« Home « Kết quả tìm kiếm

So sánh thể chế chính trị cộng hòa Pháp và Liên bang Nga


Tóm tắt Xem thử

- SO SÁNH THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ CỘNG HÒA PHÁP VÀ LIÊN BANG NGA.
- Chƣơng 1: Khái quát về Thể chế chính trị trên thế giới 07.
- Chính trị 07.
- Thể chế chính trị 08.
- Khái quát một số thể chế chính trị trên thế giới 10.
- Thể chế Cộng hoà bán tổng thống 13.
- Chƣơng 2: Thể chế cộng hòa bán tổng thống của Pháp và Nga 18 2.1.
- Lịch sử hình thành thể chế chính trị Pháp và Nga 18.
- Sự giống và khác nhau giữa thể chế cộng hòa bán tổng thống của Pháp và Nga.
- Các đảng phái chính trị 60.
- Thể chế chính trị là một trong những vấn đề quan trọng của khoa học chính trị được nhiều các học giả quan tâm nghiên cứu.
- Qua nhiều giai đoạn hình thành và phát triển, cho đến nay thể chế chính trị của các quốc gia trở nên hoàn thiện hơn và đa dạng hơn so với các giai đoạn trước.
- Trong thời kỳ hiện tại này, trước xu thế phát triển mạnh mẽ của thế giới trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, xã hội, văn hóa đến chính trị, mỗi quốc gia luôn cố gắng xây dựng và hoàn thiện thể chế chính trị của mình để phát triển đất nước..
- Trong các thể chế chính trị phổ biến hiện nay có thể chế chính trị cộng hoà bán tổng thống mang những đặc điểm khác với hai thể chế cộng hoà tổng thống và đại nghị.
- Trên thế giới có khoảng 60 quốc gia theo thể chế này.
- Đặc biệt ở khu vực châu Âu, không chỉ các quốc gia tư bản phát triển mà cả các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu trước đây, sau khi Liên Xô tan rã cũng đã thiết lập hình thức thể chế cộng hoà bán tổng thống như là mô hình thể chế phù hợp cho quá trình chuyển đổi sang nền dân chủ của quốc gia mình.
- Trong đó, Pháp và Nga được xem là hai quốc gia điển hình cho dạng thể chế này..
- Vậy thì, thể chế cộng hòa bán tổng thống có điểm gì ưu việt, lịch sử và cơ sở hình thành cũng như cách thức vận hành của thể chế này như thế nào, ưu điểm và hạn chế ra sao, những điểm giống và khác nhau giữa hai thể chế điển hình cho cộng hòa bán tổng thống là gì, giữa Pháp và Nga thì bên nào ưu việt hơn… là những câu hỏi đặt ra cho vấn đề nghiên cứu..
- Tìm hiểu vấn đề này, ngoài việc hệ thống hóa những thông tin về thể chế cộng hòa bán tổng thống của Pháp và Nga dưới góc nhìn chính trị học so sánh, đề tài cũng muốn rút ra những điểm cần lưu ý, những kết luận tổng quan trong việc xây dựng và thực thi quyền lực của mô hình này.
- Với lý do trên, đề tài: “So sánh thể chế chính trị giữa Cộng hòa Pháp và Liên bang Nga” được chọn làm luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Quan hệ quốc tế..
- Mục đích: làm rõ sự giống nhau, khác nhau cũng như những ưu điểm, hạn chế của thể chế cộng hòa bán tổng thống ở hai quốc gia Pháp và Nga, rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền..
- Nhiệm vụ: làm rõ một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài nghiên cứu, phân tích, đối chiếu, so sánh nhằm làm nổi bật quá trình hình thành thể chế cũng như những đặc điểm của thể chế cộng hòa bán tổng thống của Pháp và Nga, liên hệ với Việt Nam..
- Luận văn tập trung phân tích đặc điểm của thể chế cộng hoà bán tổng thống thông qua các quy định của hiến pháp về các cơ quan nhà nước trong thể chế như:.
- Cộng hoà Pháp, Liên bang Nga, trong đó Pháp là quốc gia thuộc Tây Âu có thể chế dân chủ tự do được hình thành từ thế kỷ 19.
- Còn Nga – trước đó là nước xã hội chủ nghĩa, mới thành lập mô hình thể chế này thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh sau khi Liên bang Xô Viết tan rã năm 1991..
- Hiện nay, có các tài liệu về thể chế chính trị nói chung trong đó có nghiên cứu về thể chế Cộng hoà bán tổng thống của các tác giả Nguyễn Đăng Dung, Vũ Hồng Anh, Nguyễn Chu Dương, Lê Đình Chân, Nguyễn Văn Bông, khoá luận tốt nghiệp của Trần Hồng Việt (K43), Kiều Hương Quỳnh (K45), Bùi Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Thuý An (K51)…Ngoài ra có một số sách của nước ngoài nghiên cứu về thể chế chính trị như: Comparative Politics Today của Gabriel A..
- Tuy nhiên, chưa có tài liệu nào nghiên cứu chuyên sâu về thể chế chính trị Cộng hoà bán tổng thống nói chung và mô hình thể chế này ở châu Âu nói riêng..
- Bằng việc sử dụng kết quả trong nghiên cứu của các tác giả trên, luận văn trình bày đặc điểm của thể chế Cộng hoà bán tổng thống và vận dụng để phân tích so sánh thể chế của hai quốc gia ở châu Âu là Cộng hòa Pháp và Liên bang Nga..
- Đề tài được tiếp cận ở giác độ chính trị học so sánh và cách thức tiếp cận theo cấu trúc chức năng.
- Phương pháp phân tích: Sử dụng để phân tích các đặc điểm của thể chế Cộng hoà bán tổng thống và thể chế này ở Pháp, Nga thông qua các quy định hiến pháp của mỗi quốc gia..
- Phương pháp tổng hợp: Từ những nghiên cứu về thể chế của 2 quốc gia sẽ tổng hợp để rút ra nhận xét chung về thể chế Cộng hoà bán tổng thống.
- Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp phổ biến và được ưa chuộng hiện nay trong chính trị học, và là phương pháp được áp dụng xuyên suốt trong toàn luận văn..
- Chương 1: Khái quát về thể chế chính trị trên thế giới.
- Chương 2: Thể chế chính trị cộng hòa bán tồng thống ở Pháp và Nga + Chương 3: Giá trị và bài học.
- Chương thứ nhất nêu những khái niệm cơ bản về thể chế chính trị trên thế giới, sơ lược về một số loại hình thể chế chính trị trên thế giới, phân tích chính trị theo cách hiểu đa dạng với nhiều khía cạnh như trên, nghiên cứu chính trị để hiểu được bằng cách nào con người tính toán và đạt được điều mình muốn, những điều tạo cho họ có thể tồn tại trong cộng đồng một cách hoà bình và hoà hợp.
- Bên cạnh đó chương một còn rút ra được khái niệm về thể chế chính trị bao gồm 3 yếu tố là 1) Một hệ thống các cơ quan nhà nước tổ chức theo nguyên tắc phân chia quyền lực giữa lập pháp, hành pháp, tư pháp, giữa chính phủ trung ương và cơ quan địa phương.
- 2) đảng phái chính trị, nhóm lợi ích và mối quan hệ giữa các cơ quan này với các thể chế nhà nước.
- 3) Thể chế chính trị cũng là các luật cơ bản như hiến pháp và luật bầu cử..
- Chương thứ hai trình bày điểm tương đồng trong sự phân công quyền lực giữa Pháp và Nga, tuy vậy, khi đi vào cụ thể vai trò của các nhánh quyền lực trên thực tế vẫn có nhiều khác biệt và phần nào đưa ra góc nhìn so sánh, đồng thời đưa ra những thông tin đa chiều hơn trong nghiên cứu chính trị học so sánh.
- Chương thứ ba đánh giá khách quan những nội dung so sánh từ thể chế cộng hòa bán tổng thống của Pháp và Nga cùng với những kiến giải từ thực tế Việt Nam phần nào mở ra một góc nhìn mang tính tổng quan cho vấn đề nghiên cứu, góp phần định hướng một vài giá trị mang tính thực tiễn cho quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay..
- KHÁI QUÁT VỀ THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ TRÊN THẾ GIỚI.
- Chính trị.
- Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam giải thích: Chính trị là toàn bộ những hoạt động mà tương ứng với nó là mối quan hệ giữa con người với nhau trong các vấn đề gắn với quan hệ giai cấp, dân tộc, quốc gia và các tầng lớp xã hội mà cốt lơi của nó là các vấn đề giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước.
- Tuy nhiên, trên thực tế có khá nhiều những quan điểm, trường phái khác nhau định nghĩa về chính trị.
- Theo Harold Lasswell thể chế chính trị là về vấn đề ai đạt được cái gì, khi nào, như thế nào và tại sao đạt được.
- Còn David Easton cho rằng chính trị là sự phân phối bắt buộc những giá trị của một xã hội.
- Một học giả chính trị học (Nhà Kinh tế chính trị học và xã hội học) Max Weber lại cho rằng: chính trị là quá trình để giành quyền lực và ảnh hưởng sự phân phối quyền lực giữa các quốc gia hoặc giữa các yếu tố trong một quốc gia.
- Theo quan điểm của Bernard Crick thì chính trị là chính phủ dưới một dạng nhất định, một phương thức đặc biệt để làm nên và thực hiện chính sách, luật lệ tác động lên dân chúng..
- Nghiên cứu chính trị theo nghĩa rộng hơn thì chính trị liên quan đến 6 khía cạnh: 1) cộng đồng, 2) luật lệ, 3) cấu trúc kinh tế, 4) xung đột và mâu thuẫn lợi ích, 5) quản trị và 6) quyền lực.
- Về khía cạnh cộng đồng: chính trị là về những cộng đồng do con người tổ chức nên.
- Có 3 yếu tố trong cộng đồng chính trị là: dân cư sinh sống trong lãnh thổ có chính phủ.
- Theo khía cạnh luật lệ thì chính trị gồm các luật lệ của cộng đồng gồm cả thành văn và các quy tắc không thành văn.
- Với khía cạnh quản trị, điều hành thì chính trị là sự điều hành và quản lý cộng đồng.
- Theo khía cạnh cuối cùng là quyền lực thì chính trị là quyền lực trong cộng đồng..
- Quyền lực là khái niệm trung tâm của chính trị với quyền lực và việc thực hiện nó tạo ra các hệ quả của chính trị (theo nghĩa tích cực).
- Như vậy luận văn đã phân tích chính trị theo cách hiểu đa dạng với 6 khía cạnh như trên.
- Nghiên cứu chính trị để hiểu được bằng cách nào con người tính toán và đạt được điều mình muốn, những điều tạo cho họ có thể tồn tại trong cộng đồng một cách hoà bình và hoà hợp..
- Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác Lê nin thì chính trị bắt nguồn từ quan hệ về lợi ích giữa các giai cấp, các nhóm xã hội, các quốc gia dân tộc.
- Tiếp theo, Lê nin cho rằng điều chi phối trực tiếp chính trị là quan hệ giai cấp và vấn đề quyền lực nhà nước là yếu tố trung tâm, then chốt nhất trong chính trị.
- Nói đến chính trị là phải nói đến giai cấp và nhà nước.
- Điều quan trọng nhất trong chính trị đó là tổ chức chính quyền nhà nước.
- Do vậy, từ những phân tích trên có thể kết luận như sau: Chính trị là quan hệ giữa các giai cấp, các quốc gia, các dân tộc, các lực lượng xã hội trong việc giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước..
- Thể chế chính trị.
- Nghiên cứu chính trị trong mối quan hệ với các yếu tố khác thì chính trị là một lĩnh vực rất rộng với nhiều mối quan hệ khác nhau với không gian và thời gian xác định như quan hệ giữa các giai cấp, giữa các đảng phái chính trị với các giai.
- Xét về mặt kết cấu thì chính trị bao gồm các yếu tố như: 1) Chính sách, các quyết định của các chủ thể chính trị.
- 2) Các thiết chế và thể chế chính trị.
- 3) Quan hệ con người chính trị - giới lãnh đạo chính trị với công dân [9, 9].
- Như vậy thể chế chính trị là một yếu tố quan trọng trong chính trị..
- Và cũng giống như chính trị, có nhiều quan điểm đưa ra khái niệm về thể chế chính trị.
- Có quan điểm cho rằng thể chế chính trị có thể là nội dung, phương thức tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị của một quốc gia mà trọng tâm là nhà nước, được thể hiện trên các mức độ: 1) Hoạt động: cơ cấu vận hành của hệ thống chính trị.
- 2) Cấu trúc: đảng cầm quyền, bộ máy nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội.
- 3) Pháp luật: Những định chế gồm hiến pháp, pháp luật và các quy định nhằm bảo vệ hệ thống chính trị quốc gia.
- Ngoài ra, một quan điểm khác lại cho rằng thể chế chính trị gồm: 1) Những chuẩn mực, quy chế, quy phạm, luật lệ phản ánh mối quan hệ chức năng giữa các bộ phận của một tổng thể - chỉnh thể (trong đời sống xã hội).
- 3) Hoặc thể chế là tổng hợp gồm cả hai cấp độ mà cấp độ này là cơ sở để xác định cấp độ kia..
- Căn cứ vào mức độ tham gia của nhân dân vào các công việc của nhà nước thì có thể chế chính trị hành vi và thể chế chính trị tổ chức.
- Thể chế chính trị hành vi là tập hợp các quy tắc được hình thành trong quá trình phát triển của quốc gia, quy định sự tham gia của dân chúng vào các công việc của nhà nước theo một hình thức nhất định.
- Thể chế chính trị tổ chức được hiểu theo 2 nghĩa: một là các tổ chức, các cơ quan thực hiện các công việc của nhà nước.
- Nguyễn Văn Bông (1967), Luật Hiến pháp và Chính trị học, Tủ sách Đại học Sài Gòn..
- Nguyễn Đăng Dung (chủ biên) (2004), Thể chế chính trị, Nhà Xuất bản Lý luận chính trị, 2004..
- Phạm Quang Minh, Trần Điệp Thành (2007), Tài liệu tham khảo môn Thể chế chính trị thế giới, Khoa Quốc tế học, Trường ĐHKHXH-NV..
- Nguyễn Văn Vĩnh (chủ biên) (2007), Tập bài giảng Chính trị học, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội..
- Viện Khoa học pháp lý (2005), Thiết chế chính trị và bộ máy nhà nước một số nước trên thế giới, Nhà Xuất bản Tư pháp Hà Nội..
- Học viện chính trị - hành chính QG HC, Viện chính trị học (2012), Chính trị học só sánh từ cách tiếp cận hệ thống cấu trúc chức năng, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật..
- 12.Tống Đức Thảo (2014), Bộ máy nhà nước Cộng hòa Pháp mô hình tổ chức và hoạt động, NXB Chính trị Quốc gia..
- Phạm Quang Minh (2010), Tìm hiểu thể chế chính trị thế giới, NXB Chính trị - hành chính.