« Home « Kết quả tìm kiếm

So sánh loại tiểu thuyết "Tài tử giai nhân" ở một số nước phương Đông thời kỳ trung đại (Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên)


Tóm tắt Xem thử

- Trong công trình So sánh loại tiểu thuyết “tài tử giai nhân” ở một số nước phương Đông thời kỳ trung đại (Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên), người viết đã lần lượt khảo sát một số nét tương đồng và dị biệt để đi đến kết luận rằng tuy vẫn bị giam mình trong cái khung truyền thống, nhưng ở dòng tiểu thuyết này đã xuất hiện nhiều nhân tố mới, gần gũi hơn với tiểu thuyết cận hiện đại.
- Trên phương diện tương đồng, người viết đã xét đến nội dung tác phẩm, hình thức trình bày, kết cấu tác phẩm, không gian và thời gian nghệ thuật, một số motif thường gặp trong tiểu thuyết “tài tử giai nhân”, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ tác phẩm, quan niệm nghệ thuật, những thể loại văn học khác trong tiểu thuyết “tài tử giai nhân”, ảnh hưởng đối với nước mình.
- Nét dị biệt của tiểu thuyết “tài tử giai nhân” ở từng nước được người viết lý giải trên những khía cạnh lịch sử, xã hội, địa lý, tâm lý dân tộc, tác giả sáng tác, thời điểm xuất hiện, một số tính chất không trùng lặp và những sáng tạo độc đáo về từng thể loại riêng.
- Trên phương diện nghệ thuật, dòng tiểu thuyết “tài tử giai nhân” ngoài một số tác phẩm nổi trội, những kiệt tác được cả thế giới biết đến, còn xét mặt bằng chung thì vẫn còn không ít những tác phẩm “thường thường bậc trung”.
- Đóng góp đáng quý nhất của dòng tiểu thuyết này là giá trị nhân văn, cảm hứng nhân đạo sâu sắc và sự đề cao yếu tố tình cảm con người.
- Người viết khẳng định rằng tuy có những dị biệt, nhưng chính yếu vẫn là những điểm tương đồng.
- Những điểm tương đồng đã làm cho dòng tiểu thuyết “tài tử giai nhân” ở các nước Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên có sự gần gũi nhau, dù những tương đồng này có thể do ảnh hưởng trực tiếp hay gặp gỡ ngẫu nhiên.
- Ý NGHĨA SỰ HIỆN DIỆN CỦA DÒNG TIỂU THUYẾT “TÀI TỬ GIAI NHÂN” TRONG NỀN VĂN HỌC MỘT SỐ NƯỚC PHƯƠNG ĐÔNG THỜI KỲ TRUNG ĐẠI.
- Là một hình thái ý thức xã hội, khi lịch sử xã hội có bước chuyển mình thì lịch sử văn học cũng thường sang trang.
- Người nghệ sĩ tài năng là người biết nắm bắt được hiện thực xã hội, hiện thực cuộc sống hàng ngày để tạo nên những hình tượng nghệ thuật khái quát được diện mạo tinh thần và xã hội của thời đại.
- Thời đại đang thay đổi, con người cũng bị cuốn vào cơn lốc của sự thay đổi đó.
- Thậm chí có những tác giả đã đi sâu hơn vào việc miêu tả một cuộc đời con người.
- Không phải là con người anh hùng, con người tiết hạnh, hay con người từ bi hỉ xả, tức không phải là con người lý tưởng mà là một con người với đầy đủ ý nghĩa của chữ “người”, có tốt có xấu, có lầm lỡ, trăn trở, có hạnh phúc mà cũng có đắng cay, tủi nhục.
- Con người trong dòng tiểu thuyết “tài tử giai nhân” đa phần không còn là con người mang tính chất phi thường, kỳ bí, huyền hoặc nữa, mà họ là con người của đời thường, của cuộc sống trần thế.
- Họ hành động, suy nghĩ, nói năng như những con người bình thường, vì vậy họ xiết bao gần gũi với chúng ta.
- Bên cạnh việc miêu tả những nhân vật chức năng, nhân vật minh họa, tính cách một chiều, thì việc miêu tả con người với những tình cảm đời thường chính là bước tiến mới trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của dòng tiểu thuyết “tài tử giai nhân”.
- Để làm được điều đó, một số tác giả tài năng đã không để ngòi bút của mình xa rời khuynh hướng hiện thực.
- Tư duy nghệ thuật của nhà văn đã chi phối nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, góp phần xác lập cho mình một kiểu nhân vật đặc trưng, không hề giống với những kiểu nhân vật lịch sử, hay nghĩa hiệp của các nhà văn khác.
- Nàng Kiều do vậy hiển hiện như một con người bằng xương bằng thịt.
- Các cô gái Osan, Osen, Onatsu, Oshichi, Oman là những con người sống hết mình vì tình yêu.
- Những nhân vật như vậy gần gũi với con người của cuộc đời thật hơn là của văn chương khuôn mẫu, sống động hơn và thân thuộc với chúng ta hơn.
- Tinh thần chủ đạo chi phối ngòi bút của các tác giả dòng tiểu thuyết “tài tử giai nhân” ở các nước phương Đông thời kỳ trung đại là tư tưởng nhân đạo, là nhiệt tâm với cuộc đời, là cái nhìn từ ái với con người.
- Tìm hiểu những đặc trưng văn học của dòng tiểu thuyết “tài tử giai nhân”, chúng ta biết được giới hạn trong tư duy nghệ thuật của thời đại chi phối, ảnh hưởng đến nhà văn như thế nào, đồng thời cũng thấy được nét mới mẻ, sự cách tân, sáng tạo của nhà văn trong việc xây dựng nhân vật.
- Đến lượt mình, những mới mẻ, cách tân, sáng tạo ấy lại làm tiền đề, làm cơ sở cho sự phát triển của nghệ thuật tiểu thuyết đời sau.
- Khrápchenkô đã dành nhiều công sức để viết về sự tiến bộ trong văn học và nghệ thuật.
- Đây là điều tiểu thuyết “tài tử giai nhân” đã làm được so với những tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết anh hùng trước đó.
- Ở Trung Quốc, tiểu thuyết “tài tử giai nhân” đóng vai trò như một bước đệm chuyển tiếp từ tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết anh hùng, tiểu thuyết thần ma đến tiểu thuyết đời thường, tiểu thuyết xã hội.
- So sánh với tiểu thuyết phương Tây, chúng ta thấy cũng có hiện tượng tương tự.
- Lịch sử tiểu thuyết phương Tây đã khởi đi từ những câu chuyện tình hiệp sĩ, những câu chuyện tình yêu thời trung cổ.
- Sau đó là sự ra đời của những tiểu thuyết hiện thực.
- Như vậy những câu chuyện tình yêu đã làm một nhịp cầu chuyển tiếp để tiểu thuyết ngày càng hướng gần hơn với cuộc sống đời thường.
- Viết tiểu thuyết “tài tử giai nhân”, các tác giả phương Đông (Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên) đã viết nên những bài ca đẹp đẽ ca ngợi tình yêu, ca ngợi cuộc đời.
- Đó chính là giá trị nhân văn lớn lao của dòng tiểu thuyết này.
- Ý NGHĨA CỦA VIỆC SO SÁNH DÒNG TIỂU THUYẾT “TÀI TỬ GIAI NHÂN” Ở MỘT SỐ NƯỚC PHƯƠNG ĐÔNG THỜI KỲ TRUNG ĐẠI (TRUNG QUỐC, VIỆT NAM, NHẬT BẢN, TRIỀU TIÊN).
- “Nghiên cứu văn học trong tiến trình lịch sử và trong mối liên hệ rộng lớn của văn học thế giới và văn học khu vực tất yếu đưa đến khái niệm kiểu sáng tác văn học.
- Kiểu sáng tác là sản phẩm của cách tiếp cận loại hình mà đối tượng của nó là tất cả những hiện tượng tương đồng, chung (cộng đồng) và gần gũi nhau của sáng tác văn học, các nền văn học mà do hoặc không do quan hệ ảnh hưởng tạo nên”.
- Công trình So sánh loại tiểu thuyết “tài tử giai nhân” ở một số nước phương Đông thời kỳ trung đại (Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên) là một công trình đi theo hướng nghiên cứu về kiểu sáng tác như đã nói ở trên.
- Thông thường khi so sánh các nền văn học, người ta hay so sánh các tác phẩm tương đối gần nhau, lấy các tác phẩm đó làm hệ quy chiếu để từ đó có cái nhìn tổng quan về các nền văn học.
- Người viết chọn đề tài nghiên cứu trên cơ sở suy nghĩ như vậy.
- Trong quá trình nghiên cứu người viết đã khảo sát một số nét tương đồng và dị biệt của loại tiểu thuyết “tài tử giai nhân” từ một số phương diện nội dung và nghệ thuật.
- Từ đó người viết có nhận định rằng trong tiến trình phát triển văn học ở mỗi nước, các nhà văn đại diện cho một tư duy sáng tạo, một tư tưởng nghệ thuật ít nhiều đều có những sự gặp gỡ nhất định.
- Những thời đại văn học nối tiếp nhau qua đi và không trở lại, nhưng một loại hình sáng tác kiểu như tiểu thuyết “tài tử giai nhân” văn học thì còn lại mãi trong trí nhớ của người đọc.
- Một cái nhìn mang tính chất khái quát, liên tưởng giữa những tác phẩm này sẽ gợi cho chúng ta nhiều ý kiến độc đáo, mới mẻ và thú vị.
- Không chỉ riêng loại tiểu thuyết “tài tử giai nhân” mà chúng ta còn bắt gặp nhiều tương đồng khác cũng rất thú vị về mặt loại hình trong văn học một số nước phương Đông thời kỳ trung đại như loại tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết phiêu lưu mạo hiểm mang tính chất anh hùng… Hay trường hợp thơ Đường của Trung Quốc đi vào văn học dân tộc Việt Nam và Triều Tiên và được Việt hóa, Hàn hóa..
- Sự dị biệt làm nên những giá trị đặc thù, riêng biệt của tác phẩm, giúp chúng ta phân biệt tác phẩm này với tác phẩm kia, tác phẩm của nước này hay của nước khác.
- Nói cho cùng, truyện Nôm Việt Nam nhìn trên tổng thể vẫn rất khác với tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc, tiểu thuyết phù thế thời Edo của Nhật Bản vẫn rất khác với tiểu thuyết diễm tình viết bằng chữ Hán của Việt Nam.
- Bên cạnh khái niệm “văn học thế giới” vẫn luôn luôn tồn tại khái niệm “văn học dân tộc”.
- Nhưng đi ra thế giới, so sánh với thế giới là đồng nghĩa với việc tự soi rọi mình, tự khẳng định những nét bản sắc riêng, độc đáo của dân tộc mình.
- Mỗi tác phẩm ít nhiều đều là tâm hồn của dân tộc mình, là tấm gương phản chiếu một thời đại trong lịch sử nước mình..
- Việc so sánh cả một dòng tiểu thuyết của bốn nước, tuy với không gian địa lý – văn hóa khá gần gũi nhau, vẫn đặt ra cho chúng ta những vấn đề phức tạp, những câu hỏi chưa thể có lời giải đáp nhanh chóng.
- Những nét đặc trưng chung, đã thành quy luật thì dễ có những lý giải, nhưng còn những hiện tượng đột xuất, kiểu như Truyện Genji của Nhật Bản với dung lượng lớn và thời gian xuất hiện khá sớm thì nên cắt nghĩa như thế nào? Hay trường hợp một tác phẩm của Trung Quốc, lan tỏa đến cả Việt Nam và Nhật Bản như Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân và số phận của tác phẩm này ở từng nước lại rất khác nhau thì điều này có thể lý giải bằng tài năng sáng tạo nghệ thuật của nhà văn được hay không? Kết thúc một kiệt tác như Truyện Kiều, Nguyễn Du chỉ khiêm tốn nói rằng “lời quê góp nhặt dông dài”.
- Học theo Nguyễn Du, người viết cũng tự coi công trình của mình là những suy nghĩ bước đầu mang tính chất khai phá.
- Công trình này là một cách nhìn tổng quan, bao quát chứ không phải đi vào so sánh những tác phẩm cụ thể.
- Việc so sánh một số tác phẩm cụ thể, đặt chúng trong mối quan hệ tương chiếu với nhau, có thể sẽ được người viết đề cập đến trong những công trình nghiên cứu về sau..
- Borolina I.V và các tác giả khác, Bàn về chủ nghĩa nhân đạo trong nền văn học phương Đông thời trung cổ, Lê Khánh Trường dịch, tài liệu đánh máy, Viện thông tin Khoa học xã hội, trang 2.
- Khrapchenkô M.B (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học, Lê Sơn, Nguyễn Minh dịch, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội, trang 389..
- Trần Đình Sử (2001), Văn học và thời gian, Nxb Văn học, Hà Nội, trang 29.