« Home « Kết quả tìm kiếm

So sánh một số loại cơ chất tiềm năng trồng nấm bào ngư xám (Pleurotus sajor-caju) ở Đồng bằng sông Cửu Long


Tóm tắt Xem thử

- SO SÁNH MỘT SỐ LOẠI CƠ CHẤT TIỀM NĂNG TRỒNG NẤM BÀO NGƯ XÁM (Pleurotus sajor-caju) Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
- Kết quả thí nghiệm cho thấy tơ nấm lan nhanh nhất và thu hoạch nấm sớm nhất (26 ngày sau khi cấy tơ) trên cơ chất trấu.
- Rơm và mụn dừa là 2 cơ chất có tơ nấm lan chậm và thời gian thu hoạch muộn (41-43 ngày sau khi cấy tơ).
- Bã mía cho năng suất bịch phôi cao nhất là 359,2 g, mùn cưa cao su là 305,23 g, trấu là 288,8 g, rơm là 224,2 g và thấp nhất là mụn dừa (99,1 g).
- Phần trăm khối lượng khô của nấm bào ngư cao nhất trên cơ chất mùn cưa cao su (10,2%) và bã mía (10.
- Hiệu quả sinh học của nấm bào ngư trên cơ chất mùn cưa và trấu tương đương nhau (34%)..
- Tasnim (1988) đã nghiên cứu trồng nấm bào ngư trên các loại cơ chất khác nhau cho thấy trồng trên rơm rạ cho năng suất cao hơn trên vỏ trấu.
- Năm 2012, Shauket và ctv cũng đã nghiên cứu trồng nấm bào ngư xám (Pleurotus sajor-caju) trên ba cơ chất rơm rạ lúa trồng, rơm lúa mì và lá táo, thì cơ.
- Đến năm 2013, nghiên cứu của Sharma và ctv cũng khẳng định rơm rạ lúa trồng là cơ chất trồng nấm bào ngư cho năng suất cao hơn rơm lúa mì và mùn cưa..
- Ở Đồng bằng sông Cửu Long, việc trồng nấm bào ngư chủ yếu trên cơ chất là mùn cưa cao su (Lê Duy Thắng, 2001).
- Trong khi đó, lượng cơ chất để trồng nấm bào ngư ở đây rất dồi dào như rơm rạ, trấu, bã mía và xơ dừa.
- Vì vậy, đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu tìm ra những cơ chất có thể thay thế mùn cưa trong việc phát triển nấm bào ngư ở Đồng bằng sông Cửu Long..
- Meo giống nấm bào ngư xám (Pleurotus sajor - caju) và mùn cưa (Hình 1 A) được cung cấp từ doanh nghiệp tư nhân Nấm Việt, tại Quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ).
- Hình 1: Các loại cơ chất sử dụng trong thí nghiệm mùn cưa (A), trấu (B), rơm (C), mụn dừa (D) và bã mía (E).
- Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức là các loại cơ chất (mùn cưa (đối chứng), trấu, rơm rạ, mụn dừa, bã mía) và 18 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 1 bịch phôi..
- Tất cả các cơ chất được xử lý với nước vôi (tỉ lệ: 1kg vôi hòa với 1.000 lít nước) trong 12 giờ, sau đó cho vào túi nylon ủ 30 ngày để tạo nhiệt.
- Cơ chất sau khi ủ xong được bổ sung thêm 5% bột bắp.
- Tốc độ phát triển chiều dài sợi tơ (cm/ngày)..
- Thời gian tơ nấm phủ kín bịch của các nghiệm thức (ngày): số ngày từ khi cấy meo giống đến lúc tơ ăn đầy kín tất cả các bịch phôi của thí nghiệm..
- Đo kích thước chiều dài - rộng của tai nấm (cm/ngày)..
- năng suất nấm tươi/kg cơ chất khô..
- 3.1 Tốc độ phát triển của tơ nấm (cm/ngày) trên các cơ chất khác nhau.
- Kết quả trình bày ở Bảng 1 cho thấy tốc độ phát triển của tơ nấm có khác biệt ý nghĩa qua phân tích thống kê giữa các loại cơ chất khác nhau.
- Trấu là cơ chất cho tơ nấm phát triển nhanh nhất (1,4 cm/ngày) kế đến là mùn cưa và bã mía cho tơ nấm phát triển tương đương nhau cm/ngày).
- Mụn dừa và rơm là hai cơ chất mà tơ nấm phát triển chậm nhất.
- (2011) vỏ trấu có tính xốp cao, độ thoáng khí nhiều và cấu trúc hạt rỗng là một trong những điều kiện ảnh hưởng trực tiếp đến sự lan của tơ nấm trên bề mặt, làm cho sợi tơ dễ phát triển xuyên qua cơ chất.
- enzyme của tơ nấm khó thủy phân các hợp chất cao phân tử của cơ chất, vì thế tơ nấm phát triển chậm hơn so với mùn cưa và trấu.
- Rơm giàu cellulose nhưng cũng có cấu trúc dạng sợi và độ thoáng khí kém nên tơ nấm phát triển chậm.
- Vì thế, mụn dừa tạo dinh dưỡng ít nên tơ nấm phát triển chậm và sản sinh ít enzyme, vì vậy không thể thủy phân và sử dụng hết nguồn dinh dưỡng từ cơ chất..
- Bảng 1: Tốc độ phát triển của tơ nấm, thời gian tơ nấm lan kín bịch phôi và bắt đầu cho thu hoạch nấm trên các loại cơ chất khác nhau.
- Cơ chất Tốc độ phát triển của tơ.
- nấm (cm/ngày) Thời gian tơ nấm lan kín.
- bịch phôi (ngày) Thời gian bắt đầu cho thu hoạch (ngày) Mùn cưa (ĐC).
- Thời gian tơ nấm lan kín bịch phôi và thời gian bắt đầu cho thu hoạch quả thể ở các nghiệm thức tương ứng với nhau, đối với mỗi loại cơ chất có sự khác biệt ý nghĩa thông qua phân tích thống kê (Bảng 1).
- Trong năm loại giá thể thì trấu là cơ chất cho tơ nấm lan kín bịch phôi nhanh nhất (16,66 ngày sau khi cấy) và cho thu hoạch quả thể sớm nhất (10,42 ngày từ khi bắt đầu tưới đón nấm).
- Mùn cưa cao su là cơ chất có thời gian lan tơ kín bịch phôi (24,33 ngày) và bắt đầu cho thu hoạch tiếp theo sau trấu (11,11 ngày) (Bảng 1).
- Với cấu trúc dạng hạt, có độ xốp, khả năng giữ ẩm cao, giàu cellulose là điều kiện cho tơ nấm phát triển tốt.
- hơn so với các cơ chất còn lại.
- Đặc điểm dạng sợi của rơm, bã mía và dạng hạt mịn của mụn dừa đã làm giảm phần thể tích oxy bên trong bịch, bên cạnh đó lượng lignin và tanin trong mụn dừa cũng là nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển của tơ nấm..
- Thời gian tơ nấm lan kín bịch trên cơ chất bã mía trung bình là 28 ngày và cơ chất mùn cưa cao su la 24 ngày (Bảng 1).
- (2007), số ngày tơ nấm lan khắp 1 kg trọng lượng khô trên bã mía là 18 ngày và trên mùn cưa là 17 ngày.
- ở các cơ chất.
- Cơ chất Tỷ lệ nhiễm.
- Mùn cưa (ĐC) Bã mía Rơm Trấu Mụn dừa.
- 3.4 Số tai nấm trên chùm (tai/chùm) và thời gian thu hoạch của nấm bào ngư xám trồng trên cơ chất khác nhau.
- Kết quả Bảng 3 cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa thống kê về số tai nấm trên chùm (tai/chùm) giữa các nghiệm thức.
- Trấu là cơ chất cho nhiều tai nấm/chùm nhất (4,1 tai/chùm).
- Kế đến là bã mía, rơm và cơ chất đối chứng (mùn cưa cao su) cho kết quả trung gian.
- Mụn dừa là cơ chất cho kết quả thấp nhất (2,14 tai/chùm).
- Kết quả khác biệt này có thể được giải thích là do có sự tương quan giữa số tai nấm trên chùm với sự phát triển của tơ nấm và thành phần dinh dưỡng của cơ chất.
- Trấu là cơ chất cho tơ nấm phát triển mạnh nhất (Bảng 3), thành phần dinh dưỡng trong cơ chất cao nên có số tai nấm trên chùm nhiều nhất.
- nhiệt độ và độ ẩm của nhà trồng không thích hợp (33 0 C, 55%) cũng là nguyên nhân góp phần dẫn đến việc kết thúc thu hoạch sớm ở cơ chất này..
- Bảng 3: Thời gian cho thu hoạch (ngày) của nấm trên các loại cơ chất khác nhau Cơ chất Số tai nấm.
- 3.5 Kích thước của tai nấm và tỷ lệ chiều ngang và chiều dọc của tai nấm bào ngư xám trồng trên các cơ chất.
- Qua kết quả trình bày ở Bảng 4 cho thấy kích thước tai nấm trồng trên cơ chất bã mía lớn nhất cm).
- Tiếp theo là mùn cưa và rơm cho kết quả tương trung gian.
- Kết quả khác biệt về kích thước tai nấm có thể được giải thích do có mối quan hệ với số tai nấm trên chùm và thành phần dinh dưỡng trong cơ chất.
- Kết quả cũng cho thấy số tai nấm trên chùm khi trồng trên bã mía không nhiều, đồng thời nguồn đường trong bã mía cung cấp carbon cho tơ nấm phát triển và kích thích quả thể phát triển, nên tai nấm trên cơ chất bã mía lớn nhất..
- Trong khi đó, số tai nấm trên chùm ở cơ chất trấu nhiều cùng với khả năng giữ ẩm kém nên kích thước tai nấm trồng trên cơ chất trấu nhỏ..
- Bảng 4: Kích thước chiều ngang, chiều dọc của tai nấm và tỷ lệ chiều ngang và chiều dọc của tai nấm khi trồng trên các cơ chất khác nhau.
- Cơ chất Kích thước chiều ngang.
- tai nấm (cm) Kích thước chiều dọc.
- tai nấm (cm) Tỷ lệ chiều ngang và chiều dọc của tai nấm Mùn cưa (ĐC).
- Hình 3: Chùm tai nấm bào ngư xám ở lần thu hoạch đầu tiên trồng trên các loại cơ chất mùn cưa cao su (A), bã mía (B), rơm (C), trấu (D) và mụn dừa (E).
- 3.6 Năng suất, khối lượng khô và hiệu suất sinh học nấm bào ngư trồng trên các loại cơ chất khác nhau.
- Năng suất nấm đạt cao nhất trên cơ chất bã mía, thấp nhất trên mụn dừa.
- Mùn cưa cao su cho năng suất nấm cao tiếp theo sau bã mía.
- Năng suất nấm trên cơ chất trấu tuy thấp hơn năng suất trên bã mía và mùn cưa nhưng vẫn ở mức tương đối cao (288,8 g/bịch).
- Rơm cho năng suất nấm trung bình nhưng vẫn cao hơn nhiều so với năng suất nấm trên cơ chất mụn dừa (99,1 g/bịch).
- Kết quả phân tích thống kê (Bảng 1 và 5) cho thấy tơ phát triển mạnh, thời gian tăng trưởng nhanh, kết quả thể sớm nhưng chưa hẳn đã cho năng suất cao nhất.
- Điều này được thể hiện rõ nhất ở cơ chất trấu, tơ phát triển mạnh nhất, kết quả thể sớm nhất tuy nhiên cho năng suất thấp hơn bã mía.
- và mùn cưa cao su.
- (2011), tác giả đã chỉ ra rằng cơ chất trấu cho sự tăng trưởng sợi tơ nhanh nhất là do có cấu tạo dạng hạt rỗng, tính xốp cao nên các sợi tơ nấm chủ yếu phát triển xuyên qua cơ chất và các khoảng khí mà đã không sử dụng được hết chất dinh dưỡng trong cơ chất, nên năng suất nấm không cao.
- Năng suất nấm trên bã mía cao hơn các cơ chất còn lại (Bảng 5) là do cơ chất giàu dinh dưỡng (nhiều cellulose, ít hemicelluloses và lignin) và đặc biệt có khoảng 2,5% chất hòa tan mà chủ yếu là đường (Jennifer and Trade, 2008).
- Nguồn đường trong bã mía cung cấp carbon cho tơ nấm phát triển và kích thích hình thành quả thể.
- Còn mùn cưa cao su có cấu trúc hạt nhỏ, dinh dưỡng trong mùn cưa.
- Riêng ở cơ chất rơm cũng có khả năng giữ ẩm khá tốt, thành phần dinh dưỡng cao nhưng do rơm có cấu trúc dạng sợi và điều kiện đóng bịch đã làm giảm thể tích oxy bên trong, làm hạn chế sự phát triển của tơ nấm, nên tơ nấm không thể sử dụng hết dinh dưỡng của cơ chất vì thế năng suất thấp hơn..
- Nguyên nhân mà năng suất nấm ở mụn dừa thấp nhất có thể là do cơ chất nghèo dinh dưỡng, giàu lignin và tanin nhưng ít cellulose, đồng thời dạng hạt mịn của mụn dừa đã làm giảm thể tích oxy bên trong bịch, hạn chế sự phát triển của tơ nấm và hình thành quả thể dẫn đến năng suất kém.
- (2010) thì mụn dừa là cơ chất không thích hợp để trồng nấm bào ngư..
- Bảng 5: Khối lượng nấm tươi và khô trên bịch phôi khi trồng trên các cơ chất khác nhau.
- Cơ chất Khối lượng nấm.
- Mùn cưa (ĐC).
- Phần trăm khối lượng khô của nấm đạt cao nhất ở nghiệm thức mùn cưa cao su (10,2.
- Các nghiệm thức rơm, trấu và mùn dừa cho kết quả tương đương nhau và không khác biệt có ý nghĩa thống kê, nhưng khác biệt có ý nghĩa với 2 nghiệm thức mùn cưa và bã mía.
- Sự không khác biệt giữa các nghiệm thức trên là phù hợp với khả năng sử dụng nguồn dinh dưỡng của cơ chất.
- Tuy nhiên, tác giả này cũng nhận định rằng sự khác biệt này là do đặc tính của loài là chủ yếu chứ không phải do cơ chất tác động..
- Hiệu suất sinh học khác biệt qua phân tích thống kê ở các loại cơ chất khác nhau (Bảng 5)..
- kế đến là trên cơ chất trấu (34%) và mùn cưa (33,9%) và thấp nhất là ở cơ chất mụn dừa (11,0.
- (2011), chỉ số này có tương quan thuận với sự phát triển của tơ nấm và dinh dưỡng trong cơ chất, ngoài ra còn phụ thuộc vào đặc tính của loài..
- Nấm bào ngư xám phát triển nhanh nhất trên cơ chất trấu (cho thu hoạch khoảng 26 ngày sau khi.
- cấy), tiếp đến là mùn cưa cao su (35 ngày sau khi cấy) và chậm nhất là trên cơ chất mụn dừa và rơm (41-43 ngày sau khi cấy).
- Nấm bào ngư xám đạt năng suất cao nhất trên cơ chất bã mía (359,2 g/bịch), kế đến là mùn cưa cao su (305,2 g/bịch) và trấu (288,8 g/bịch), năng suất thấp nhất là trên cơ chất mụn dừa (99,1 g/bịch).
- Hiệu suất sinh học trên cơ chất mùn cưa và trấu không khác nhau..
- Mặc dù năng suất nấm bào ngư xám trồng trên cơ chất trấu không phải là cao nhất nhưng nấm phát triển nhanh, cho thu hoạch sớm.
- Bên cạnh đó, nguồn trấu nguyên liệu ở ĐBSCL rất dồi dào và không tốn nhiều công đoạn sơ chế như những cơ chất khác.
- Vì thế, cần tiếp tục nghiên cứu trồng nấm bào ngư xám trên cơ chất trấu và đưa vào ứng dụng thực tế sẽ góp phần mở hướng đi mới cho sản xuất nông nghiệp ở vùng này..
- Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc doanh nghiệp tư nhân Nấm Việt đã cung cấp nguồn giống và cơ chất mùn cưa.
- Khảo sát một số cơ chất trồng nấm bào ngư trắng.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long.
- Tạp chí Khoa học và Phát triển