« Home « Kết quả tìm kiếm

Soạn Văn 9 bài Chương trình địa phương tổng kết phần văn bản nhật dụng VNEN


Tóm tắt Xem thử

- Soạn Văn 9 VNEN bài 26: Chương trình địa phương tổng kết phần văn bản nhật dụng.
- a) Chỉ ra từ ngữ địa phương trong câu chuyện..
- a) Từ ngữ địa phương trong câu chuyện: tui, răng mô..
- Luyện tập về chương trình địa phương Đọc đoạn trích và thực hiện yêu cầu:.
- (Thanh Hải, Một mùa xuân nho nhỏ) (1) Điền từ ngữ địa phương trong các đoạn trích trên và từ ngữ toàn dân tương ứng vào bảng sau:.
- Đoạn trích Từ ngữ địa phương Từ ngữ toàn dân tương ứng.
- 2) Có nên để cho nhân vật Thu trong truyện Chiếc lược ngà dùng từ ngữ toàn dân không? Tại sao?.
- Không nên để nhân vật Thu dùng từ ngữ toàn dân vì tuổi em còn nhỏ.
- Em chưa được đi nhiều, tiếp xúc và biết nhiều những từ ngữ địa phương nên ngôn ngữ của em vẫn đậm đà chất Nam Bộ - địa phương em sinh sống.
- Bên cạnh đó, việc dùng từ địa phương sẽ giúp cho cô bé trở nên đáng yêu và đậm chất Nam Bộ hơn..
- (3) Tại sao trong lời kể chuyện của tác giả cũng có những từ ngữ địa phương?.
- Vì bối cảnh câu chuyện là một vùng quê Nam Bộ với nhân vật là những con người thuộc vùng quê ấy nên việc trong lời kể chuyện của tác giả cũng có những từ ngữ địa phương giúp cho câu chuyện mang đậm sắc thái Nam Bộ hơn, trở nên gần gũi, chân thực hơn..
- Luyện tập về văn bản nhật dụng.
- a) Chương trình Ngữ văn THCS đã xác định rõ: “Khái niệm văn bản nhật dụng không phải là khái niệm thể loại, cũng không chỉ kiểu văn bản.
- Nó chỉ đề cập tới chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung văn bản mà thôi.”.
- Hãy cho biết thế nào là tính cập nhật của văn bản nhật dụng?.
- Tính cập nhật của văn bản nhật dụng là tính kịp thời trong việc đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống hằng ngày, cuộc sống hiện đại, thể hiện rõ ở chức năng, đề tài.
- Các đề tài có tính cập nhật đó là phải gắn với cuộc sống bức thiết hằng ngày, gắn với những vấn đề cơ bản của cộng đồng.
- b) Hoàn thiện bảng sau về các văn bản nhật dụng đã học trong chương trình Ngữ văn THCS:.
- Lớp Tên văn bản Nội dung chính Thể loại.
- Mẹ tôi Vai trò của người phụ.
- a) Phân tích ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò trong bài thơ cùng tên của Chế Lan Viên..
- Đoạn 1: Qua những lời ru quen thuộc, thắm thiết của mẹ, hình ảnh “con cò” đã đến với tâm hồn tuổi ấu thơ một cách vô thức.
- Những câu ca dao thể hiện ý nghĩa phong phú của biểu tượng con cò: đó là hình ảnh bình dị đặc trưng của làng quê Việt Nam..
- Đoạn 2: Con cò trở thành biểu tượng của lòng mẹ bền bỉ, dịu dàng với con..
- b) Nêu ý nghĩa của các hình ảnh ẩn dụ: mặt trời, vầng trăng, tràng hoa trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương..
- Hình ảnh mặt trời: “mặt trời trong lăng” là hình ảnh ẩn dụ đầy sáng tạo ngầm chỉ Bác Hồ kính yêu.
- Thông qua hình ảnh ẩn dụ đó, tác giả vừa ca ngợi sự vĩ đại, vừa thể hiện lòng kính yêu của nhân dân đối với Bác..
- Hình ảnh vầng trăng: “vầng trăng sáng dịu hiền” là hình ảnh ẩn dụ cho tâm hồn sáng trong, thanh cao, đẹp đẽ và cao cả của Bác.
- Đồng thời hình ảnh vầng trăng còn gợi ta nhớ đến những bài thơ tràn ngập ánh trăng của Người..
- Hình ảnh tràng hoa đã trở thành hình ảnh ẩn dụ cho tấm lòng, cho sự kính yêu, niềm ngưỡng vọng lãnh tụ.
- c) Phân tích những từ ngữ, hình ảnh thể hiện sự cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh về những chuyển biến của đất trời lúc giao mùa trong bài Sang thu..
- là một cách nói mơ hồ thể hiện một sự nhạy cảm đầy tinh tế của tác giả..
- Hình ảnh Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu là một sự liên tưởng thú vị - một hình ảnh đầy chất thơ của tác giả.
- được sử dụng hết sức tinh tế và đắt giá để gợi ra hình ảnh đám mây như đang mải mê lấn sang màu thu nhưng vẫn còn chút gì đó vấn vương mùa hạ.
- Hình ảnh “đám mây” vắt ngang trên bầu trời tựa như một cây cầu bắc ngang hai bến hạ - thu..
- Tìm 3 – 5 câu ca dao có sử dụng từ ngữ địa phương.
- Gạch dưới những từ ngữ địa phương đó và chuyển sang từ ngữ toàn dân tương ứng..
- Đề 2: Vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ Mây và sóng của Ta – go..
- Đề 3: Phân tích hình ảnh bếp lửa trong bài thơ cùng tên của Bằng Việt..
- Với nhà thơ Xuân Quỳnh, cái dư âm ấy là “Tiếng gà trưa”, với tác giả Tế Hanh, dư âm ấy lại là dòng sông quê êm ả.
- Còn đối với nhà thơ Bằng Việt, lắng đọng sâu xa trong tâm khảm của ông chính là hình ảnh bếp lửa đơn sơ mà thân thuộc, gắn liền với những kỉ niệm xúc động về người bà yêu dấu..
- Từ hình ảnh khó quên ấy của tuổi thơ, Bằng Việt đã viết nên bài thơ “Bếp lửa”.
- Hình ảnh bếp lửa đã khơi nguồn cho dòng hồi tưởng, cảm xúc về bà của tác giả:.
- Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa..
- Tác giả nói “một bếp lửa” là nhắc đến một điều rất riêng tư đã khắc sâu một dấu ấn không bao giờ phai mờ trong kí ức của mình.
- Bếp lửa là một hình ảnh rất thân thuộc, gần gũi với mỗi gia đình Việt.
- Ba tiếng “một bếp lửa” được nhắc lại hai lần, trở thành điệp khúc mở đầu bài thơ với giọng điệu sâu lắng, như gợi lên dòng cảm xúc nghẹn ngào đang trào dâng trong lòng tác giả.
- Hình ảnh “Bếp lửa chờn vờn sương sớm” gợi tả một bếp lửa có thật, được cảm nhận bằng thị giác, ẩn hiện trong làn sương sớm mờ ảo.
- Đó là một hình ảnh rất thực và đẹp, một vẻ đẹp lung linh nhưng vẫn rất gần gũi.
- “Bếp lửa ấp iu nồng đượm” gợi lên sự thân thương, ấp ủ.
- Từ láy “ấp iu” gợi bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm lửa, lại rất chính xác với công việc nhóm bếp cụ thể.
- Hình ảnh bếp lửa đã đánh thức rất tự nhiên dòng hồi tưởng của cháu về bà: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”.
- Cụm từ “biết mấy nắng mưa” gợi lên cuộc sống lam lũ, vất vả, cực nhọc của người bà.
- Đọng lại trong lòng người đọc chính là chữ “thương” đầy sự thấu hiểu và biết ơn của người cháu.
- Ba câu thơ mở đầu đã diễn tả cảm xúc đang dâng lên cùng với những kí ức, hồi tưởng của tác giả về bếp lửa, về bà, là sự khái quát tình cảm của người cháu với cuộc đời lam lũ của người bà..
- Hình ảnh bếp lửa luôn gắn liền với hình ảnh người bà cùng những kỉ niệm khó phai của tuổi thơ tác giả.
- Đứa trẻ đã sớm có ý thức tự lập và phải sống trong sự cưu mang của người bà.
- Tiếp theo là những kỉ niệm suốt tám năm cháu ở cùng bà.
- Vẫn là hình ảnh bếp lửa thân thuộc ấy gắn liền với hình ảnh người bà và theo suốt tuổi thơ:.
- Những hình ảnh của quá khứ hiện về thật sống động, tất cả như đang diễn ra ngay trước mắt người cháu.
- Khi nhớ về những kỉ niệm, dòng hổi tưởng của tác giả gắn với âm thanh của tiếng chim tu hú – âm thanh quen thuộc của chốn đồng quê mỗi dịp hè về.
- Các từ ngữ “bà bảo”, “bà dạy”, “bà chăm” diễn tả một cách sâu sắc và thấm thía tấm lòng đôn hậu, yêu thương của người bà với đứa cháu nhỏ.
- Trong hoàn cảnh ấy, hình ảnh người bà hiện lên lại càng sáng rõ những phẩm chất cao quý, trở thành hậu phương vững chắc để người công tác xa được yên lòng:.
- Trong suốt hành trình của tuổi thơ, những kỉ niệm về người bà luôn gắn liền với hình ảnh bếp lửa.
- Bếp lửa gắn với cái “đói mòn đói mỏi”, với cuộc sống khó khăn của hai bà cháu, gắn liền với tình yêu thương cao cả của bà.
- Và từ đây, bếp lửa đã trở thành một biểu tượng:.
- Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng….
- Từ hình ảnh bếp lửa cụ thể ở câu trên, tác giả chuyển thành hình ảnh ngọn lửa trong lòng bà.
- “Ngọn lửa” ấy mang ý nghĩa ẩn dụ, biểu tượng cho sức sống, cho tình thương, cho niềm tin của bà trong cuộc sống của hai bà cháu, của gia đình và của cả dân tộc.
- “Ngọn lửa” là biểu tượng của sự sống muôn đời bất diệt, không chỉ riêng bà mà còn của cả toàn dân tộc ta.
- Từ hình ảnh bếp lửa cụ thể, bài thơ đã gợi đến ngọn lửa với ý nghĩa trừu tượng, khái quát.
- Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa – ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp..
- Từ những hồi tưởng về kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà, người cháu đã suy ngẫm về bà, về hình ảnh bếp lửa:.
- Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi.
- Và hình ảnh nhọc nhằn, vất vả ấy của bà vân luôn gắn liền với hình ranh bếp lửa.
- Cuối cùng bà “nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ” để giáo dục, thức tỉnh, truyền cho cháu niềm tin và mơ ước để mai sau khôn lớn nên người..
- Ở đây, người bà không chỉ là biểu tượng của người “nhóm lửa”, “giữ lửa” mà còn là biểu tượng cho thế hệ cha anh “truyền lửa.
- Trong tâm trí nhà thơ, bếp lửa và bà là những gì tuy thật bình dị, song ẩn giấu điều cao quý thiêng liêng..
- Cảm xúc dâng trào, tác giả đã phải thốt lên: “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa.
- Hình ảnh bà và hình ảnh bếp lửa sáng đẹp lung linh trong tâm hồn nhà thơ..
- Từ những suy ngẫm về cuộc đời bà và bếp lửa, bài thơ khép lai bằng những dòng tự bạch của người cháu đi xa khi đã trưởng thành:.
- Khoảng cách về không gian, thời gian và cả khoảng cách về sự văn minh, hiện địa cũng chẳng thể khiến người cháu lãng quên đi ánh sáng và hơi ấm từ bếp lửa cùng tình thương của bà.
- Hình ảnh bếp lửa “ấp iu nồng đượm” cùng tình thương sâu sắc của bà chính là những cội nguồn nuôi.
- dưỡng tâm hồn của nhà thơ.
- Hình ảnh bếp lửa ấy sẽ luôn khắc khoải, luôn cháy mãi không chỉ trong lòng tác giả, trong lòng người đọc và còn trong cả những trang thơ của văn học Việt Nam..
- Sưu tầm một số truyện cười có nội dung liên quan đến các sử dụng từ ngữ địa phương.
- Ghi lại những từ ngữ địa phương trong các truyện đó và chuyển sang từ ngữ toàn dân tương ứng..
- Trao đổi về những vấn đề có tính thời sự trong nhà trường hiện nay có thể làm đề tài để viết một văn bản nhật dụng.