« Home « Kết quả tìm kiếm

Sử DụNG RONG BúN (ENTEROMORPHA SP.) LàM THứC ĂN CHO Cá NÂU (SCATOPHAGUS ARGUS) NUÔI TRONG AO ĐấT


Tóm tắt Xem thử

- Scatophagus argus, thức ăn viên, năng suất, chi phí thức ăn.
- Nghiên cứu sử dụng rong bún (Enteromorpha sp.) làm thức ăn cho cá nâu (Scatophagus argus) được thực hiện trong ao nước lợ ở xã Vĩnh Hậu, tỉnh Bạc Liêu.
- Nghiệm thức đối chứng, ao nuôi không có rong bún và cá được cho ăn thức ăn viên mỗi ngày, hai nghiệm thức còn lại rong bún tươi được duy trì liên tục trong ao nuôi và được cho ăn thức ăn viên mỗi 2 ngày và mỗi 3 ngày.
- Hệ số tiêu tốn thức ăn và chi phí thức ăn viên ở nghiệm thức đối chứng cao hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với nghiệm thức có rong bún kết hợp với cho ăn thức ăn viên mỗi 2 ngày hoặc mỗi 3 ngày.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy rong bún có thể được sử dụng thay thế một phần thức ăn viên trong nuôi cá nâu, góp phần cải thiện chất lượng nước, giảm chi phí thức ăn và nâng cao thu nhập cho người nuôi..
- Trong nuôi trồng thủy sản, rong bún có thể làm thức ăn trực tiếp cho các loài cá có tính ăn thiên về thực vật và hoặc làm nguồn đạm trong thức ăn cho tôm, cá hoặc sử dụng trong mô hình nuôi kết hợp (FAO, 2003.
- Hiện nay, cá nâu còn là đối tượng nuôi cá cảnh.
- Kết quả nghiên cứu về dinh dưỡng cá nâu của đã tìm thấy thành phần thức ăn trong dạ dày của cá nâu gồm mùn bã hữu cơ, rong, tảo.
- Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá khả năng sử dụng rong bún thay thế một phần thức ăn viên cho cá nâu nhằm góp phần giảm chi phí thức ăn và nâng cao lợi nhuận, đồng thời khuyến khích nông hộ sử dụng nguồn rong bún sẵn có tại địa phương làm thức ăn cho tôm, cá..
- Thí nghiệm nuôi cá nâu trong ao đất được thực hiện ở xã Vĩnh Hậu, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu.
- Công trình ao nuôi cá nâu được xây dựng trên ao nuôi tôm công nghiệp bỏ hoang nhiều năm, có rong bún xuất hiện tự nhiên khá nhiều và gần kênh chính, có nguồn nước tốt và đầy đủ.
- Cá nâu giống có nguồn gốc từ tự nhiên được ương dưỡng 1 tháng.
- Nghiệm thức đối chứng được cho ăn thức ăn viên mỗi ngày và ao nuôi không có rong bún.
- Hai nghiệm thức còn lại rong bún được duy trì trong ao nuôi liên tục và được cho ăn thức ăn viên mỗi 2 ngày và mỗi 3 ngày..
- Nghiệm thức 1: Ao nuôi không có rong bún + thức ăn viên mỗi ngày (TA1).
- Nghiệm thức 2: Ao nuôi có rong bún + thức ăn viên mỗi 2 ngày (RB + TA2).
- Nghiệm thức 3: Ao nuôi có rong bún + thức ăn viên mỗi 3 ngày (RB + TA3).
- 2.2 Thức ăn và cho ăn.
- Thức ăn viên công nghiệp (Grobest) được sử dụng trong suốt thời gian nuôi cá nâu.
- Tháng thứ nhất và tháng thứ hai, sử dụng thức ăn có hàm lượng đạm 35% và lipid ≥6% (kích cỡ viên thức ăn 1,0-1,5 mm).
- Rong bún được duy trì liên tục trong ao nuôi (đối với nghiệm thức có rong bún) làm thức ăn cho cá và được bổ sung khi rong bún trong ao nuôi còn lại một ít.
- Rong bún được thu từ ao tôm thâm canh (ở thời điểm không nuôi tôm) lân cận với khu thí nghiệm nuôi cá nâu..
- Nguồn nước biển từ kênh chính được bơm trực tiếp vào ao chứa nước với mức nước luôn cao hơn ao nuôi cá nâu.
- Các chỉ tiêu đánh giá cá nâu: Khối lượng trung bình của cá nâu ban đầu được xác định bằng cách bắt ngẫu nhiên 30 con, cân và đo từng cá thể.
- Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR.
- Tổng lượng thức ăn /tăng trọng của cá.
- Tổng chi = công trình + con giống + thức ăn + lao động + khác (nhiên liệu, máy bơm...).
- Bảng 1: Một số yếu tố môi trường trong ao nuôi cá nâu.
- được cung cấp thức ăn viên mỗi ngày có độ trong thấp hơn hai nghiệm thức có rong bún và cho ăn thức ăn viên mỗi 2 ngày (RB+TA2) hoặc mỗi 3 ngày (RB+TA3) với giá trị trung bình và khoảng biến động là 32,6 cm (22-45cm).
- Nhìn chung, độ trong giữa hai nghiệm thức có rong bún không sai khác nhiều, đối với nghiệm thức ao nuôi không có rong bún và được cho ăn thức ăn viên mỗi ngày (TA1) do lượng chất thải của cá, tảo phát triển nhiều dẫn đến độ trong giảm thấp.
- Sự phân hủy của hợp chất hữu cơ ở nền đáy ao từ thức ăn dư và phân cá ngày càng tăng theo thời gian góp phần làm tăng hàm lượng TAN.
- Hình 1: Biến động hàm lượng TAN trong các ao nuôi cá nâu ở Bạc Liêu Nghiên cứu của Baruah et al.
- Nghiên cứu tương tự cho rằng rong bún Enteromorpha hiện diện trong ao nuôi thủy sản có thể loại bỏ chất dinh dưỡng dư thừa trong thủy vực và ngăn ngừa sự phát triển quá mức của thực vật phù du và là nguồn thức ăn tốt cho đối tượng nuôi (Burkholder et al., 2007)..
- (2010) cho rằng khoảng độ mặn trong nghiên cứu này là thích hợp cho cá nâu.
- Theo các nghiên cứu trên, các yếu tố thủy lý hóa trong các ao nuôi cá nâu đều nằm trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng bình thường của cá nâu..
- Hình 2: Biến động hàm lượng NO 2 trong các ao nuôi cá nâu ở Bạc Liêu 0.0.
- 3.2 Tăng trưởng của cá nâu.
- Khối lượng trung bình ban đầu của cá nâu 1,24±0,19 g/con.
- Qua các đợt thu mẫu từ tháng thứ 1 đến tháng thứ 5, khối lượng trung bình của cá nâu ở ba nghiệm thức không sai khác nhiều.
- Tuy nhiên, khi kết thúc thí nghiệm vào tháng thứ 6, khối lượng cá nâu ở nghiệm thức RB+TA2 lớn nhất kế đến là nghiệm thức TA1 và nhỏ nhất là ở nghiệm thức RB+TA3 (Hình 3).
- Hơn nữa, tháng thứ 6 rong bún không được cung cấp đủ cho nghiệm thức RB+TA3 và thức ăn chỉ được cung cấp 3 ngày một lần do đó cá nâu trong ao nuôi có thể bị thiếu thức ăn dẫn đến sinh trưởng chậm hơn so với hai nghiệm thức còn lại..
- Hình 3: Khối lượng cá nâu nuôi trong ao đất theo thời gian nuôi Bảng 2: Tăng trưởng của cá nâu sau 6 tháng nuôi trong ao đất.
- Sau 6 tháng nuôi, khối lượng cá nâu lúc thu hoạch dao động từ g/con.
- tươi kết hợp thức ăn viên cho kết quả tăng trưởng tốt hơn so với cá ăn hoàn toàn thức ăn viên công nghiệp và thức ăn viên có chứa bột rong (Yousif et al., 2004).
- thức ăn công nghiệp đồng thời có sức đề kháng bệnh tốt hơn (Neelakandan et al., 2011).
- Ngoài ra, nghiên cứu về dinh dưỡng của cá nâu được thực hiện bởi Barry and Fast (1992) và Gandhi (2002), tác giả đã nhận thấy hệ tiêu hóa cá nâu chứa rong bún Enteromorpha chiếm ưu thế so với các loại thức ăn khác..
- 3.3 Tỉ lệ sống, năng suất và hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) của cá nâu.
- Sau 6 tháng nuôi tỉ lệ sống của cá nâu đạt khá cao, dao động từ .
- Năng suất cá nâu liên quan đến khối lượng cá khi thu hoạch và tỉ lệ sống, kết quả biểu thị năng suất cá có cùng khuynh hướng với hai chỉ tiêu này.
- Năng suất cá nâu đạt cao nhất ở nghiệm thức RB+TA kg/ha) kế đến là nghiệm thức TA1 đạt 1024113 kg/ha và thấp nhất là nghiệm thức RB+TA3 với năng suất trung bình là 992107 kg/ha (Bảng 3)..
- Khối lượng cá nâu (g) TA1.
- Bảng 3: Tỉ lệ sống, năng suất và hệ số tiêu tốn thức ăn của cá nâu.
- Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) ở nghiệm thức TA1 (không có rong bún trong ao nuôi) là cao nhất, trung bình là 1,910,22 và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với hai nghiệm thức có rong bún trong ao nuôi.
- Ngoài ra, kết quả biểu thị FCR có khuynh hướng giảm theo sự giảm tần suất cho ăn thức ăn viên, cụ thể trong ao nuôi có rong bún với tần suất cho ăn mỗi 2 ngày (RB+TA2) có FCR trung bình là cao hơn so với nghiệm thức cho ăn thức ăn viên mỗi 3 ngày (RB+TA3) có FCR trung bình là 0,740,08.
- tươi kết hợp thức ăn viên có FCR thấp hơn có ý nghĩa so với cá chỉ được cho ăn thức ăn viên.
- Nghiên cứu khác được báo cáo bởi Siddik (2012), cá rô phi (Oreochromis niloticus) nuôi trong bể cho ăn xen kẽ thức ăn viên và rong bún, FCR giảm đáng kể ở nghiệm thức cho ăn kết hợp rong bún và thức ăn viên..
- 3.4 Thành phần sinh hóa thịt cá nâu nuôi trong ao đất.
- Hàm lượng nước, protein thô và tro của thịt cá nâu giữa các nghiệm thức thức ăn không có sự khác biệt về mặt thống kê (p>0,05), dao động lần lượt là .
- Hàm lượng lipid của thịt cá nâu cao nhất là nghiệm thức đối chứng (19,53.
- Kết quả này biểu thị khi trong ao nuôi có rong bún làm thức ăn thì hàm lượng lipid thịt cá nâu giảm theo sự giảm tần suất cho ăn thức ăn viên, tuy nhiên, sự khác nhau về thống kê không được tìm thấy giữa nghiệm thức RB+TA2 và RB+TA3 (p>0,05).
- khối lượng khô) thịt cá nâu nuôi trong ao đất.
- Kết quả thí nghiệm này cho thấy rong bún Enteromorpha được duy trì liên tục trong ao nuôi làm thức ăn cho cá giúp làm giảm hàm lượng lipid trong cơ cá, góp phần cải thiện chất lượng thịt cá.
- Điều này phù hợp với nhận định của tác giả bổ sung rong biển vào thức ăn cho cá giúp tăng vị ngon và chất lượng cá.
- Nghiên cứu của Nguyễn Thị Tý Nị (2012), thực hiện nuôi cá nâu trong bể cho ăn xen kẽ giữa thức ăn viên và rong bún đã nhận định rằng thành phần sinh hóa thịt cá nâu như hàm lượng nước, protein, Ca và P không khác biệt giữa các nghiệm thức thức ăn,.
- ngược lại, hàm lượng lipid đạt cao nhất ở nhóm cá nâu chỉ ăn thức ăn viên..
- 3.5 Chi phí thức ăn.
- Chi phí thức ăn cho cá tăng trọng ở nghiệm thức TA1 (ao không có rong bún và cho ăn thức ăn viên mỗi ngày) là cao nhất, trung bình là 34.315 đồng, kế đến là nghiệm thức RB+TA2 (17.254 đồng) và nghiệm thức RB+TA3 là 13.256 đồng..
- Tương ứng với mức giảm giá thành thức ăn so với nghiệm thức đối chứng lần lượt là 49,65% và 61,36 (Bảng 3).
- Điều này cho thấy, sử dụng rong bún để nuôi cá nâu giúp giảm được chi phí thức ăn.
- Kết quả tương tự ở thí nghiệm nuôi trong bể đối với cá nâu (S.
- argus), cá điêu hồng (Oreochromis sp.) và cá tai tượng (Osphronemus goramy) chi phí thức thức ăn giảm từ 32,7 đến 58,7% đối với nghiệm.
- thức cho ăn kết hợp rong bún và thức ăn viên (Nguyen Thi Ngoc Anh, et al., 2013)..
- Bảng 5: Chi phí thức ăn khi bổ sung rong bún trong nuôi cá nâu ở ao đất.
- Nghiệm thức Chi phí thức ăn cho cá tăng trọng (đ/kg).
- RB+TA RB+TA Bảng 6 biểu thị hạch toán kinh tế nuôi cá nâu trong ao đất.
- Kết quả cho thấy khi nuôi cá nâu thương phẩm chỉ cho ăn thức ăn viên (nghiệm thức TA) có chi phí sản xuất cao nhất, trung bình là 63,30 triệu đồng/ha và khi có rong bún trong ao.
- nuôi làm thức ăn cho cá nâu có chi phí thấp hơn triệu đồng/ha)..
- Tỉ suất lợi nhuận trung bình trong nuôi cá nâu ở ao đất dao động trong đó giá trị ở nghiệm thức đối chứng là thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với hai nghiệm thức còn lại (p<0,05)..
- Kết quả cho thấy sử dụng rong bún bổ sung làm thức ăn trong nuôi cá nâu sẽ giảm được chi phí sản xuất, nâng cao lợi nhuận và sử dụng đồng vốn hiệu quả hơn..
- Bảng 6: Ước tính hiệu quả kinh tế nuôi cá nâu trong ao đất.
- Các giá trị trên cùng một cột có ký tự (a, b) khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) Giá bán cá nâu làm cá cảnh: 20.000 đồng/con.
- nuôi cá nâu trong ao đất với các nghiệm thức khác nhau Các mục chi TA1 RB+TA2 RB+TA2 Thuê đất/thuế đất .
- Thức ăn .
- Việc sử dụng rong biển làm thức ăn có ảnh hưởng đến tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và của đối tượng nuôi và chất lượng nước nuôi (FAO, 2003.
- dụng rong câu (Gracilaria cervicornis) thay thế một phần thức ăn thương mại trong nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei), tác giả kết luận rằng thay thế 50% thức ăn thương mại bằng rong câu không ảnh hưởng đến tỉ lệ sống và tăng trưởng của tôm, như thế làm tăng hiệu quả kinh tế trong nuôi tôm..
- Bảng 7 biểu thị thức ăn chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng chi phí sản xuất, với nghiệm thức TA1..
- Ao nuôi không có rong bún chỉ cho ăn thức ăn viên thì chi phí thức ăn cao, trung bình là 55,05%.
- Đối với ao nuôi có rong bún thì chi phí thức ăn chiếm từ .
- Điều này cho thấy đối với các hộ dân sở hữu đất và công lao động nhà cùng với sử dụng rong bún sẵn có ở tại chỗ làm thức ăn cho tôm, cá có thể giảm được chi phí sản xuất lên đến 50% và thu được lợi nhuận nhiều hơn..
- Tỉ lệ sống, tăng trưởng và năng suất cá nâu nuôi trong ao có rong bún được cho ăn thức ăn mỗi 2 ngày và mỗi 3 ngày không khác biệt so với.
- ao nuôi không có rong bún và cho ăn thức ăn viên mỗi ngày.
- Hàm lượng TAN và NO 2 trong ao nuôi cá nâu có rong bún thấp hơn so với ao không có rong bún..
- Thành phần sinh hóa (hàm lượng nước, protein, tro, Ca và P) của thịt cá nâu không bị ảnh hưởng bởi nghiệm thức thức ăn.
- Riêng hàm lượng lipid của thịt cá nâu ở ao nuôi có rong bún thấp hơn ở ao nuôi chỉ cho ăn thức ăn viên..
- Nuôi cá nâu trong ao đất cho ăn thức ăn viên kết hợp với rong bún giảm được chi phí thức ăn từ 49,65% đến 61,36%.
- Do đó, lợi nhuận và hiệu quả sử dụng đồng vốn cao hơn so với chỉ cho ăn thức ăn viên.
- Nuôi cá nâu trong ao nước lợ, nơi có rong bún hiện diện tự nhiên có thể áp dụng cho các hộ dân vùng nước lợ Đồng bằng sông Cửu Long..
- Ảnh hưởng của độ mặn lên sự tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá nâu giống (Scatophagus argus) giai đoạn 2 đến 5 tháng tuổi.
- Đánh giá thành phần dinh dưỡng của rong bún (Enteromorpha intestinalis) và sử dụng chúng làm thức ăn cho các loài thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Đánh giá khả năng sử dụng rong bún (Enteromorpha sp.) làm thức ăn cho cá nâu (Scatophagus argus)