« Home « Kết quả tìm kiếm

Sự đa dạng sử dụng đất trên bờ bao hệ thống luân canh tôm-lúa vùng nước lợ: Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Sóc Trăng


Tóm tắt Xem thử

- DOI:10.22144/ctu.jvn.2017.164 SỰ ĐA DẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN BỜ BAO HỆ THỐNG LUÂN CANH TÔM-LÚA VÙNG NƯỚC LỢ: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI TỈNH SÓC TRĂNG.
- Nghiên cứu đa dạng sử dụng tài nguyên đất bờ bao hệ thống luân canh tôm- lúa tại vùng nước lợ nhằm giúp nông dân đa dạng các nguồn thu nhập, hạn chế rủi ro cho sản xuất nông nghiệp và thích ứng với sự thay đổi bất thường của thời tiết.
- Nghiên cứu đã bố trí thí nghiệm trồng cây cao lương (sorghum bicolor) và trồng cỏ voi (Pennisetum purpureum) kết hợp chăn nuôi bò trong nông hộ.
- Đồng thời, nghiên cứu cũng ghi chép sổ nhật ký 14 nông hộ tham gia nghiên cứu và phỏng vấn trực tiếp 61 nông dân trồng hoa màu, trồng cỏ kết hợp chăn nuôi bò bằng bảng câu hỏi được soạn sẵn.
- Sự đa dạng sử dụng đất trên bờ bao hệ thống luân canh tôm- lúa vùng nước lợ: Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Sóc Trăng.
- Sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên trong nông hộ được xem là một trong những giải pháp để nâng cao thu nhập và ổn định đời sống sinh kế của người dân tại các vùng nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung và người dân ở các vùng ven biển sử dụng nước mưa và nước nhiễm mặn nói riêng.
- Trong đó, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai và nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp (SXNN) không những làm tăng lợi nhuận cho nông dân, mà còn là giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu và tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở các địa phương đang thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới (NTM) của Chính phủ hiện nay (UBND huyện Mỹ Xuyên, 2015).
- Tuy nhiên, thu nhập của nông hộ thực hiện hệ thống tôm-lúa không ổn định do rủi ro trong nuôi tôm luôn ở mức cao, sản xuất các loại cây trồng khác còn nhiều hạn chế và chưa đa dạng được các nguồn thu nhập (Võ Văn Hà và ctv., 2016).
- Sự đa dạng các hoạt động sản xuất và nguồn thu nhập trong nông hộ góp phần giảm thiểu các rủi ro cho hệ thống canh tác hiện tại, đồng thời tạo thêm các dịch vụ hỗ trợ khác cho sự chuyển dịch các mô hình canh tác mới (Van Vo et al., 2013).
- Nghiên cứu này nhằm tận dụng nước mưa và ẩm độ đất để trồng các loại cây hoa màu, cây lương thực hoặc trồng cỏ phục vụ chăn nuôi bò trên diện tích bờ bao để đa dạng các nguồn thu nhập nông hộ và là giải pháp thích ứng với các thảm hoạ thiên tai hiện nay.
- Một trong những giải pháp được đề xuất là đánh giá sự đa dạng sử dụng đất trên bờ bao trong hệ thống tôm – lúa, với các mục tiêu cụ thể là: (1) Trồng thử nghiệm cây cao lương, trồng cỏ voi để nuôi bò và kết hợp đánh giá đặc tính thích nghi của đất trên bờ bao.
- (2) Phân tích hiệu quả tài chính các mô hình trồng màu kết hợp.
- 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Thí nghiệm trồng hoa màu và cỏ trên bờ bao.
- Người dân có thể tận dụng nguồn nước mưa và ẩm độ trong đất để trồng các loại hoa màu trên bờ bao trong mùa mưa, nhưng hoạt động trồng cỏ để chăn nuôi bò thì diễn ra quanh năm..
- Thí nghiệm được thực hiện trên 2 nhóm nông hộ khác nhau để có cơ sở so sánh và đánh giá kết quả nghiên cứu.
- Nhóm hộ tham gia mô hình thử nghiệm là những nông dân sẵn sàng áp dụng kỹ thuật mới, có kinh nghiệm canh tác tốt, điều kiện đất đai và phương tiện sản xuất phù hợp để làm thí nghiệm (gồm 6 hộ) với các tiêu chí như: có sử dụng ao trữ nước trong nuôi tôm và trồng lúa, trên bờ bao bố trí được thí nghiệm trồng cây cao lương và cỏ voi kết hợp chăn nuôi bò sinh sản.
- Nhóm hộ đối chứng là những nông dân có điều kiện đất đai và phương tiện sản xuất phù hợp, nhưng chưa sẵn sàng ứng dụng kỹ thuật mới mà thích làm theo cách truyền thống của người dân (14 hộ), với tiêu chí là có nuôi tôm, trồng lúa và trên bờ bao trồng các loại cây hoa màu..
- Thí nghiệm mô hình trồng cỏ kết hợp nuôi bò được tiến hành như sau: cỏ voi được nông dân trồng ở một năm trước đó, hàng tháng tiến hành thu mẫu cỏ cố định trên diện tích 2 m 2 đất bờ bao ở 3 nông hộ đang trồng cỏ và chăn nuôi bò (3 hộ này nằm trong 6 nông hộ được chọn làm thí nghiệm)..
- Việc trồng cỏ trên bờ bao được ghi nhận trong suốt quá trình thử.
- Ghi chép sổ nhật ký nông hộ được tiến hành ở 14 nông hộ được chọn làm đối chứng, với các chỉ tiêu như sau: mỗi nông hộ tham gia sẽ được cấp 1 quyển sổ ghi chép các hoạt động trồng màu trên bờ bao trong một năm.
- Các số liệu về hoạt động trồng màu của nông hộ được cập nhật 2 tuần/lần bởi nhóm nghiên cứu, nhằm ghi nhận các chi phí đầu tư (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nhiên liệu tưới nước), công lao động chăm sóc, năng suất thu hoạch và giá bán sản phẩm ở các lần thu hoạch..
- Đất trên bờ bao trồng cây cao lương được lấy mẫu phân tích ở các thời điểm trước khi gieo trồng, trong quá trình canh tác (sau khi trồng được 60 ngày) và lúa thu hoạch (120 ngày sau khi trồng)..
- 2.2 Phỏng vấn nông hộ.
- Phỏng vấn nông hộ cũng nhằm mục đích đánh giá ý kiến của người dân về hiệu quả kinh tế và sự đa dạng sử dụng đất trên bờ bao ruộng tôm- lúa, đồng thời cũng được sử dụng thẩm định lại các số liệu thu được từ thí nghiệm và sổ nhật ký nông hộ năm 2014.
- Phỏng vấn nông hộ được thực hiện trong năm 2016, với tổng số mẫu là 61 hộ đang thực hiện hệ thống luân canh tôm-lúa, trên bờ bao có trồng các loại hoa màu hoặc trồng cỏ chăn nuôi bò trong địa bàn xã Hòa Tú 1, huyện Mỹ Xuyên..
- và (4) Đánh giá các giải pháp kỹ thuật khả thi nhằm nâng cao hiệu quả trồng các loại hoa màu và trồng cỏ kết hợp chăn nuôi bò.
- Phân tích tài chính các mô hình trồng màu hoặc trồng cỏ nuôi bò trên bờ bao dựa trên các số liệu phỏng vấn nông hộ, sổ ghi chép nhật ký nông hộ và kết quả của thí nghiệm.
- và hiệu quả đồng vốn (BCR.
- 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Nguồn nhân lực của nông hộ.
- Nguồn lực lao động trong nông hộ có liên quan đến sự đa dạng các hoạt động sản xuất tạo thu nhập góp phần đa dạng các nguồn thu nhập trong gia đình.
- Kết quả phỏng vấn nông hộ cho thấy số nhân khẩu trung bình là 4,1 người/hộ.
- Những nông hộ có số lượng lao động nhiều (trên 2 người/hộ) thì trồng đa dạng các loại cây hoa màu hay chăn nuôi bò so với các hộ ít lao động (1 người/hộ).
- hay trồng cỏ kết hợp chăn nuôi bò trên bờ bao ruộng nuôi tôm-lúa của nông hộ..
- 3.2 Nguồn tài nguyên đất đai trong nông hộ Kết quả phân tích cho thấy có mối liên hệ giữa diện tích đất canh tác và sự đa dạng các hoạt động sản xuất trên bờ bao hệ thống tôm-lúa.
- Số liệu thống kê cho thấy bình quân diện tích đất ở các nông hộ phỏng vấn là 1,2 ha.
- Diện tích đất canh tác ở Bảng 1 cho thấy nông hộ sử dụng 0,15 ha (chiếm 14% diện tích canh tác) làm ao trữ nước, diện tích đất bờ bao ruộng là 0,2 ha (chiếm 20%) được sử dụng để trồng các loại cây hoa màu hoặc trồng cỏ chăn nuôi bò.
- Tỷ lệ sử dụng đất trong thiết kế hệ thống tôm-lúa thay đổi tuỳ theo điều kiện đất đai, phương tiện sản xuất, nguồn lực của nông hộ (lao động, kỹ thuật và vốn)..
- Kết quả khảo sát cũng cho thấy những nông hộ có diện tích đất trên 0,7 ha/hộ thì có nhiều hoạt động trồng hoa màu hay trồng cỏ kết hợp với chăn nuôi bò so với các hộ có diện tích đất dưới 0,7 ha.
- Trong đó, việc sử dụng hiệu quả diện tích đất bờ bao để đa dạng các hoạt động trồng hoa màu hay cỏ kết hợp chăn nuôi nhằm tạo thêm nguồn thu nhập cho nông hộ, có ý nghĩa rất quan trọng đối với những hộ có diện tích bờ bao lớn.
- Bảng 1: Cơ cấu sử dụng tài nguyên đất đai trong nông hộ làm mô hình tôm-lúa.
- Diện tích đất bờ bao .
- Nguồn: Số liệu phỏng vấn nông hộ tại xã Hòa Tú 1, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng năm 2016 3.3 Cơ cấu mùa vụ và hiện trạng trồng màu.
- trên bờ bao.
- Lịch bố trí mùa vụ trồng hoa màu trên bờ bao ruộng nuôi tôm-lúa diễn ra trong những tháng mùa mưa (từ tháng 8 đến tháng 12) và tùy thuộc điều kiện đất đai mà người dân có thể trồng một hoặc hai vụ màu trong năm.
- Trong trường hợp nông hộ không.
- trồng màu trên bờ ruộng thì có thể trồng cỏ để bán tạo nguồn thu nhập hoặc làm nguồn thức ăn cho chăn nuôi bò sinh sản, và hoạt động này diễn ra quanh năm..
- Theo số liệu thống kê của UBND xã Hòa Tú 1 (giai đoạn thì tổng diện tích trồng màu trên bờ bao và đất xung quanh nhà tăng từ 231.
- Mô hình trồng cây màu trên bờ bao ruộng tôm – lúa hiện nay không chỉ đơn thuần là tận dụng đất bờ bao để nâng cao thu nhập, mà mô hình đã đóng góp rất lớn cho trong quá trình thực hiện xã NTM và chuyển dịch cơ cấu trong SXNN ở địa phương..
- Như vậy, việc luân canh cây cao lương sau các vụ màu cuối mùa sẽ góp phần đa dạng thêm loại cây trồng trên bờ ruộng nuôi tôm.
- Điều này không những hỗ trợ nguồn thức ăn cho chăn nuôi mà còn là giải pháp khai thác bờ bao hiệu quả cho nông hộ..
- Bảng 2: Năng suất và các đặc tính nông học cây cao lương trồng trên bờ bao ruộng tôm-lúa.
- Diện tích (ha).
- 3.5 Hiệu quả trồng cỏ voi kết hợp chăn nuôi bò Cỏ voi là thực vật dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, phát triển nhanh cho năng suất cao, vì vậy việc trồng cỏ trên bờ bao chăn nuôi bò là một giải pháp khai thác bờ bao hiệu quả.
- phỏng vấn nông hộ là 1 bò cái trưởng thành (giống bò vàng địa phương hoặc bò lai Sind) ăn 30 kg cỏ mỗi ngày.
- Như vậy, bình quân diện tích đất bờ bao trong vùng khảo sát là 0,2 ha/hộ, hộ nông dân tận dụng diện tích đất này trồng cỏ có thể nuôi 4 con bò sinh sản/năm, sẽ là cơ hội để gia tăng thu nhập hộ.
- Việc tận dụng trồng cỏ voi trên bờ bao ruộng tôm – lúa và các diện tích đất có cỏ xung quanh nhà là một lợi thế cho phát triển chăn nuôi bò của xã..
- Như vậy, lợi nhuận sau khi trừ các chi phí bỏ ra thì nông hộ thu được khoảng 9,1 triệu đồng/năm (trung bình là 0,76 triệu đồng/tháng).
- Mặc dù mô hình này đòi hỏi vốn đầu tư cao, cần công lao động gia đình chăm sóc, nhưng xét về hiệu quả tài chính thì hoạt động này mang lại hiệu quả ổn định cho nông hộ..
- Bảng 3: Hiệu quả tài chính trồng cỏ voi kết hợp chăn nuôi bò trong nông hộ.
- Nguồn: Kết quả thí nghiệm trồng cỏ năm 2014 và số liệu phỏng vấn hộ tại xã Hòa Tú 1, huyện Mỹ Xuyên, năm 2016 3.6 Phân tích hiệu quả tài chính trồng hoa màu.
- Kết quả phân tích hiệu quả tài chính của các loại hoa màu trồng trên bờ bao ở Bảng 4 cho thấy cây bầu và bí đao cho lợi nhuận cao nhất (26,3 và 11,1 triệu đồng/1000 m 2.
- Như vậy, nhóm cây trồng trên bờ bao cho hiệu quả kinh tế cao là nhóm.
- Như vậy, việc tận dụng đất trên bờ bao ruộng nuôi tôm-lúa để trồng các loại hoa màu đều mang lại hiệu kinh tế, nhất là rau màu thực phẩm ăn trái nên góp phần làm tăng thu nhập nông hộ..
- Bảng 4: Phân tích hiệu quả tài chính các loại hoa màu trên bờ bao.
- Nguồn: Số liệu từ nhật ký nông hộ năm 2014 và phỏng vấn hộ tại xã Hòa Tú 1, huyện Mỹ Xuyên, năm 2016..
- Năng suất và hiệu quả sản xuất hoa màu trên bờ bao ruộng tôm-lúa chịu tác động của các yếu tố thời tiết, giá bán sản phẩm trên thị trường, sâu bệnh và công lao động chăm sóc.
- ngày công lao động để chăm sóc (khoảng 313-451 ngày công/ha) nên cũng là yếu tố hạn chế đến qui mô sản xuất trong nông hộ.
- Tuy nhiên, cây ớt cũng cần nhiều ngày công lao động để chăm sóc (341 ngày công/ha) nên gây khó khăn các nông hộ ít lao động tham gia sản xuất.
- Tóm lại, việc trồng hoa màu trên bờ bao.
- đều mang lại hiệu quả kinh tế cho nông hộ, nhưng việc chọn lựa loại cây trồng để trồng thì cần quan tâm đến yếu tố đất, nguồn nước tưới, giá cả thị trường, sâu bệnh và công lao động chăm sóc để sử dụng hiệu quả bờ bao và đa dạng nguồn thu nhập..
- Nguồn: Số liệu từ nhật ký nông hộ năm 2014 và phỏng vấn hộ tại xã Hòa Tú 1, huyện Mỹ Xuyên, năm 2016 Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột theo sau các ký tự (a, b, c và d) thì khác biệt nhau ở mức 1 % qua phép thử Duncan.
- 3.7 Hiệu quả tài chính các mô hình trồng màu kết hợp.
- Kết quả phân tích ở Bảng 6 cho thấy người dân có thể thực hiện các mô hình luân canh hoặc xen canh các loại cây màu trên diện tích đất bờ bao tùy thuộc vào điều kiện và mục tiêu của nông hộ.
- Riêng trường hợp nông dân chỉ trồng cỏ voi trên 0,2 ha đất bờ bao/hộ và nuôi khoảng 2 con bò cái sinh sản thì có thể cho thu nhập khoảng 9,1 triệu đồng/năm.
- Nhìn chung, để thực hiện các mô hình trồng màu kết hợp trên bờ bao thì đòi hỏi nông dân phải có kỹ thuật canh tác nhất định về quản lý nông trại tổng hợp..
- Trong điều kiện thời tiết thay đổi, hạn và sự xâm nhập của nước mặn thì giải pháp đa dạng các hoạt động sản xuất trên bờ bao sẽ giúp nông dân thích ứng tốt và cho thu nhập ổn định.
- Bảng 6: So sánh hiệu quả tài chính các mô hình trồng màu trên bờ bao.
- 3.8 Các chỉ tiêu môi trường đất bờ bao ruộng tôm-lúa.
- Kết quả phân tích các mẫu đất trên bờ bao ruộng nuôi tôm trong quá trình thí nghiệm (Bảng 7) cho thấy đất bị nhiễm phèn (độ pH <.
- Việc nạo vét ao/mương hàng năm càng làm tăng độ phèn và mặn nên ảnh hưởng đến việc trồng các loại hoa màu trên bờ bao.
- Tuy nhiên, để canh tác cây màu trên bờ bao ruộng nuôi tôm cho năng suất cao thì nông dân cần chú ý đến việc bón thêm vôi (CaCO 3 ) trước khi trồng để cải thiện pH của đất..
- Bảng 7: Đánh giá các chỉ tiêu đất trồng hoa màu trên bờ bao ruộng nuôi tôm-lúa.
- 3.9 Đánh giá tính khả thi các mô hình trồng màu trên bờ bao.
- Kết quả cho thấy trồng cây cao lương được đánh giá cao về khả năng thích ứng với điều kiện tại địa phương, cho sản lượng cao đáp ứng tốt nhu cầu chăn nuôi của nông hộ (hiệu quả kinh tế) và ít tác động đến môi trường vì không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nhưng khả năng ứng dụng để được xã hội chấp nhận ở mức trung bình do đây là cây trồng mới chưa có thị trường đầu ra ổn định và chưa được đánh giá hết lợi ích khác khi kết hợp trong mô hình tôm-lúa.
- Trồng cỏ voi nuôi bò được đánh giá cao về hiệu quả kinh tế (rủi ro.
- Do vậy, điều kiện để áp dụng trồng màu trên bờ bao là phải có vốn, nguồn lực lao động và có kỹ thuật canh tác..
- Bảng 8: Đánh giá tính khả thi mô hình trồng hoa màu trên bờ bao ruộng tôm-lúa Kinh tế Xã hội Môi.
- bình Cao Trung bình Có chăn nuôi gia cầm, bờ bao không bị nhiễm phèn, mặn cao.
- 2) Trồng cỏ.
- Nguồn: Số liệu phỏng vấn nông hộ tại xã Hòa Tú 1, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, năm 2016 Ghi chú: Cấp độ đánh giá tính khả thi của mô hình trồng màu ở 3 mức độ (thấp, trung bình và cao).
- Trong mô hình nuôi tôm ở vùng nước lợ ven biển có nhiều rủi ro mất mùa thì việc sử dụng tài nguyên đất trên bờ bao, nguồn nước ngọt ở các ao/mương trữ nước và nguồn lao động trong gia đình để đa dạng các mô hình trồng cây hoa màu trong mùa mưa sẽ góp phần ổn định và tăng thêm nguồn thu nhập cho nông hộ.
- Đặc biệt, việc sử dụng hiệu quả phần diện tích đất trên bờ bao trong hệ thống luân canh tôm-lúa không những là giải pháp đa dạng các nguồn thu nhập mà còn nâng cao hiệu quả sản xuất của mô hình và góp phần sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên (đất đai, nguồn nước và lao động) ở cấp nông hộ.
- Có ba nhóm cây màu cho hiệu quả kinh tế cao khi trồng trên bờ bao là nhóm cây bầu/bí, nhóm ớt và nhóm dưa leo/khổ qua.
- Cây cao lương thí nghiệm cũng thích nghi rất tốt trong điều kiện của vùng này về mặt năng suất và tổng sinh khối nên đây là cây trồng hỗ trợ tốt cho hoạt động chăn nuôi (gia súc và gia cầm) và là cây trồng khai thác hiệu quả đất bờ bao trong những tháng mùa khô.
- Ngoài ra, mô hình trồng cỏ voi trên bờ sẽ là nguồn cung cấp thức ăn ổn định và dồi dào cho hoạt động chăn nuôi bò trong hộ gia đình trong năm.
- Sự đa dạng các hoạt động sản xuất trên bờ bao ở mô hình tôm-lúa cũng là một trong những giải pháp thích ứng với các rủi ro trong SXNN và ứng phó với các tác động cực đoan của biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong tương lai..
- Sự đa dạng các hoạt động trồng hoa màu trên bờ bao bị tác động biến đổi bất thường của thời tiết (lượng mưa, nắng nóng, khô hạn và sâu bệnh) có ảnh hưởng nhiều đến năng suất cũng như chất lượng nông sản.
- Sự đa dạng hoá sản xuất trên bờ bao cũng cần quan tâm sản xuất nhiều chủng loại hàng hoá ở các thời điểm khác nhau trong năm để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng gia đình, kế đến là đáp ứng nhu cầu của thị trường và ứng phó với các rủi ro trong sản xuất..
- Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước cho sản xuất nông nghiệp ở xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.
- Đánh giá các mô hình sản xuất và sinh kế nông hộ vùng chuyển đổi huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu