« Home « Kết quả tìm kiếm

Sử DụNG SƠ Đồ TƯ DUY Để DạY HọC Kể CHUYệN Ở TIểU HọC


Tóm tắt Xem thử

- SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY ĐỂ DẠY HỌC KỂ CHUYỆN Ở TIỂU HỌC Trịnh Thị Hương 1.
- Sơ đồ tư duy, phương pháp giảng dạy tích cực, kĩ năng kể chuyện, phương pháp thực nghiệm.
- TÓM TẮT.
- Kể chuyện là môn học có vị trí quan trọng ở tiểu học vì nó góp phần rèn cho học sinh những kỹ năng như khái quát, diễn đạt và sử dụng ngôn ngữ.
- Đây là những kỹ năng khó đối với học sinh tiểu học vì khả năng khái quát của các em chưa cao, vốn từ còn hạn chế.
- Vì vậy, nội dung bài kể và trình bày bài kể chưa được hấp dẫn.
- Trong bài viết này, chúng tôi trình bày vấn đề sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Kể chuyện ở tiểu học nhằm rèn kĩ năng khái quát và kĩ năng diễn đạt trình bày cho học sinh tiểu học thông qua dạy thực nghiệm tại trường tiểu học Ngô Quyền, Tp.
- Kết quả thực nghiệm cho thấy, việc sử dụng sơ đồ tư duy có thể cải thiện kĩ năng khái quát và kĩ năng kể chuyện của học sinh..
- Hoạt động kể trong tiết kể chuyện phản ánh khả năng khái quát hóa câu chuyện, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ và tính sáng tạo trong trình bày câu chuyện kể của học sinh.
- Tuy nhiên, trong thực tế kĩ năng kể chuyện của các em chưa sáng tạo, hấp dẫn là do các em hay quên nội dung truyện.
- Sơ đồ tư duy (SĐTD) là một công cụ có ưu thế giúp các em khái quát, sắp xếp ý và diễn đạt bài kể nên trong.
- bài báo này, chúng tôi đã thực nghiệm dùng SĐTD để giúp học sinh tóm tắt, sắp xếp nội dung và trình bày bài kể một cách sáng tạo..
- 2 BỐI CẢNH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU Ở trường tiểu học, giáo viên thường tổ chức cho học sinh kể chuyện theo nhóm, kể cá nhân và có lưu ý với học sinh sự sáng tạo trong khi kể nhưng lại không hướng dẫn HS cách thức ghi nhớ nội dung truyện để kể bằng ngôn ngữ theo cách riêng của bản thân mình.
- Vì vậy, hầu như học sinh không nhớ được nội dung diễn biến câu chuyện và bài kể của HS còn lệ thuộc rất nhiều vào ngôn từ trong văn bản kể.
- hành tại trường tiểu học Ngô Quyền, TP.
- Cần Thơ để hướng dẫn HS cách dùng SĐTD tóm tắt nội dung truyện và kể lại câu chuyện bằng ngôn ngữ của mình..
- Mục tiêu chính của thực nghiệm nhằm làm rõ hai vấn đề sau: (1) Kể chuyện bằng SĐTD có giúp HS rèn khả năng khái quát hay không? (2) Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ để năng trình bày bài kể của HS có được cải thiện khi kể bằng SĐTD do tự mình vẽ không?.
- 4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 4.1 Khái niệm sơ đồ tư duy.
- Kỹ thuật tạo ra loại sơ đồ này được phát triển bởi Tony Buzan vào những năm 1960 và cho đến nay nó đã và đang được sử dụng ở rất nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam..
- Ở giữa sơ đồ là từ khóa hay hình ảnh miêu tả chủ đề trung tâm, xung quanh là các ý chính liên quan đến đến chủ đề, mỗi ý lớn sẽ được thể hiện bằng một màu sắc hoặc kí hiệu khác nhau.
- 4.2 Các nghiên cứu về Sơ đồ tư duy.
- trình, bài viết nghiên cứu ứng dụng SĐTD vào dạy học ở tiểu học tiêu biểu như sau:.
- Tác giả cũng hướng dẫn cách vẽ SĐTD cho HS ở lứa tuổi mẫu giáo, tiểu học và trung học..
- Trong nghiên cứu này, chúng tôi hướng dẫn HS vẽ SĐTD để kể lại câu chuyện nhằm rèn kĩ năng khái quát hóa, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ cho HS..
- Để vận dụng SĐTD vào dạy học Kể chuyện (KC) ở tiểu học, chúng tôi dựa vào hai cơ sở là đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học và mục tiêu chương trình KC..
- Củng cố, mở rộng và tích cực hóa vốn từ ngữ, phát triển tư duy hình tượng và tư duy logic, nâng cao sự cảm nhận về hiện thực đời sống qua nội dung truyện..
- Tuy nhiên, hiệu quả của việc ghi nhớ có chủ định còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tích cực tập trung trí tuệ của các em, sức hấp dẫn của nội dung tài liệu, yếu tố tâm lý tình cảm hay hứng thú của các em....
- Đó là do SĐTD cho phép HS tóm tắt những ý chính thành những cụm từ ngắn gọn, chính xác..
- 5 THỰC NGHIỆM.
- Xuất phát từ việc cần phải cho HS làm quen với sơ đồ, tập vẽ sơ đồ, GV chỉ dẫn cho HS cách tóm tắt ý nên quá trình thực nghiệm được chia làm 3 giai đoạn, giai đoạn đầu hướng dẫn HS các thao tác vẽ sơ đồ, giai đoạn 2 GV hướng dẫn HS cách tóm tắt các ý chính bằng những từ/cụm từ và thể hiện lên sơ đồ và giai đoạn cuối HS tự vẽ và hoàn thành sơ đồ với nhóm của mình..
- Giai đoạn 1 (Từ ngày đến ngày Hướng dẫn HS tóm tắt nội dung truyện bằng SĐTD và kể chuyện bằng SĐTD..
- Mục tiêu: HS kể lại câu chuyện bằng ngôn ngữ của mình một cách trôi chảy, sáng tạo, bước đầu làm quen với các kĩ thuật vẽ SĐTD, tóm tắt các sự kiện và thể hiện lên SĐTD, dựa vào SĐTD để kể..
- HĐ2: Hướng dẫn HS vẽ SĐTD tóm tắt nội dung câu chuyện..
- hoạt động nhóm 4, tóm tắt các sự kiện đó thành cụm từ/ câu ngắn gọn và vẽ lên SĐTD..
- HĐ 2: Mời đại diện nhóm lên trình bày bài kể của nhóm dựa vào SĐTD đã vẽ.
- Giai đoạn 2 (từ ngày đến ngày Giáo viên hướng dẫn HS cách tóm tắt các ý chính thành các từ khóa, thể hiện lên SĐTD, dùng SĐTD đó hướng dẫn HS kể chuyện..
- Mục tiêu: HS tóm tắt ngắn gọn nội dung truyện bằng các từ khóa, thể hiện lên SĐTD và kể lại câu chuyện bằng ngôn ngữ của mình một cách trôi chảy, sáng tạo..
- HĐ 1: GV cho cá nhân HS đọc lại toàn bộ câu chuyện, tóm tắt câu chuyện bằng SĐTD..
- HĐ 3: GV tổng hợp sơ đồ của các nhóm và vẽ biểu diễn lên một sơ đồ thống nhất.
- GV dựa vào sơ đồ đó và kể mẫu.
- HS tự làm việc với văn bản kể, tự tóm tắt nội dung bằng sơ đồ và kể lại..
- H Đ1: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4, đọc câu chuyện, tóm tắt câu chuyện bằng SĐTD..
- trường tiểu học Ngô Quyền.
- Số lượng HS trong lớp có 32 em, trước khi thực nghiệm, các em chưa từng được học với SĐTD và cũng chưa từng biết gì về sơ đồ tư duy.
- Số liệu thu thập: Để trả lời cho những câu hỏi nghiên cứu, trong quá trình thực nghiệm chúng tôi đã thu thập các dữ liệu gồm: SĐTD do HS tự vẽ, bài kể của HS, biên bản dự giờ..
- 2 Sơ đồ tư duy 28.
- 3 Bài kể của các nhóm (ghi âm) 8.
- Các bài kể của HS được chúng tôi đánh giá qua các tiêu chí: (1) SĐTD đẹp, ngắn gọn khái quát được đầy đủ nội dung câu chuyện.
- (2) Nội dung bài kể đầy đủ, súc tích, diễn đạt rõ ràng, trong sáng và có sáng tạo..
- (1) Kỹ năng khái quát thể hiện trong SĐTD Qua quá trình dự giờ, quan sát đã cho thấy SĐTD của các nhóm khá đẹp, phân ý khá rõ nhưng ngôn từ khái quát nội dung truyện lên sơ đồ còn dài dòng, hầu hết các nhóm đều ghi nguyên văn câu chữ trong văn bản kể.
- Ví dụ tiết Kể chuyện Ông tổ nghề thêu, sơ đồ của 4 nhóm tuy đã chia được nội dung bài kể thành 4 ý là:.
- Nhân vật, Bối cảnh, Diễn biến, Kết quả nhưng khi thể hiện các ý chính thì chép lại nguyên văn như trong văn bản sách giáo khoa (Hình 2, nhóm 1 và 2)..
- Hình 2: Sơ đồ tóm tắt truyện Ông tổ nghề thêu của nhóm 1 và 2 Nhìn vào sơ đồ này chúng ta thấy, rõ ràng HS.
- Hay sơ đồ của nhóm 2 cũng chép lại nguyên văn, ví dụ nhóm chép về Bối cảnh “hồi còn nhỏ Trần Quốc Khái rất ham học, cậu học cả khi đốn củi, kéo vó tôm.
- Tự nhiên ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại…” còn nhóm 4, các từ thể hiện có ngắn gọn hơn so với nhóm 3 nhưng trình bày sơ đồ lại rối (Hình 3, nhóm 3 và 4)..
- Hình 3: Sơ đồ tóm tắt truyện Ở lại với nhiến khu của nhóm 3 và 4 Nhìn chung, qua các tiết dạy ở giai đoạn 1cho.
- thấy HS đã nắm được các thao tác vẽ sơ đồ, cách thể hiện các nội dung lên sơ đồ nhưng sơ đồ vẫn còn dài dòng, còn sử dụng nguyên bản ngôn ngữ trong văn bản kể..
- Sang giai đoạn 2, chúng tôi cho các nhóm xác định các ý chính và tìm từ/ cụm từ có thể tóm tắt những nội dung đã ghi trên sơ đồ.
- sông Hồng” và sơ đồ của nhóm 3 có sự tiến bộ hơn so với trước đó khi nhóm phân chia được các ý chính và dùng những từ khóa như “thời Hùng Vương thứ 18, làng Chử Xá bên bờ sông Hồng, nhà nghèo, chỉ có một chiếc khố” (biên bản dự giờ.
- Sơ đồ dưới đây là kết quả làm việc của 4 nhóm tóm tắt truyện được GV tổng hợp và thể hiện lên sơ đồ..
- Hình 4: Sơ đồ tóm tắt truyện Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử Đến giai đoạn 3, sơ đồ tóm tắt truyện của các.
- nhóm trình bày đẹp, khái quát được toàn bộ nội dung truyện kể một cách ngắn gọn, súc tích.
- Có thể thấy, ở những tiết học đầu sơ đồ của nhóm 1.
- và 2 rườm rà, dài dòng, chép nguyên văn thì đến tiết học này, chúng tôi thấy sơ đồ của nhóm đã khái quát, ngắn gọn và mang tính thẩm mỹ.
- Hình 5: Sơ đồ tóm tắt truyện Cuộc chạy đua trong rừng của nhóm 1 và 2 Nhóm 1 thể hiện các ý chính và ý phụ theo.
- Sơ đồ của nhóm 4 cũng tương tự như nhóm 2 còn nhóm 3 lại thể hiện sơ đồ dưới hình thức những câu hỏi kèm những thông tin ngắn gọn cho mỗi câu hỏi đó ở giấy nháp..
- Hình 6: Sơ đồ tóm tắt truyện Cuộc chạy đua trong rừng của nhóm 3 và 4.
- (2) Về nội dung và kĩ năng diễn đạt, trình bày:.
- Trong những tiết học đầu, bài kể của các nhóm hầu như đọc lại hoàn toàn các từ được thể hiện trên SĐTD.
- Ví dụ như khi lên kể truyện Ông tổ nghề thêu, nhóm 1 và 2 đọc lại toàn bộ những gì được thể hiện trên sơ đồ hoặc nhóm 3 và 4 khi kể truyện Ở lại với chiến khu cũng đọc lại tất cả những dòng chữ được thể hiện trên sơ đồ và không có sự kết nối giữa các ý mà nhóm đã thể hiện.
- Vì vậy, bài kể của các em chưa có sự sáng tạo, diễn đạt chưa trôi chảy.
- Điều này cho thấy, bài kể của các em chưa sáng tạo, chưa vượt ra được văn bản kể và thao tác kể bằng sơ đồ chưa đồng bộ linh hoạt với nội dung bài kể..
- Đến giai đoạn 2: Khi sơ đồ đã hoàn thành, GV đã kể mẫu cho HS nghe, sau đó yêu cầu các nhóm lên kể lại.
- Dựa vào sơ đồ này, bài kể của các nhóm ít chịu ảnh hưởng của văn bản kể.
- Điều này làm cho bài kể không được mạch lạc và bị gián đoạn do các em không nhớ hết được lời kể của GV.
- Với nhóm 2, bài kể chỉ triển khai được một số ý chính xung quanh những từ khóa được thể hiện trong sơ đồ.
- Nhóm 3 có sự tiến bộ hơn khi nhóm kể mạch lạc và biết dùng cử chỉ điệu bộ để phụ họa phần kể, nhóm 4 kể có sự sáng tạo khi ở phần kết luận, ví dụ kết thúc bài kể có đoạn “nhờ sự sáng tạo không ngừng mà Ê-đi- xơn đã thành công và mang những sáng tạo của mình ra phục vụ mọi người”, đây là đoạn không có trong văn bản kể và trong bài kể mẫu của giáo viên (bản ghi âm ngày .
- Tuy nhóm 3 và 4 có sự tiến bộ như vậy nhưng đến tiết kể truyện Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử thì nhóm diễn đạt trình bày lại khá vụng về, ví dụ “diễn biến câu chuyện là cuộc gặp gỡ giữa Tiên Dung và Chử Đồng Tử, do công chúa Tiên Dung vây màn tắm mà chỗ tắm lại ngay chỗ Chử Đồng Tử trốn nên bị lòi ra và hai người kết hôn với nhau…” hay trong bài kể của nhóm 4 có đoạn “Chử Đồng Tử trốn bằng cách chui dưới bãi cát, công chúa Tiên Dung tắm ngay chỗ đó nên hai người gặp nhau và.
- Cụ thể, trong bài kể Cuộc chạy đua trong rừng, SĐTD của các nhóm khá hoàn chỉnh và bài kể của các nhóm đạt yêu cầu: kể đầy đủ, kể không còn lệ thuộc vào văn bản trong SGK, giọng kể khá truyền cảm và có sự sáng tạo.
- Sự sáng tạo này thể hiện ở chỗ các nhóm đã biết cách giới thiệu để đưa người nghe đến với câu chuyện được kể, ngôn ngữ dùng để kể có sự lựa chọn, cách kết thúc câu chuyện có sáng tạo so với bản kể.
- Ví dụ, nhóm 3 mở đầu bài kể như sau: “Đã bao giờ các bạn được xem các con thú rừng chạy đua với nhau chưa? Hôm nay nhóm mình sẽ kể cho các bạn nghe về một cuộc chạy đua của các con thú trong khu rừng nọ…” hoặc nhóm 2 kết thúc bài kể với đoạn kể “Thất bại trong cuộc chạy đua đã khiến cho ngựa con lớn hơn và biết suy nghĩ chín chắn hơn và tôi chắc chắn rằng từ đây về sau ngựa con sẽ không như thế nữa”… Bài kể của nhóm 1, nhóm đã thêm vào những đoạn độc thoại của ngựa con sau khi ngựa con thất bại trong cuộc chạy đua “nhìn các con thú khác chạy về đích, ngựa con đau đớn và vô cùng hối hận.
- Về khả năng khái quát: HS đã biết cách ghi chép, khái quát hóa các nội dung thành những từ/.
- cụm từ và thể hiện chúng trên sơ đồ từ duy một cách ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu.
- Sơ đồ đẹp và thể hiện được bao quát nội dung truyện đáp ứng được mục tiêu của chương trình dạy KC.
- giàu vốn từ cho HS do trong quá trình vẽ sơ đồ, HS phải suy nghĩ tìm từ phù hợp để thể hiện ý chính.
- Về kĩ năng diễn đạt, trình bày: So với trước khi thực nghiệm, kĩ năng diễn đạt, trình bày, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ của HS đã có sự tiến bộ hơn.
- Bài kể có sự sáng tạo, ngôn từ các em dùng để kể có sự lựa chọn và kể bằng lời văn của bản thân chứ không phụ thuộc văn bản kể trong sách giáo khoa.
- Tiết học thật sự đã khơi được động cơ kể của các em..
- Tuy vậy, để HS có thói quen làm việc với SĐTD, GV nên tạo nhiều điều kiện cho các em được thể hiện các ý tưởng trên sơ đồ, tích hợp sử dụng SĐTD trong các phân môn học khác nhau ví dụ như dùng SĐTD để đọc hiểu văn bản, mở rộng vốn từ....
- Trong dạy học KC, việc rèn kĩ năng kể cho HS là rất quan trọng.
- Hướng dẫn HS vẽ SĐTD để kể lại câu chuyện không chỉ giúp các em biết cách tóm tắt khái quát, lựa chọn ngôn ngữ để diễn đạt cho phù hợp mà còn giúp HS rèn kỹ năng nói trước công chúng.
- em từ cách dùng từ, cách trình bày, cách thể hiện các yếu tố phi ngôn ngữ góp phần vào biểu đạt nội dung kể.
- Ngoài ra, giáo viên cũng cần lưu ý đến các dạng bài kể để hướng dẫn HS vẽ sơ đồ và kể lại cho phù hợp bởi lẽ mỗi câu chuyện hay dạng bài kể có cấu trúc khác nhau và do tính mở của sơ đồ tư duy nên sơ đồ của các nhóm không nhất thiết là phải giống nhau.
- Barry Buzan, The mind map book - Sơ đồ tư duy, Nxb Tổng hợp TP.
- Trần Đình Châu, Sử dụng Sơ đồ tư duy – một biện pháp hiệu quả hỗ trợ học sinh học tập môn Toán, Tạp chí Giáo dục, kì 2 – Tháng 9/2009..
- Trần Đình Châu, Nguyễn Thị Thu Thủy (chủ biên), 2011, Dạy tốt- học tốt ở Tiểu học bằng Sơ đồ tư duy, Nxb Giáo Dục Việt Nam..
- Trần Đình Châu, Nguyễn Thị Thu Thủy, 2009, Sử dụng sơ đồ tư duy góp phần tích cực hóa hoạt động học tập của HS, Tạp chí Khoa học giáo dục..
- Lê Ngọc Hóa, 2013, Ứng dụng Sơ đồ tư duy trong việc hướng dẫn học sinh lớp 5 lập dàn ý các bài văn thuộc thể loại văn miêu tả, Tạp chí Khoa học – ĐH.
- Hoàng Đức Huy, 2009, Sơ đồ tư duy đổi mới dạy học, Nxb ĐHQG TP.
- Đỗ Thị Phương Thảo, 2012, Dạy học phân môn Tập làm văn với sự hỗ trợ của Sơ đồ tư duy, Tạp chí Giáo Dục số 294/2012.