« Home « Kết quả tìm kiếm

SO SÁNH SINH TRƯỞNG, TRỌNG LƯỢNG TRÁI CỦA KHÓM QUEEN TRỒNG BẰNG CHỒI NÁCH VÀ CÂY CẤY MÔ SẠCH BỆNH


Tóm tắt Xem thử

- SO SÁNH SINH TRƯỞNG, TRỌNG LƯỢNG TRÁI CỦA KHÓM QUEEN TRỒNG BẰNG CHỒI NÁCH.
- VÀ CÂY CẤY MÔ SẠCH BỆNH.
- Mười dòng khóm Queen ‘Cầu Đúc’ sạch bệnh héo khô đầu lá (HKĐL) được phục tráng bằng kỹ thuật cấy đỉnh sinh trưởng.
- Sau đó những dòng sạch bệnh này được trồng thử nghiệm ngoài đồng và so sánh với cây trồng bằng chồi nách.
- Kết quả cho thấy hầu hết các dòng cấy mô sạch bệnh có sức sống khỏe, không biểu hiện triệu chứng bệnh HKĐL..
- Trong khi đó, cây trồng bằng chồi nách thì có đến 84% số cây biểu hiện triệu chứng bệnh tiêu biểu.
- Hơn nữa, các thông số về cây, trái và chất lượng trái của 10 dòng cây cấy mô này không khác biệt thống kê so với cây trồng bằng chồi nách..
- Từ khóa: cây cấy mô sạch bệnh.
- chồi nách.
- Cây khóm Queen ‘Cầu Đúc’ đã được trồng tại Vị Thanh rất lâu.
- Tập quán sản xuất khóm của người dân là sử dụng chồi nách vụ trước làm nguyên liệu để trồng vào vụ kế tiếp.
- Sử dụng chồi khóm cấy mô làm nguyên liệu trồng hiện nay ở nước ta cũng như ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) còn khá mới mẽ.
- Chồi cấy mô giá thành cao người dân không thể đầu tư.
- Hơn nữa, mối quan tâm lớn của các nhà khoa học cũng như của người trồng là lo sợ về sự biến động kiểu di truyền của chồi cấy mô (Smith et al., 2003)..
- Cây khóm Queen cấy mô sạch bệnh có ưu điểm gì so với cây trồng bằng chồi nách đã nhiễm bệnh héo khô đầu lá? Câu hỏi này cũng là mục tiêu của nghiên cứu này..
- 2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 2.1 Vật liệu trồng.
- 10 dòng cây con nuôi cấy mô được phục tráng và nhân lên bằng kỹ thuật nhân chồi tại phòng thí nghiệm Sinh Lý Sinh Hóa.
- Cây con cấy mô, sạch bệnh có 4 tháng tuổi khi mang ra trồng ngoài đồng có trọng lượng tươi là g, chiều cao cây cm và có số lá trung bình lá (Hình 1) (Lê Văn Bé et al., 2008).
- Mỗi dòng cây con cấy mô sử dụng biến động khoảng 120-507 cây con, cụ thể 120 cây (dòng số 1), 300 cây (dòng số 2), 234 cây (dòng số 3), 455 cây (dòng số 4), 156 cây (dòng số 5), 507 cây (dòng số 6), 340 cây (dòng số 7), 220 cây (dòng số 8), 455 cây (dòng số 9) và 500 cây (dòng số 10)..
- Chồi nách thu hoạch ngoài đồng tại xã Hỏa Tiến (nơi xảy ra dịch bệnh héo khô đầu lá) có chiều cao trung bình 50 ± 9,2 cm và trọng lượng tươi trung bình là 230 ± 85 g, số lượng 200 chồi nách..
- Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, mỗi dòng trồng 1 lô, hết dòng này đến dòng khác, 200 chồi nách trồng thành lô làm đối chứng..
- Hình 1: Chồi khóm Queen ‘Cầu Đúc’ cấy mô sạch bệnh chuẩn bị trồng ngoài đồng.
- Các dòng cấy mô sạch bệnh và cây trồng bằng chồi nách được trồng theo lô.
- Như vậy có tất cả 10 lô của các dòng cấy mô sạch bệnh và 1 lô là chồi nách.
- Các dòng cây cấy mô và cây trồng bằng chồi nách được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên trên đồng ruộng, hết dòng này rồi đến dòng khác..
- Thí nghiệm được trồng vào tháng 9 năm 2006, thu hoạch vào tháng 12 năm 2007..
- Mười dòng cấy mô sạch bệnh (số cây đã đề cập bên trên) và 100 cây chồi nách thu thập từ xã Hỏa Tiến được trồng theo lô một cách hoàn toàn ngẫu nhiên.
- Cân trọng lượng tươi của cây, trọng lượng trái vào thời điểm thu hoạch.
- Xử lý ra hoa lúc cây 9 tháng sau khi trồng bằng ethephon 500 ppm, mỗi cây nhận 50 ml dung dịch.
- Trọng lượng tươi/cây, quan sát 10 cây/dòng..
- Trọng lượng trái (kể cả chồi ngọn và cuống 10cm), quan sát 10 cây/dòng..
- 3.1 So sánh các chỉ tiêu nông học của cây.
- Cây trồng bằng chồi nách cũng thu hoạch ngẫu nhiên 10 cây.
- So sánh các chỉ tiêu nông học về cây và trái giữa hai loại vật liệu trồng này..
- Chiều cao cây.
- Kết quả Hình 2 cho thấy chiều cao cây vào giai đoạn thu hoạch của vật liệu trồng bằng chồi nách có chiều cao trung bình là 78,7cm so với 10 dòng cấy mô sạch bệnh khác khác biệt không có ý nghĩa bằng so sánh cặp, ngoại trừ dòng số 2 và số 4 có chiều cao tuần tự là 70,4 và 72cm.
- Chiều cao trung bình của giống ‘Cầu Đúc’.
- Như vậy qua chiều cao cây của các dòng nuôi cấy mô cho thấy không có dòng nào quá cao hay quá lùn do cấy mô gây ra mà biến động chiều cao ở đây có thể do đất trồng (Xem phần 2.2)..
- Cây trồng bằng vật liệu là chồi nách có trung bình 43 lá/cây, không khác biệt thống kê so với các dòng nuôi cấy mô khác, ngoại trừ dòng số 2, số 7 và số 10 có số lá lớn hơn (Hình 3).
- Khi đem trồng, cây con cấy mô có khoảng 18 lá, khi thu hoạch có trung bình khoảng 45 lá.
- Chồi nách.
- Hình 2: So sánh chiều cao cây (cm) giữa cây trồng bằng chồi nách và 10 dòng khóm Queen.
- ‘Cầu Đúc’ cấy mô sạch bệnh bằng T-test (P<0,05) lúc thu hoạch.
- ns: không có ý nghĩa so với đối chứng bằng phép thử T-test (P<0,05.
- có ý nghĩa so với đối chứng bằng phép thử T-test (P<0,05).
- Trọng lượng tươi của cây (kg).
- Trọng lượng tươi của cây là chỉ tiêu quan trọng để biết được nguồn cung cấp cho trái (sức chứa).
- Theo kết quả của thí nghiệm này, trọng lượng tươi thân lá của cây trồng bằng chồi nách là 2,55 kg so với cây trồng bằng cây cấy mô thì không khác biệt qua kiểm định T (P<0,05) (Hình 4)..
- Nhìn chung cây cấy mô phát triển mạnh sau khi trồng mặc dù trọng lượng ban đầu của những chồi này là biến động khoảng 40-50 g so với 150-200 g của chồi nách.
- ns ns.
- Hình 3: So sánh số lá/cây giữa cây trồng bằng chồi nách và 10 dòng khóm Queen ‘Cầu Đúc’ cấy mô sạch bệnh bằng T-test (P<0,05).
- Hình 4: So sánh trọng lượng tươi cây (kg) giữa cây trồng bằng chồi nách và 10 dòng khóm Queen ‘Cầu Đúc’ cấy mô sạch bệnh bằng T-test (P<0,05).
- có trọng lượng tươi thân lá cao nhất, trung bình 3,6 kg.
- Ngược lại, dòng số 4 thì có trọng lượng thân lá thấp nhất là 1,6 kg.
- Sự biến động này có lẻ là do số chồi nách của dòng này rất nhiều (trung bình là 6 chồi nách/cây) so với cây đối chứng (trồng bằng chồi nách) có trung bình 2 chồi nách/cây vào giai đoạn thu hoạch..
- Chiều dài lá D trung bình 72cm và chiều rộng là 6,6 cm so với các dòng nuôi cấy mô sạch bệnh không khác biệt bằng phép thử T-test (P<0,05), ngoại trừ dòng số 4.
- Dòng số 4 có trọng lượng tươi, chiều cao cây, số lá/cây, cũng như chiều dài, chiều rộng lá D nhỏ nhất so với đối chứng và các dòng khác..
- Từ những quan sát các thông số nông học của cây trồng bằng chồi nách và các cây trồng bằng chồi cấy mô cho thấy về hình thái cây không có sự khác biệt nào giữa hai loại vật liệu trồng này.
- Điều này chứng minh rằng cây khóm Queen ‘Cầu Đúc’ có thể trồng bằng vật liệu nuôi cấy mô.
- Riêng dòng nuôi cấy mô số 4 thì có chiều cao, số lá, chiều dài và rộng lá D nhỏ hơn các dòng khác có thể là do sự biến động của đất gây ra..
- Hình 5: So sánh chiều dài lá D (cm) giữa cây trồng bằng chồi nách và 10 dòng khóm Queen ‘Cầu Đúc’ cấy mô sạch bệnh bằng T-test (P<0,05).
- 3.2 So sánh các thông số về trái của cây trồng bằng chồi nách và cây trồng bằng cây cấy mô sạch bệnh.
- Trọng lượng trái.
- Trọng lượng trái là chỉ tiêu mong đợi của thí nghiệm này.
- Theo kết quả của thí nghiệm này thì hầu hết trọng lượng trái của vật liệu trồng bằng chồi nách có trọng lượng trái là 1,57 kg/trái.
- Trong khi đó, các dòng nuôi cấy mô sạch bệnh thì có trọng lượng trái trung bình trong khoảng 1,3-1,7 kg, so với đối chứng không khác biệt có ý nghĩa bằng so sánh Student (P<0,05) (Hình 7).
- Tuy nhiên, dòng nuôi cấy mô số số 4 thì trọng lượng trái nhỏ hơn so với đối chứng.
- Trong thí nghiệm được thực hiện năm 2004, Lê Thanh Phong et al.
- (2000), giống khóm Queen trồng tại xã Hỏa Tiến là 1,28 kg với lượng phân bón áp dụng 8 g N, 6 g P 2 O 5 và 8 g K 2 O/cây.
- Tương tự như vậy, trọng lượng trái khóm ‘Cầu Đúc’ trồng tại xã Hỏa Lựu là 1,22 kg/trái khi bón phân vô cơ kết hợp với phân vi sinh (Cao Ngọc Điệp, 2007).
- Thí nghiệm này, trọng lượng trái khá cao (1,57 kg) là do tính luôn trọng lượng chồi ngọn (thông thường trọng lượng chồi ngọn khoảng 200 g).
- Hơn nữa, thí nghiệm này cây xử lý ra hoa vào tháng thứ 11 sau khi trồng.
- Trong khi đó, các thí nghiệm khác (Lê Thanh Phong et al., 2000 và Cao Ngọc Điệp, 2007) xử lý ra hoa vào tháng thứ 9 sau khi trồng.
- Trọng lượng trái có tương quan thuận với số lá/cây (Py et al., 1987).
- Do vậy, trọng lượng trái xử lý vào tháng 11 có thể lớn hơn xử lý vào tháng thứ 9 sau khi trồng như trong thí nghiệm này..
- Chiều dài trái cũng là thông số mong đợi trong thí nghiệm này vì nó thể hiện sự bất bình thường hay bình thường của trái.
- Kết quả chiều dài trái của cây trồng bằng chồi nách là 16,72cm, so với 10 dòng nuôi cấy mô không có sự khác biệt bằng kiểm định Student (P<0,05) (Hình 8).
- Như vậy 10 dòng nuôi cấy mô cho trái bình thường không có trái nào quá ngắn hay quá dài.
- So sánh với khóm Queen ‘Cầu.
- Hình 6: So sánh chiều rộng lá D (cm) giữa cây trồng bằng chồi nách và 10 dòng khóm Queen ‘Cầu Đúc’ cấy mô sạch bệnh bằng T-test (P<0,05).
- Đúc’ trồng tại Hỏa Tiến là 16,65cm (Lê Thanh Phong et al., 2000) và 18-19cm (Cao Ngọc Điệp, 2007)..
- Từ những thông số về hình dạng trái trái của khóm trồng bằng vật liệu cấy mô như đã trình bày cho phép chúng tôi kết luận rằng cây khóm cấy mô không có sự thay đổi về trái trọng lượng và hình dạng trái do cấy mô gây ra..
- Chất lượng trái phụ thuộc vào giống và các yếu tố môi trường như mùa thu hoạch và lượng phân bón sử dụng Py et al.
- Cây trồng bằng chồi nách có độ Brix là 12,4 so với các dòng nuôi cấy mô không có sự khác biệt thống kê.
- Độ Brix trái khóm ‘Cầu Đúc’.
- Tương tự như vậy, pH dịch trái cũng là thông số quan trọng để đo chất lượng trái.
- Kết quả cho thấy pH dịch trái của các dòng nuôi cấy mô cũng không có sự khác biệt so với cây trồng bằng chồi nách..
- Hình 7: So sánh trọng lượng trái giữa cây trồng bằng chồi nách và 10 dòng khóm Queen.
- ‘Cầu Đúc’ cấy mô sạch bệnh bằng T-test (P<0,05).
- Hình 8: So sánh chiều dài trái (cm) giữa cây trồng bằng chồi nách và 10 dòng khóm Queen.
- So sánh các thông số quan sát về chất lượng và hình dạng trái của 10 dòng nuôi cấy mô và cây trồng bằng chồi nách cho chúng tôi kết luận cây cấy mô không có sự thay đổi về hình dạng, chất lượng trái so với cây trồng bằng chồi nách.
- Con đường phục tráng giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô là con đường hoàn toàn thực hiện được..
- Trong nghiên cứu này của chúng tôi cho thấy sử dụng chồi cấy mô sạch bệnh với số lượng khoảng 3.287 chồi (của 10 dòng tuyển chọn) làm vật liệu trồng thì cây có sức sống cây mạnh, không biểu hiện triệu chứng bệnh HKĐL, trong khi đó chồi nách lấy tại xã Hỏa Tiến (nơi xảy ra dịch bệnh HKĐL) thì thể hiện bệnh rất tiêu biểu vào giai đoạn xử lý ra hoa (11 tháng sau khi trồng).
- Trong khi đó, lô trồng bằng cây cấy mô sạch bệnh thì không có cây biểu hiện bệnh héo khô đầu lá..
- Chồi khóm sạch bệnh được phục tráng bằng kỹ thuật cấy mô có sức sống khoẻ hơn, sinh trưởng nhanh hơn, không thể hiện triệu chứng bệnh héo khô đầu lá so với cây trồng bằng chồi nách..
- Dạng hình của cây, trái, chất lượng trái của các dòng nuôi cấy mô không thể hiện triệu chứng bất thường do cấy mô gây ra..
- Geeves et al.
- So sánh năng suất giống khóm địa phương (nhóm Queen) và ‘Đài Nông 4’ (Ananas comosus (L.) Merr.
- Sản xuất khóm Queen ‘Cầu Đúc’ sạch bệnh và khả năng ứng dụng vào thực tế