« Home « Kết quả tìm kiếm

Sử DụNG Lá ĐƯớC LàM GIá BáM CHO VI SINH VậT Để LàM GIảM NồNG Độ ĐạM, LÂN TRONG NƯớC TRONG ĐIềU KIệN PHòNG THí NGHIệM


Tóm tắt Xem thử

- SỬ DỤNG LÁ ĐƯỚC LÀM GIÁ BÁM CHO VI SINH VẬT ĐỂ LÀM GIẢM NỒNG ĐỘ ĐẠM, LÂN TRONG NƯỚC.
- Lá Đước được ngâm trong nước biển tự nhiên có độ mặn 5 và 10 0 / 00 .
- Có ba nghiệm thức với 3 lần lặp lại:.
- (1) nước biển tự nhiên-không có lá Đước.
- (2) nước biển tự nhiên có bổ sung đạm-không có lá Đước.
- (3) và nước biển tự nhiên có bổ sung đạm-có lá Đước.
- Kết quả thí nghiệm cho thấy nồng độ đạm trong nước ở nghiệm thức có bổ sung đạm - không có lá Đước có giảm không đáng kể dao động trong khoảng 1,12-2,19 mg/L.
- trái lại ở nghiệm thức có bổ sung đạm - có lá Đước giảm có ý nghĩa so với nghiệm thức không có lá (0,9-5,1 mg/L)..
- Khả năng làm giảm đạm của vi sinh vật dị dưỡng bám trên lá Đước khoảng 45.
- Trung bình mỗi ngày 1 gram chất khô lá Đước có thể giảm được 0,029 mgN/L..
- Từ khóa: lá Đước đang phân hủy, vi khuẩn dị dưỡng, và đạm tổng số.
- B.T.Nga et al., 2005b).
- Lá Đước còn là giá thể rất tốt.
- cho các sinh vật bám như tảo, động vật đáy, vi khuẩn, nấm và đây chính là nguồn thức ăn trực tiếp cho tôm cá (Zhou, 2001.
- Khi có sự hiện diện của lá Đước hàm lượng đạm trong nước nuôi tôm giảm có ý nghĩa so với nghiệm thức không có lá Đước (B.T.Nga et al.
- Bên cạnh đó, chất thải rắn trong sinh hoạt, y tế, công nghiệp, nông nghiệp cùng với các chất dư thừa từ nội địa khi ra tới môi trường cửa sông và ven biển được RNM giữ lại và nhờ VSV phân hủy, biến chúng thành thức ăn cho hệ sinh vật ở đây và làm sạch nước biển (P.N.Hồng et al., 2005)..
- Do vậy đề tài “Sử dụng lá Đước làm giá bám cho vi sinh vật để làm giảm đạm, lân trong nước ở điều kiện phòng thí nghiệm” được thực hiện với mục tiêu chính là xác định mức độ làm giảm đạm, lân theo thời gian của vi sinh vật bám trên lá Đước ở các độ mặn khác nhau của nước..
- Lá Đước già (màu vàng) được thu từ trên cây trong RNM tại Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, và được đem về phòng thí nghiệm trong vòng 12 giờ.
- Sau đó lá Đước được rửa sạch để loại bỏ những vật bám trên bề mặt.
- Cân khoảng 50 gram lá Đước và ngâm lá trong chậu sứ với 5 lít nước biển có độ mặn là 5‰, và 10‰..
- Nước dùng để ngâm lá Đước được lấy từ RNM, nước được pha loãng để đạt được giá trị độ mặn cần thiết cho nghiên cứu..
- Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức (1) nước biển - không lá Đước.
- (2) nước biển có bổ sung đạm - không lá Đước.
- (3) nước biển có bổ sung đạm - có lá Đước.
- mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần (Hình 1).
- Lượng đạm cung cấp cho các nghiệm thức là thức ăn CP dùng cho nuôi tôm giống, lượng đạm cho vào ngày đầu tiên là 1g và 0,1g cho mỗi ngày sau đó ở các chậu nước biển có bổ sung đạm.
- Các chỉ tiêu môi trường nước ngâm lá Đước như: nhiệt độ, pH, DO và độ mặn được ghi nhận mỗi ngày và các chỉ tiêu TN (total nitrogen), TP (total phosphorus), N-NO2-, BOD (biochemical oxygen demand) và vi sinh vật dị dưỡng (VSVDD) được phân tích vào thời điểm 7, 14, 21 ngày sau khi ngâm lá Đước..
- 2.2 Ký hiệu nghiệm thức:.
- 0CP-0L: Nghiệm thức nước biển - không lá.
- CP-0L: Nghiệm thức nước biển bổ sung đạm - không lá - CP-L: Nghiệm thức nước biển bổ sung đạm - có lá 2.3 Phân tích mẫu.
- vi sinh vật dị dưỡng (VSVDD) sử dụng phương pháp đếm khuẩn lạc (Colony Forming Unit)..
- ANOVA được sử dụng để so sánh sự khác biệt giữa các nghiệm thức..
- 3.1 Khả năng làm giảm đạm trong nước ở độ mặn 5‰.
- Nồng độ đạm trong nước biển vào các thời điểm 0, 7, 14 và 21 ngày ở nghiệm thức nước biển tự nhiên - không có lá Đước (đối chứng) không có khác biệt, dao động trong khoảng mg/L .
- mật độ vi sinh vật dị dưỡng khoảng 5,9 x x 10 4 CFU/mL.
- Điều này cho thấy nồng độ đạm của nước không bị ảnh hưởng bởi vi sinh vật sẳn có trong nước biển do mật số vi sinh vật của nước biển trong thí nghiệm khá ổn định từ ngày bắt đầu thí nghiệm đến khi kết thúc.
- Nồng độ đạm trong nước ở nghiệm thức bổ sung đạm - không lá Đước có giảm không đáng kể dao động khoảng mg/L trong vòng 21 ngày.
- Trong khi đó nghiệm thức bổ sung đạm - có lá Đước giảm có ý nghĩa so với nghiệm thức không có lá, hàm lượng đạm giảm từ 0,9 - 5,1 mg/L và giảm 3 lần so với nghiệm thức không có lá Đước (Hình 2a).
- Khả năng làm giảm đạm của vi sinh vật bám trên lá Đước khá cao khoảng 45 % trong tuần lễ đầu, nhưng sau 14 và 21 ngày thì khả năng làm giảm chỉ còn 25 % và 9%.
- Trong điều kiện thí nghiệm của chúng tôi 1 gram chất khô lá Đước có thể làm giảm 0,029 mgN/L /ngày.
- Nồng độ lân trong nước ở các nghiệm thức bổ sung đạm - có lá Đước giảm không đáng kể so với nghiệm thức không có lá (Hình 2b).
- Biến động của các nghiệm thức trong suốt thời gian thí nghiệm khoảng 7.8.
- Nước biển 10 ppt Nước biển 5 ppt.
- Hình 2: Biến động nồng độ TN (a), TP (b) trong nước biển ở các nghiệm thức có độ mặn 5 ppt.
- Kết quả từ Hình 2 cho thấy hàm lượng đạm và lân trong nước ở nghiệm thức có lá Đước tăng theo thời gian, kết quả này tương tự với nghiên cứu của Nga et al..
- (2005b) cho thấy trong quá trình phân hủy, lá Đước phóng thích đạm và lân trong môi trường ngâm ủ lá Đước.
- Mặc dù đạm gia tăng trong thời gian đầu do sự phóng thích dinh dưỡng từ lá Đước nhưng sau đó đạm lại giảm có ý nghĩa trong những ngày tiếp theo..
- Hình 3: Biến động mật độ VSV trong nước (a) và trên lá Đước (b) ở nước biển có độ mặn 5ppt.
- Ở các nghiệm thức có lá Đước vào ngày thứ 7, ngày thứ 14 và ngày thứ 21 thì mật độ VSVDD trong nước biển tăng đáng kể so với lúc chưa có sự phân hủy của lá (Hình 3a) và tăng lên theo thời gian ủ lá càng lâu.
- Mật độ VSVDD dao động khoảng 3,9 x x 10 6 CFU/mL trong khoảng thời gian 21 ngày ở nghiệm thức có lá Đước, tăng gấp 10 đến 100 lần so với nghiệm thức không có lá Đước (5,9 x x 10 4 CFU/mL).
- Đồng thời mật độ VSVDD của lá Đước vào các thời điểm thu mẫu dao động trong khoảng 2,3 x 10 8 đến 7,5 x 10 8 CFU/g lá (Hình 3a), và mật độ VSVDD trên lá Đước tăng dần theo thời gian ngâm lá Đước (Hình 3b).
- Điều này cho thấy khả năng làm giảm đạm do bởi hoạt động của vi sinh vật, mật số vi sinh vật càng nhiều thì hàm lượng đạm và lân trong nước càng giảm do vi sinh vật sử dụng nguồn dinh dưỡng này.
- (2006), ông cho rằng hoạt động của vi sinh vật có vai trò quyết.
- Trong thành phần của lá Đước có chất chitin rất khó phân hủy (biopolymer) nhưng vẫn được phân hủy bởi nhóm vi sinh vật như: chitinolytic hoặc chitinoclastic, e.g.
- 3.2 Khả năng làm giảm đạm trong nước ở độ mặn 10‰.
- Cũng tương tự như trong nước có độ mặn 5‰, đối với nước có độ mặn 10‰ nồng độ đạm dao động khá thấp vào thời gian thu mẫu 0, 7, 14 và 21 ngày (1,3 -1,8 mg/L).
- Ở nghiệm thức không có bổ sung đạm - không có lá (đối chứng), mật số vi sinh vật dị dưỡng trong nguồn nước biển tự nhiên khoảng CFU/mL..
- Kết quả này cho thấy trong khoảng thời gian 21 ngày nồng độ đạm và mật số vi sinh vật dị dưỡng có biến động rất thấp và sự biến động này không ảnh hưởng đến nồng độ đạm bị giảm khi có sự hiện diện của lá Đước.
- Nồng độ đạm ở nghiệm thức có bổ sung đạm - có lá Đước không có khác biệt so với nghiệm thức không có lá (Hình 4a), trong khi đó kết quả phân tích vi sinh cho thấy có sự khác biệt không đáng kể về mật số VSVDD ở nghiệm thức có lá và không có lá (Hình 5a)..
- Hình 4: Nồng độ TN (a), TP (b) trong nước biển ở các nghiệm thức có độ mặn 10 0 / 00.
- So với đạm thì nồng độ lân trong nước có độ mặn 10‰ giảm tương đối ít và giảm không có ý nghĩa giữa nghiệm thức có lá và không có lá (Hình 4b), lúc này mật số VSVDD tăng nhẹ theo thời gian giữa các nghiệm thức ở nồng độ muối 10‰.
- Lá Đước trong quá trình phân hủy có hàm lượng lân trong lá cũng như lân phóng thích ra ngoài môi trường phân hủy ít dao động so với hàm lượng đạm (Nga &.
- Roijacker, 2002), cho nên sự làm giảm lân trong nước cũng không nhiều so với đạm.
- Mật số VSVDD trong lá Đước thông thường cao hơn trong nước biển có độ mặn 5‰ kể cả đối với 10‰ (Hình 5b).
- Hình 5: Biến động mật độ VSVDD nước biển (a) và trên lá Đước (b) ở nước biển có độ mặn 10 0 / 00.
- Nồng độ đạm nitrite không có khác biệt từ lúc bắt đầu thí nghiệm đến 14 ngày ở các nghiệm thức mg/L).
- Sau 21 ngày ở nghiệm thức có lá Đước đạm nitrite giảm 6 lần và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức không lá Đước (Hình 4).
- (2006b) cho thấy ở các nghiệm thức nuôi tôm – có lá Đước nồng độ đạm nitrite trong nước nuôi giảm có ý nghĩa so với nghiệm thức không có lá Đước, nghiệm thức có lá Đước giúp cho tôm tăng trưởng tốt hơn so với không có lá, có thể do bởi ở nghiệm thức không có lá nồng độ nitrite rất cao và đã gây độc cho tôm cá (Chien, 1992.
- Sự giảm nồng độ nitrite bởi lá Đước có thể do bởi hoạt động của vi khuẩn như sự hấp thu, cố định và khoáng hoá đạm (Robertson, 1988;.
- Thực tế khi có lá Đước trong ao nuôi tôm có thể làm giảm nồng độ đạm nitrite và từ đó giảm gây độc cho tôm..
- Hình 6: Hàm lượng đạm nitrit trong nước có độ mặn 5 (a) và b).
- Qua nghiên cứu cho thấy khả năng làm giảm đạm có khuynh hướng thấp hơn nhưng không khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nước có độ mặn 5 và 10 0 / 00 ở nghiệm thức có bổ sung đạm - có lá, kể cả nghiệm thức có bổ sung đạm - không có lá (Hình 7).
- Mật độ VSVDD thấp hơn 10 lần ở nghiệm thức ở nước biển có nồng độ muối 10‰ so với độ mặn 5‰ đối với tất cả các nghiệm thức và trong điều kiện thí nghiệm của chúng tôi cho thấy mật số VSVDD có ảnh hưởng trên quá trình làm giảm đạm, mật độ thấp làm cho khả năng làm giảm đạm thấp vì điều kiện độ mặn khá cao sẽ kìm hãm hoạt động của vi khuẩn (Hyde, 1992)..
- Hình 7: Nồng độ đạm của nghiệm thức có bổ sung đạm không lá (a) bổ sung đạm có lá Đước (b) trong nước biển ở độ mặn 5ppt và 10ppt tại các thời điểm 7, 14, 21 ngày.
- Điều kiện môi trường có ảnh hưởng rất lớn trên hoạt động vi sinh vật.
- Các yếu tố môi trường quan trọng quyết định sự phân bố của vi sinh vật là hàm lượng muối, chất hữu cơ, pH, nhiệt độ,…..(T.C.
- Phần lớn vi sinh vật chịu tác động của nhiệt độ tối ưu từ 10 - 40 0 C.
- Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, các vi sinh vật thường chịu tác động của pH, đa số vi khuẩn phát triển ở pH trung tính (N.Đ.Lượng &.
- Bảng 1: Diễn biến của trung bình nhiệt độ, pH, DO, BOD của các nghiệm thức qua các đợt thu mẫu ở hai nồng độ muối 5 0 / 00 và 10 0 / 00.
- Nồng độ muối nước biển.
- Chỉ tiêu Nghiệm thức 7 ngày 14 ngày 21 ngày 7 ngày 14 ngày 21 ngày.
- Từ Bảng 1 chúng tôi nhận thấy nhiệt độ của thí nghiệm tại các nghiệm thức dao động từ C, thích hợp cho vi sinh vật phát triển.
- pH dao động ở và pH của môi trường thí nghiệm là trung tính phù hợp cho vi sinh vật phát triển..
- Đối với vi sinh vật nhu cầu oxi hòa tan rất khác nhau, có loài cần nhiều oxy, ít oxy và không cần oxy để sống.
- Những vi sinh vật sống trong môi trường nước phần lớn thuộc nhóm kỵ khí không bắt buộc (N.Đ.Lượng &.
- Hàm lượng oxy hòa tan ở các nghiệm thức dao động từ 4,7- 6,1 mg/L đáp ứng đòi hỏi oxy của vi sinh vật.
- Nồng độ đạm (mg/L) (b) (a).
- trong nước thông qua hoạt động của vi sinh vật (N.ĐLượng &.
- Hàm lượng BOD tăng cao ở nghiệm thức có bổ sung đạm - không có lá Đước so với nghiệm thức đối chứng có độ mặn là 5 và do ở nghiệm thức này được cung cấp thêm đạm.
- Ở nghiệm thức bổ sung đạm – có lá Đước thì hàm lượng BOD có giá trị cao hơn nghiệm thức không có lá từ 1,1 – 1,9 lần, điều này có thể giải thích được là do hoạt động của vi sinh vật thể hiện là mật độ VSVDD ở nghiệm thức có lá luôn có giá trị cao hơn so với không có sự hiện diện của lá..
- Nồng độ đạm trong nước ở nghiệm thức có bổ sung đạm - không có lá Đước giảm không đáng kể khoảng 1,1-2,2 mg/L .
- Trong khi đó nghiệm thức bổ sung đạm - lá Đước giảm có ý nghĩa, và giảm 3 lần so với nghiệm thức không có lá (0,9-5,1 mg/L)..
- Khả năng làm giảm đạm của vi sinh vật bám trên lá Đước khá cao khoảng 45%.
- Với 1gram chất khô lá Đước có thể làm giảm 0,029mgN/L/ngày..
- Nồng độ đạm nitrite ở nghiệm thức có lá Đước giảm 6 lần và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức không lá Đước vào ngày thứ 21..
- Mật độ VSVDD bám trên lá nhiều hơn đáng kể so với trong nước ở cả hai nồng độ muối và ở nồng độ muối 5 và .
- Đo hàm lượng đạm, lân và vi sinh vật ở trong lá Đước để hiểu rõ hơn cơ chế chuyển hóa của các chất dinh dưỡng từ lá Đước và môi trường ngâm ủ..
- Theo dõi một số chỉ tiêu lý, hóa và sinh học trong lá Đước và môi trường nước phân hủy với khoảng thời gian phân hủy dài hơn..
- Khảo sát sự làm giảm đạm bởi vi sinh vật bám trên lá Đước ở điều kiện mặn cao hơn với lượng lá Đước nhiều hơn..
- Hội thảo khoa học về đánh giá vai trò của vi sinh vật trong hệ sinh thái rừng ngập mặn