« Home « Kết quả tìm kiếm

So sánh loại tiểu thuyết "Tài tử giai nhân" ở một số nước phương Đông thời kỳ trung đại (Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên)


Tóm tắt Xem thử

- Giới thiệu một số tác phẩm tiêu biểu cho thể loại tiểu thuyết “tài tử giai nhân” trong nền văn học các nước Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên thời kỳ trung đại.
- So sánh những tác phẩm tiểu thuyết “tài tử giai nhân” với nhau trên một số phương diện, đặc biệt chú ý tìm hiểu những điểm tương đồng và dị biệt.
- Sự hình thành và phát triển của khuynh hướng tiểu thuyết tình yêu, hay nói một cách khác là tiểu thuyết “tài tử giai nhân” ở một số nước phương Đông thời kỳ trung đại là bước báo hiệu cho sự chuyển mình trong lịch sử văn học ở từng nước.
- Căn cứ vào lý thuyết nghiên cứu so sánh loại hình lịch sử, chúng ta có thể rút ra những kết luận về những tương đồng loại hình của quá trình văn học và những liên hệ, ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau của dòng tiểu thuyết “tài tử giai nhân” ở Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên..
- Phương pháp so sánh: Là phương pháp được sử dụng xuyên suốt trong công trình để nói về những tương đồng và dị biệt trong loại tiểu thuyết “tài tử giai nhân” ở một số nước phương Đông thời kỳ trung đại, cụ thể qua một số tác phẩm tiêu biểu nhất của từng nước Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên.
- Phương pháp liên ngành: Những tác phẩm thuộc loại tiểu thuyết “tài tử giai nhân” ở một số nước phương Đông hầu hết đều mang đậm màu sắc tôn giáo, triết học nên cần thiết phải sử dụng phương pháp liên ngành.
- mà chưa có công trình nào đặt vấn đề nghiên cứu so sánh dòng tiểu thuyết “tài tử giai nhân” ở cả bốn nước.
- Ở Trung Quốc: Hướng đi chính của các nhà nghiên cứu Trung Quốc là thường tìm hiểu và so sánh những ảnh hưởng của văn hóa, văn học Trung Quốc nói chung và tiểu thuyết nói riêng đối với những nước lân cận.
- Bên cạnh đó còn có hướng nghiên cứu đi sâu vào tiểu thuyết “tài tử giai nhân” của nước mình trong ý đối sánh với những nước khác.
- Tài tử giai nhân tiểu thuyết nghiên cứu (Nghiên cứu tiểu thuyết tài tử giai nhân) của Quách Xương Hạc (Văn học quý khan, số 1 năm 1934).
- Đây là một bài viết nghiên cứu chung về tiểu thuyết tai tử giai nhân ở Trung Quốc, qua đó cho thấy đặc trưng về nội dung và nghệ thuật của loại tiểu thuyết này.
- Công trình Trung Quốc tiểu thuyết tỉ giảo nghiên cứu (Nghiên cứu so sánh tiểu thuyết Trung Quốc) của Hầu Kiện do công ty Đông đại đồ thư xuất bản, 1983.
- Công trình Đông phương tỷ giảo văn học luận văn tập (So sánh văn học phương Đông) do Lô Úy Thu biên soạn (Sở nghiên cứu văn học so sánh trường Đại học Thâm Quyến, Nhà xuất bản Văn nghệ Hồ Nam, 1987) có bài nghiên cứu Tiểu thuyết thông tục Trung Quốc tại Việt Nam.
- “Tiểu thuyết thông tục” ở đây đa phần là tiểu thuyết tài tử giai nhân..
- Công trình Vực ngoại Hán văn tiểu thuyết luận cứu (Nghiên cứu tiểu thuyết chữ Hán bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc) do Hội nghiên cứu văn học cổ điển Trung Quốc biên soạn, Học sinh thư cục Đài Loan xuất bản năm 1989.
- Tài tử giai nhân tiểu thuyết sử thoại (Lịch sử tiểu thuyết tài tử giai nhân) của Miêu Tráng (Nhà xuất bản Giáo dục Liêu Ninh, Thẩm Dương, 1993).
- Công trình đã điểm lại quá trình hình thành và phát triển của thể loại tiểu thuyết này trong lịch sử văn học Trung Quốc.
- Năm 1994, Phó Đạo Bân cho xuất bản Khảo luận viết cho tập “Tinh tuyển tiểu thuyết tài tử giai nhân cổ điển Trung Quốc”.
- Đúng như tên gọi “khảo luận”, những nghiên cứu của Phó Đạo Bân đã phác vẽ được những nét đặc trưng của thể loại tiểu thuyết tài tử giai nhân ở Trung Quốc.
- Ngoài ra, Trần Ích Nguyên còn có những công trình khác như Nghiên cứu so sánh “Kim Vân Kiều truyện” ở Trung Quốc và Việt Nam, Tiểu thuyết chữ Hán ở Việt Nam và mối quan hệ với tiểu thuyết Trung Quốc.
- Bên cạnh đó, họ cũng rất chú ý những ảnh hưởng của tiểu thuyết Trung Quốc đối với tiểu thuyết Nhật Bản và Triều Tiên.
- Trong luận án tiến sĩ của mình, Trần Quang Huy chỉ ra những ảnh hưởng của tiểu thuyết Trung Quốc với truyện Nôm “tài tử giai nhân” Việt Nam.
- Bài viết vạch rõ quá trình du nhập, ảnh hưởng của tiểu thuyết Trung Quốc vào Việt Nam.
- Tuy nhiên chưa có bài viết nào đi sâu vào nghiên cứu về dòng tiểu thuyết “tài tử giai nhân” ở cả Trung Quốc và Việt Nam.
- Ảnh hưởng của tiểu thuyết cổ Trung Quốc đến tiểu thuyết cổ Việt Nam của Nguyễn Xuân Hòa.
- Bài viết “Truyện Kiều và tiểu thuyết tài tử giai nhân” của Trần Đình Sử, in trong cuốn Những thế giới nghệ thuật thơ (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1997).
- Bài nghiên cứu Lược đồ quan hệ tiểu thuyết Hán Nôm Việt Nam và tiểu thuyết cổ các nước trong khu vực của Trần Nghĩa (Tạp chí Hán Nôm số 2 năm 1998).
- Trong cuốn sách Văn học và thời gian (Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 2001), Trần Đình Sử tiếp tục đặt vấn đề “Truyện Kiều với tiểu thuyết Trung Quốc và chi loại tiểu thuyết tài tử giai nhân”, đồng thời khẳng định ở Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này.
- Ở Nhật Bản: Ở Nhật Bản việc nghiên cứu, tìm hiểu tiểu thuyết Trung Quốc cũng rất được coi trọng.
- Thế giới tiểu thuyết Trung Quốc của Nội Điền Đạo Phu (Bình luận xã, 1970).
- Bàn chung về tiểu thuyết thoại bản của Nguyên Điền Quý Thanh.
- Tống, Minh, Thanh tiểu thuyết tùng khảo của Trạch Điền Thụy Tuệ (Ban xuất bản Sơn Mộc, tháng 2 năm 1982).
- Công trình này tập trung nghiên cứu tiểu thuyết của ba triều đại Tống, Minh, Thanh với cách viết thiên về trình bày lịch sử văn học.
- Các nhà nghiên cứu Hàn Quốc có một số công trình đáng lưu ý có liên quan đến việc nghiên cứu so sánh mảng tiểu thuyết Trung Quốc – Hàn Quốc.
- Năm 1968, Lý Minh Cửu cho ra đời công trình Nghiên cứu văn học so sánh tiểu thuyết triều Lý.
- Công trình này đi sâu vào nghiên cứu tiểu thuyết triều đại Yi (Lý) của Triều Tiên.
- Công trình so sánh tiểu thuyết Tây du ký của Trung Quốc và một số tiểu thuyết của Hàn Quốc chịu ảnh hưởng của Tây du ký.
- Năm 1981, có công trình Nghiên cứu tiểu thuyết phiên dịch thời cổ của Hàn Quốc của Lý Tuệ Thuần.
- Công trình này chỉ tập trung tìm hiểu loại tiểu thuyết dịch từ tiếng Hán sang tiếng Hàn.
- Nghiên cứu so sánh tiểu thuyết Hàn Quốc – Trung Quốc của Lý Tương Dực.
- Đây là một công trình đi theo hướng văn học so sánh hiện đại, nhưng cũng mới chỉ dừng lại ở những khía cạnh chung, chưa đi sâu vào loại tiểu thuyết tài tử giai nhân.
- Năm 1985, có công trình Nghiên cứu tiểu thuyết cổ đại Trung Quốc của Kim Dần Sơ.
- Đây là công trình mang tính giới thiệu về tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, không đặt vấn đề so sánh.
- So sánh thể loại tiểu thuyết truyền kỳ của Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam của Jean Hyae Kyeong.
- So sánh trào lưu tiểu thuyết Hàn Quốc - Trung Quốc của Jean Hyae Kyeong.
- Đề tài quen thuộc của họ là so sánh những tiểu thuyết truyền kỳ và tiểu thuyết lịch sử giữa ba nước Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, còn tiểu thuyết “tài tử giai nhân” thì ít được họ lưu ý hơn.
- Thành thị – nơi bắt đầu của tiểu thuyết thông tục).
- Konrat Phương Đông và phương Tây (những vấn đề triết học, triết học lịch sử, văn học Đông và Tây) có đề cập đến việc so sánh tiểu thuyết Nhật Bản.
- Điều này chúng ta sẽ thấy rõ hơn khi đi vào những tác phẩm tiểu thuyết “tài tử giai nhân” cụ thể của từng nước.
- Về khái niệm “tiểu thuyết” và “tiểu thuyết tài tử giai nhân” thời kỳ trung đại..
- Người viết sử dụng thuật ngữ “tiểu thuyết tài tử giai nhân” mà không dùng thuật ngữ “truyện tài tử giai nhân”.
- Thật ra cũng đã có những gợi ý nên sử dụng thuật ngữ “truyện tài tử giai nhân” vì một số nhà nghiên cứu vẫn khó chấp nhận quan niệm truyện thơ Nôm của Việt Nam cũng là một loại tiểu thuyết.
- Ở từng nước, quan niệm về tiểu thuyết cũng không hoàn toàn giống nhau.
- Trong phạm vi của công trình, người viết không xét đến truyền kỳ, dù rằng chính truyền kỳ đời Đường của Trung Quốc được xem là sự phát tích của tiểu thuyết “tài tử giai nhân”.
- “Tiểu thuyết” là danh từ chúng ta mượn của Trung Quốc.
- Ở Trung Quốc, thuật ngữ “tiểu thuyết” có một hàm nghĩa rộng lớn.
- Nhưng những tác phẩm văn xuôi thời đó không phải là tiểu thuyết theo đúng nghĩa của nó”.
- Như vậy, ngay ở Trung Quốc thời xưa, quan niệm về tiểu thuyết đã không có sự thống nhất.
- Tiểu thuyết cũng không phải là một thể loại văn học được coi trọng như thơ phú.
- Có sự băn khoăn này vì người viết cho rằng tiểu thuyết “tài tử giai nhân” Việt Nam được viết chủ yếu bằng hai hình thức: văn xuôi chữ Hán và thơ lục bát chữ Nôm.
- Về những tác phẩm viết bằng chữ Hán thì rõ ràng đó là những tiểu thuyết theo đúng tiêu chí của Trung Quốc.
- Tuy nhiên, người viết cũng quyết định xem truyện Nôm là một loại tiểu thuyết bằng thơ.
- Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu xếp truyện Nôm vào thể loại tiểu thuyết viết bằng văn vần.
- Truyện Nôm do vậy cũng được xem là tiểu thuyết (có thể tạm gọi là một loại tiểu thuyết thời trung đại).
- Ở Triều Tiên, thể loại tiểu thuyết được viết bằng hai ngôn ngữ: Hán văn và Hàn văn.
- Quan niệm pansori là một thể loại tiểu thuyết rất khác với Trung Quốc.
- Dòng tiểu thuyết “tài tử giai nhân” này không chỉ tồn tại ở Trung Quốc, mà còn xuất hiện ở Việt Nam, Nhật Bản và Triều Tiên.
- Người viết cho rằng có một số tác phẩm được liệt vào hàng nổi tiếng nhất, người sáng tác ra tác phẩm là những thiên tài văn chương, cũng có thể được xếp vào loại tiểu thuyết “tài tử giai nhân”.
- Việt Nam cũng vay mượn của Trung Quốc danh xưng “tài tử giai nhân”, hay còn gọi cách khác là tiểu thuyết tình yêu.
- Còn ở Nhật Bản người ta gọi là tiểu thuyết sắc tình hay diễm tình.
- Triều Tiên gọi là tiểu thuyết lãng mạn hay tiểu thuyết tình cảm.
- Các nhà nghiên cứu phương Tây chỉ đơn thuần dùng thuật ngữ romance để chỉ loại tiểu thuyết này.
- Các nhân vật trong tiểu thuyết “tài tử giai nhân” là những con người tài hoa, đa tình.
- Thực tế cho thấy trong quá trình khảo sát, người viết đã thấy xuất hiện những tiểu thuyết vượt xa tầm mức của một tiểu thuyết “tài tử giai nhân” đơn thuần như đã nêu ở trên.
- Đặt Truyện Kiều và Truyện Genji vào dòng tiểu thuyết “tài tử giai nhân” hoàn toàn không phải là sự đánh giá thấp những tác phẩm ấy.
- Do vậy người viết đã xem Truyện Kiều và Truyện Genji cũng thuộc vào dòng tiểu thuyết “tài tử giai nhân”.
- Như đã nêu ở phần MỞ ĐẦU, So sánh loại tiểu thuyết “tài tử giai nhân” ở một số nước phương Đông thời kỳ trung đại (Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên) thực chất là một đề tài nằm trong phạm vi văn học so sánh.
- Bởi lẽ thực tế lịch sử văn học ở Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản và Triều Tiên cho thấy có những tiểu thuyết “tài tử giai nhân” mô phỏng, phóng tác của nhau.
- Người viết tập trung nghiên cứu những điểm giống nhau của những tác phẩm tiểu thuyết “tài tử giai nhân”.
- Người viết so sánh các tiểu thuyết “tài tử giai nhân” ở một số nước phương Đông thời kỳ trung đại không phải để xem xét, chứng minh rằng tiểu thuyết của nước nào vĩ đại hơn nước nào, hay hơn và hấp dẫn hơn nước nào.
- Tiểu thuyết “tài tử giai nhân” là một hiện tượng xuất hiện trong lịch sử văn học thời trung đại của các nước Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản và Triều Tiên.
- Chẳng hạn trường hợp tiểu thuyết “tài tử giai nhân” Trung Quốc và truyện Nôm Việt Nam.
- Trần Đình Sử cho rằng tiểu thuyết “tài tử giai nhân” ở Trung Quốc có khoảng trên dưới năm mươi bộ.
- Miêu Tráng chia tiểu thuyết “tài tử giai nhân” thời Minh Thanh qua mấy giai đoạn phát triển.
- Thời Khang Hy Ung Chính Càn Long Đây là thời kỳ toàn thịnh của tiểu thuyết “tài tử giai nhân” với số lượng tác phẩm lên đến khoảng năm mươi bộ.
- Do ảnh hưởng của Hồng lâu mộng nên tiểu thuyết “tài tử giai nhân” giai đoạn này đi sâu vào miêu tả sinh hoạt xã hội và trình độ nghệ thuật cũng được coi trọng.
- Từ sau chiến tranh thuốc phiện (1840) trở đi, tiểu thuyết “tài tử giai nhân” ít xuất hiện, nhưng rải rác vẫn có một số tác phẩm ra đời.
- Ảnh hưởng của tiểu thuyết “tài tử giai nhân” Trung Quốc đến các nước lân cận như Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên được lịch sử văn học các nước ghi nhận lại khá rõ ràng.
- Chỉ có ba tiểu thuyết chữ Hán thuộc loại “tài tử giai nhân”.
- Người viết đã cố gắng tiếp cận hầu hết những tiểu thuyết chữ Hán và chữ Nôm của Việt Nam và bước đầu xác định con số tiểu thuyết “tài tử giai nhân” ở Việt Nam khoảng ba mươi tác phẩm (vừa chữ Hán vừa chữ Nôm, vừa văn xuôi vừa văn vần).
- Tiểu thuyết ở Triều Tiên xuất hiện vào thế kỷ thứ XV.
- Những câu chuyện tình giữa tài tử và giai nhân được gọi bằng danh xưng “tiểu thuyết lãng mạn” là khoảng ba mươi tác phẩm.
- Riêng loại tiểu thuyết “tài tử giai nhân” ở Nhật Bản thì cũng giống như ở Việt Nam và Triều Tiên, có khoảng ba mươi tác phẩm vừa bằng Hán văn vừa bằng Nhật văn..
- Cho đến nay, người viết chưa tìm được những con số thống kê chính xác và đáng tin cậy về số lượng tiểu thuyết “tài tử giai nhân” ở các nước Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên.
- Như vậy, tiểu thuyết “tài tử giai nhân” ở Trung Quốc với tư cách là nguồn mạch chính, chiếm số lượng nhiều nhất.
- Con đường tiếp nhận của các nước Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên đối với loại tiểu thuyết “tài tử giai nhân” Trung Quốc là con đường tiếp xúc trực tiếp thông qua một thứ ngôn ngữ chung: ngôn ngữ Hán.
- Nghiên cứu so sánh loại tiểu thuyết “tài tử giai nhân” tập trung ở bốn nước Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên, người viết còn lưu tâm đến những câu chuyện tình yêu được truyền tụng trong văn học các nước châu Á khác cũng trong thời trung đại.
- Như vậy, dòng tiểu thuyết “tài tử giai nhân” xuất hiện trong lịch sử văn học của các nước là điều đương nhiên, vì trình độ, tư duy văn học phát triển đến một mức độ nào đó thì sẽ sản sinh ra loại tiểu thuyết này.
- Nhận xét này còn có thể được coi là đã khái quát được tính chất nổi bật nhất của loại tiểu thuyết “tài tử giai nhân” ở các nước phương Đông thời kỳ trung đại.
- Tiểu thuyết “tài tử giai nhân” là một hiện tượng trong văn học các nước phương Đông thời kỳ trung đại