« Home « Kết quả tìm kiếm

Soạn bài Vi hành


Tóm tắt Xem thử

- Soạn bài: Vi hành.
- Soạn bài vi hành mẫu 1.
- Vi hành là truyện ngắn xuất sắc của Hồ Chí Minh, được viết bằng tiếng Pháp, đăng trên báo Nhân đạo - cơ quan của đảng Cộng sản Pháp - số ra ngày 19/02/1923.
- Tác giả đã tạo nên những tình huống nhầm lẫn, sử dụng hình thức viết thư và dùng giọng điệu mỉa mai, dí dỏm để thực hiệm ý đồ nghệ thuật của mình một cách rất thành công..
- Đôi trai gái xuống tàu, người kể chuyện nhớ về ngày ấu thơ, về câu chuyện vi hành của Vua Pie, vua Thuấn rồi liên hệ, bình luận về cuộc Vi hành mờ ám vì mục đích riêng của Khải Định.
- Tác giả cũng kể về sự nhầm lẫn của người Pháp, của chính quyền thực dân.
- Họ tưởng tác giả không biết tiếng Pháp nên đã bình luận rất vô tư về người mà họ tưởng là Khải Định.
- Đoạn này là lời bình luận của nhân vật người kể chuyện về cuộc “vi hành”.
- của Khải Định.
- Nhân vật tôi nhớ đến những ngày được nghe kể chuyện vi hành của các ông vua nổi tiếng vì dân vì nước trong lịch sử, rồi liên hệ, so sánh với chuyện vi hành của Khải Định.
- Tác giả đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo, đó là tình huống nhầm lẫn..
- Có rất nhiều sự nhầm lẫn: cặp trai gái đi trên tàu nhầm lầm tác giả với Khải Định, người dân Pháp nhầm tất cả những người da vàng mũi tẹt đều là Khải Định, chính quyền Pháp nhầm tác giả là Khải Định.
- Tác giả đã có những lời bình luận vô cùng thâm thúy về hành động vi hành của Khải Định bằng cách liên hệ, so sánh với các cuộc vi hành khác trong lịch sử.
- Vi hành vốn là một hành động đẹp của vua chúa thời xưa như chuyện vua Thuấn, vua Pie đã cải trang để đi vi hành với mục đích cao cả.
- Từ đó làm toát lên bản chất hành động vi hành của Khải Định.
- Đoạn văn “Cái vui nhất là…” đến “một vị hoàng đế” đã thể hiện thái độ của tác giả đối với chế độ mật thám của thực dân Pháp và tên vua Khải Định.
- Tác giả thấy xót xa cho dân tộc Việt Nam khi phải là quê hương của Khải Định...
- Tác giả còn vạch trần bộ mặt xảo trá của cả quan thầy Pháp và sự ươn hèn, bù nhìn của Khải Định bằng một giọng điệu trào phúng sâu cay.
- Tình huống nhầm lẫn rất khó tin và tác giả cũng không có ý định làm cho độc giả tin sự nhầm lẫn đó.
- Chọn hình thức bức thư, câu chuyện có vẻ khách quan, đồng thời tác giả có thể xen vào câu chuyện những lời bình luận một cách tự nhiên.
- Soạn bài Vi hành mẫu 2 2.1.
- Mục đích của việc viết Vi hành bằng tiếng Pháp.
- Lúc đó tác giả muốn vạch trần cho người dân Pháp biết những luận điệu lừa dối của giới cầm quyền Pháp đối với các nước thuộc địa.
- Nhờ hình thức thư, tác giả mới tạo ra được lối đối thoại hữu hiệu giữa tôi với cô em họ về những tình huống nhầm lẫn khôi hài của người Pháp với vị hoàng đế An Nam..
- Lần thứ nhất: người kể chuyện xưng tôi bị đôi trai gái người Pháp nhầm là hoàng đế An Nam.
- Nhờ sự nhầm lẫn này mà chân dung vị vua An Nam hiện lên.
- Lần thứ hai: Công chúng Pháp nhầm lẫn người da vàng với hoàng đế An Nam.
- Qua đó tác giả nhấn mạnh vai trò chính trị rẻ tiền của hắn..
- Nhờ các tình huống nhầm lẫn này mà chân dung vị hoàng đế An Nam hiện lên rõ nét..
- Tình huống không nhầm lẫn được tác giả mỉa mai cho là nhầm lẫn đả kích nhà cầm quyền Pháp:.
- Vai một người dân An Nam bình thường..
- Vì tôi là người đang vi hành xem xét mọi cảnh lố lăng kia..
- Ngụ ý của tác giả khi dùng khái niệm“Mẫu quốc”..
- Đề bài: Cảm nghĩ của anh (chị) sau khi đọc “Vi hành”..
- Vi Hành được xem là truyện ngắn tiên phong cho dòng văn chương hiện đại của Việt Nam ở thế kỉ XX.
- Tác phẩm mang tính đối thoại độc đáo, nghệ thuật châm biếm mỉa mai sâu sắc với sự kết hợp nhuần nhuyễn sắc thái hài hước của người phương Tây với lối trào phúng, mỉa mai của dân tộc một cách nhuần nhuyễn..
- Bản chất của văn chương là đối thoại.
- Bất kì một tác phẩm nào nếu không có khả năng đối thoại thì không thể tồn tại.
- Ngay lúc đang run rẩy hình thành hình hài trong tâm trí người sáng tạo, nó đã phải liên tục đối thoại với bậc sinh thành để chọn cho mình một hình thức, một phẩm chất.
- Khi ra đời, để tồn tại, nó lại phải liên tục đối thoại với bao thế hệ độc giả.
- Đặc tính đối thoại của văn bản đã mang lại cho văn chương sức mạnh này..
- Có nhiều cách để tạo tính đối thoại cho tác phẩm.
- Một trong những thành tựu cực kì vĩ đại của họ là miêu tả đối thoại.
- Bởi những sáng tác bậc thầy, bản thân việc miêu tả đối thoại phần nào cũng đã bao hàm được tính vấn đề.
- Nhờ thế, tính đối thoại của văn bản không ngừng được tăng thêm..
- Vi hành là truyện ngắn độc đáo của Nguyễn Ái Quốc.
- Đây là truyện được tác giả sử dụng khá nhiều đối thoại.
- Trong tổng số 92 dòng của văn bản (theo bản dịch in trong Văn học 12, NXB Giáo dục, 2001) thì đã có đến 39 dòng đối thoại.
- Mở đầu truyện là đối thoại:.
- Đây là đặc điểm tiêu biểu của đối thoại hiện đại, nhà văn xoá mờ dấu ấn chủ thể của thoại.
- Những đối thoại theo kiểu này gây được tác động trực tiếp đến người đọc bởi nó khiến họ băn khoăn về việc “ai nói” và “nói điều gì”..
- Hê-minh-uê có nhiều truyện ngắn được xây dựng trên đối thoại.
- Bản chất của đối thoại đã bao hàm tính vấn đề trong nó.
- Mở đầu Vi hành bằng đối thoại, Nguyễn Ái Quốc đã đặt ra sự tranh luận.
- Tranh luận về việc có phải hắn hay không? Vẻ mơ hồ trong đối thoại và trong cả đối tượng được đối thoại đã đưa phong cách tự sự của Nguyễn Ái Quốc lên ngang hàng những cây bút tự sự xuất sắc đương thời của thế giới.
- Vi hành được viết bằng tiếng Pháp, đăng trên báo Pháp vào 1923, thuở mà Hê-minh-uê sang Pháp tập tành sáng tác, theo đuổi nghiệp văn chương.
- Người viết Vi hành là để đả kích – châm biếm một ông vua An Nam bù nhìn, trơ trẽn và các nhà cái quyền Pháp xảo trá, ngoa ngôn.
- Và như thế, chỉ vẻn vẹn vài trang nhưng truyện ngắn Vi hành đã mang kích thước to lớn của những áng văn khơi nguồn.
- Tuy nhiên, thiết nghĩ cũng cần thừa nhận rằng, đối thoại của Vi hành không phải bỗng nhiên mà xuất hiện.
- Văn xuôi viết bằng chữ Hán của người Việt, từ xưa đã biết sử dụng đối thoại như một biện pháp nghệ thuật để khắc hoạ nhân vật, phản ánh thời đại và thể hiện tư tưởng của tác giả.
- Trước hết, truyện ngắn Vi hành được viết dưới dạng một bức thư.
- Đây là nét độc đáo nữa của Vi hành..
- Vi hành xuất hiện vào năm 1923, Một độc giả viết được in vào năm 1933.
- mà chỉ giữ lại yếu tố cơ bản nhất: đối thoại, Nguyễn Ái Quốc trong bức thư xung tôi đối thoại trực tiếp với cô em họ, “Đấy, cô em họ thân mến của tôi! Tôi đã thuật lại y nguyên câu chuyện giữa một đôi bạn trẻ ngồi cùng toa xe với tôi”..
- Qua sự xuất hiện của tôi – người kể chuyện trên – ta có thể xác định một số vị trí và đặc điểm của câu chuyện - một đôi bạn trẻ đối thoại với nhau về nhân vật hắn vắng mặt mà họ nhầm lẫn tôi chính là hắn, tôi kể lại chuyện ấy cho Cô em họ, không gian thực của truyện là trên một toa xe nhưng không gian ẩn thì lại bao trùm một không gian rộng lớn từ nước An Nam cho đến Pháp quốc.
- Qua đó ta thấy Vi hành đan lồng nhiều tầng đối thoại, đối thoại giữa đôi trai gái người Pháp và đối thoại giữa tôi và cô em họ người Nam.
- Đối thoại trước là đối thoại song phương (hai người cùng tham gia thoại), đối thoại sau là đối thoại đơn phương (không có lời của cô em họ).
- Với đặc điểm thư, Vi hành tạo.
- nên một đối thoại lớn hơn các kiểu đối thoại trên.
- Đó là đối thoại ngoài văn bản, đối thoại giữa tác giả và độc giả.
- Nếu ở các hình thức tự sự khác, đối thoại giữa văn bản và người đọc ít khi rơi vào đối thoại trực tiếp mà thường là dạng đối thoại ngầm thông qua việc thức tỉnh lương tri, trí tuệ của người đọc thì với hình thức thư, nhân vật tôi dễ đối thoại trực tiếp với người đọc.
- Người đọc khi tiếp xúc với văn bản sẽ nhập vai vào vị trí đối thoại thứ hai là bạn, đối thoại với tôi.
- Đối thoại của Vi hành, hầu hết được xây dựng theo lối tăng cấp.
- Bên cạnh đó, ở đối thoại tác giả còn sử dụng nhiều hình thức đặt câu hỏi theo lối khẳng định.
- Những kiểu đối thoại bằng câu hỏi này không nhằm hướng đến lời đáp mà ngầm hướng đến sự chấp thuận của đối tượng tham gia đối thoại.
- Ở đây, Nguyễn Ái Quốc đã tiến hành một cuộc đối thoại văn hoá ngoạn mục nhằm nêu bật vai hề rẻ tiền của Hoàng thượng An Nam: Ngài khoe của, Ngài đeo đầy đồ trang sức, những thứ mà người Pháp chỉ vin vào để nổi tiếng vào các thế kỷ trước như Mô-li-e hay Grăng-đê của Ban-dắc.
- Có khi đã gửi tuốt ở kho hành lí nhà ga, để đi chơi vi hành đấy”.
- Do vậy, Vi hành đan lồng nhiều kiểu giọng điệu, nhiều điểm nhìn bao quát, bao quát cả cái sự khôn ngoan mà đôi trai gái có vẻ hiểu biết kia tưởng chừng như đã tỏ tường hết, là điểm nhìn của tôi, người rất am hiểu tiếng Pháp và am hiểu mọi lẽ cao quý hay thấp hèn, đáng cười hay đang khóc, vinh nhục.
- Vi hành có hai lớp nhân vật.
- Đến đây ta thấy Vi hành đề xuất cuộc đối thoại lịch sử mang tầm quốc gia.
- Nhầm lẫn ở Vi hành được khai thác ở hai mặt đối lập:.
- Ở đây, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật đánh tráo để đối thoại với thực dân Pháp về hai vấn đề: vua bù nhìn và thân phận người chiến sĩ chân chính đấu tranh cho độc lập của nước nhà.
- Biện pháp đánh tráo lần thứ nhất được thực hiện khi một người bình thường, da vàng được tưởng là vua, “Đến nay, tất cả những ai ở Đông Dương có màu da trắng đều là những bậc khai hoá, thì bây giờ đến lượt tất cả những ai có màu da vàng đều trở thành hoàng đế ở Pháp” và lần đánh tráo thứ hai xảy ra lúc, vì nhà vua “vi hành” theo kiểu thường dân nên chính phủ bảo hộ phải phái các nhà chức trách theo “hộ giá”, “Cái vui nhất là ngay đến Chính phủ cũng chẳng nhận ra được khách thật của mình nữa, và để chắc chắn khỏi thất thố trong nhiệm vụ tiếp tân, Chính phủ bèn đối đãi với tất cả mọi người An Nam vào hàng vua chúa và phải tùy tùng đi hộ giá tuốt!”.
- Tất cả là do chuyện vi hành mà ra.
- Lợi dụng chuyện nhầm lẫn đó mà Nguyễn Ái Quốc đã giáng một đòn chí tử vào sự hèn hạ của một ông vua hề và và cả người đứng đầu đế quốc đang dương dương tự đắc với việc bảo hộ cho xứ man di An Nam, “Tôi không được rõ ý đồ nhà “vi hành” của chúng ta ra sao.
- Đến đây, đối thoại không còn là chuyện riêng tư giữa hai anh em nữa, không còn mang tính chất gia đình mà đã vượt sang địa phận quốc gia, dân tộc.
- Từ khung cảnh ấy tác giả gợi lại chuyện vua Thuấn, vua Pi-e.
- Đây cũng là phép đối thoại nữa của văn bản.
- Nếu đối thoại giữa vua An Nam và Tổng thống Pháp là kiểu đối thoại tương đồng: cả hai đều bịp bợm, thì đối thoại giữa vua An Nam và hai vị Thánh vương trên được đặt trong thế tương phản.
- Điểm giống nhau giữa họ là cải trang để vi hành.
- Vua An Nam thì không cải trang và việc vi hành của ông ta cũng là do đôi trai gái Pháp kia tự nghĩ ra mà thôi.
- Nếu Tôi - người chiến sĩ vì độc lập tự do cho dân tộc ấy trong mắt dân mẫu quốc là vua thì bất cứ ai vì dân tộc cũng sẽ là vua theo nghĩa vi hành chân chính..
- Tác giả chỉ sử dụng các cụm từ để định danh “hắn đấy” như sau: “đấng Hoàng thương” “anh vua”, “nhà vi hành”,.
- Những đại từ này gián tiếp nhắc đến ông vua An Nam chứ chưa một lần Vi hành gọi trực tiếp ra.
- Các nhà nghiên cứu theo khuynh hướng Xã hội học, đối chiếu thời điểm xuất hiện văn bản và thời điểm lịch sử cụ thể của Việt Nam để xác định vị vua vi hành ấy là Khải Định.
- Không đề cập đến một cái tên của một vị vua cụ thể nào, Vi hành sẽ là chuyện mang ý nghĩa đối thoại với cái xấu, thói ích kỉ, sự đồi bại của con người nói chung..
- Nhân Khải Định sang Pháp dự đấu xảo thuộc địa Mác-xây (1922), Nguyễn Ái Quốc viết Vi hành.
- Tác giả đã đề cập đến những vấn đề mang tầm quốc gia và nhân loại..
- Dưới hình thức thư, Vi hành là câu chuyện cười ra nước mắt của cảnh ngộ làm một người.
- Và nhờ đó, Vi hành sẽ trường tồn theo thời gian.