« Home « Kết quả tìm kiếm

SO SÁNH MẬT SỐ VI SINH VẬT VÀ MỘT SỐ ĐẶC TÍNH ĐẤT LÚA ĐẦU VỤ HÈ THU VÀ ĐÔNG XUÂN TRÊN ĐẤT PHÙ SA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG


Tóm tắt Xem thử

- SO SÁNH MẬT SỐ VI SINH VẬT VÀ MỘT SỐ ĐẶC TÍNH ĐẤT LÚA ĐẦU VỤ HÈ THU VÀ ĐÔNG XUÂN TRÊN.
- ĐẤT PHÙ SA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
- Hiện nay, trồng lúa vụ Hè Thu ở Đồng bằng Sông Cửu Long thường kém hiệu quả so với vụ lúa vụ Đông Xuân.
- Một trong những lý do làm giảm năng suất lúa vụ Hè Thu là do trở ngại về đất lúa.
- Bài báo cáo này nghiên cứu về mật số vi khuẩn, nấm và xạ khuẩn và một số đặc tính hóa học đất như NH 4.
- pH và EC trong đất đầu vụ lúa Hè Thu và Đông Xuân..
- Kết quả ghi nhận qua 4 tuần đầu sạ lúa cho thấy rằng có sự gia tăng mật số của vi khuẩn và xạ khuẩn trong đất đầu vụ lúa Hè Thu và hàm lượng sắt di động Fe 2+ có giá trị chênh lệch cao hơn 0,78 mg/l so với đất đấu vụ lúa Đông Xuân.
- ngược lại, đất lúa đầu vụ Đông Xuân có vi sinh vật hoạt động yếu nhưng pH đất tăng cao hơn đất đầu vụ Hè Thu 0,51 đơn vị..
- Từ khóa: Lúa Hè Thu, Lúa Đông Xuân.
- mật số vi khuẩn, mật số nấm, mật số xạ khuẩn.
- Diện tích vụ lúa HT.
- hàng năm lớn với khoảng 1,9 triệu ha, vụ lúa ĐX khoảng 1,4 triệu ha.
- Mục tiêu của thí nghiệm này là bước đầu tìm hiểu về mật số vi khuẩn, nấm và xạ khuẩn và một số đặc tính hóa học đất phù sa trồng lúa đầu vụ ĐX và HT ở ĐBSCL, để định hướng cho các nghiên cứu cải thiện năng suất lúa tiếp theo..
- Nhiệt độ không khí và lượng mưa trung bình đầu vụ HT (tháng 4, 5 dl.) là 29,5 o C và 204 mm.
- đầu vụ ĐX (tháng 10, 11 dl.) là 27,3 o C và 147 mm..
- tất cả đều không bón phân cho lúa trong 30 ngày đầu sau khi sạ.
- Mẫu đất được lấy ở độ sâu 0 - 20 cm, để đo hàm lượng NH 4 + (phương pháp Kjeldahl), sắt di động Fe 2+ (tiêu chuẩn Việt nam 6177), đếm mật số vi sinh vật: vi khuẩn, xạ khuẩn và nấm (phương pháp của Rao, 1986).
- Các thời điểm lấy mẫu đo là: trước khi làm đất và 4 tuần lễ sau khi sạ lúa.
- Sử dụng phương pháp T - test để so sánh sự khác biệt ý nghĩa thống kê các số liệu ghi nhận giữa 2 vụ lúa..
- 3.1 Mật số vi khuẩn, nấm và xạ khuẩn trong đất đầu vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu.
- Nhìn chung hoạt động của vi sinh vật trong đất ở vụ HT mạnh và luôn có mật số vi khuẩn, nấm và xạ khuẩn cao hơn vụ ĐX.
- mật số các vi sinh vật này tăng cao ở thời điểm 1 đến 2 tuần lễ sau khi sạ lúa..
- Kết quả ghi nhận tại Bảng 1 cho thấy sau khi đất ngập nước được 1 đến 2 tuần sau khi sạ (TSKS) vi khuẩn hoạt động rất mạnh ở đất đầu vụ HT so với vụ ĐX và khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 5%, trung bình mật số vi khuẩn trong 4 TSKS ở vụ HT rất cao 17,3 x 10 5 CFU/g đất khô so với số lượng thấp ở vụ ĐX 10,9 x 10 5 CFU/g đất khô và khác biệt rất có ý nghĩa ở mức 1%.
- Có thể do có số lượng gốc rạ và rễ lúa vùi lại từ vụ ĐX trước nên đã cung cấp lượng thức ăn hữu cơ và nhiệt độ không khí cao ở đầu vụ HT (tháng 4 - 5 dl) đã giúp vi khuẩn kỵ khí nhân nhanh.
- mật số, trong khi ở đầu vụ ĐX do đất đã trãi qua một thời gian ngập lũ (sâu 0,5 - 0,6 m, trong 1,5 - 2 tháng) và có điều kiện khí hậu mát hơn nên mật số vi khuẩn nhân chậm (Alexander, 1985.
- Bảng 1: Mật số vi khuẩn (x 10 5 CFU/g đất khô) trong đất phù sa đầu vụ lúa Hè Thu và Đông Xuân tại Ô Môn - Cần Thơ.
- Thời gian Hè Thu Đông Xuân Khác biệt.
- 0 tuần sau khi sạ ns.
- 1 tuần sau khi sạ .
- 2 tuần sau khi sạ .
- 3 tuần sau khi sạ ns.
- 4 tuần sau khi sạ ns.
- Trung bình sau khi sạ .
- khác biệt ý nghĩa thống kê 5% và 1%.
- ns: không khác biệt ý nghĩa thống kê..
- Đối với mật số nấm, hoạt động trong đất lúa đầu vụ trong 4 TSKS không khác biệt giữa 2 vụ HT và ĐX.
- chỉ nhận thấy ở thời điểm 1 TSKS có có mật số nấm cao ở vụ HT và khác biệt ý nghĩa thống kê 5% so với vụ ĐX (Bảng 2).
- Có thể do nấm là nhóm vi sinh vật hiếu khí và thường sống tập trung ở tầng đất mặt nên ở tuần lễ đầu sau khi sạ lúa thì vật chất hữu cơ thô trong đất HT còn nhiều hơn vụ ĐX (do đã bị phân hủy qua các tháng ngập lũ) và lượng O 2 trong đất còn nhiều nên nấm hoạt động mạnh, thời gian tiếp theo do nước ruộng ngập sâu hơn và hàm lượng O 2.
- Bảng 2: Mật số nấm (x 10 3 CFU/g đất khô) trong đất phù sa đầu vụ lúa Hè Thu và Đông Xuân tại Ô Môn - Cần Thơ.
- 2 tuần sau khi sạ ns.
- Trung bình sau khi sạ ns.
- ns: không khác biệt ý nghĩa thống kê.
- Tương tự trường hợp vi khuẩn, trong điều kiện đất đầu vụ lúa HT với sự cung cấp nhiều chất hữu cơ thô, là nguồn cung cấp năng lượng cần thiết cho xạ khuẩn hoạt động rất mạnh, có sự khác biệt ý nghĩa thống kê 1% giữa sự cách biệt mật số xạ khuẩn đất HT và ĐX là 3,23 x 10 4 CFU/g đất khô, đất HT có mật số xạ khuẩn rất cao 7,48 x 10 4 CFU/g đất khô trong khi ở đất ĐX thì rất thấp 4,25 x 10 4 CFU/g đất khô (Bảng 3).
- Xạ khuẩn hoạt động mạnh hơn nấm trong môi trường yếm khí, đất chứa nhiều chất hữu cơ là điều kiện tốt giúp xạ khuẩn hoạt động nhân nhanh mật số (Alexander, 1985.
- Bảng 3: Mật số xạ khuẩn (x 10 4 CFU/g đất khô) trong đất phù sa đầu vụ lúa Hè Thu và Đông Xuân tại Ô Môn - Cần Thơ.
- Hình 1 cho thấy đất lúa đầu vụ HT có nguồn carbon hữu cơ cung cấp từ rạ vụ ĐX đã tạo điều kiện cho mật số vi khuẩn và xạ khuẩn phát triển mạnh ở thời điểm 1-2 TSKS có sự tương quan cao với hệ số xác định R vi khuẩn (Hình 1a) và R xạ khuẩn (Hình 1c), nhưng kém hoạt động hơn đối với nấm với R Hình 1b).
- tương tự như trên, với đường biểu diễn hàm số bậc hai thì đất đầu vụ lúa ĐX có vi sinh vật hoạt động yếu hơn, trong đó nhóm xạ khuẩn hoạt động mạnh thể hiện qua hệ số xác định R 2 = 0,93.
- vi khuẩn với R 2 = 0,72* và nấm hoạt động rất yếu với R 2 = 0,44 ns .
- Ở trường hợp này, nếu đất lúa đầu vụ có chứa rơm rạ hoặc dư thừa thực vật khác nhiều hơn thì các vi sinh vật hiện hữu nhiều trong môi trường đất lúa như vi khuẩn, nấm và xạ khuẩn sẽ hoạt động mạnh và kéo dài thời gian hơn và có thể không giảm mật số sau tuần lễ thứ 2 sau khi sạ.
- Tuy nhiên, sự hoạt động càng mạnh của các nhóm vi sinh vật đất thể đưa đến nhiều thay đổi bất lợi đối với môi trường đất vì trong điều kiện phân hủy yếm khí do ngập nước liên tục sẽ làm tăng hàm lượng các độc chất như acid hữu cơ và hydrogen sulfide (H 2 S) và đất càng bị chua hơn, đồng thời dẫn đến hiện tượng thiếu O 2 cho các tiến trình sinh - hóa học hoạt động có ảnh hưởng sự phát triển của rễ lúa và nặng hơn là các rễ bị ngộ độc và chết dần, do hệ rễ bị hạn chế nên cây lúa HT khó hấp thụ đầy đủ dưỡng chất nuôi bông để đạt năng suất cao (De Datta, 1981.
- Nhìn chung trong 4 tuần đầu gieo sạ, mật số vi sinh vật trong đất lúa HT tăng cao đáng kể so với đất lúa ĐX: vi khuẩn tăng 63%, xạ khuẩn tăng 57%.
- riêng mật số nấm không khác biệt..
- Hình 1: Biến động mật số vi khuẩn (a), nấm (b) và xạ khuẩn (c) trong đất phù sa đầu vụ lúa Hè Thu và Đông Xuân tại Ô Môn - Cần Thơ.
- Mật số vi khuẩn (x105 CFU/g đất khô.
- (a) Vi khuẩn.
- Đông Xuân.
- Hè Thu.
- Mật số nấm (x 103 CFU/g đất khô).
- Tuần lễ sau khi sạ Mật số xạ khuẩn (x 104 CFU/g đất khô).
- (c) Xạ khuẩn Hè Thu.
- 3.2 Hàm lượng NH 4 + và Fe 2 + trong đất đầu vụ lúa Hè Thu và Đông Xuân Hàm lượng NH 4 + ít thay đổi trong đất đầu vụ lúa HT và ĐX nhưng sắt di động Fe 2+.
- thì có hàm lượng cao khác biệt ý nghĩa 1% trong đất đầu vụ lúa HT (Bảng 4 và Hình 2).
- Hàm lượng NH 4 + trung bình ít biến động từ mg/l.
- tuy nhiên, ở trường hợp Fe 2+ trong đất lúa HT luôn có hàm lượng rất cao và khác biệt ý nghĩa 1% trong suốt 1 tháng đầu sau khi sạ, sự chênh lệch hàm lượng Fe 2 + cao từ 0,07 mg/l (vụ ĐX) đến 0,86 mg/l (vụ HT).
- Điều này cũng hợp lý do trước khi sạ lúa HT đất có điều kiện thông thoáng nhiều hơn vụ ĐX (do ngập lũ dài hạn, yếm khí) nên có hàm lượng sắt tam (Fe 3.
- ở môi trường có pH thấp và hàm lượng chất hữu cơ cao thì Fe 2+ di động tạo ra càng cao (Yoshida, 1981).
- khi hàm lượng Fe 2+ trong đất ≥ 600 mg/l bắt đầu gây độc cho lúa (Lê Huy Bá, 1996)..
- Bảng 4:Hàm lượng NH 4.
- Fe 2+ (mg/l) trong đất phù sa đầu vụ lúa Hè Thu và Đông Xuân tại Ô Môn - Cần Thơ.
- Tuần lễ sau khi sạ NH 4 + Fe 2+.
- Hè Thu Đông Xuân Khác biệt Hè Thu Đông Xuân Khác biệt.
- Tuần lễ sau khi sạ NH 4+ (mg/l).
- NH 4 + Đông Xuân NH 4 + Hè Thu.
- Fe 2+ Hè Thu.
- Fe 2+ Đông Xuân.
- Hình 2: Biến động hàm lượng NH 4 + và Fe 2 + đất phù sa trồng lúa đầu vụ Hè Thu và Đông Xuân tại Ô Môn - Cần Thơ.
- 3.3 Chỉ số pH và EC trong đất đầu vụ lúa Hè Thu và Đông Xuân.
- Bảng 5: Chỉ số pH và EC (dS/m) trong đất phù sa đầu vụ lúa Hè Thu và Đông Xuân tại Ô Môn - Cần Thơ.
- Tuần lễ sau khi sạ.
- Hình 3: Biến động pH và EC đất phù sa trồng lúa đầu vụ Hè Thu và Đông Xuân tại Ô Môn - Cần Thơ.
- Chỉ số pH tuy đều gia tăng sau khi đất ngập nước, nhưng đất lúa đầu vụ ĐX có pH cao và tăng ổn định hơn so đất vụ HT (Bảng 5 và Hình 3).
- trị số EC trong đất lúa đầu vụ ít thay đổi.
- Chỉ số pH cao ở đất đầu vụ ĐX trước khi sạ (5,48) và tăng cao dần đến 4 TSKS (đến 5,90), khác biệt ý nghĩa 5% so vụ HT, đây sẽ là một lợi thế giúp gia tăng sự hữu dụng dinh dưỡng cho lúa ĐX tạo năng suất cao.
- Sự ổn định của nền đất phù sa có pH gia tăng trong tháng đầu sau khi sạ chưa đến 1 đơn vị pH (vụ HT = 0,77, vụ ĐX = 0,42) đưa đến giá trị EC trong đất ở giai đoạn cây lúa non khá ổn định và không khác biệt ý nghĩa thống kê giữa đất HT và ĐX.
- Hàm lượng.
- pH Đông Xuân.
- pH Hè Thu.
- EC Hè Thu.
- EC Đông Xuân.
- chất hữu cơ chưa phân hủy càng nhiều trong đất thì sau khi đất ngập nước pH sẽ tăng càng chậm (Yoshida, 1981.
- (2002), với các số liệu đất đầu vụ trung bình pH H2O = 4,72 và EC = 0,61 dS/m..
- Chỉ số pH ở đất lúa đầu vụ HT (4 TSKS) thấp (5,4) sẽ là một trở ngại cho các tiến trình sinh - hóa xảy ra tạo nguồn dinh dưỡng hữu dụng giúp cây lúa sinh trưởng và phát triển.
- đất lúa đầu vụ ĐX có pH khá cao (5,9), chênh lệch so với vụ lúa HT là 0,51 đơn vị, sẽ là điều kiện tốt cho sự phóng thích nhiều chất dinh dưỡng hữu dụng cho cây lúa hấp thụ và đạt năng suất cao..
- Đất lúa đầu vụ Hè Thu có mật số vi khuẩn tăng 63% và xạ khuẩn tăng 57% cao hơn so với đất lúa đầu vụ Đông Xuân.
- mật số nấm ít thay đổi trong đất lúa Hè Thu và Đông Xuân..
- Sau một tháng gieo trồng, đất lúa đầu vụ Hè Thu có hàm lượng Fe 2+ tăng cao cách biệt so với vụ Đông Xuân là 0,78 mg/l (gần bằng 1 đơn vị).
- ngược lại, pH trong đất đầu vụ lúa Đông Xuân cao hơn và chênh lệch so với vụ Hè Thu là 0,51.
- Hàm lượng NH 4 + và trị số EC trong đất đầu vụ Hè Thu và Đông Xuân ít thay đổi..
- Cần bố trí thí nghiệm tiếp theo để nâng cao pH và sự hữu dụng của dinh dưỡng trong đất lúa vụ Hè Thu..
- Ảnh hưởng của độ phì nhiêu đất và kỹ thuật canh tác đối với sinh trưởng và năng suất lúa Hè Thu ở Đồng bằng Sông Cửu Long