« Home « Kết quả tìm kiếm

So sánh loại tiểu thuyết "Tài tử giai nhân" ở một số nước phương Đông thời kỳ trung đại (Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên)


Tóm tắt Xem thử

- Bên cạnh nhiều nét tương đồng trong loại tiểu thuyết “tài tử giai nhân” ở cả bốn nước Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản và Triều Tiên mà người viết đã chỉ ra ở chương thứ hai, vẫn có không ít những dị biệt giữa chúng với nhau.
- Tuy nhiên, so với loại tiểu thuyết “tài tử giai nhân” thì tiểu thuyết lịch sử, nghĩa hiệp ít chịu ảnh hưởng, tiếp nhận hơn.
- Sở dĩ hiện tượng tiếp nhận, ảnh hưởng đa phần xảy ra với loại tiểu thuyết “tài tử giai nhân”, theo người viết có thể do một số lý do sau đây.
- Là một loại tiểu thuyết kết hợp giữa nội sinh và ngoại nhập, ngoài những điểm tương đồng, bao giờ cũng song song tồn tại nhiều nét dị biệt trong những tác phẩm của dòng tiểu thuyết “tài tử giai nhân”.
- Không phải ngẫu nhiên mà sự xuất hiện của dòng tiểu thuyết “tài tử giai nhân” ở các nước Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên đều gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của các thành thị.
- Dòng tiểu thuyết “tài tử giai nhân” đã khởi nguyên với truyền kỳ đời Đường ở Trung Quốc.
- Còn tiểu thuyết “tài tử giai nhân” thì yếu tố “tình” đóng vai trò quan trọng.
- Đây có thể là những phác thảo ban đầu của tiểu thuyết trường thiên.
- Nhưng do tính chất là loại hình nghệ thuật biểu diễn sân khấu, người viết không xét đến chúng với tư cách là tiểu thuyết “tài tử giai nhân”.
- Tiểu thuyết “tài tử giai nhân” là một nhánh của loại tiểu thuyết nhân tình thế thái.
- Ở Trung Quốc, tiểu thuyết “tài tử giai nhân” thường là sáng tác của cá nhân tác giả, nhưng cũng có thể bắt nguồn từ những câu chuyện có thật của lịch sử, được tác giả hư cấu lên, tô vẽ, hình tượng hóa.
- Tác giả tiểu thuyết “tài tử giai nhân” Trung Quốc ở tình trạng khuyết danh nhiều hơn là có danh tính cụ thể.
- Tiểu thuyết “tài tử giai nhân” ở Việt Nam, nếu chỉ xét đến sự thể hiện thông qua hình thức truyện Nôm và tiểu thuyết viết bằng chữ Hán, so sánh về mặt thời gian thì xuất hiện tương đối muộn hơn Trung Quốc, Nhật Bản.
- Tiểu thuyết “tài tử giai nhân” chính là loại văn học nghệ thuật.
- Vì vậy chúng ta không ngạc nhiên khi những tiểu thuyết của thời kỳ này tràn ngập yếu tố sắc tình, có thể xem đây là dạng tiểu thuyết “tài tử giai nhân” của Nhật Bản, mà Ihara Saikaku là tác giả tiêu biểu nhất.
- Tên gọi “tiểu thuyết” đầu tiên bắt nguồn từ ảnh hưởng của Trung Quốc.
- Mặt khác, sự chênh lệch về thời điểm ra đời của dòng tiểu thuyết “tài tử giai nhân” ở từng nước cũng là do tiến trình phát triển không đồng đều trong lịch sử các nước.
- Thời điểm xuất hiện dòng tiểu thuyết “tài tử giai nhân” và sự phát triển đến đỉnh cao ở từng nước Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên có sự chênh lệch về mặt thời gian đến vài trăm năm.
- Do vậy có thể lấy thời đại Lý - Trần làm mốc đánh dấu sự ra đời của tiểu thuyết “tài tử giai nhân”, nhưng nó thực sự phát triển và đạt đến đỉnh cao vào khoảng thế kỷ XVII – XVIII.
- Những tiểu thuyết “tài tử giai nhân” viết bằng văn xuôi chữ Hán của Việt Nam tuy không biết chính xác thời điểm, nhưng căn cứ trên văn bản tác phẩm thì chắc chắn ra đời muộn hơn.
- Tiểu thuyết “tài tử giai nhân” của Nhật Bản ra đời cũng từ rất sớm ngay từ thời Heian.
- Tiểu thuyết “tài tử giai nhân” của Triều Tiên ra đời vào triều đại Choson (nhà Lý).
- Ngay sau đó, hàng loạt tác phẩm tiểu thuyết ra đời, trong đó, chiếm số lượng không nhỏ là tiểu thuyết “tài tử giai nhân” mà các nhà nghiên cứu văn học Triều Tiên sau này gọi bằng cái tên “tiểu thuyết lãng mạn”.
- Như vậy sự ra đời của tiểu thuyết “tài tử giai nhân” ở từng nước Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên chênh lệch nhau đến vài trăm năm, trong đó Trung Quốc và Nhật Bản là sớm hơn cả.
- Tiểu thuyết “tài tử giai nhân” ở Triều Tiên và Việt Nam ra đời muộn hơn.
- Chính vì vậy tiểu thuyết “tài tử giai nhân” của Nhật Bản ít chịu ảnh hưởng của Trung Quốc hơn so với Việt Nam và Triều Tiên.
- Sự khác nhau về thời điểm ra đời và phát triển của dòng tiểu thuyết “tài tử giai nhân” ở các nước Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên cũng là điều dễ hiểu.
- Quá trình hình thành và phát triển của tiểu thuyết “tài tử giai nhân” Trung Quốc trải qua hơn một ngàn năm liên tục, gần như không đứt đoạn.
- Chính vì vậy, những tác phẩm được xếp vào loại tiểu thuyết “tài tử giai nhân” của Việt Nam còn lại cho đến ngày nay đều được ghi nhận là ra đời khá muộn so với tiểu thuyết “tài tử giai nhân” Trung Quốc.
- Tiểu thuyết Nhật Bản trong đó có dòng tiểu thuyết “tài tử giai nhân” hay còn gọi là tiểu thuyết sắc tình là những câu chuyện tình với nhiều tình tiết, cách xây dựng nhân vật khác với tiểu thuyết “tài tử giai nhân” Trung Quốc.
- Có thể nói nếu tiểu thuyết “tài tử giai nhân” của Việt Nam và Triều Tiên chịu ảnh hưởng rõ nét và ra đời sau thì tiểu thuyết “tài tử giai nhân” của Nhật Bản ra đời đồng thời với tiểu thuyết “tài tử giai nhân” của Trung Quốc.
- Nhưng dù ra đời từ rất sớm, tiểu thuyết “tài tử giai nhân” Nhật Bản không có được sự phát triển liên tục mà lại đứt quãng và không đồng đều.
- Thời Heian và thời Edo là hai thời đại hoàng kim của tiểu thuyết “tài tử giai nhân” Nhật Bản cách nhau đến gần một ngàn năm.
- Tiểu thuyết “tài tử giai nhân” của Triều Tiên xuất hiện tập trung vào thời nhà Lý (Yi) vì chỉ đến triều đại này thì tiểu thuyết mới ra đời.
- Không trải qua nhiều triều đại như ở Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, tiểu thuyết “tài tử giai nhân” Triều Tiên có sự phát triển tương đối thuần nhất trong khuôn khổ của một triều đại.
- Nội dung của những tiểu thuyết “tài tử giai nhân” Triều Tiên không có nhiều sự khác biệt và phản ánh khá trung thành diện mạo của một thời đại duy nhất.
- Như bất cứ một trào lưu hay một khuynh hướng văn học nào, dòng tiểu thuyết “tài tử giai nhân” cũng có nhiều gương mặt tác giả đa dạng.
- Ngay trong ba tiểu thuyết “tài tử giai nhân” viết bằng văn xuôi chữ Hán, trong bộ Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, thì chỉ có tác phẩm Đào hoa mộng ký là có tên tác giả.
- Tình trạng khuyết danh trong dòng tiểu thuyết “tài tử giai nhân” là hết sức phổ biến.
- Trong số những tiểu thuyết “tài tử giai nhân” của Triều Tiên, chỉ duy nhất có tác phẩm Truyện về công tử Joo có ghi tên tác giả là Gwon Pil.
- Ở Trung Quốc, phụ nữ có thể soạn sử, có thể làm thơ, nhưng không thấy một gương mặt phụ nữ nào viết tiểu thuyết, đặc biệt là tiểu thuyết “tài tử giai nhân”.
- Truyện Genji đã vượt xa tầm mức của một tiểu thuyết “tài tử giai nhân” kể về mối tình của một hoàng tử với nhiều cô gái đẹp.
- đều là những người viết tiểu thuyết “tài tử giai nhân”..
- Không hề có một khuôn mẫu chung cho các tác giả của dòng tiểu thuyết “tài tử giai nhân”.
- Vị trí khác nhau của dòng tiểu thuyết “tài tử giai nhân” ở từng nước.
- Vị trí khác nhau, cách nhìn nhận khác nhau của độc giả dòng tiểu thuyết “tài tử giai nhân” ở từng nước là điều dễ nhận thấy nhất.
- Trong lịch sử văn học Trung Quốc, dòng tiểu thuyết “tài tử giai nhân” thường ít được đánh giá cao.
- Một điều lạ lùng là tiểu thuyết “tài tử giai nhân” ở Trung Quốc khi sang các nước Việt Nam, Nhật Bản và Triều Tiên thường dễ có được địa vị cao hơn.
- Có lẽ vì vậy mà nhiều tiểu thuyết “tài tử giai nhân” của Trung Quốc đều khuyết danh tác giả hoặc nếu có tên chỉ là bút hiện kiểu như Thanh Tâm Tài Nhân, Tích Âm Đường chủ nhân.
- Đây là vị trí mà tiểu thuyết “tài tử giai nhân” ở Trung Quốc không đạt tới được.
- Tiểu thuyết của Nhật Bản phát triển mạnh ở thời Heian và thời Edo.
- Sự nhìn nhận dòng tiểu thuyết “tài tử giai nhân” ở Nhật Bản rất khác nhau qua từng giai đoạn.
- Ở thời kỳ Heian và Edo, tiểu thuyết “tài tử giai nhân” được trân trọng, nhưng ở trong những thời đại khác, vai trò của nó không thật sự nổi bật và cũng không có nhiều tác phẩm có giá trị.
- Sự đứt quãng đó không làm cho tiểu thuyết “tài tử giai nhân” phát triển mạnh về sau, mà ngược lại, càng có sự hẫng hụt dần.
- Nếu ở thời kỳ đầu (thời Heian), chúng ta thấy những sáng tác của cá nhân nhà văn được coi trọng, thì về sau (thời Edo), chiếm lĩnh văn đàn là những tác phẩm mô phỏng theo những tiểu thuyết “tài tử giai nhân” ra đời trước đó.
- Tiểu thuyết “tài tử giai nhân” ở Triều Tiên được xem là thành tựu quan trọng của nền văn học dân tộc thời kỳ trung đại.
- Sự khác biệt của những yếu tố tư tưởng chủ yếu chi phối dòng tiểu thuyết “tài tử giai nhân” ở từng nước.
- Tiểu thuyết “tài tử giai nhân” Trung Quốc chịu ảnh hưởng rõ rệt của Nho giáo.
- “Văn dĩ tải đạo” là mệnh đề luôn được các nhà văn Trung Quốc quán triệt và ít hay nhiều thì tư tưởng này cũng chi phối nội dung những tác phẩm tiểu thuyết “tài tử giai nhân”.
- Tiểu thuyết “tài tử giai nhân” của Việt Nam phản ánh tâm thức của dân tộc Việt với nhiều nét riêng.
- Dù vẫn chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo, vai trò của tư tưởng Phật giáo đối với tiểu thuyết “tài tử giai nhân” Việt Nam là không kém phần quan trọng.
- Nếu tiểu thuyết “tài tử giai nhân” Trung Quốc giàu tính chất bác học thì truyện thơ Nôm Việt Nam lại đậm tính quần chúng.
- Tư tưởng Phật giáo đan xen Thần đạo là hai yếu tố chủ yếu chi phối nội dung tư tưởng của tiểu thuyết “tài tử giai nhân” Nhật Bản.
- Cảm hứng vô thường về cuộc đời chi phối mạnh mẽ nội dung của tiểu thuyết “tài tử giai nhân” Nhật Bản.
- Phù thế (ukiyo) là một khái niệm phổ biến trong văn học Nhật Bản và đã ảnh hưởng sâu sắc đến những tác phẩm tiểu thuyết “tài tử giai nhân” của nước này.
- Hai tính chất này song hành bên nhau trong mỗi tiểu thuyết “tài tử giai nhân” Nhật Bản.
- Bên cạnh quan niệm “văn” gắn liền với “đạo” chịu ảnh hưởng của Trung Quốc thì nguyên lý mononoaware (niềm bi cảm) là nguyên lý chủ yếu chi phối tính chất của văn học và đặc biệt chi phối đến tiểu thuyết “tài tử giai nhân” Nhật Bản.
- Một số nhà nghiên cứu Hàn Quốc hiện nay có khuynh hướng cho rằng tiểu thuyết nói chung và tiểu thuyết “tài tử giai nhân” của Triều Tiên nói riêng chịu ảnh hưởng Nho giáo còn sâu sắc hơn tiểu thuyết Trung Quốc.
- Hiện nay, nhìn nhận về nội dung dòng tiểu thuyết “tài tử giai nhân” Triều Tiên còn có nhiều khác biệt.
- Một số nét khác nhau trong nghệ thuật sáng tác tiểu thuyết “tài tử giai nhân” ở từng nước..
- Tiểu thuyết “tài tử giai nhân” Trung Quốc đặc biệt còn mang nặng dấu ấn của văn chương bác học, một nền văn chương với những khuôn mẫu và quy phạm nghiêm ngặt.
- Yếu tố dân gian trong tiểu thuyết “tài tử giai nhân” chỉ thấy đậm nét trong nhiều tác phẩm của Việt Nam và Triều Tiên.
- Lời phẩm bình, lời bạt hay lời tựa của chính tác giả hay của người khác là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong nhiều bộ tiểu thuyết “tài tử giai nhân” của Trung Quốc.
- Nhưng chúng lại rất ít xuất hiện trong những tác phẩm tiểu thuyết “tài tử giai nhân” của Việt Nam, Nhật Bản hay Triều Tiên.
- Tiểu thuyết “tài tử giai nhân” của Việt Nam nếu không kể đến truyền kỳ và truyện thơ chữ Hán thì có thể khoanh vùng trong hai thể loại chính: tiểu thuyết chữ Hán và truyện Nôm.
- Số tiểu thuyết “tài tử giai nhân” bằng chữ Hán của Việt Nam không nhiều.
- Đây là một điều khác biệt rõ rệt so với tiểu thuyết “tài tử giai nhân Triều Tiên.
- Trong tiểu thuyết “tài tử giai nhân” viết bằng văn xuôi của Triều Tiên có một số truyện hoàn toàn mang dáng dấp Trung Quốc, kể về con người Trung Quốc, bối cảnh xảy ra trên đất nước Trung Quốc, chỉ có ngôn ngữ tác phẩm được viết bằng tiếng Hàn.
- Ở Việt Nam mảng tiểu thuyết “tài tử giai nhân” viết bằng văn xuôi là rất ít ỏi.
- Đây là điểm dị biệt lớn lao nhất của tiểu thuyết “tài tử giai nhân” ở Việt Nam so với Trung Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên, những nước có truyền thống văn xuôi vượt hẳn Việt Nam.
- Sự đóng góp độc đáo của tiểu thuyết “tài tử giai nhân” Việt Nam vào dòng tiểu thuyết “tài tử giai nhân” của Đông Á chính là ở thể loại truyện thơ Nôm.
- Rất khác với Trung Quốc, Việt Nam và Triều Tiên, tiểu thuyết “tài tử giai nhân” của Nhật Bản mang sắc thái của những tiểu thuyết tâm lý phương Tây với những chi tiết rất hiện thực của cuộc sống đời thường.
- Miêu tả tâm lý nhân vật ở tiểu thuyết “tài tử giai nhân” Nhật Bản khác với các nước khác.
- Có lẽ vì thế mà nhiều tiểu thuyết “tài tử giai nhân” của Nhật Bản đã được dịch ở phương Tây từ rất sớm.
- Tiểu thuyết “tài tử giai nhân” Nhật Bản được viết bằng nhiều hình thức: văn xuôi, truyện thơ, nửa truyện thơ, nửa văn xuôi, nhưng thành công nhất là những tác phẩm viết bằng văn xuôi.
- Những tiểu thuyết có nhiều dị bản hầu như không bắt gặp trong văn học Nhật Bản.
- và chủ yếu là tiểu thuyết lịch sử, hầu như không có tiểu thuyết “tài tử giai nhân”.
- Tiểu thuyết “tài tử giai nhân” Nhật Bản mang tính hiện thực cao.
- Đọc tiểu thuyết “tài tử giai nhân”, chúng ta có thể thấy rõ tinh thần thời đại, dấu ấn thời đại vang vọng vào nội dung tác phẩm.
- Ở tiểu thuyết của Trung Quốc, Việt Nam và Triều Tiên, thời đại chỉ được miêu tả rất chung chung.
- Nét đặc sắc mà tiểu thuyết “tài tử giai nhân” Triều Tiên góp phần vào dòng tiểu thuyết “tài tử giai nhân” chung của các nước Đông Á là hình thức tiểu thuyết pansori, mà tác phẩm nổi tiếng nhất chính là Truyện Xuân Hương.
- Nếu Việt Nam có truyện thơ Nôm, Nhật Bản có monogatari, thì Triều Tiên có tiểu thuyết pansori là những thể loại tiểu thuyết đặc sắc của riêng từng dân tộc, góp phần làm phong phú thêm dòng tiểu thuyết “tài tử giai nhân” của chung các nước Đông Á.
- Tiểu thuyết “tài tử giai nhân” ở Triều Tiên đa phần đều chịu ảnh hưởng của cốt truyện Trung Quốc.
- Một nét riêng khác của tiểu thuyết “tài tử giai nhân” Triều Tiên là tình trạng khuyết danh tên tác giả và tình trạng một tác phẩm có nhiều dị bản.
- Có thể đoán định rằng sáng tác của tiểu thuyết “tài tử giai nhân” đa phần là sự sáng tạo của nhiều người, qua nhiều giai đoạn, và do vậy, tính chất dân gian hóa là rất cao.
- Như trên đã nói, trong những tiểu thuyết “tài tử giai nhân” của Triều Tiên, chỉ duy nhất một tác phẩm có ghi tên tác giả.
- Tình trạng dị bản trong tiểu thuyết “tài tử giai nhân” Triều Tiên nhiều hơn hẳn tiểu thuyết “tài tử giai nhân” Việt Nam.
- Hiện tượng này lại hầu như không gặp ở tiểu thuyết Việt Nam và Nhật Bản.
- Nhìn chung, sự khác biệt trong tiểu thuyết “tài tử giai nhân” ở từng nước là điều dễ thấy và dễ nhận biết.
- Tuy nhiên, những khác biệt này không hề xóa mờ những sự giống nhau, những điểm tương đồng rõ rệt cả về nội dung và nghệ thuật của dòng tiểu thuyết “tài tử giai nhân” ở một số nước phương Đông thời kỳ trung đại