« Home « Kết quả tìm kiếm

So sánh hiệu quả sản xuất giữa mô hình nuôi lươn (Monopterus albus) VietGap và nuôi thông thường ở An Giang


Tóm tắt Xem thử

- SO SÁNH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT GIỮA MÔ HÌNH NUÔI LƯƠN (Monopterus albus) VIETGAP VÀ NUÔI THÔNG THƯỜNG Ở AN GIANG.
- Mục tiêu của nghiên cứu này là so sánh hiệu quả kĩ thuật và tài chính của hai mô hình nuôi lươn để từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi lươn tại An Giang.
- Kết quả cho thấy, mô hình nuôi lươn VietGAP có diện tích nuôi bình quân là 104,2 m 2 /hộ và thời gian nuôi là 274 ngày/vụ, với mật độ thả giống là 65,2 con/m 2 và năng suất 7,9 kg/m 2 /vụ.
- Mô hình nuôi lươn thông thường có diện tích bình quân là 97,5 m 2 /hộ, thời gian nuôi ngắn hơn (243 ngày/vụ), với mật độ thả giống 58,7 con/m 2 và năng suất là 6,6 kg/m 2 /vụ.
- Tổng chi phí của mô hình nuôi lươn VietGAP là 509,9 nghìn đồng/m 2 /vụ với lợi nhuận 572,9 nghìn đồng/m 2 /vụ và tỉ suất lợi nhuận là 1,2 lần.
- Tổng chi phí mô hình nuôi lươn thông thường là 425,5 nghìn đồng/m 2 /vụ, lợi nhuận 470,6 nghìn đồng/m 2 /vụ và tỉ suất lợi nhuận là 1,3 lần.
- Kết quả cho thấy, mô hình nuôi lươn VietGAP đạt hiệu quả cao hơn nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
- Khó khăn của hai mô hình nuôi lươn là giá bán lươn thương phẩm không ổn định và chi phí đầu tư khá cao..
- So sánh hiệu quả sản xuất giữa mô hình nuôi lươn (Monopterus albus) VietGap và nuôi thông thường ở An Giang.
- Ở An Giang, mô hình nuôi lươn có nhiều hình thức khác nhau, chủ yếu được nuôi trong bể lót bạt và bể xi măng, tập trung nhiều nhất ở các huyện Thoại Sơn, Châu Thành, Tân Châu và Châu Phú.
- Mô hình nuôi lươn hiện nay được nông hộ tận dụng nguồn thức ăn tươi sống khai thác vào mùa lũ như ốc bươu vàng, cua và cá tạp để góp phần cải thiện thu nhập và tận dụng lao động gia đình nhàn rỗi.
- Hiện nay, mô hình nuôi lươn thương phẩm VietGAP mới được bắt đầu từ dự án hỗ trợ của tỉnh An Giang và phát triển theo hướng nuôi công nghiệp, nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng.
- Tuy nhiên, hiện tại chưa có nhiều nghiên cứu sâu về khía cạnh kĩ thuật của mô hình nuôi lươn tiêu chuẩn VietGAP, cũng như so sánh hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi lươn VietGAP với nuôi lươn thông thường ở An Giang.
- Các biến chính được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: quy mô diện tích nuôi, mật độ thả giống, sản lượng thu hoạch, hệ số thức ăn (hệ số thức ăn tươi sống + hệ số thức ăn viên), chi phí sản xuất bao gồm chi phí cố định (tính khấu hao bể nuôi và thiết bị máy móc nuôi lươn) và chi phí biến đổi (chi phí con giống, thức ăn, giá thể, thuốc hóa chất, lãi vay), tổng chi phí không bao gồm chi phí lao động gia đình, giá thành, giá bán và những thuận lợi khó khăn của mô hình nuôi lươn sao cho đáp ứng được mục tiêu của nghiên cứu.
- chọn hộ nuôi lươn theo phương pháp ngẫu nhiên từ danh sách hộ nuôi do Chi cục Thủy sản cung cấp.
- Tổng quan sát là 90 hộ nuôi lươn ở An Giang (45 hộ nuôi lươn VietGAP và 45 hộ nuôi thông thường) tại các địa phương như: huyện An Phú 30 hộ (15 hộ VietGAP và 15 hộ thông thường), Châu Phú 20 hộ (10 hộ VietGAP và 10 hộ thông thường), Châu Thành 20 hộ (10 hộ VietGAP và 10 hộ thông thường) và thành phố Long Xuyên 20 hộ (10 hộ VietGAP và 10 hộ thông thường)..
- Phương pháp thống kê mô tả: tính toán giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, tần suất, tỉ lệ phần trăm để mô tả hiện trạng về các chỉ tiêu kĩ thuật và tài chính trong mô hình nuôi lươn..
- Phương pháp so sánh: so sánh giá trị trung bình của các chỉ tiêu kĩ thuật và tài chính giữa nhóm hộ nuôi lươn VietGAP với nhóm hộ nuôi lươn thông thường, sử dụng phương pháp kiểm định Independent-Samples T-Test (mức ý nghĩa 5%)..
- 3.1 So sánh khía cạnh kĩ thuật của mô hình nuôi lươn tiêu chuẩn VietGAP và nuôi thông thường ở An Giang.
- Kết quả khảo sát cho thấy, diện tích bể nuôi trung bình của mô hình nuôi lươn tiêu chuẩn VietGAP là 104,2 m 2 /hộ cao hơn so với mô hình nuôi lươn thông thường là 97,5 m 2 /hộ và sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
- lươn ở An Giang vẫn còn thấp hơn so với quy mô diện tích nuôi lươn ở Cần Thơ là 173,6 m 2 /hộ (Phạm Thị Yến Nhi, 2015)..
- Số bể nuôi lươn bình quân của mô hình nuôi lươn tiêu chuẩn VietGAP là 6-7 bể/hộ và cao hơn so với mô hình nuôi lươn thông thường (3-4 bể/hộ).
- Độ sâu mức nước trong bể nuôi lươn tiêu chuẩn VietGAP trung bình là 0,3 m và mô hình nuôi lươn thông thường là 0,4 m.
- Mô hình nuôi lươn chủ yếu là quy mô nhỏ và tận dụng lao động gia đình chứ không thuê mướn lao động.
- Lao động tham gia nuôi lươn đối với mô hình VietGAP tương đương với mô hình nuôi lươn thông thường trung.
- Kinh nghiệm nuôi lươn mô hình VietGAP là 1,1 năm còn mô hình nuôi lươn thông thường là 6,8 năm và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
- Điều này cho thấy mô hình nuôi lươn VietGAP chỉ mới bắt đầu từ năm 2016 đến nay, trong khi nuôi lươn thông thường ở An Giang thì bắt đầu từ 2-5 năm trước đây (Nguyễn Quốc Nghi, 2013).
- Kết quả khảo sát cho thấy, mô hình nuôi lươn VietGAP có 51,1% số hộ nuôi mô hình bể bạt và 48,9% số hộ nuôi mô hình bể xi măng..
- Mô hình nuôi lươn thông thường thì có 75,6% số hộ nuôi mô hình bể lót bạt và có 24,4% số hộ nuôi mô hình bể xi măng..
- Bảng 1: Thông tin chung về mô hình nuôi lươn VietGAP và thông thường ở An Giang.
- LĐ gia đình nuôi lươn (người/hộ .
- Kinh nghiệm nuôi lươn (năm a 6,8 ± 1,4 b.
- Bảng 2: Khía cạnh kĩ thuật của mô hình nuôi lươn VietGAP và thông thường.
- Kết quả Bảng 2 cho thấy, thay nước của mô hình nuôi lươn VietGAP và nuôi lươn thông thường với tần suất bình quân là 1 ngày/lần và thay 100% lượng nước trong bể nuôi.
- Mật độ thả giống trung bình của mô hình nuôi lươn VietGAP (65,2 con/m 2 ) cao hơn so.
- với mô hình nuôi lươn thông thường (58,7 con/m 2 ) và sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
- Nguyên nhân là do việc nuôi lươn VietGAP được hướng dẫn kĩ thuật và thả nuôi mật độ cao theo hướng công nghiệp hóa, trong khi mô hình nuôi lươn thông thường thì nuôi theo quy trình truyền thống và mua con giống từ việc khai thác tự nhiên nên mật độ thấp hơn.
- Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Khánh và Hồ Thị Bích Ngân (2009), mật độ nuôi lươn thích hợp để lươn nuôi tăng trưởng và tỉ lệ sống cao là 40 con/m 2 .
- Kích cỡ lươn giống trung bình của mô hình nuôi lươn VietGAP là 11,5 g/con (tương đương với 87,2 con/kg) nhỏ hơn so với cỡ lươn giống của mô hình nuôi lươn thông thường là 19,3 g/con (tương đương với 51,7 con/kg) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
- Nguyên nhân là do mô hình nuôi lươn VietGAP thường mua con giống sản xuất nhân tạo tại cơ sở sản xuất giống nên kích cỡ con giống nhỏ, đồng đều và số lượng lớn, trong khi mô hình nuôi lươn thông thường thì chủ yếu mua lươn giống đánh bắt tự nhiên nên có kích cỡ giống lớn hơn và có sự chênh lệch về kích cỡ (độ lệch chuẩn lớn).
- Kết quả của mô hình nuôi lươn thông thường này cũng tương tự với mô hình nuôi lươn ở Cần Thơ với kích cỡ con giống là 56,3 con/kg (Phạm Thị Yến Nhi, 2015).
- Giá lươn giống trung bình của mô hình nuôi lươn VietGAP trung bình là 265,7 nghìn đồng/kg (tương đương với 2,9 nghìn đồng/con) cao hơn so với giá giống mô hình nuôi lươn thông thường là 115,23 nghìn đồng/kg (tương đương với 2,6 nghìn đồng/con) có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
- Thời gian nuôi lươn trung bình của mô hình VietGAP là 274,3 ngày/vụ và mô hình nuôi lươn thông thường có thời gian nuôi ngắn hơn là 243 ngày/vụ và sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
- Kết quả cho thấy, hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) chung (gồm thức thức ăn viên và thức ăn tươi sống) của mô hình nuôi lươn VietGAP là 4,5, có nghĩa là cần 4,5 kg thức ăn để nuôi được 1 kg lươn thương phẩm, trong đó có 1,1 kg thức ăn viên (chiếm 24,2% lượng thức ăn) và hệ số thức ăn này cao hơn so với mô hình nuôi lươn thông thường là 4,3, trong đó có 0,6 kg thức ăn viên (chiếm 15%.
- Năng suất trung bình của mô hình nuôi lươn VietGAP là 7,9 kg/m 2 /vụ, cao hơn so với mô hình nuôi lươn thông thường là 6,6 kg/m 2 /vụ và sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
- Lí do là mô hình nuôi lươn VietGAP thả giống với mật độ cao hơn và tỉ lệ sống cao hơn nên năng suất cao hơn so với mô hình nuôi lươn thông thường.
- Tỉ lệ sống của lươn nuôi sau khi thu hoạch của mô hình VietGAP cao hơn mô hình nuôi lươn thông thường chiếm tỉ lệ lần lượt là 69,1% và 62,8%, thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Long (2015) là 73,6%.
- Điều đó cho thấy, mô hình nuôi lươn VietGAP sử dụng nguồn con giống được sản xuất nhân tạo nên có chất lượng tốt và kích cỡ đồng đều nên tỉ lệ sống cao hơn.
- Kết quả phân tích cho thấy mô hình nuôi lươn VietGAP đạt năng suất cao hơn so với mô hình nuôi lươn thông thường nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)..
- 3.2 So sánh khía cạnh tài chính của mô hình nuôi lươn tiêu chuẩn VietGAP và nuôi thông thường ở An Giang.
- Chi phí cố định được tinh khấu hao của mô hình VietGAP là 111,1 nghìn đồng/m 2 /vụ và mô hình nuôi lươn thông thường là 91,0 nghìn đồng/m 2 /vụ, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
- Mô hình nuôi lươn VietGAP có chi phí khấu hao bể nuôi chiếm tỉ lệ cao nhất (78,7.
- Đối với mô hình nuôi lươn thông thường thì chi phí khấu hao bể chiếm 79,4% và chi phí khấu hao máy bơm và thiết bị là 20%.
- Bảng 3: Chi phí và cơ cấu chi phí mô hình nuôi lươn VietGAP và thông thường.
- Chi phí biến đổi trung bình của mô hình nuôi lươn VietGAP là 398,8 nghìn đồng/m 2 /vụ và mô hình nuôi lươn thông thường là 334,5 nghìn đồng/m 2 /vụ, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
- Đối với mô hình nuôi lươn thông thường thì chi phí con giống chiếm tỉ trọng cao nhất (45,6.
- Mô hình nuôi lươn VietGAP và nuôi lươn thông thường.
- Kết quả nghiên cứu này cho thấy, chi phí nuôi lươn thấp hơn so với chi phí nuôi lươn từ nghiên cứu ở Cần Thơ là 624,6 nghìn đồng/m 2 /vụ (Phạm Thị Yến Nhi, 2015) nhưng cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi (2013) tại An Giang là 333,7 nghìn đồng/m 2 /vụ.
- Nguyên nhân là do thời gian gần đây những hộ nuôi lươn sử dụng nhiều thức ăn viên khi nuôi và chi phí con giống cũng tăng cao hơn so với các nghiên cứu trước đây..
- Bảng 4: Các chỉ tiêu tài chính của mô hình nuôi lươn VietGAP và thông thường.
- Giá thành để nuôi được 1 kg lươn thương phẩm mô hình nuôi lươn VietGAP là 66,2 nghìn đồng/kg, cao hơn so với mô hình nuôi lươn thông thường là 64,7 nghìn đồng/kg, tương ứng với tỉ lệ chênh lệch là 2,3% và sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
- hình nuôi lươn VietGAP cao hơn so với nuôi lươn thông thường là 2,3% nhưng giá bán lươn loại 1 chỉ cao hơn 0,65%.
- Doanh thu trung bình của mô hình nuôi lươn VietGAP là 1.083 nghìn đồng/m 2 /vụ cao hơn mô hình nuôi lươn thông thường là 896 nghìn đồng/m 2 /vụ và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
- Theo kết quả nghiên cứu trước đây của một số tác giả như của Nguyễn Thanh Long (2015) thì doanh thu mô hình nuôi lươn là 2.030 nghìn đồng/m 2 /vụ, của Nguyễn Quốc Nghi (2013) là 421,2 nghìn đồng/m 2 /vụ và của Phạm Thị Yến Nhi (2015) là 767,9 nghìn đồng/m 2 /vụ..
- Lợi nhuận trung bình và của mô hình nuôi lươn VietGAP là 572,9 nghìn đồng/m 2 /vụ, cao hơn so với mô hình nuôi lươn thông thường là 470,6 nghìn đồng/m 2 /vụ và sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
- Tỉ suất lợi nhuận của mô hình nuôi lươn VietGAP là 1,2 lần, thấp hơn so với mô hình nuôi lươn thông thường là 1,3 lần.
- Mô hình nuôi lươn VietGAP có số hộ lời là 96,4% tổng số hộ khảo sát, và mô hình nuôi lươn thông thường thì số hộ có lời là 93,3% tổng số hộ khảo sát.
- Từ đó cho thấy, mô hình nuôi lươn VietGAP và mô hình nuôi lươn thông thường đều đạt hiệu quả tài chính rất tốt.
- Tuy nhiên, mô hình nuôi lươn VietGAP mới bắt đầu triển khai áp dụng tại An Giang từ năm 2016 đến nay do đó người nuôi chưa tích lũy nhiều kinh nghiệm, đầu tư thêm một số khoản chi phí (tủ thuốc, thoát nước, bảo hộ lao động) theo điều kiện của tiêu chuẩn VietGAP cũng như giá bán cao hơn không đáng kể so với lươn thông thường nên hiệu quả tài chính chưa cao..
- 3.3 Thuận lợi và khó khăn của nông hộ đối với mô hình nuôi lươn VietGAP và thông thường ở An Giang.
- Đối với mô hình nuôi lươn VietGAP từ Hình (1a) thì có 42,2% số hộ cho rằng dễ bán và nuôi lươn bằng thức ăn viên là những thuận lợi quan trọng nhất, bởi vì khi nuôi lươn bằng thức ăn viên thì sẽ chủ động được nguồn thức ăn vào mùa khô và đỡ tốn công chăm sóc.
- Bên cạnh đó họ còn cho rằng việc nuôi lươn áp dụng mô hình VietGAP sẽ ít bị bệnh nên rất thuận lợi.
- Hình 1: Những thuận lợi mô hình nuôi lươn VietGAP (a) và mô hình nuôi lươn thông thường (b) Đối với mô hình nuôi lươn thông thường (Hình.
- nuôi lươn bằng thức ăn viên (20%) và ít bị bệnh (15,6.
- Đối với mô hình nuôi lươn thông thường thì chi phí đầu tư.
- Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Minh Đức và ctv., (2018) thì thức ăn cho mô hình nuôi lươn vào mùa khô là khó khăn và giá mua.
- cao được người nuôi lươn thương phẩm quan tâm hàng đầu..
- Bên cạnh những thuận lợi như trên thì những khó khăn của mô hình nuôi lươn VietGAP (Hình 2a) cũng có những khó khăn như chi phí đầu tư ban đầu cao (35,6.
- thiếu kĩ thuật nuôi lươn (13,3.
- Còn về những khó khăn của mô hình nuôi lươn thông thường (Hình 2b), 48,9% số hộ khảo sát cho rằng đó là khó khăn về thiếu con giống tốt, kế đến là giá bán đầu ra không ổn định (40%) thị trường đầu ra không ổn định (40.
- thiếu kĩ thuật nuôi lươn (20.
- Hình 2: Khó khăn của mô hình nuôi lươn VietGAP (a) và mô hình nuôi lươn thông thường (b) Những khó khăn trên cho thấy, hộ nuôi lươn.
- VietGAP có chi phí đầu tư khá cao (35,6% số hộ), cao hơn so với (11,1% số hộ) nuôi lươn thông thường.
- Còn mô hình nuôi lươn thông thường thì thiếu con giống chất lượng (48,9% số hộ), tỉ lệ này cao hơn so với (17,8% số hộ) mô hình nuôi lươn VietGAP.
- Nguyên nhân là do mô hình nuôi lươn thông thường sử dụng con giống khai thác tự nhiên và thu gom từ nhiều nguồn khác nhau nên chất lượng không kiểm soát và kích cỡ không đồng đều nên tỉ lệ sống không cao.
- Mô hình nuôi lươn VietGAP và nuôi lươn thông thường đều gặp khó khăn về giá bán đầu ra không ổn định.
- Điều đó cho thấy, mặc dù chi phí nuôi lươn VietGAP thực tế cao hơn có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05), nhưng do giá bán cao hơn không đáng kể nên người nuôi lươn rất quan ngại khi đầu tư nuôi theo VietGAP và điều này thể hiện qua những khó khăn về chi phí nuôi cao (Hình 2a)..
- Nhằm nâng cao tỉ lệ sống trong quá trình nuôi và hướng tới mô hình nuôi lươn phát triển ổn định thì việc chủ động nguồn giống là cần thiết.
- Chi phí thức ăn là khoản mục chi phí đầu tư cao nhất, vì vậy cần có nghiên cứu sản xuất thức ăn viên nhằm giảm chi phí sản xuất và chủ động được nguồn thức ăn để đáp ứng nhu cầu cho mô hình nuôi lươn công nghiệp trong thời gian tới..
- Khía cạnh kỹ thuật thì mô hình nuôi lươn VietGAP hiệu quả hơn so với nuôi lươn thông thường vì mật độ thả giống cao hơn (65,2 con/m 2 so với 58,7 con/m 2.
- Khía cạnh tài chính thì chi phí nuôi lươn VietGAP cao hơn so với mô hình nuôi lươn thông thường (509,9 nghìn đồng/m 2 /vụ so với 425,5 nghìn đồng/m 2 /vụ) và sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
- Giá thành nuôi lươn VietGAP cũng cao hơn so với nuôi lươn thông thường (66,2 nghìn đồng/kg so với 64,7 nghìn đồng/kg.
- Mặc dù mô hình VietGAP không thể hiện rõ ràng hiệu quả kinh tế cao hơn mô hình thông thường do chi phí nuôi lươn cao (35,6% số hộ) trong khi giá bán không ổn định (28,9% số hộ) và giá bán lươn thương phẩm cao hơn không đáng kể so với lươn thông thường, nhưng mô hình VietGAP cần được đầu tư phát triển.
- Khó khăn nhất của mô hình nuôi lươn thông thường là thiếu con giống chất lượng tốt (48,9% số hộ) và giá bán không ổn định (40% số hộ)..
- Cần có chính sách hỗ trợ cho mô hình nuôi lươn tại An Giang nói chung và xúc tiến đầu ra cho mô hình nuôi lươn VietGAP nhằm hướng tới phát triển ổn định mô hình nuôi lươn tại An Giang trong thời gian tới..
- Ngày về việc “Báo cáo Thống kê tình hình nuôi lươn giai đoạn tại tỉnh An Giang”..
- Nghề nuôi lươn.
- Hiệu quả của mô hình nuôi lươn trong bể lót bạt cao su ở huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang.
- Phân tích khía cạnh kĩ thuật tài chính của mô hình nuôi lươn ở An Giang.
- Hiện trạng kĩ thuật và tài chính của mô hình nuôi lươn đồng (Monopterus albus) thương phẩm.
- Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi lươn trên địa bàn thành phố Cần Thơ