« Home « Kết quả tìm kiếm

Sự chuyển dịch về quy mô và sử dụng đất đai của nông hộ tại huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ


Tóm tắt Xem thử

- SỰ CHUYỂN DỊCH VỀ QUY MÔ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN THỚI LAI, THÀNH PHỐ CẦN THƠ.
- Nông hộ, nông nghiệp, phi nông nghiệp, Sự chuyển dịch, sử dụng đất đai.
- Nghiên cứu nhằm đánh giá sự thay đổi về qui mô và sử dụng đất đai của nông hộ cũng như thực trạng quản lý sử dụng đất nông nghiệp của huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ giai đoạn bao gồm: sự thay đổi về sử dụng đất, hiệu quả sử dụng đất.
- sự chuyển dịch nghề và qui mô đất đai của nông hộ trong nông thôn.
- Kết quả nghiên cứu về cơ cấu sử dụng đất theo các loại hình sử dụng đất từ năm 2010-2015 của huyện Thới Lai cho thấy nhóm đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, có xu thế giảm (89,5% năm 2015 so với 91,8%.
- năm 2010), trong khi đất phi nông nghiệp tăng (9,0% năm 2015 so với 7,2%.
- Số hộ nông nghiệp đã giảm trong 5 năm vì có sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang các ngành nghề khác do quá trình đô thị hóa của thành phố đang diễn ra mạnh mẽ.
- Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có sự phân tầng rõ rệt về qui mô sở hữu đất đai của nông hộ, nhóm hộ có diện tích trung bình 0,8 - 1,5 ha chiếm đa số..
- Sự chuyển dịch về quy mô và sử dụng đất đai của nông hộ tại huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ.
- Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá và cũng là tư liệu sản xuất nông nghiệp chủ yếu.
- của các quốc gia nông nghiệp.
- Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 2013 cũng đã quy định: “Đất đai là tài nguyên đặc biệt.
- Đất đai càng trở nên quan trọng hơn cùng với sự phát triển của xã hội, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng tăng về lương thực, thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa xã hội đòi hỏi nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng, làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất cho nông nghiệp (Dương Ngọc Thành và ctv., 2015)..
- Luật Đất đai năm 2013 quy định “Nguyên tắc sử dụng đất đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất” là căn cứ quan trọng để các cấp, các ngành ở địa phương tiến hành tổ chức triển khai thực hiện công tác định hướng, quản lý và sử dụng đất đai hiệu quả (Quốc Hội, 2013b).
- Mặt khác, Luật Đất đai năm 2013 cũng quy định về mức hạn điền cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là không quá 3 ha.
- Điều này có ảnh hưởng đến quy mô đất đai sản xuất của nông dân, hạn chế việc tích tụ đất đai, diện tích sản xuất nhỏ lẻ, manh mún.
- Thới Lai là huyện thuần nông nghiệp của thành phố Cần Thơ.
- Trong quá trình thành lập mới của huyện, quá trình đô thị hóa của thành phố, cũng như việc chuyển đổi về kinh tế-xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế, xây dựng nông thôn mới có tác động rất lớn đến quản lý và sử dụng đất đai của địa phương, cũng như ảnh hưởng đến quy mô và sự sử dụng đất đai của nông hộ (UBND huyện Thới Lai, 2010.
- Ở nông thôn, đất đai là tài sản quan trọng nhất gắn liền với tình trạng kinh tế của nông hộ, hộ nghèo đi đôi với ít đất hay không đất, hộ khá giàu có nhiều đất hơn.
- Một số câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu này là: Sự thay đổi về sử dụng đất cho nông nghiệp của huyện Thới Lai thế nào?, hiệu quả sử dụng đất của địa.
- phương ra sao?, có sự chuyển dịch lao động nghề trong nông thôn không?, và thay đổi về quy mô đất đai của hộ dân trong nông thôn thế nào? Nghiên cứu này mang tính tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo, cũng như vấn đề tăng thu nhập, giảm nghèo nông thôn, đặc biệt cho một bộ phận khá lớn nông hộ nghèo, hộ ít đất..
- Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (participatory rural appraisal – PRA) (Nguyễn Duy Cần và Vromant, 2009), bao gồm các công cụ:.
- Nghiên cứu cũng sử dụng bộ số liệu điều tra 252 nông hộ tại 5 xã của huyện Thới Lai năm 2015, bao gồm: Xã Định Môn, Đông Thuận, Đông Bình, Trường Xuân (mỗi xã 50 hộ) và Thới Tân (52 hộ), (Dương Ngọc Thành và ctv., 2015).
- Phỏng vấn người am hiểu và cán bộ lãnh đạo địa phương, bao gồm: cấp ủy lãnh đạo địa phương (huyện và xã), Phòng Kinh tế hạ tầng huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trạm Khuyến nông, Hội Nông dân của huyện Thới Lai, với tổng số 15 thành viên..
- Các phân tích định tính được thực hiện cho các thông tin khảo sát PRA, phân tầng các nhóm hộ theo qui mô đất đai được áp dụng theo tháp phân tầng xã hội (Đỗ Thiên Kính, 2002.
- 3.1 Tình hình quản lý sử dụng đất của huyện Thới Lai giai đoạn .
- Quản lý đất đai của huyện Thới Lai được thực hiện thông qua việc thống kê đất đai hàng năm theo hướng dẫn Thông tư 08/2007/TT-BTNMT, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất của ngành nông nghiệp và thành phố (UBND thành phố Cần Thơ, 2013.
- đất đai năm 2015 của huyện Thới Lai (Chi cục Thống kê Thới Lai, 2016) có tổng diện tích tự nhiên theo đơn vị hành chính của huyện là 26.693 ha với tổng diện tích đất nông nghiệp là 23.268 ha (chiếm 87,2.
- diện tích là đất nông nghiệp (Bảng 1).
- đất nông nghiệp.
- Nhìn chung, diện tích đất sử dụng cho nông nghiệp chiếm đa số của hầu hết các đơn vị hành chánh ở huyện, và sản xuất nông nghiệp đóng vai trò chủ chốt của kinh tế địa phương..
- Hình 1: Bản đồ huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ và vị trí 5 xã khảo sát (Chú thích: [1] Định Môn, [2] Đông Thuận, [3] Đông Bình, [4] Trường Xuân, [5] Thới Tân) Bảng 1: Diện tích đất đai các đơn vị hành chính huyện Thới Lai năm 2015.
- chánh (xã) Diện tích tự nhiên (ha) Đất nông nghiệp.
- Môi trường, Trung tâm Phát triển Quỹ đất huyện Thới Lai) cho thấy diện tích đất nông nghiệp có sự thay đổi khá nhiều trong giai đoạn 2010-2015..
- Kết quả Bảng 2 chỉ ra sự biến động sử dụng đất năm đất sản xuất nông nghiệp tăng chủ yếu là đất trồng lúa và cây lâu năm (cây ăn trái) từ việc giảm đất cây hàng năm khác (rau màu).
- Bảng 2: Biến động sử dụng đất của huyện Thới Lai 2010- 2015.
- STT Sử dụng đất Mã Diện tích.
- 2 Nhóm đất nông nghiệp NNP .
- Đất sản xuất nông nghiệp SXN .
- 3 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN .
- Đất phi nông nghiệp khác PNK 8 -8.
- Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thới Lai, 2015 Kết quả từ điều tra phỏng vấn KIP cũng cho thấy rằng nguyên nhân của sự thay đổi lớn về các diện tích này không chỉ do việc thực hiện các dự án có thu hồi đất mà còn nhiều lý do khác như: thay đổi loại đất do người dân tự chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển mục đích trong nhóm đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trong tiến trình phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn hay thay đổi do sai lệch diện tích giữa 2 kỳ kiểm kê đất đai 2010 và 2015..
- 3.2 Hiệu quả sử dụng đất.
- Hiệu quả sử dụng đất được đánh giá thông qua phân tích hiệu quả tài chính của các mô hình sử dụng đất năm 2015.
- hình canh tác (mô hình sử dụng đất) được trình bày ở Bảng 3 cho thấy giá trị sản xuất của hầu hết các loại hình sử dụng đất đều rất cao, tổng thu trên 50 triệu đồng/ha/năm.
- Kết quả phân tích cho thấy không có sự khác biệt rõ ràng giữa qui mô đất đai của nông hộ với kiểu sử dụng đất.
- Tuy nhiên, ở nhóm hộ ít đất có xu hướng sử dụng đất chủ yếu để làm các mô hình chuyên canh rau màu, chuyên trồng cây ăn trái, trong khi các hộ có nhiều đất hơn thường sử dụng đất cho các mô hình canh tác kết hợp với lúa, hay mô hình canh tác lúa 3 vụ/năm..
- Bảng 3: Hiệu quả tài chính của một số mô hình sử dụng đất năm 2015.
- Nếu như các hộ nuôi cá hoàn toàn sử dụng thức ăn công nghiệp thì lãi thuần của hộ thường bằng không hoặc bị lỗ, nên ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ nuôi..
- Hiệu quả sử dụng đất có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương..
- Năm 2015, tổng lao động đang làm việc trong nông nghiệp của huyện là 49.207 người (chiếm 80,26%) tạo ra 55,69% GDP.
- Điều này cho thấy sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm lĩnh vai trò trụ cột trong phát triển kinh tế địa phương.
- Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra cho phát triển nông nghiệp trong giai đoạn tới là nâng cao giá trị sản xuất, chủ động kết hợp giữa nông, công nghiệp và thương mại, dịch vụ - du lịch nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế giảm dần lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp theo kế hoạch phát triển của huyện (Sở Nông nghiệp và PTNT thành phố Cần Thơ, 2015.
- UBND huyện Thới Lai, 2015)..
- Kết quả báo cáo kinh tế-xã hội của UBND huyện năm 2015, cho thấy quỹ đất của huyện đang được khai thác sử dụng ngày càng hiệu quả.
- Hiện trạng mức độ đô thị hoá của huyện đang diễn ra nhưng chưa cao và có các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sử dụng đất.
- Trong tương lai cùng với quá trình đô thị hoá mạnh mẽ của thành phố Cần Thơ, với các khu công nghiệp - TTCN, thương mại – dịch vụ đã và đang tăng tốc phát triển nên nhu cầu về đời sống kết hợp với sự gia tăng dân số sẽ gây áp lực không nhỏ lên tài nguyên đất đai và môi.
- Do đó, yêu cầu cấp thiết hiện nay và trong tương lai là phải khai thác sử dụng quỹ đất hợp lý, kết hợp với bảo vệ môi trường sinh thái ở địa phương nói riêng và của thành phố nói chung (Sở Nông nghiệp &.
- Kết quả phỏng vấn nhóm (FGD) và người am hiểu/chuyên gia (KIP) đã nhận định có hai vấn đề quan tâm của sử dụng đất nông nghiệp của huyện Thới Lai:.
- Sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản được coi là một thế mạnh của huyện, nhưng việc thâm canh tăng vụ trên đất sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản đã sử dụng nhiều hoá chất, thức ăn công nghiệp, phân bón vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật ngày càng tăng, có nguy cơ ô nhiễm môi trường đất nước..
- Hình 2 trình bày sự phân bố nhóm hộ theo nghề nông thôn ở năm 2010 và 2015 cho thấy số hộ làm nông nghiệp giảm trong 5 năm qua do sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp và các ngành nghề khác theo định hướng cơ cấu chung của thành phố Cần Thơ là công nghiệp, thương mại-dịch vụ và nông nghiệp (Sở Nông nghiệp và PTNT thành phố Cần Thơ, 2015).
- Số hộ làm nông nghiệp của huyện đã giảm trong 5 năm qua còn có một lý do khách quan khác là tiến trình đô thị hóa tại Cần Thơ nói chung và huyện Thới Lai nói riêng đang diễn ra kéo theo sự di cư của các hộ dân ra thành phố, bán đất nông nghiệp và chuyển đổi nghề nghiệp khác (Dương Ngọc Thành và ctv., 2015)..
- Nông nghiệp.
- Kết quả từ phỏng vấn nhóm cũng cho biết có sự chuyển đổi ngành nghề từ hộ làm nông nghiệp sang làm việc ở các lĩnh vực phi nông nghiệp như buôn bán, làm thợ, làm công nhân hoặc các dịch vụ khác tại địa phương.
- Đây cũng là lý do số hộ không đất và hộ phi nông nghiệp tăng lên trong 5 năm qua tại huyện Thới Lai, cũng là xu hướng chung của các huyện ngoại thành thành phố Cần Thơ hiện tại cũng như về lâu dài..
- 3.4 Sự thay đổi qui mô đất đai nông hộ ở huyện Thới Lai giai đoạn .
- Điều này có thể do quá trình tích tụ đất đai trong nông thôn huyện Thới Lai đang diễn ra.
- Theo số liệu điều tra năm 2015 tại 5 xã của huyện cho thấy sự biến động đất đai giữa các nhóm hộ diễn ra trong huyện Thới Lai là do quá trình chuyển nhượng đất đai giữa các nông hộ với nhau.
- Mặc dù quy mô chuyển nhượng đất đai trong giai đoạn 2010-2015 không lớn, tỉ lệ phần trăm và số hộ chuyển nhượng đất trong giai đoạn 5 năm 2010-2015 dao động từ 0,7% đến 2,5%..
- Bảng 4: Biến động của các nhóm hộ theo qui mô đất đai ở huyện Thới Lai giai đoạn 2010-2015 Nhóm hộ 2010 (tỷ lệ.
- tăng của nhóm hộ có nhiều đất (>1,5 ha) một khi có sự tích tụ đất đai.
- Trong nghiên cứu này, sự phân tầng về diện tích sở hữu đất đai của nông hộ có liên đới mật thiết với tình trạng giàu nghèo trong nông thôn.
- Thêm nữa, đa số hộ ít đất tại huyện Thới Lai đều không có nghề khác ngoài làm nông nghiệp, do từ trước đến nay việc làm của họ chủ yếu là làm nông nghiệp và theo mùa vụ, đôi khi không có việc làm do hết mùa vụ hoặc mùa lũ.
- Thiếu việc làm ngoài nông nghiệp (phi nông nghiệp) do trình độ học vấn thấp, tay nghề thiếu nên họ gặp khó khăn để tìm được công việc khác có thu nhập cao hơn (Dương Ngọc Thành và ctv., 2015).
- 3.5 Những hạn chế trong quản lý sử dụng đất theo nhận thức của người dân.
- Thới Lai là huyện nông nghiệp đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất, đặc biệt từ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp có nhiều phức tạp, có nơi còn mang tính tự phát, chưa theo quy hoạch, quá trình quản lý và sử dụng đất đai còn nhiều hạn chế.
- Hình 3: Những hạn chế về quản lý đất đai theo nhận thức của người dân Nguồn: Xử lý số liệu điều tra 252 hộ năm 2015 (Dương Ngọc Thành và ctv., 2015).
- Hệ thống chính sách, pháp luật về đất đai luôn được quan tâm đổi mới và áp dụng tại địa phương, song phần nào vẫn chưa đáp ứng kịp những đòi hỏi của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nông dân cho rằng chưa thật sự phù hợp trong chính sách đất đai, giải quyết tranh chấp của địa phương (45,6% hộ nhận định).
- Điều này ảnh hưởng đến quyền sở hữu đất đai của một số nông hộ..
- Trong nghiên cứu này, theo nhận thức của người dân việc khắc phục, cải thiện các tồn tại trong quản lý đất đai là rất cần thiết, vì nó có thể ảnh hưởng gián tiếp đến sự sử dụng đất của địa phương.
- Do vậy, để việc quản lý sử dụng đất đai hiệu quả hơn, người dân cho rằng công tác đo đạc.
- cần được cập nhật kịp thời, việc cấp phát giấy tờ đất đai cần nhanh chóng.
- Huyện Thới Lai của thành phố Cần Thơ là huyện thuần nông, diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn (chiếm 87,2% năm 2015).
- Trong đề án tái cơ cấu nông nghiệp của huyện cho thấy có sự thay đổi khá rõ về sử dụng đất nông nghiệp trong 5 năm qua.
- Hiệu quả sử dụng đất ở cấp độ toàn huyện cho giá trị kinh tế đáng ghi nhận, đóng góp đáng kể vào GDP để phát triển kinh tế địa phương.
- Kết quả điều tra nông hộ đối với các mô hình sử dụng đất đều cho thấy hiệu quả tài chính khá cao, mang lại hiệu quả sử dụng đất cho các nhóm nông hộ..
- Có sự chuyển dịch lao động nghề trên địa bàn nghiên cứu trong giai đoạn hộ phi nông nghiệp có xu hướng tăng (7,15% năm 2010 so với 8,99% năm 2015), trong khi hộ làm nông.
- Hạn chế về quản lý đất đai theo nhận thức của người dân.
- Qui mô đất đai của nông hộ trong 5 năm qua có sự thay đổi theo su hướng tỷ lệ hộ không đất và hộ nhiều đất có xu hướng tăng lên, trong khi tỷ lệ hộ ít đất và đất trung bình có xu hướng giảm xuống.
- Qui mô sở hữu đất đai ở tầng lớp hộ không đất, ít đất và nhiều đất chiếm tỷ lệ nhỏ, trong khi tầng lớp hộ có diện tích đất trung bình chiếm đa số.
- Sự phân tầng về sở hữu đất đai của nông hộ liên quan chặt chẽ với tình trạng giàu nghèo của nông hộ tại địa bàn nghiên cứu..
- Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày của Chính phủ về “Quản lý và sử dụng đất trồng lúa”..
- Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 04/5/2013 của Chính phủ về “Quy hoạch sử dụng đất đai đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 05 năm của thành phố Cần Thơ”.
- Kỷ yếu hội thảo “Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp sau những năm đổi mới vùng ven biển ĐBSCL UBND thành phố Cần Thơ, 25-36..
- Tích tụ đất đai và hiệu quả kinh tế theo quy mô đất đai trong nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long: Trường hợp nghiên cứu ở tỉnh An Giang.
- Sách chuyên khảo, Nhà xuất bản Nông nghiệp.
- Luật đất đai năm 2013.
- UBND huyện Thới Lai, 2010.
- UBND huyện Thới Lai, 2015.
- Công văn số 3625/UBND-KT ngày 07/8/2013 của UBND thành phố Cần Thơ về “chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm cho 9 quận và huyện của TP..
- Quyết định số 791/QĐ-UBND ngày 17 tháng 3 năm 2014 của UBND thành phố Cần Thơ về việc phê duyệt Đề cương “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm của huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ”.