bơm trung bình/lần ở từng giai đoạn của cây 2.2.2 Hiệu quả kỹ thuật.
- Theo Farrell (1957), hiệu quả kỹ thuật là khả năng tạo ra một lượng đầu ra cho trước từ một lượng đầu vào nhỏ nhất hay khả năng tạo ra một lượng đầu ra tối đa từ một lượng đầu vào cho trước, ứng với một trình độ công nghệ nhất định..
- Trong đó: Y là năng suất dưa hấu, được tính kg/ha.
- Phương pháp ước lượng khả năng tối đa (Maximum Likelihood Estimation (MLE)) được sử dụng trong nghiên cứu này để tính toán mức độ đạt được hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất dưa hấu, đồng thời cũng cho thấy mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào tới năng suất dưa hấu.
- Khi đó, hiệu quả kỹ thuật bằng tỉ số giữa năng suất thực tế và năng suất tối đa mà.
- Năng suất bị mất do phi hiệu quả chính là phần chênh lệch giữa năng suất tối đa mà hộ có thể đạt và năng suất thực tế của hộ..
- 3.1 Tình hình sản xuất và lượng nước sử dụng trong canh tác dưa hấu.
- Sự biến động rõ rệt về diện tích trồng, sản lượng và năng suất dưa hấu qua các năm từ năm 2009 đến năm 2011 được thể hiện ở Bảng 1..
- Thời tiết khí hậu ở vụ dưa này thích hợp với điều kiện sinh trưởng của cây dưa hấu nên thông thường đây là vụ dưa cho năng suất cao nhất trong năm.
- Bảng 1: Diện tích, năng suất và sản lượng dưa hấu ở huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh 2009-2011.
- Năng suất (tấn/ha).
- Năng suất dưa hấu trung bình các năm 2009 và 2010 nhìn chung không biến động nhiều, đạt.
- Thông thường, năng suất trung bình vụ dưa hấu tháng 3 cao hơn các vụ dưa còn lại do điều kiện thời tiết phù hợp với sự sinh trưởng của cây dưa, tuy nhiên có thể nhận thấy rõ so với các năm thì năng suất dưa vụ tháng 3 năm 2011 thấp hơn hẳn các năm trước, đồng thời thấp hơn cả mức năng suất trung bình của năm, chỉ đạt gần 21 tấn/ ha.
- Nguyên nhân là do ở vụ này rất nhiều diện tích dưa hấu bị nhiễm dịch bệnh, từ đó khiến năng suất bị sụt giảm nghiêm trọng..
- Thêm vào đó, một số hộ trồng dưa đã thất bại khi chuyển sang áp dụng hình thức tưới nhỏ giọt, đặc biệt là các hộ nông dân trên địa bàn xã Long Hữu do chưa am hiểu về kỹ thuật tưới mới mẻ này.
- Năng suất dưa trung bình trong năm 2011 còn bị kéo xuống thấp do ảnh hưởng của triều cường vào cuối năm 2011.
- Năng suất dưa trung bình của huyện xuống thấp nên sản lượng dưa cuối năm.
- Hình 1 thể hiện kết quả ước tính lượng nước tiết kiệm được của phương pháp tưới nhỏ giọt so với phương pháp tưới thấm truyền thống đối với dưa hấu vụ tháng 3.
- Trên phần diện tích 1ha đất canh tác dưa hấu, nhóm hộ áp dụng hình thức tưới thấm sử dụng trung bình 5.304 m 3 nước và nhóm hộ tưới nhỏ giọt sử dụng bình quân 4.473 m 3 nước.
- Như vậy, nếu áp dụng phương pháp tưới nhỏ giọt trong canh tác dưa hấu người trồng dưa sẽ tiết kiệm được khoảng 831 m 3 trên 1ha, tương đương với tỷ lệ tiết kiệm là 15,7%..
- Hình 1: So sánh lượng nước sử dụng trong canh tác vụ dưa hấu tháng 3 giữa hai nhóm hộ Nguồn: Ước tính từ kết quả điều tra (2012).
- Có thể nhận thấy phần chênh lệch về lượng nước sử dụng trong trồng dưa hấu vụ tháng 3 giữa hai nhóm hộ tưới nhỏ giọt và tưới thấm khá ít, bởi đa phần nông dân trên địa bàn nghiên cứu chỉ áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt khi cây đã lớn.
- Vì các lý do này mà các nông dân có xu hướng kéo dài thời gian tưới hoặc sau khi tưới nhỏ giọt họ cũng gánh nước và tưới lại cho cây nên phương pháp tưới nhỏ giọt không được áp dụng triệt để..
- Tưới thấm Tưới nhỏ giọt Hình thức tưới.
- Lượng nước sử dụng.
- 3.2 Hàm sản xuất và hiệu quả kỹ thuật 3.2.1 Năng suất và các yếu tố đầu vào chủ yếu.
- Năng suất dưa hấu vụ tháng 3 bình quân trên 1ha của nhóm nông dân áp dụng hình thức tưới thấm và tưới nhỏ giọt lần lượt là 28,8 và 33,2 tấn.
- Kết quả kiểm định cho thấy năng suất ruộng dưa áp dụng tưới nhỏ giọt đạt cao hơn so với tưới thấm ở mức ý nghĩa 1%.
- Phương pháp tưới nhỏ giọt giúp phân bố độ ẩm đều trong tầng đất canh tác, tạo điều kiện thuận lợi về chế độ không khí, nhiệt độ, độ ẩm cho cây trồng, ngoài ra, phương pháp này còn giúp khắc phục được hiện tượng bạc màu và rửa trôi đất trên đồng ruộng, từ đó làm cho năng suất cây cao hơn.
- Thêm vào đó, khi nông dân sử dụng hình thức tưới nhỏ giọt, họ sẽ điều chỉnh nước tưới bằng cách đóng mở các van nước được bố trí ở.
- Từ đó dẫn đến năng suất các hộ áp dụng tưới nhỏ giọt thường cao hơn so với nhóm tưới thấm..
- Nhìn chung, nhóm hộ áp dụng hình thức tưới nhỏ giọt không chỉ tiết kiệm nước mà còn sử dụng ít hơn ở hầu hết các đầu vào.
- Ngoài ra, các loại phân bón cũng được sử dụng ít hơn do mật độ trồng thưa hơn và nhờ vào phương pháp tưới nhỏ giọt mà lượng phân bón nông dân cung cấp cho cây ít bị thất thoát ra bên ngoài.
- Bảng 2: Năng suất và lượng sử dụng các đầu vào chủ yếu của nông hộ.
- Biến số Đơn vị tính Tưới thấm Tưới nhỏ giọt.
- Năng suất Tấn/ha 28,8.
- Độ biến động về năng suất và mức độ đầu tư các đầu vào của các nông hộ trong mẫu điều tra không lớn đối với cả hai nhóm hộ, điều này được thể hiện ở giá trị độ lệch chuẩn tương đối nhỏ so với giá trị trung bình đối với tất cả các đầu vào..
- Trong số các biến đầu vào sử dụng trong mô hình thì N nguyên chất là yếu tố đầu vào tác động lớn nhất đến năng suất dưa hấu.
- Kết quả ước lượng OLS cho thấy, ở mức ý nghĩa 1% hệ số co giãn của năng suất dưa hấu đối với lượng N sử dụng là 0,26.
- Từ đây cho thấy, trung bình năng suất dưa hấu tăng thêm 0,26% khi tăng thêm 1% lượng N nguyên chất sử dụng.
- Lao động gia đình có mức độ ảnh hưởng lớn thứ hai đến năng suất dưa hấu của các nông hộ với hệ số co giãn bằng 0,11 ở mức ý nghĩa 5%..
- Như vậy, khi lao động gia đình được sử dụng tăng thêm 1% thì năng suất trung bình sẽ tăng thêm 0,11%.
- hệ số này cũng nhỉnh hơn một chút so với mức độ ảnh hưởng của lao động gia đình đến năng suất khi ước lượng theo phương pháp MLE..
- Đối với dưỡng chất P 2 O 5 , ước lượng MLE cho thấy đầu vào này có ảnh hưởng ngược chiều với năng suất dưa hấu.
- Ở mức ý nghĩa 10%, bình quân sử dụng tăng thêm 1% lượng P 2 O 5 sẽ làm năng suất giảm đi 0,09%.
- Các biến còn lại đều không có ý nghĩa thống kê hay có thể xem như hệ số của các biến này bằng không, việc tăng hay giảm các đầu vào này không làm ảnh hưởng đến năng suất.
- Theo số liệu phân tích Bảng 2 có thể nhận thấy các khoản mục này không có nhiều biến động giữa các hộ nên không đủ để tạo ra ảnh hưởng có ý nghĩa đến năng suất.
- Hơn nữa, với số năm trong nghề khá cao thì người nông dân bằng kinh nghiệm tích lũy được của mình họ sẽ tự điều chỉnh liều lượng các đầu vào để đạt năng suất cao nhất, và khi đó năng suất biên của các đầu vào sử dụng sẽ tiến đến giá trị 0..
- 3.2.3 Hiệu quả kỹ thuật và năng suất bị thất thoát do phi hiệu quả.
- Bảng 4 cho thấy mức hiệu quả kỹ thuật trung bình nông hộ đạt được là khoảng 76%..
- Điều này có thể được là với số lượng các đầu vào đã sử dụng, hộ có thể vươn tới năng suất cao hơn nếu hiệu quả kỹ thuật tốt hơn..
- Nếu tính riêng cho hai nhóm hộ tưới thấm và tưới nhỏ giọt, các mức hiệu quả người nông dân đạt được lần lượt là 73,0% và 79,2%.
- Điều này là hoàn toàn phù hợp vì như đã phân tích ở trên, nhóm áp dụng tưới nhỏ giọt đạt năng suất.
- cao hơn trong khi họ lại sử dụng phần lớn các đầu vào ít hơn, dẫn đến kết quả là họ đạt mức hiệu quả kỹ thuật cao hơn với mức ý nghĩa 1%..
- Mức chênh lệch hiệu quả kỹ thuật giữa nông dân đạt cao nhất và thấp nhất là khá xa ở cả nhóm hộ áp dụng tưới thấm và tưới nhỏ giọt, điều này cho thấy hiệu quả sử dụng đầu vào giữa các hộ có nhiều khác biệt.
- Và như vậy, việc nâng cao hiểu biết về kỹ thuật, trình độ canh tác để cải thiện hiệu quả kỹ thuật cho các hộ có mức hiệu quả thấp là rất cần thiết..
- Bảng 4: Phân phối mức hiệu quả kỹ thuật của hộ trồng dưa hấu theo phương pháp tưới nhỏ giọt và tưới thấm Mức hiệu quả.
- Tưới thấm Tưới nhỏ giọt.
- Khi chia các nhóm hộ theo các mức hiệu quả kỹ thuật đạt được, có một số điểm khác biệt trong phân phối các nhóm hộ theo các mức hiệu quả giữa hai phương pháp tưới.
- Bảng 4 cho thấy đa số các hộ tưới thấm đạt mức hiệu quả trong khoảng từ 61% đến 90%, chỉ có 4,0% hộ thuộc nhóm đạt mức hiệu quả cao trên 90%.
- trong khi ở nhóm tưới nhỏ giọt có đến 22,1% số hộ đạt mức hiệu quả này.
- Đối với mức hiệu quả thấp từ 60% trở xuống, hộ tưới thấm chiếm tỷ trọng 14,0% nhiều hơn so với nhóm hộ tưới nhỏ giọt 8,1%..
- Từ những phân tích trên, có thể nhận thấy nhóm hộ áp dụng tưới nhỏ giọt đạt mức hiệu quả kỹ thuật cao hơn so với nhóm hộ áp dụng tưới thấm.
- tưới truyền thống bằng hình thức tưới nhỏ giọt vừa giúp hộ nông dân tiết kiệm nước lại vừa có thể kéo theo việc sử dụng ít hơn các đầu vào khác (phân tích trên), từ đó có thể cải thiện hiệu quả kỹ thuật của nông dân trồng dưa..
- Từ kết quả ước lượng mức hiệu quả kỹ thuật, Hình 2 thể hiện kết quả tính toán năng suất trung bình bị mất đi do sự phi hiệu quả trong sử dụng các yếu tố đầu vào của nông hộ..
- Phần năng suất bị mất đi này là kết quả phép trừ giữa năng suất tối đa có thể đạt ứng với mức hiệu quả 100% và năng suất thực tế hộ đạt được với mức hiệu quả hiện tại.
- Kết quả này cũng được chia trung bình theo từng nhóm hộ phân theo phương pháp tưới và theo các nhóm ứng với các mức hiệu quả từ cao đến thấp..
- Hình 2: Ước tính năng suất dưa hấu bị mất đi do sử dụng không hiệu quả các đầu vào Nguồn: Ước tính từ kết quả điều tra (2012).
- Tưới thấm.
- Tưới nhỏ giọt.
- Mức hiệu quả.
- Năng suất.
- Ứng với mức hiệu quả đạt được từ 91% đến 100%, trung bình nhóm hộ tưới thấm và tưới nhỏ giọt mất đi lần lượt là 3,4 và 4,0 tấn dưa hấu trên 1 ha.
- Phần năng suất bị thất thoát do kém hiệu quả tăng lên tương ứng với các mức hiệu quả kỹ thuật giảm dần.
- Ở nhóm hộ có mức hiệu quả thấp nhất (nhỏ hơn hoặc bằng 50.
- năng suất mất đi từ 17,0 đến 23,9 tấn.
- Sự khác biệt về mức thất thoát giữa 2 nhóm hộ phân theo phương pháp tưới chủ yếu phụ thuộc vào phân phối mức hiệu quả của các hộ trong từng nhóm..
- Trung bình, tính trên 1 ha thì nhóm hộ tưới thấm mất đi 10,0 tấn dưa còn nhóm hộ tưới nhỏ giọt mất 8,3 tấn dưa hấu do việc sử dụng không hiệu quả các nguồn lực sản xuất.
- Nếu chỉ ước tính cho 1.111 ha diện tích dưa hấu vụ tháng 3 của năm 2011 tại Duyên Hải thì phần năng suất bị mất đi này đã tương đương khoảng 10.000 tấn, ứng với giá trị mất đi khoảng 40 tỷ đồng tính theo giá bán bình quân ở vụ dưa này năm 2012..
- Tính trên phần diện tích 1 ha đất canh tác dưa hấu, nhóm hộ áp dụng hình thức tưới thấm sử dụng trung bình 5.304 m 3 nước trong khi nhóm hộ tưới nhỏ giọt sử dụng bình quân 4.473 m 3 nước, tiết kiệm được 831 m 3 nước trên.
- Về hiệu quả kỹ thuật, nhóm hộ áp dụng hình thức tưới nhỏ giọt đạt được mức hiệu quả kỹ thuật cao hơn nhóm hộ sử dụng hình thức tưới thấm.
- Các mức hiệu quả kỹ thuật người nông dân đạt được là 73,0 % và 79,2 % lần lượt cho nhóm hộ tưới thấm và tưới nhỏ giọt..
- Bình quân trên 1 ha nhóm hộ tưới thấm mất đi 10,0 tấn dưa hấu do sự phi hiệu quả còn nhóm hộ tưới nhỏ giọt mất 8,3 tấn dưa hấu, thấp hơn 1,7 tấn so với nhóm hộ tưới thấm.