« Home « Kết quả tìm kiếm

SO SÁNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH GIỮA MÔ HÌNH ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT VÀ MÔ HÌNH KHÔNG ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG


Tóm tắt Xem thử

- SO SÁNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH GIỮA MÔ HÌNH ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT VÀ MÔ HÌNH KHÔNG ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
- Ứng dụng, tiến bộ kỹ thuật, hiệu quả tài chính, sản xuất lúa.
- Nghiên cứu này được thực hiện nhằm so sánh hiệu quả tài chính giữa mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật (ƯDTBKT) và mô hình không ƯDTBKT trong sản xuất lúa của nông hộ ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
- Số liệu phục vụ nghiên cứu được thu thập từ 750 nông hộ sản xuất lúa thuộc các tỉnh khu vực ĐBSCL.
- Ứng dụng phương pháp các tỷ số tài chính và kiểm định trung bình giữa hai tổng thể độc lập, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mô hình sản xuất lúa có ƯDTBKT đạt hiệu quả tài chính cao hơn so với mô hình không ƯDTBKT.
- Các chỉ tiêu như: tổng chi phí, năng suất, doanh thu và lợi nhuận của mô hình sản xuất có ƯDTBKT đều cao hơn mô hình không ƯDTBKT..
- Đây là cơ sở quan trọng để các địa phương đẩy mạnh công tác ƯDTBKT trong sản xuất lúa, góp phần tăng năng suất, tăng lợi nhuận, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho nông hộ sản xuất lúa ở ĐBSCL.
- Bên cạnh kết quả phân tích, nghiên cứu còn đề xuất một số kiến nghị đối với các đối tượng liên quan trong sản xuất lúa của vùng nhằm nâng cao hiệu quả ƯDTBKT trong họat động canh tác của nông hộ.
- Đồng bằng sông Cửu Long, với thế mạnh về sản xuất lúa, thời gian qua đã có nhiều đóng góp quan trọng cho an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu gạo của cả nước.
- Nổi bật và có ý nghĩa nhất đối với sản xuất lúa trong vùng là sản lượng lúa tăng nhanh, đạt qui mô sản xuất lúa hàng hóa lớn, đóng góp trên 50% sản lượng, 90-95% lượng gạo xuất khẩu.
- Mặt khác, do thâm canh tăng vụ, nông dân sử dụng quá nhiều phân bón vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật nên sâu bệnh và ô nhiễm môi trường cũng đang tạo ra áp lực lớn cho hoạt động sản xuất.
- Do đó, ngành nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long đã sớm tiếp cận và đang triển khai các tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp nhằm giúp nông hộ giải quyết khó khăn, đảm bảo phát triển bền vững.
- Nhiều chương trình hỗ trợ nông dân tiếp cận các phương pháp và mô hình sản xuất mới như: IPM, chương trình FPR, chương trình 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, nhận chuyển giao kỹ thuật của IRRI “tưới tiết kiệm nước”,....
- Việc áp dụng các mô hình sản xuất hiện đại vào canh tác lúa không những giúp bà con nông dân tăng năng suất, chất lượng và lợi nhuận mà còn góp phần giảm chi phí sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hướng tới thâm canh sản xuất theo.
- “thực hành nông nghiệp tốt-GAP”, đồng thời thích ứng biến đổi khí hậu toàn cầu và xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
- Tác động tích cực của tiến bộ kỹ thuật được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước xác định, một số tác giả điển hình như Khuda.
- Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu với qui mô lớn đánh giá về hiệu quả tài chính của việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất lúa.
- Theo đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm so sánh hiệu quả tài chính của mô hình sản xuất lúa có ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và mô hình không ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, từ đó khẳng định lợi ích của yếu tố tiến bộ kỹ thuật đối với sản xuất.
- Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp những luận cứ khoa học cho ngành nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long để có giải pháp triển khai và ứng dụng hiệu quả tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung..
- Các tiêu chí được chọn phân tầng: địa bàn hành chính và đặc điểm ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất lúa của nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- để phân tích tình hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất lúa của hộ trồng lúa..
- Phương pháp phân tích các tỷ số tài chính và phương pháp kiểm định Independent Samples T- Test được sử dụng để so sánh hiệu quả tài chính giữa mô hình sản xuất lúa có ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và mô hình sản xuất lúa không ứng dụng tiến bộ kỹ thuật..
- Nhiều nhà nghiên cứu kinh tế cho rằng, tiến bộ kỹ thuật là một tập hợp những kỹ thuật sẵn có hoặc trình độ kiến thức về mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và sản lượng đầu ra bằng vật chất nhất định.
- Còn đổi mới công nghệ là cải tiến trình độ kiến thức sao cho nâng cao được năng lực sản xuất để có thể làm ra nhiều sản phẩm hơn với số lượng đầu vào như cũ hoặc làm ra một lượng sản phẩm như cũ với khối lượng đầu vào ít hơn.
- Phần lớn những tiến bộ kỹ thuật áp dụng vào sản xuất đều tạo ra khả năng đạt được mục tiêu kinh tế do xã hội đặt ra như năng suất, đồng thời nó cũng tạo ra những hiệu quả xã hội khác như cải thiện điều kiện sống, cải tạo môi trường sinh thái.
- Trong phạm vi của nghiên cứu này, tiến bộ kỹ thuật được thể hiện dưới các dạng chủ yếu như: áp dụng giống mới, thay đổi quy trình, kỹ thuật sản xuất, thay đổi các nguồn lực đầu vào, hoặc kết hợp các mô hình trong quá trình sản xuất..
- 3.1 Nguồn lực của nông hộ sản xuất lúa Nguồn lực của nông hộ được mô tả qua các chỉ tiêu như: diện tích canh tác, lực lượng lao động, trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất,… Theo kết quả khảo sát, một số thông tin về đặc điểm nguồn lực sản xuất của nông hộ được thể hiện trong bảng sau:.
- Bảng 2: Đặc điểm về nguồn lực sản xuất của nông hộ.
- 4 Lao động trực tiếp sản xuất lúa Người/hộ 2,01 1,04.
- 7 Kinh nghiệm sản xuất lúa Năm .
- 8 Tỷ lệ nông hộ thiếu vốn.
- Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, tổng diện tích đất sản xuất của nông hộ khá lớn, trung bình là 26.450 m 2 /hộ và phần lớn diện tích này dùng để canh tác lúa (25.510 m 2 /hộ).
- Số nhân khẩu trung bình của mỗi gia đình hiện nay không nhiều, trong đó gần một nửa tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất lúa.
- Trình độ học vấn của nông hộ tương đối thấp (khoảng lớp 7) nhưng thực tế khi tiếp xúc, khả năng nhận thức của nông hộ rất tiến bộ, các phương tiện truyền thông phần nào đã giúp nông hộ nắm bắt thông tin thị trường và thông tin tiến bộ kỹ thuật nhanh nhạy hơn, hộ nông dân sản xuất lúa họ tin và mạnh dạn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất lúa.
- Bên cạnh đó, với kinh nghiệm nhiều năm sản xuất lúa (22 năm), nông hộ đã có nhiều kinh nghiệm chọn giống thích hợp với điều kiện đất đai, trình độ thâm canh tăng vụ cũng tăng lên, kỹ thuật chăm sóc cây lúa cũng tốt hơn.
- Tuy nhiên, tỷ lệ nông hộ thiếu vốn đầu tư sản xuất vẫn còn khá nhiều (79,6.
- hộ trồng lúa vay, do quy định hạn mức đối với sản xuất nông nghiệp là rất thấp, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất lúa của nông dân.
- Nguyên nhân chính là do nông hộ không tiếp cận được với nguồn tín dụng chính thức do không có tài sản thế chấp, trong khi vay từ các nguồn phi chính thức thì nông hộ phải chịu mức lãi suất khá cao.
- Nguồn vay của nông hộ cũng khá đa dạng, từ tổ chức tín dụng chính thức (các ngân hàng) đến các đơn vị phi chính thức (cửa hàng vật tư nông nghiệp, người cho vay tư nhân), dẫn đến hiệu quả kinh tế chưa cao, ảnh hưởng đến đời sống người dân sản xuất lúa..
- 3.2 Tình hình tham gia tập huấn tiến bộ kỹ thuật Theo kết quả khảo sát cho thấy, có 53,5% nông hộ thường xuyên tham gia tập huấn kỹ thuật sản xuất lúa.
- tập huấn kỹ thuật chủ yếu là hướng dẫn cho nông dân cách thức sản xuất các loại giống mới, kỹ thuật theo mô hình IPM, sạ hàng, 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm,… hướng dẫn cách dự báo, phòng trừ sâu bệnh, dịch bệnh,… Bên cạnh đó, phần lớn nông dân tham gia tập huấn chủ yếu dưới sự hướng dẫn trực tiếp của nhân viên thuộc công ty thuốc bảo vệ thực vật (50,67.
- Ngoài ra, cán bộ khuyến nông (38,40%) cũng là một trong những lực lượng nòng cốt trong phong trào phổ biến kỹ thuật mới và hướng dẫn kỹ thuật canh tác hiện đại đến nông hộ..
- Hơn thế, nông dân còn được chuyển giao tiến bộ kỹ thuật từ Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long, Trường Ðại học Cần Thơ, các Hội Nông dân..
- Bảng 3: Đơn vị tổ chức tập huấn kỹ thuật TT Đơn vị tập huấn kỹ thuật Số hộ.
- 3.3 Tình hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất lúa.
- Kết quả khảo sát cho thấy, số nông hộ đã và đang ứng dụng các mô hình tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất lúa chiếm 63,33% đối tượng được khảo sát.
- Trong đó, mô hình giống mới được nông hộ ứng dụng nhiều nhất (55,07.
- tiếp đến là mô hình sạ hàng (20,13.
- mô hình ba giảm ba tăng (20,0.
- mô hình IPM (12,13.
- mô hình 1 phải 5 giảm (12,13%) và một số mô hình khác như mô hình Nấm xanh (Ma), 1 phải 6 giảm,… Thực tế khảo sát đã cho thấy, thời gian qua nông hộ đã nhận thức hiệu quả từ các phương thức canh tác mới, từ đó mạnh dạn thử nghiệm những mô hình tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trong canh tác..
- Bên cạnh việc ứng dụng từng mô hình tiến bộ kỹ thuật riêng lẻ, nông hộ sản xuất lúa còn ứng dụng kết hợp nhiều mô hình tiến bộ kỹ thuật.
- Đối với trường hợp nông hộ kết hợp 2 mô hình thì các mô hình được kết hợp phổ biến như: giống mới - sạ hàng (22,3.
- và một số mô hình khác.
- Kết hợp 3 mô hình: giống mới – sạ hàng – 3 giảm 3 tăng (8,4.
- Hình 1: Tình hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật của nông hộ sản xuất lúa Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, năm 2013.
- 3.4 So sánh hiệu quả tài chính giữa mô hình sản xuất lúa có ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và mô hình không ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.
- 3.4.1 Phân tích chi phí sản xuất lúa của mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và không ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.
- Theo kết quả phân tích, không có sự chênh lệch đáng kể về chi phí đầu tư giữa mô hình có ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và không ứng dụng tiến bộ kỹ.
- thuật trong sản xuất lúa.
- Thực tế hiện nay, cơ giới hóa trong nông nghiệp đã được ứng dụng khá rộng rãi ở nhiều khâu trong quá trình sản xuất như làm đất, bơm tác, thu hoạch.
- song với việc tăng cường cơ giới hóa nông nghiệp, nông hộ sản xuất lúa đã giảm được chi phí thuê lao động nhiều hơn so với những năm trước đây, trung bình chi phí lao động chỉ còn khoảng 9%.
- Tuy nhiên, nếu so sánh các loại chi phí đầu tư giữa mô hình có ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và mô hình không ứng dụng tiến bộ.
- kỹ thuật, phần lớn các loại chi phí đầu tư của mô hình có ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thấp hơn.
- Do mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật áp dụng các phương thức sản xuất mới, giúp tiết kiệm lượng phân bón, đồng thời công tác quản lý dịch bệnh tốt hơn nên chi phí thuốc bảo vệ thực vật cũng giảm rõ rệt..
- Hình 2: Chi phí sản xuất của mô hình có ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và mô hình không ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.
- Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, năm 2013 3.5 So sánh hiệu quả tài chính giữa mô hình có ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa của nông hộ.
- Dựa vào số liệu khảo sát, tác giả sử dụng các tỷ số tài chính để đánh giá hiệu quả tài chính của mô hình có ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và không ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, kết quả thể hiện trong Bảng 4..
- Theo kết quả thống kê, mô hình sản xuất lúa có ứng dụng tiến bộ kỹ thuật đạt hiệu quả tài chính cao hơn mô hình không ứng dụng tiến bộ kỹ thuật ở cả 3 vụ Đông Xuân, Hè Thu và Thu Đông.
- Năng suất và giá bán của mô hình có ứng dụng tiến bộ kỹ thuật đều cao hơn nhóm không ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.
- Chính vì vậy mà các chỉ số về hiệu quả tài chính của mô hình có ứng dụng tiến bộ kỹ thuật cũng tốt hơn.
- Kết quả khảo sát còn cho thấy, hiệu quả tài chính của nông hộ sản xuất lúa ở vụ Đông Xuân tương đối cao hơn vụ Hè Thu và vụ Thu Đông.
- không đáng kể thì hiệu quả tài chính của vụ Đông Xuân sẽ cao hơn hai vụ còn lại..
- Để khẳng định sự khác biệt về hiệu quả tài chính giữa mô hình có ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và mô hình không ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất lúa có ý nghĩa thống kê hay không, tác giả đã sử dụng phương pháp kiểm định Independent Sample T-Test (Kết quả trong bảng.
- theo kết quả kiểm định có thể kết luận rằng, có sự khác biệt về hiệu quả tài chính giữa mô hình sản xuất lúa có ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và không ứng dụng tiến bộ kỹ thuật với mức ý nghĩa 5%.
- Ở vụ Đông Xuân, hiệu quả tài chính của mô hình có ứng dụng tiến bộ kỹ thuật cao hơn nhiều so với mô hình không ứng dụng tiến bộ kỹ thuật ở tất cả các chỉ tiêu.
- Tương tự như vụ Đông Xuân, mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật ở vụ Hè Thu có chi phí sản xuất thấp hơn mô hình không ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.
- Mặc dù, chênh lệch về doanh thu ở vụ này giữa mô hình có ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và không ứng dụng tiến bộ kỹ thuật không lớn, nhưng do chi phí giảm nhiều hơn nên lợi nhuận đạt được vẫn cao hơn.
- Riêng vụ Thu Đông, kết quả kiểm định cho thấy không có sự khác biệt về giá bán, doanh thu và lợi nhuận giữa mô hình có ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và không ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.
- So với hai vụ trước, Thu Đông là vụ sản xuất kém hiệu quả nhất, do đất đã bạc màu và.
- Vì thế, nhiều nông hộ thường không sản xuất vào vụ này cải tạo đất bằng cách phơi ải, luân canh hoa màu hoặc nuôi trồng thủy sản.
- Tuy nhiên, ở vụ Thu Đông, mô hình có ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất lúa vẫn giảm được chi phí đầu tư và tăng năng suất so với mô hình không ứng dụng tiến bộ kỹ thuật..
- Bảng 4: Sự khác biệt về hiệu quả tài chính của mô hình có ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và mô hình không ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.
- Tóm lại, nghiên cứu đã chỉ ra những kết quả quan trọng sau đây: (1) Thứ nhất, Nhiều nông hộ sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long đã và đang ứng dụng các mô hình tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất lúa (chiếm tỷ lệ 63,33.
- Các mô hình tiến bộ kỹ thuật mà nông hộ ứng dụng chủ yếu gồm: GM, IPM, SH, 3G3T, 1P5G,… trong đó, mô hình GM được nông hộ chọn ứng dụng nhiều nhất..
- (2) Thứ hai, việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất lúa đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho nông hộ, hay nói cách khác hiệu quả tài chính của các mô hình sản xuất có ứng dụng tiến bộ kỹ thuật cao hơn mô hình không ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.
- Tuy nhiên, nông hộ cần chọn lọc, sử dụng hợp lý các.
- điểm mạnh của từng mô hình để việc sản xuất có hiệu quả hơn..
- Đối với nông hộ: Nông hộ nên tích cực tham gia các lớp tập huấn tiến bộ kỹ thuật, tham gia học hỏi, trao đổi kinh nghiệm sản xuất lúa của các nông hộ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật đạt hiệu quả.
- Đồng thời không ngừng nâng cao kiến thức sản xuất lúa bằng cách tìm đọc sách báo, nghe đài, tivi… về những mô hình tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất lúa.
- Trong quá trình ứng dụng các mô hình tiến bộ kỹ thuật, nông hộ cần cố gắng đầu tư và duy trì sản xuất.
- Nếu gặp khó khăn do chưa nắm rõ kỹ thuật mới thì nên tìm cán bộ khuyến nông, cán bộ nông nghiệp để tư vấn, nếu thấy hiệu quả không đạt do.
- không thích hợp sử dụng mô hình tiến bộ kỹ thuật đó thì nên nghiên cứu, tham khảo ý kiến của cán bộ khuyến nông để chọn ứng dụng mô hình tiến bộ kỹ thuật khác có hiệu quả hơn.
- Bên cạnh đó, nông hộ cần tích cực tham gia các câu lạc bộ, hội đoàn thể, tổ hợp tác liên kết nhằm chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất lúa, hỗ trợ nguồn lực trong sản xuất lúa và tìm đầu ra cho sản phẩm thuận lợi hơn..
- Đối với chính quyền địa phương và các cơ quan ban ngành: Tăng cường công tác khuyến nông, mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho nông dân, tăng cường việc cử cán bộ khuyến nông xuống các xã trực tiếp hướng dẫn, giải đáp cho nông dân về tiến bộ kỹ thuật.
- các ban ngành có liên quan tích cực phối hợp và chỉ đạo công tác khuyến nông, hợp tác sản xuất, tổ chức trao đổi kinh nghiệm ƯDTBKT trong sản xuất lúa..
- Đối với các tổ chức viện, trường: Tăng cường công tác nghiên cứu nhằm lai tạo nhiều giống mới có năng suất cao, phù hợp với điều kiện của địa phương và ít nhiễm sâu bệnh để nông dân chấp nhận và sẽ sản xuất đại trà.
- Đồng thời các viện, trường cần soạn thảo những giáo trình, bài giảng về phương pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sinh động, hấp dẫn và dễ hiểu nhằm giúp nông hộ sản xuất lúa tiếp cận nhanh chóng và dễ dàng ứng dụng trong thực tế..
- “Đánh giá sự tiếp thu và ứng dụng kỹ thuật IPM của nông dân sản xuất lúa tại huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình”.
- “Phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất lúa tại Cần Thơ và Sóc Trăng”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Đại học Cần Thơ.