« Home « Kết quả tìm kiếm

So sánh hình ảnh đoàn quân trong Tây Tiến và Việt Bắc


Tóm tắt Xem thử

- Văn mẫu lớp 12: So sánh hình ảnh đoàn quân trong Tây Tiến và Việt Bắc.
- Đề bài: Cùng tái hiện vẻ đẹp của những đoàn quân ra trận mỗi nhà thơ lại có cách khám phá và thể hiện riêng:.
- “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”..
- “Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung.
- Dàn ý So sánh hình ảnh đoàn quân trong Tây Tiến và Việt Bắc a.
- Tây Tiến là bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất của ông.
- Bài thơ được tác giả viết vào năm 1948 ở Phù Lưu Chanh khi ông đã xa đơn vị Tây Tiến một thời gian..
- Bài thơ Việt Bắc là một thành công đặc biệt trong đời thơ Tố Hữu.
- Nêu cảm nhận chung của em về hình ảnh vẻ đẹp của những đoàn quân ra trận, song mỗi nhà thơ lại có những cách khám phá, cách thể hiện riêng trong 2 đoạn thơ..
- Đoạn thơ trong bài thơ Tây Tiến:.
- Vẻ đẹp bi thương vừa hào hùng của đoàn quân Tây Tiến trên đường hành quân:.
- “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm”..
- Cái bi thương của người lính được gợi lên từ ngoại hình ốm yếu, tiều tụy, đầu trọc, da dẻ xanh như màu lá..
- Sở dĩ người lính Tây Tiến "không mọc tóc xanh màu lá".
- Hình ảnh “đoàn binh không mọc tóc” không phải là sản phẩm của trí tưởng tượng mà nét vẽ này xuất phát từ 1 hiện thực trong cuộc sống của người lính Tây Tiến: họ phải cạo trọc đầu để giảm bớt những bất tiện trong sinh hoạt ở rừng và để tạo thuận lợi trong đánh trận.
- Và dù hiểu theo cách nào thì đó cũng là hình ảnh gợi lên sự gian khổ thiếu thốn, khắc nghiệt của chiến tranh.
- Tuy nhiên với cách diễn đạt độc đáo của Quang Dũng, người lính Tây Tiến hiện lên không tiều tụy, nhếch nhác mà kiêu dũng, ngang tàng.
- Hình ảnh “quân xanh màu lá” ở đây có thể hiểu là màu xanh áo lính hay màu xanh của lá ngụy trang khiến cho cả doàn quân xanh màu lá.
- Ở đây, cách diễn đạt của của Quang Dũng khá tinh tế khi miêu tả đoàn quân “xanh màu lá” chứ không phải xanh xao, người lính do đó mà như hài hòa cùng với thiên nhiên, ốm mà không yếu, ốm mà vẫn trẻ trung, vẫn tràn đầy sức sống..
- Đặc biệt, kết hợp từ “dữ oai hùm” gợi cho người đọc thấy trên gương mặt xanh xao, gầy ốm của người lính vẫn toát lên vẻ dữ dội, kiêu hùng của những con hổ nơi rừng thiêng.
- Dường như, ở miền đất hoang sơ, bí ẩn có bóng hổ rình rập, đe dọa với “cọp trêu người” thì người lính cũng có “oai hùm” dữ dội, uy nghi để chế ngự và chiến thắng..
- Thơ ca thời kỳ kháng chiến khi viết về người lính thường nói đến căn bệnh sốt rét hiểm nghèo:.
- Tố Hữu).
- Sau này một nhà thơ trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ cũng viết về căn bệnh sốt rét rừng của những người lính bằng những vần thơ tê tái:.
- Thủ pháp nghệ thuật đối lập giữa ngoại hình ốm yếu và tâm hồn bên trong đã làm nên khí chất mạnh mẽ của người lính.
- Chữ “đoàn binh” chứ không phải “đoàn quân” đã gợi lên được sự mạnh mẽ lạ thường của sự hùng dũng..
- Qua đó ta thấy người lính Tây Tiến mạnh mẽ làm chủ tình hình, làm chủ núi rừng, chế ngự mọi khắc nghiệt xung quanh, đạp bằng mọi gian khổ.
- Người lính Tây Tiến không chỉ biết cầm súng cầm gươm theo tiếng gọi của non sông mà giữa bao nhiêu gian khổ, thiếu thốn trái tim họ vẫn rung động, nhớ nhung về vẻ đẹp của Hà Nội: đó có thể là phố cũ, trường xưa,… hay chính xác hơn là nhớ về bóng dáng của những người bạn gái Hà Nội yêu kiều, diễm lệ.
- Có thể em cần xem thêm bài văn mẫu: Phân tích bài Tây Tiến để hiểu rõ hơn về vẻ đẹp và hình ảnh đoàn quân được xây dựng chân thực, mạnh mẽ nhưng cũng lãng mạn ra sao..
- Đoạn thơ trong bài thơ “Việt Bắc”:.
- Vẻ đẹp hào hùng của đoàn quân:.
- Đại từ sở hữu “của ta” vang lên một cách dõng dạc thể hiện niềm tự hào của những con người được làm chủ đất nước, đồng thời khẳng định Việt Bắc là chiến khu tự do..
- Không khí sôi nổi của những ngày chiến dịch được tác giả tái hiện sinh động qua những từ ngữ, hình ảnh: rầm rập, đất rung, những từ láy: điệp điệp, trùng trùng.
- Hai chữ “rầm rập” vừa gợi âm thanh, vừa tạo hình ảnh.
- Biện pháp nghệ thuật so sánh, tượng trưng được tác giả sử dụng triệt để giúp ta cảm nhận hình ảnh những đoàn quân đang ngày đêm tiến về mặt trận.
- Mỗi bước đi của đoàn quân ấy mang cả sức mạnh của lòng yêu nước, của lí tưởng cách mạng, khát khao chiến đấu và chiến thắng quân thù..
- Vẻ đẹp lãng mạn, hình ảnh đầu súng xuất hiện rất nhiều trong thơ ca:.
- Đây có thể là hình ảnh sao trời treo trên đầu súng của những người lính trong mỗi đêm hành quân, cũng có thể là ánh sáng của ngôi sao gắn trên chiếc mũ nan của người lính, ánh sáng của lí tưởng cách mạng soi cho người lính bước đi..
- Ý thơ khiến người đọc liên tưởng đến hình ảnh “Đầu súng trăng treo” trong thơ Chính Hữu..
- Để hiểu rõ hơn vẻ đẹp đoàn quân mà Tố Hữu xây dựng được thì các em hãy tham khảo bài văn mẫu Phân tích bài thơ Việt Bắc để hiểu sâu sắc hơn về những hình ảnh được thể hiện..
- So sánh sự giống và khác nhau trong vẻ đẹp hình ảnh đoàn quân Tây Tiến và Việt Bắc.
- Giống nhau: Đều là hình ảnh khắc họa đoàn quân anh dũng với vẻ đẹp vừa hào hùng, vừa lãng mạn, bay bổng..
- Trong đoạn thơ thuộc bài thơ Tây Tiến, vẻ đẹp hào hùng của đoàn quân phảng phất sự bi thương nhưng vẫn thể hiện được ước mơ một cuộc sống hòa bình..
- Trong đoạn thơ thuộc bài thơ Việt Bắc, vẻ đẹp lãng mạn của người lính.
- Đưa ra cảm nhận của em về hình ảnh đoàn quân trong Tây Tiến và Việt Bắc..
- Bài văn mẫu tham khảo So sánh hình ảnh đoàn quân trong Tây Tiến và Việt Bắc.
- Trong nguồn cảm hứng bất tận ấy, hình tượng người lính là hình tượng được khắc họa rõ nét để lại nhiều dấu ấn trong lòng bạn đọc.
- Hai đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng và Việt Bắc của Tố Hữu đã phần nào mang đến cho chúng ta vẻ đẹp sáng ngời ấy:.
- “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá giữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới.
- (Tây Tiến – Quang Dũng) Và:.
- (Việt Bắc – Tố Hữu).
- “Tây Tiến” là bài thơ của lính viết về lính nên khi đọc lên ta đã thấy ngay chất hào hùng bi tráng của những chàng trai “Thạch Sanh của thế kỷ XX”.
- Hữu đều để lại dấu ấn riêng mang đậm hồn thơ trữ tình chính trị: Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa… Trong đó, “Việt Bắc” là đỉnh cao của thơ Tố Hữu nói riêng và thơ ca chống Pháp nói chung.
- Trong văn học, hình ảnh người lính cụ Hồ và quân đội nhân dân Việt Nam trở thành đề tài trung tâm, đối tượng phản ánh của các ngòi bút.
- Qua mỗi trang thơ văn khác nhau, hình ảnh ấy để lại bao nét vừa hài hòa vừa có những nét riêng, độc đáo, hấp dẫn..
- Tây Tiến là một phân hiệu bộ đội được thành lập đầu năm 1947.
- Hơn ai hết, Quang Dũng là nhà thơ của lính, đã sống hết đời lính với Tây Tiến.
- Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm.
- Đầu tiên đó là cái bi thương gợi lên từ ngoại hình của người lính ốm yếu, tiều tụy, đầu trọc, da dẻ xanh như màu lá..
- Đoàn quân trông thật kì dị.
- Cách hiểu thứ nhất: Sở dĩ người lính Tây Tiến đầu trọc da xanh là do hậu quả của những tháng ngày hành quân vất vả vì đói và khát, là dấu ấn của những trận sốt rét ác tính làm tóc rụng không mọc lại được, da dẻ thì héo úa như tàu lá.
- Cách hiểu thứ hai: Đó là hình ảnh bộ đội ta cạo trọc đầu để dễ dàng trong sinh hoạt và đánh giáp lá cà.
- Bên cạnh cái bi ta còn thấy cái hào hùng: thủ pháp nghệ thuật đối lập giữa ngoại hình ốm yếu và tâm hồn bên trong đã làm nên khí chất mạnh mẽ trong tư thế của người lính: “Đoàn binh không mọc tóc”.
- Cách nói ấy cho thấy những người lính Tây Tiến rất lạc quan, yêu đời, coi thường gian khổ.
- Chữ “đoàn binh” chứ không phải là đoàn quân đã gợi lên được sự mạnh mẽ lạ thường của sự hùng dũng, trong đó có dáng dấp của “Quân đi điệp điệp trùng.
- Qua đó ta thấy người lính Tây Tiến vẫn mạnh mẽ làm chủ tình hình, làm chủ núi rừng, chế ngự mọi khắc nghiệt xung quanh, đạp bằng mọi gian khổ..
- Với ý nghĩa ấy ta thấy, người lính Tây Tiến không chỉ biết cầm súng cầm gươm theo tiếng gọi của non sông mà còn rất hào hoa, giữa bao nhiêu gian khổ, thiếu thốn trái tim họ vẫn rung động, nhớ nhung về vẻ đẹp của Hà Nội: đó có thể là phố cũ, trường xưa, những con đường mùa thu thơm lừng hoa sữa… hay chính xác hơn là nhớ về một.
- Người lính dẫu ở nơi biên cương hay viễn xứ xa xôi nhưng lòng lúc nào cũng hướng về Hà Nội, về quê hương.
- Sáu câu thơ trong bài Tây Tiến là sáu câu thơ được viết bằng bút pháp sử thi và cảm hứng lãng mạn.
- Nhiều biện pháp nghệ thuật khác như: đối lập, tương phản, ẩn dụ… cũng được sử dụng một cách triệt để mang đến hình ảnh đoàn quân thời chống Pháp gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng..
- Cuộc chia tay giữa cán bộ, chiến sĩ với nhân dân Việt Bắc cũng trở thành đề tài của ông.
- Bài thơ “Việt Bắc” là cảm hứng từ cuộc chia tay ấy..
- Trong bài thơ Tố Hữu tự sự về những kỷ niệm với thiên nhiên và con người Việt Bắc.
- Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung.
- Đoạn thơ là những hình ảnh gợi ra ấn tượng chung về sức mạnh của dân tộc trong kháng chiến, là hình ảnh của những đoàn quân ra trận vô tận điệp trùng, là hình ảnh hùng vĩ của cuộc chiến tranh nhân dân từ hình ảnh những đoàn dân công, hình ảnh những đoàn xe cơ giới trên đường ra trận làm bừng sáng những đêm kháng chiến..
- Đó là niềm tự hào về những con đường Việt Bắc.
- Khi tác giả nói “Những đường Việt Bắc” đó là những con đường vừa rất thực như tác giả từng viết:.
- Con đường đầy lửa máu ấy đã trở thành con đường chiến thắng trong Việt Bắc.
- Và từ gợi tả hình ảnh “đất rung”.
- Hình ảnh một Việt Bắc trong những năm tháng hào hùng bỗng trở nên rực sáng và hùng vĩ bởi hình ảnh của những đoàn quân ra trận.
- Sự hùng tráng, sự mạnh mẽ của đoàn quân được thể hiện qua nghệ thuật điệp từ “điệp điệp”, “trùng trùng” tạo ấn tượng về một sự lớn mạnh khổng lồ của quân đội nhân dân Việt Nam có thể đương đầu đáp trả và đập tan mọi hành động gây hấn của kẻ thù.
- Đoàn quân nối dài trên.
- Hình ảnh đoàn quân ra trận đã được cảm hứng lãng mạn tạo nên tầm vóc vũ trụ bởi hình ảnh “ánh sao đầu súng”, một hình ảnh rất thực nhưng cũng rất lãng mạn.
- Đó là hình ảnh những người lính trong đêm hành quân.
- Có lẽ vì vậy mà ta như thấy cả đất trời đang hành quân cùng người lính ra trận.
- Khẩu súng tượng trưng cho ý chí đánh giặc của người lính, chiếc mũ là cách nói hoán dụ để nói về người lính nhưng đồng thời lại để chỉ tầm vóc vươn tới sao trời của người lính.
- Từ hình ảnh ấy Tố Hữu như dựng lên trước mắt người đọc vẻ đẹp của những đoàn binh ra trận mà như một dải ngân hà lấp lánh cuồn cuộn đổ về phía tiền phương..
- Ở đây là hình ảnh “Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”.
- Đều sử dụng bút pháp sử thi, lãng mạn để miêu tả đoàn quân.
- Người lính trong thơ Quang Dũng có cái đẹp vừa bi vừa hùng, có cái đẹp lãng mạn hào hoa mang chất lính tiểu tư sản không trộn lẫn.
- Tầm vóc của câu thơ lãng mạn đẩy hình ảnh người lính chống Pháp sánh với sao trời.
- Từ hai đoạn thơ mà ta vừa phân tích, người lính hiện lên thật đẹp, thật hào hùng biết bao..
- Nét riêng ở đây là, Quang Dũng viết bài thơ “Tây Tiến” trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp.
- Do đó, hình ảnh người lính hiện lên rất hiện thực với nhiều khó khăn gian khổ, đói cơm, đói áo, sốt rét đến xanh da trọc tóc.
- Dưới ngòi bút ấy, người lính cụ Hồ thật “dữ oai hùm” trong bộ dạng dị thường mà cũng rất đỗi mộng mơ đượm.
- Bài thơ “Việt Bắc” thì được Tố Hữu viết sau chiến thắng Điện Biên Phủ.
- Hồn thơ Tố Hữu là hồn thơ trữ tình chính trị nên thiên về ngợi ca, biểu dương nên hình ảnh thơ bay bổng, tự hào.
- Hình ảnh đoàn quân ra trận trong Việt Bắc vì thế mà mang tầm vóc lớn lao, kỳ vĩ của “Bốn mươi thế kỷ cùng ra trận”..
- Tóm lại, cùng biểu hiện hình ảnh những đoàn quân ra trận nhưng cảm hứng từ hai nhà thơ rất khác nhau.
- Chính vì vậy mà hình ảnh người lính thời chống Pháp hiện lên trong hai đoạn thơ vừa có điểm chung vừa có điểm riêng biệt mang đến cho người đọc những ấn tượng khó phai nhòa.