« Home « Kết quả tìm kiếm

SO SÁNH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT GIỮA HAI MÔ HÌNH ĐỘC CANH LÚA BA VỤ VÀ LÚA LUÂN CANH VỚI MÀU TẠI HUYỆN CAI LẬY - TỈNH TIỀN GIANG


Tóm tắt Xem thử

- SO SÁNH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT GIỮA HAI MÔ HÌNH ĐỘC CANH LÚA BA VỤ VÀ LÚA LUÂN CANH VỚI MÀU.
- Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Cai Lậy - tỉnh Tiền Giang qua việc phỏng vấn 64 hộ đang canh tác mô hình luân canh lúa màu và độc canh lúa.
- Áp dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích chi phí - lợi ích và hồi qui tương quan cho thấy hiệu quả sản xuất của mô hình lúa – màu cao hơn mô hình thâm canh lúa 3 vụ liên tục.
- tổng thu nhập và lợi nhuận của mô hình lúa – màu cao hơn mô hình lúa 3 vụ gấp 2 lần.
- Thu nhập của mô hình lúa – màu là 86,8 triệu/ha, lợi nhuận là 57,5 triệu đồng/ha, trong khi đó, mô hình lúa 3 vụ thu nhập và lợi nhuận lần lượt là 42,4 triệu đồng/ha và 25 triệu đồng.
- Tổng chi phí đầu tư cho mô hình lúa 3 vụ trung bình 23 triệu đồng/ha (bao gồm chi phí cơ hội).
- Chi phí đầu tư cho mô hình lúa – màu trung bình là 38,4 triệu đồng/ha, cao gấp 1,7 lần mô hình lúa 3 vụ.
- Hiệu quả đồng vốn của mô hình lúa màu là 2,96 còn hiệu quả đồng vốn của mô hình lúa 3 vụ là 2,42.
- Hiệu quả lao động của mô hình lúa – màu cũng cao hơn mô hình lúa 3 vụ gấp 1,23 lần.
- Hiệu quả lao động của mô hình lúa màu là 285.649 đồng, trong khi đó hiệu quả lao động của mô hình lúa 3 vụ là 231.615 đồng.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình lúa – màu là chi phí giống, nông dược và phân bón.
- Trong khi đó lợi nhuận của mô hình lúa 3 vụ chịu tác động của các yếu tố chi phí nông dược, chăm sóc và thu hoạch..
- Do điều kiện đất đai, tập quán, nên nhiều nông dân ở huyện Cai Lậy vẫn còn canh tác theo mô hình độc canh lúa (3 vụ lúa/năm).
- Bên cạnh đó có một số hộ thực hiện theo mô hình mới lúa luân canh với màu và trong quá trình chuyển đổi từ mô hình cũ sang mô hình mới nông dân đã gặp phải nhiều khó khăn về vốn và kỹ thuật canh tác.
- Người nông dân đã và đang phải đối mặt với câu hỏi lớn: Duy trì mô hình sản xuất độc canh cây lúa hay chuyển đổi sang mô hình sản xuất lúa luân canh với màu?.
- Mục tiêu của đề tài nhằm đánh giá hiệu quả của việc luân canh lúa - màu - lúa so với mô hình độc canh cây lúa, đề tài thực hiện phân tích, so sánh, đánh giá hiệu quả sản xuất giữa hai mô hình lúa ba vụ và lúa luân canh với màu để cung cấp thông tin cho các nhà quản lý và người dân quyết định sản xuất mô hình canh tác phù hợp đảm bảo năng suất và tăng lợi nhuận cho nông hộ theo hướng sản xuất bền vững..
- Đối tượng nghiên cứu bao gồm các hộ canh tác theo mô hình độc canh 3 vụ lúa và mô hình luân canh lúa – màu – lúa.
- Mỗi mô hình nghiên cứu 32 hộ theo mẫu điều tra;.
- chi phí đầu vào, đầu ra.
- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích chi phí - lợi ích (CBA), phân tích hồi qui tương quan, kiểm định trung bình hai mẫu phụ thuộc (từng cặp) để so sánh các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất..
- 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Năng suất lúa của hai mô hình.
- Năng suất lúa vụ 3 (vụ Hè Thu) ở mô hình lúa – màu đạt 4,89 tấn/ha, trong khi đó ở mô hình lúa 3 vụ là 4,23 tấn/ha, chênh lệch năng suất lúa vụ 3 của hai mô hình là 0,66 tấn/ha.
- Lúa màu Lúa 3 vụ.
- Hình 1: Năng suất lúa của hai mô hình canh tác 4.2 Chi phí và lợi nhuận của hai mô hình.
- Trên cơ sở phân tích tổng thu nhập, tổng chi phí cho thấy lợi nhuận bình quân, hiệu quả đồng vốn của mô hình lúa – màu cao hơn mô hình lúa 3 vụ.
- Lợi nhuận trung bình của mô hình lúa 3 vụ là 25 triệu đồng/ha/năm, hiệu quả đồng vốn là 2,42 thấp hơn nhiều so với lợi nhuận trung bình của mô hình lúa màu.
- Lợi nhuận trung bình của mô hình lúa màu là 57,5 triệu đồng/ha/năm, hiệu quả đồng vốn 2,96 (Hình 2)..
- LÚA 3 VỤ LÚA MÀU.
- MÔ HÌNH.
- Lợi nhuận Chi Phí.
- Hình 2: Lợi nhuận và chi phí của hai mô hình.
- Chi phí và lợi nhuận giữa 3 vụ sản xuất của mô hình canh tác 3 vụ lúa Đối với mô hình 3 vụ lúa, lợi nhuận của vụ lúa Đông Xuân cao nhất là 13,5 triệu đồng/ha, hiệu quả đồng vốn (BCR) là 3,23, kế đến vụ Xuân Hè lợi nhuận là 6,3 triệu đồng/ha, hiệu quả đồng vốn là 2,09, vụ Hè Thu có lợi nhuận là 5 triệu đồng/ha, hiệu quả đồng vốn 1,89 (Hình 3)..
- Lợi nhuận Chi phí.
- Hình 3: Lợi nhuận và chi phí 3 vụ sản xuất mô hình lúa 3 vụ - Chi phí và lợi nhuận giữa 3 vụ sản xuất của mô hình canh tác 2 lúa 1 màu Kết quả trình bày ở Hình 4 cho thấy chi phí và lợi nhuận 3 vụ sản xuất của mô hình canh tác 2 lúa 1 màu, vụ màu Xuân Hè cho lợi nhuận cao nhất là 35,5 triệu đồng/ha, hiệu quả đồng vốn là 3,00, kế đến vụ lúa Đông Xuân có lợi nhuận là 14,3 triệu đồng/ha, hiệu quả đồng vốn là 3,37, thấp nhất là vụ Hè Thu lợi nhuận là 7,7 triệu đồng/ha, hiệu quả đồng vốn là 2,37.
- Vụ 3 (vụ Hè Thu) của mô hình lúa màu cho lợi nhuận và hiệu quả đồng vốn cao hơn vụ 3 của mô hình lúa 3 vụ là do vụ 2 trồng màu nên năng suất vụ lúa kế tiếp được cải thiện..
- Hình 4: Lợi nhuận và chi phí 3 vụ sản xuất mô hình lúa – màu – lúa 4.3 Hiệu quả sản xuất của mô hình lúa 3 vụ và 2 lúa-1 màu.
- Kết quả tổng hợp chi phí – thu nhập 3 vụ lúa/năm và lúa luân canh với màu được trình bày ở bảng 1 cho thấy để canh tác 1 ha lúa 3 vụ/năm, nguồn vốn đầu tư cần thiết cho khâu làm đất, giống, phân bón, nông dược, chăm sóc và thu hoạch khoảng 17,5 triệu đồng.
- Trong các khoản chi phí thì hai khoản chiếm tỷ trọng cao nhất là chi phí phân bón 40,21% và chi phí thu hoạch 19,09%.
- Tổng năng suất của 3 vụ lúa là 15,4 tấn/ha, với giá bán trung bình 2.708 đ/kg thì thu nhập của nông hộ từ mô hình lúa 3 vụ là 42 triệu đồng/ha/năm và lợi nhuận thu được trung bình 25.
- Trong các khoản chi phí của mô hình sản xuất lúa màu thì phân bón vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất (30,70.
- sau đó lần lượt là chi phí nông dược, chăm sóc, chuẩn bị đất, thu hoạch và chi phí giống.
- Nông dân địa phương có tập quán không bón phân hữu cơ mà chỉ đơn thuần bón phân hoá học, do giá phân bón những năm gần đây tăng cao nên chi phí đầu tư phân bón cho lúa nhiều đã làm cho thu nhập của người nông dân trồng lúa không cao..
- Bảng 1: Chi phí và thu nhập mô hình lúa 3 vụ/năm và mô hình lúa – màu - lúa.
- *Lợi nhuận chưa tính chi phí cơ hội..
- 4.4 So sánh chi phí, thu nhập, lợi nhuận giữa hai mô hình sản xuất.
- Kết quả phân tích ở bảng 2 cho thấy lợi nhuận và thu nhập của mô hình lúa màu cao hơn mô hình lúa ba vụ.
- Nếu áp dụng mô hình lúa – màu thì chi phí sản xuất tăng 1,7 lần, chênh lệch chi phí là đồng.
- Kết quả giữa hai mô hình cho thấy sản xuất mô hình lúa màu cho thu nhập và lợi nhuận của người nông dân cũng tăng hơn gấp đôi so với mô hình độc canh lúa 3 vụ..
- Mô hình 3 vụ lúa Mô hình lúa – màu - lúa Trung bình Tỷ trọng.
- Độ lệch chuẩn Chi phí chuẩn bị.
- 222.696 Chi phí giống Chi phí nông dượ c Chi phí phân bón Chi phí chăm sóc Chi phí thu hoạ ch Tổng chi phí Năng suất (tấn/ha Giá bán (đ /kg Thu nhập Lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận 1,42 1,96.
- Lợi nhuận thấp.
- nhất Lợi nhuận cao.
- Mô hình lúa màu có tổng số ngày công lao động đầu tư là 304 ngày/ha (lao động thuê: 125 ngày, lao động gia đình: 179 ngày)..
- Do chi phí đầu tư khác nhau và số ngày công lao động đầu tư cho hai mô hình khác nhau nên chi phí cơ hội ở hai mô hình cũng khác nhau.
- Chi phí cơ hội ở mô hình lúa 3 vụ là 5,4 triệu đồng/ha, trong đó chi phí lao động gia đình là 5,2 triệu đồng và chi phí cơ hội của vốn 174.955 đồng/ha.
- Mô hình lúa màu có chi phí cơ hội 9,1 triệu đồng/ha, trong đó chi phí lao động nhà 8,8 triệu đồng và chi phí cơ hội của vốn là 293.585 đồng..
- Bảng 2: Chi phí và lợi nhuận giữa hai mô hình.
- lúa 3 vụ lúa –màu lúa 3 vụ lúa –màu Chi phí tiền mặt.
- (CPTM Chi phí vật tư Chi phí lao động Chi phí cơ hội Chi phí lao động nhà Chi phí vốn (1%.
- CPTM Tổng chi phí Tổng giá trị sản xuất Lãi thuần (RAVC Lãi có chi phí cơ hội .
- Hiệu quả vốn của mô hình lúa màu cao hơn mô hình chuyên canh cây lúa 3 vụ trong năm.
- Hiệu quả thu/vốn của mô hình lúa – màu là 2,26, trong khi đó ở mô hình 3 vụ lúa là 1,85 chênh lệch 0,4.
- Điều này đưa đến hiệu quả lãi/ vốn của mô hình luân canh lúa màu cũng cao hơn mô hình độc canh cây lúa..
- Theo kết quả điều tra tổng số ngày công lao động đầu tư canh tác vụ 2 ở mô hình lúa 3 vụ là 69 ngày/ha (lao động thuê: 29 ngày, lao động gia đình: 40 ngày).
- Mô hình lúa màu có tổng số ngày công lao động đầu tư cho vụ 2 là 177 ngày/ha (lao động thuê: 81 ngày, lao động gia đình: 96 ngày).
- Chi phí cơ hội vụ 2 ở mô hình lúa 3 vụ là 1,54 triệu đồng/ha, trong đó chi phí lao động gia đình là 1,48 triệu đồng và chi phí cơ hội của vốn 57.559 đồng/ha.
- Vụ 2 của mô hình lúa màu có chi phí cơ hội 3,5 triệu đồng/ha, trong đó chi phí lao động nhà 3,4 triệu đồng và chi phí cơ hội của vốn là 177.263 đồng..
- Bảng 3: So sánh chi phí, thu nhập của 2 mô hình sản xuất.
- Đơn vị tính: đồng/ha Các khoản mục Mô hình.
- Lúa- màu Mô hình.
- Lúa 3 vụ Sig..
- Tổng chi phí .
- Lợi nhuận .
- Tỷ suất lợi nhuận 1,96 1,42.
- Bảng 3 trình bày tổng hợp các loại chi phí bình quân trên một hecta đất sản xuất của hai mô hình.
- Kết quả thống kê cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa về các loại chi phí (trừ chi phí thu hoạch) và lợi nhuận của hai mô hình, trong đó lợi nhuận của mô hình lúa màu cao hơn mô hình độc canh lúa 3 vụ..
- 4.5 So sánh các tỷ số tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất giữa hai mô hình.
- Việc so sánh các chỉ tiêu kinh tế của nông hộ giữa hai mô hình cho thấy sự tăng lên về thu nhập của nông hộ khi áp dụng mô hình hai lúa - một màu.
- Để khẳng định thêm điều này ta cần so sánh các tỷ số tài chính để thấy rõ hiệu quả của hai mô hình sản xuất nghiên cứu..
- Bảng 4 trình bày các tỷ số tài chính của nông hộ cho thấy sự khác nhau về hiệu quả của việc đầu tư hai mô hình hai lúa - một màu và mô hình ba lúa.
- Khi áp dụng mô hình luân canh lúa màu thì cứ một đồng chi phí bỏ ra nông hộ thu được 2,96 đồng thu nhập, trong khi đó mô hình ba lúa chỉ thu được 2,40 đồng chênh lệch 0,56 lần và cứ mỗi đồng chi phí đó, lợi nhuận đạt được ở hai mô hình chênh lệch 0,53 lần (mô hình lúa màu thu được 1,95 đồng nhưng ở mô hình 3 lúa chỉ thu được 1,42 đồng) kéo theo hiệu quả của lợi nhuận trên một đồng thu nhập của mô hình hai lúa một màu sẽ cao hơn mô hình 3 lúa, cứ mỗi đồng thu nhập khi áp dụng mô hình lúa màu sẽ thu được 0,66 đồng lợi nhuận nhưng sản xuất ở mô hình 3 lúa chỉ có 0,59 đồng.
- Sản xuất theo mô hình luân canh lúa màu mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn mô hình độc canh lúa..
- Kết quả phân tích tương quan cho thấy lợi nhuận của nông dân khi áp dụng mô hình lúa 3 vụ trong năm bị ảnh hưởng bởi các chi phí nông dược (X1), chăm sóc (X2) và thu hoạch (X3) thể hiện qua phương trình Y X1 - 1,21X2 – 0,88X3.
- Đối với mô hình lúa luân canh với màu thì lợi nhuận của người nông dân bị ảnh hưởng ba chi phí : giống (X1), chi phí nông dược (X2) và phân bón (X3) phương trình tương quan Y X1 + 8X2 – 8X3;.
- Bảng 4: So sánh các tỷ số tài chính giữa hai mô hình.
- Chi phí sản xuất (đồng/ha .
- Lợi nhuận (đồng/ha .
- Thu nhập/chi phí .
- 5.Lợi nhuận /thu nhập .
- Tỷ suất lợi nhuận KẾT LUẬN.
- Nông hộ áp dụng mô hình hai lúa một màu sẽ cho hiệu quả lao động, hiệu quả đồng vốn, kinh tế cao hơn so với mô hình lúa ba vụ.
- Nếu canh tác theo mô hình lúa màu giúp nông dân có thu nhập cao hơn và cải thiện độ phì nhiêu đất, biểu hiện qua năng suất lúa sau vụ trồng màu tăng lên..
- Chi phí vốn đầu tư cho sản xuất vụ màu cao hơn vụ lúa.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình lúa 3 vụ là nông dược, chăm sóc và thu hoạch.
- Mô hình lúa – màu, các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình là: giống, nông dược và phân bón..
- Quan Minh Nhựt, 2006, “Phân tích hiệu quả kỹ thuật của mô hình độc canh ba vụ lúa và luân canh hai lúa một màu tại Chợ Mới- An Giang năm 2004-2005”