« Home « Kết quả tìm kiếm

So sánh loại tiểu thuyết "Tài tử giai nhân" ở một số nước phương Đông thời kỳ trung đại (Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên)


Tóm tắt Xem thử

- Song, như đã nói ở chương một, cần lưu ý một điều là từ dòng tiểu thuyết “tài tử giai nhân” đã xuất hiện những kiệt tác vượt xa những tác phẩm cùng thời đại về nhiều mặt.
- Trên một phương diện khác, chúng ta thấy rằng những tiểu thuyết “tài tử giai nhân” vẫn có những khía cạnh nội dung không trùng nhau.
- Có một nhận xét về nội dung những tác phẩm tiểu thuyết “tài tử giai nhân” của Trung Quốc thời kỳ Minh Thanh như sau.
- Nhận xét này có thể trở thành nhận xét chung cho dòng tiểu thuyết “tài tử giai nhân” không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở các nước Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên.
- Nội dung tiểu thuyết “tài tử giai nhân” ở các nước Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên đều rất gần nhau, và hình thức thể hiện tác phẩm ở từng nước đều phong phú, đa dạng.
- Không có một khuôn mẫu chung nào cho dung lượng tác phẩm tiểu thuyết “tài tử giai nhân”.
- Lại có những tác phẩm có dung lượng trung bình, một vài trăm trang như những tiểu thuyết “tài tử giai nhân” của Việt Nam hay Triều Tiên..
- Dài hay ngắn thì những tác phẩm tiểu thuyết “tài tử giai nhân” cũng thường chỉ chuyển tải một nội dung giống nhau.
- Tiểu thuyết “tài tử giai nhân” Trung Quốc lẽ dĩ nhiên là được viết bằng chữ Hán, chỉ khác nhau ở chỗ dùng văn ngôn hay dùng bạch thoại.
- Dòng tiểu thuyết “tài tử giai nhân” ở Việt Nam, nếu không xét đến truyện truyền kỳ, có thể khoanh vùng gồm hai thể loại chính là truyện Nôm và tiểu thuyết viết bằng chữ Hán.
- Hìønh thức thể hiện của tiểu thuyết “tài tử giai nhân” rất đa dạng và phong phú.
- Đây là kết cấu rất thường thấy trong tiểu thuyết “tài tử giai nhân” ở các nước khác.
- Một loạt những truyện “tài tử giai nhân” đều có nhân vật tỳ nữ và tiểu đồng.
- Những cặp nhân vật này đi đôi với nhau và thông thường thì các giai nhân nguyện thờ chung một người tài tử.
- Đây là một nét đặc biệt trong cách thức xây dựng nhân vật của tiểu thuyết “tài tử giai nhân”.
- Đã cố gắng vượt thoát khỏi tư tưởng phong kiến, nhưng dường như những tác giả viết tiểu thuyết “tài tử giai nhân” vẫn còn bị những quan niệm truyền thống chi phối rất nhiều..
- Tiểu thuyết “tài tử giai nhân” đa phần kết thúc có hậu, nhưng qua khảo sát của người viết, cũng có một số tác phẩm kết thúc có khác đi, đặc biệt là ở những tiểu thuyết của Nhật Bản.
- Sự kết thúc khác đi này làm cho một số tiểu thuyết “tài tử giai nhân” gần với hiện thực hơn.
- Tiểu thuyết “tài tử giai nhân” thường chứa đựng một số motif giống nhau.
- Phổ biến trong tiểu thuyết “tài tử giai nhân” là bài thơ giao duyên của đôi tài tử giai nhân trong những lần gặp gỡ.
- Không phải chỉ ở tiểu thuyết “tài tử giai nhân” mà ở những loại tiểu thuyết khác như tiểu thuyết lịch sử, nghĩa hiệp, thần ma.
- Trong tiểu thuyết “tài tử giai nhân” có sự xuất hiện đậm đặc của những motif mang tính chất dự báo tương lai, như motif giấc mộng, motif người đoán số mệnh.
- Đây cũng là thủ pháp chung quen thuộc của tiểu thuyết phương Đông thời kỳ trung đại chứ không phải chỉ riêng dòng tiểu thuyết “tài tử giai nhân”.
- Với một số motif chung nhất như đã nêu ở trên, tiểu thuyết “tài tử giai nhân” có nhiều điểm gặp gỡ trong nội dung và nghệ thuật.
- Nhưng chúng ta phải lưu ý rằng những motif trong tiểu thuyết “tài tử giai nhân” thường do những đặc trưng của văn học trung đại quy định.
- Những motif thường thấy trong tiểu thuyết “tài tử giai nhân” cũng có phần do kiểu tư duy như thế chi phối.
- Không gian trong tác phẩm tiểu thuyết “tài tử giai nhân” có thể được chia thành ba lớp: không gian khung cảnh, không gian sự kiện và không gian tâm lý.
- Có một số nhận xét của các nhà nghiên cứu cho rằng trong tiểu thuyết “tài tử giai nhân” không có sự miêu tả tâm lý.
- Có thể hình dung không gian trong đa số tiểu thuyết “tài tử giai nhân” là một không gian đồng tâm với hai vòng tròn lồng vào nhau.
- Không gian nghệ thuật của những tiểu thuyết “tài tử giai nhân” thường có sự phân tách ra thành nhiều tầng lớp.
- Tiểu thuyết “tài tử giai nhân” thường có một hình ảnh rất giống nhau: nhân vật trở lại khu vườn xưa với cảm thức bâng khuâng thương nhớ.
- Trong tiểu thuyết “tài tử giai nhân”, một trong những hình ảnh có sức rung cảm sâu xa với người đọc là hình ảnh nhân vật chính trở lại khu vườn cũ, tìm lại những kỷ niệm của mối tình đã qua.
- Trong những tác phẩm tiểu thuyết “tài tử giai nhân” còn phổ biến hình ảnh bức tường rào hay cánh cửa ngăn cách.
- Không gian khung cảnh trong dòng tiểu thuyết “tài tử giai nhân” gắn liền với vị thế, tâm trạng của mỗi nhân vật.
- Thời gian nghệ thuật trong loại tiểu thuyết “tài tử giai nhân” là loại thời gian chịu ảnh hưởng rất rõ của tư duy trung đại.
- Thời gian nghệ thuật của tiểu thuyết “tài tử giai nhân” cũng được chia thành hai lớp, chồng lên nhau, bên ngoài là thời gian sinh hoạt đời thường, bên trong là thời gian tâm lý.
- Tiểu thuyết “tài tử giai nhân” thường nặng về miêu tả thời gian sinh hoạt, ít có sự xuất hiện của thời gian tâm lý, trừ một số tác phẩm đạt đến một trình độ nghệ thuật tương đối cao..
- Thời gian sinh hoạt đời thường trong tiểu thuyết “tài tử giai nhân” là thời gian thực tế.
- Thời gian trong tác phẩm tiểu thuyết “tài tử giai nhân” hoàn toàn khác với cách thể hiện thời gian trong tiểu thuyết thời hiện đại.
- Thời gian trong tiểu thuyết “tài tử giai nhân” được thể hiện tương đối đơn giản, một chiều, thích ứng với tư duy văn học thời trung đại.
- Bên cạnh thời gian sinh hoạt, trong những tác phẩm tiểu thuyết “tài tử giai nhân” còn tồn tại thời gian tâm lý.
- Và cũng từ đó, các nhân vật trong tiểu thuyết “tài tử giai nhân” thường có thái độ sống cho thật trọn vẹn, thật đã đầy trong tình yêu cuồng say vô hạn để bù đắp lại sự hữu hạn của đời người.
- Dựa vào nhận định này, chúng ta có thể khẳng định những tác phẩm “tài tử giai nhân” hoàn toàn là tiểu thuyết theo đúng ý nghĩa đích thực của chúng.
- Cá biệt có những tác phẩm như Truyện Genji số lượng nhân vật lên đến hàng trăm.
- Như vậy tiểu thuyết “tài tử giai nhân” là tác phẩm tự sự có quy mô số lượng nhân vật khá lớn.
- Số lượng nhân vật này sẽ chi phối kết cấu tác phẩm và việc xây dựng cốt truyện..
- Miêu tả nhân vật bằng bút pháp đặc trưng, ước lệ.
- Loại tiểu thuyết “tài tử giai nhân” ở các nước phương Đông thời kỳ trung đại đều có những thi pháp đặc thù trong miêu tả nhân vật, khác với tiểu thuyết phương Tây.
- Cách miêu tả nhân vật trong tiểu thuyết “tài tử giai nhân” một mặt tuân theo công thức khoa trương ước lệ, mặt khác các nhà văn còn rất chú ý đến thần thái của nhân vật và xem việc truyền đạt được thần thái ấy là một yêu cầu quan trọng trong việc khắc họa nhân vật.
- Không phải chỉ riêng loại tiểu thuyết “tài tử giai nhân” mà mọi loại tiểu thuyết khác cũng đều tuân theo quy tắc này.
- Trở lại với những tiểu thuyết “tài tử giai nhân”, cho dù vẫn miêu tả nhân vật theo công thức ước lệ, nhưng các tác giả đều rất chú trọng đến việc khắc họa thần thái nhân vật, qua đó chúng ta có thể bước đầu biết được một phần tính cách của nhân vật.
- Các tác giả dòng tiểu thuyết “tài tử giai nhân” ở phương Đông thời kỳ trung đại vẫn còn mang những quan niệm tồn tại bất biến trong tư duy sáng tác.
- Trong dòng tiểu thuyết “tài tử giai nhân”, tính cách nhân vật chính diện có thể được miêu tả gọn trong hai từ “tài” và “tình”.
- Nhìn trên tổng thể nội dung tác phẩm, hệ thống nhân vật trong loại tiểu thuyết “tài tử giai nhân” luôn được chia thành hai tuyến phân minh: tuyến nhân vật chính diện và tuyến nhân vật phản diện.
- Trong tiểu thuyết “tài tử giai nhân”, qua khảo sát của người viết, số lượng nhân vật chính diện thường đông đảo gấp nhiều lần nhân vật phản diện.
- hoàn toàn không có nhân vật phản diện.
- Nếu đi sâu vào phương diện nghệ thuật, chúng ta sẽ thấy tuy chủ yếu nhân vật trong tiểu thuyết “tài tử giai nhân” vẫn mang tính cách một chiều không đổi (loại nhân vật tính cách bất biến), nhưng đã bắt đầu xuất hiện những tính cách phức tạp, đầy mâu thuẫn, có khả năng trở thành những hình tượng sống động, khó quên (nhân vật có tính cách biến chuyển, nhân vật nửa chính nửa tà), đạt đến tầm mức nhân vật tâm lý..
- Nhân vật chức năng đóng vai trò dẫn dắt diễn biến cốt truyện Trong dòng tiểu thuyết “tài tử giai nhân”, bên cạnh những nhân vật chính, bao giờ cũng xuất hiện một hệ thống những nhân vật chức năng.
- Đó là nhân vật Thúy Vân.
- Bắt đầu có sự xuất hiện của nhân vật tâm lý.
- Tiểu thuyết “tài tử giai nhân” Trung Quốc là bước chuyển tiếp từ Kim Bình Mai đến Hồng lâu mộng, đã xây dựng được một số nhân vật ít nhiều có tính chất tâm lý.
- Ở một số tiểu thuyết “tài tử giai nhân” đã bắt đầu có sự miêu tả tâm lý nhân vật qua độc thoại nội tâm.
- Nhưng chỉ một số tác phẩm “tài tử giai nhân” mới xuất hiện độc thoại nội tâm ở mức độ cao, còn đa phần chỉ chú trọng vào ngôn ngữ đối thoại của nhân vật và ngôn ngữ kể chuyện của tác giả.
- Ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ nhân vật.
- Trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, thường thấy việc khắc họa nhân vật thông qua ngôn ngữ trực tiếp của tác giả.
- Tác giả tiểu thuyết “tài tử giai nhân” do chịu ảnh hưởng của phương thức lưu truyền truyền thống trong dân gian nên thường miêu tả, giới thiệu tính cách nhân vật ngay khi nhân vật vừa xuất hiện.
- Bên cạnh việc xuất hiện nhiều ở đầu tác phẩm, ngôn ngữ tác giả trong những tiểu thuyết “tài tử giai nhân” còn xuất hiện nhiều ở cuối tác phẩm.
- Ngôn ngữ nhân vật là một yếu tố quan trọng trong tiểu thuyết tài tử giai nhân phương Đông.
- Số câu ngôn ngữ nhân vật.
- Căn cứ vào bảng thống kê trên, chúng ta thấy rằng ngôn ngữ nhân vật thường chiếm tỉ lệ từ 30 – 40% trong truyện Nôm “tài tử giai nhân” Việt Nam.
- Ngôn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết “tài tử giai nhân” thường khá phong phú, biến đổi đa dạng, nhằm làm nổi bật tính cách nhân vật.
- Cách sử dụng lời nói của nhân vật này để tạo dựng hình ảnh của nhân vật khác cũng là bút pháp khá quen thuộc trong tiểu thuyết “tài tử giai nhân” ở các nước phương Đông thời kỳ trung đại.
- Trong một tác phẩm tiểu thuyết “tài tử giai nhân” chúng ta thấy rõ có sự xuất hiện của hai loại ngôn ngữ: ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ nhân vật.
- Ở một số ít tác phẩm đỉnh cao, có thêm sự xuất hiện ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật tâm lý.
- Bản thân dòng tiểu thuyết “tài tử giai nhân” không được đánh giá cao trong thời đại của nó.
- Những lời nói nhún đó dễ làm chúng ta lầm tưởng rằng tác phẩm tiểu thuyết “tài tử giai nhân” được viết bằng một thứ ngôn ngữ nôm na và chất phác.
- Các tác giả viết tiểu thuyết “tài tử giai nhân” đã sử dụng song hành cả ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ đời thường vào trong tác phẩm của mình..
- Trong tiểu thuyết “tài tử giai nhân” luôn có những điển tích, điển cố, những hình ảnh, biểu tượng của loại văn chương quan phương phong kiến.
- Ở một phương diện khác, ngôn ngữ trong tiểu thuyết “tài tử giai nhân” có khi lại rất mực đời thường.
- Tìm hiểu quan niệm nghệ thuật của các tác giả dòng tiểu thuyết “tài tử giai nhân” không phải là một việc dễ dàng.
- Quan niệm nghệ thuật trong tiểu thuyết “tài tử giai nhân” là sự dung hợp của cả ba tư tưởng Nho, Phật, Đạo.
- Các tác giả sáng tác tiểu thuyết “tài tử giai nhân” còn biết cách kết hợp cả cái vô thường của đạo Phật và cái vô vi của đạo Lão vào trong việc lý giải cuộc đời nhân vật.
- Các tiểu thuyết “tài tử giai nhân” còn có nét giống nhau ở chỗ đều có những nhân vật là những người đại diện hay có liên quan đến Nho, Phật, Đạo.
- Trong dòng tiểu thuyết “tài tử giai nhân” ở các nước phương Đông thời kỳ trung đại, chúng ta thấy rõ các tư tưởng Nho, Phật, Đạo.
- Không phải ngẫu nhiên mà mở đầu tác phẩm Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu đã nêu lên hai tiêu chí của nhân vật tài tử giai nhân đậm tính chất Nho giáo:.
- Nhưng nếu chỉ có thế thì dòng tiểu thuyết “tài tử giai nhân” sẽ không có mấy giá trị mới mẻ và độc đáo.
- Quan niệm nghệ thuật của các tác giả viết tiểu thuyết “tài tử giai nhân” tuy vẫn mang tính chất truyền thống, nhưng cái cơ bản bao trùm lên quan niệm ấy là một bước đột biến trong cái nhìn tiến gần đến hiện thực, soi rọi vào sự sáng tạo nhân vật.
- Một cảm quan nghệ thuật mới mẻ về nhân vật.
- Tình yêu nam nữ cũng được nhiều tác giả của dòng tiểu thuyết “tài tử giai nhân” miêu tả với cái nhìn rất thoáng.
- Loại tiểu thuyết “tài tử giai nhân” còn gửi gắm một khát vọng dân chủ vào hình tượng những nhân vật chính, trong đó trung tâm là người phụ nữ.
- Hầu hết các tiểu thuyết “tài tử giai nhân” đều lấy tên nhân vật nữ đặt cho tác phẩm, hoặc lấy tên cả đôi tài tử giai nhân.
- Cũng qua hình ảnh những nhân vật phụ nữ, các tác giả của dòng tiểu thuyết “tài tử giai nhân” bộc lộ sự chống đối quyết liệt với đạo đức và lễ giáo phong kiến khắc nghiệt.
- Quan niệm về con người dung hợp cả hai mặt tốt xấu đã chi phối cách xây dựng nhân vật của một số tác phẩm trong dòng tiểu thuyết “tài tử giai nhân”.
- Dù vậy, những thành tựu về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong dòng tiểu thuyết “tài tử giai nhân” rõ ràng vẫn chịu ảnh hưởng chủ yếu của quan niệm nghệ thuật truyền thống, đồng thời lại có những yếu tố mới mẻ của những người sáng tạo.
- Tiểu thuyết “tài tử giai nhân” căn cứ trên văn bản tác phẩm là một thực thể không đơn giản.
- Hiện tượng đan xen nhiều thể loại văn học vào trong tác phẩm tiểu thuyết “tài tử giai nhân” là một hiện tượng rất bình thường.
- Những kiệt tác của tiểu thuyết “tài tử giai nhân” đều đã trở thành ngành học, ngành nghiên cứu.
- Những kiệt tác của tiểu thuyết “tài tử giai nhân” đều được dịch ra nhiều thứ tiếng để giới thiệu rộng rãi cho thế giới.
- Nhân vật “Đào hoa mộng ký” (kiếp sau) Kim Trọng.
- Truyện Kiều từ một tiểu thuyết “tài tử giai nhân” của Trung Quốc, qua sự sáng tạo thiên tài của Nguyễn Du đã trở thành một kiệt tác của Việt Nam