« Home « Kết quả tìm kiếm

SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT HÀ NỘI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG


Tóm tắt Xem thử

- Cho đến nay vấn đề sử dụng đất theo hướng bền vững được coi là mục tiêu cần đạt không chỉ ở mỗi quốc gia mà còn mang tính toàn cầu, đặc biệt ở những nước đang phát triển, dựa vào sản xuất nông nghiệp như nước ta.
- Sử dụng đất bền vững là điều hoà các mục tiêu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường vì lợi ích của con người không chỉ cho thế hệ hôm nay mà còn cho các thế hệ mai sau.
- Với Thủ đô Hà Nội, mặc dù có diện tích tự nhiên vào loại nhỏ so với thủ đô các nước trong khu vực, chỉ với 92.108,46 ha, mật độ dân số bình quân trong khu vực nội thành 12.566,2 người/km 2 và chung cho toàn thành phố là 1926,2 người/km 2 .
- Như vậy, với một thủ đô có diện tích tự nhiên nhỏ theo lãnh thổ cũ thì vấn đề áp lực dân số kéo theo các áp lực về nhà ở, giao thông và các dịch vụ đến việc sử dụng đất bền vững ở Hà Nội là rất lớn.
- Trong phạm vi của bài báo, tác giả chỉ xin đề cập một số vấn đề có liên quan đến hướng sử dụng đất bền vững..
- Một số nét khái quát về tài nguyên đất Hà Nội.
- Sự địa lợi được thiên nhiên ban tặng là được hình thành do sự bồi tích của phù sa sông Hồng.
- Minh chứng cho quá trình bồi đắp ấy là khu Hoàng thành Thăng Long bị vùi lấp bởi lớp phù sa khi chưa có đê ngăn lũ.
- Chính vì vậy, đất Thăng Long ngày xưa và hiện nay là Thủ đô Hà Nội được các nhà nông nghiệp coi là vùng đất lý tưởng đối với sản xuất nông nghiệp..
- Trước khi đề cập đến sử dụng đất theo hướng bền vững chỉ xin đề cập đến khía cạnh nguồn gốc phát sinh của đất Hà Nội.
- Xét về khía cạnh này thì phần lớn đất Hà Nội được.
- hình thành do quá trình bồi đắp của phù sa sông Hồng nên được coi là loại tốt nhất ở Việt Nam.
- Tuy nhiên, dưới tác động của các yếu tố hình thành đất và quá trình sử dụng của con người đã tạo nên sự phân hoá về tính chất vật lý, hoá học, kéo theo sự phân hoá về loại đất.
- Theo phân loại phát sinh, đất Hà Nội được phân chia thành 5 nhóm với 14 đơn vị dưới nhóm (sơ đồ 1 và bảng 1), trong đó có 4 nhóm đất phân bố ở địa hình bằng bao gồm:.
- nhóm đất cát.
- nhóm đất phù sa.
- Một diện tích nhỏ ở phía tây Hà Nội là đất đồi núi, được hình thành do sản phẩm phong hoá của đá sét hoặc đá cát, được xếp vào nhóm đất đỏ vàng..
- Nhóm đất cát có diện tích 106,1ha, chiếm 0,1% diện tích tự nhiên (DTTN) của thành phố, được hình thành do quá trình bồi tụ của phù sa sông Hồng.
- Tuy nhiên, do sản phẩm bồi tích thô, chủ yếu là cát nên không có giá trị trong sản xuất nông nghiệp.
- Nhóm đất phù sa có diện tích lớn nhất với 23.533,3ha (25,6% DTTN), được hình thành do quá trình bồi tụ của phù sa sông.
- Đặc biệt là đất phù sa trung tính, ít chua có diện tích chiếm ưu thế với 14.289,7ha, chiếm 15,5% DTTN.
- Nhóm đất xám bạc màu có diện tích 14.289,7ha, chiếm 15,5% DTTN.
- Đây là nhóm đất được hình thành từ trầm tích phù sa kỷ Đệ tứ, phân bố ở địa hình lượn sóng nhẹ và ở bậc thềm cao hơn so với đất phù sa hiện đại.
- Nhóm đất đỏ vàng có diện tích 5.790,0ha, chiếm 6,3% DTTN.
- Đất hình thành từ sản phẩm phù sa cổ có độ phì khá hơn so với đất xám bạc màu..
- Nhóm đất dốc tụ chỉ có một đơn vị đất với diện tích 44,2ha, chiếm 0,05% DTTN..
- Bảng 1: Diện tích các loại đất của thành phố Hà Nội.
- hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ.
- I Nhóm đất cát .
- Nhóm đất.
- phù sa .
- Đất phù sa được bồi trung tính ít.
- 3 Đất phù sa được.
- Đất phù sa.
- Đất phù sa không được bồi.
- 6 Đất phù sa glây Pg .
- Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ.
- 8 Đất phù sa úng.
- 9 Đất phù sa ngòi.
- Đất xám bạc màu trên phù sa cổ.
- trên phù sa cổ Fp V Nhóm đất.
- Tổng diện tích.
- Sử dụng đất Hà Nội theo hướng bền vững.
- Như trên đã đề cập, sử dụng đất bền vững là điều hoà các mục tiêu phát triển.
- Tuy nhiên, với vai trò là Thủ đô của một quốc gia, là trung tâm chính trị, văn hoá và khoa học kỹ thuật nên việc sử dụng đất của Hà Nội phải được ưu tiên cho phát triển đô thị, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, giao thông và các mục tiêu khác.
- Trong phạm vi của bài báo này, tác giả không có điều kiện trình bày chi tiết các loại hình sử dụng đất mà chỉ xin giới hạn ở một số chỉ tiêu chủ yếu liên quan đến bền vững..
- Sử dụng đất cho mục đích phi nông nghiệp: Tính đến năm 2009, diện tích đất của Hà Nội đã sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp có 44.571,95ha, chiếm 48,39% diện tích tự nhiên của Thành phố.
- Diện tích này được phân bổ sử dụng cho 10 mục đích khác nhau..
- Trong đó diện tích đất sử dụng cho phát triển cơ sở hạ tầng lớn nhất với 14.267,89ha, chiếm 15,49% tổng quỹ đất của Hà Nội và chiếm 32% diện tích đất phát triển cơ sở hạ tầng.
- Diện tích đất giao thông 7.907,97ha, chiếm 8,59% diện tích tự nhiên của thành phố..
- Theo quy hoạch sử dụng đất Hà Nội, dự kiến đến năm 2020, diện tích đất sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp sẽ tăng lên 53.128,5ha, tăng 8.556,5ha.
- Diện tích đất gia tăng cho mục đích phi nông nghiệp chủ yếu được bố trí cho phát triển khu công nghiệp và đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tại 5 huyện ngoại thành.
- Việc bố trí đất trong giai đoạn này như vậy là phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô giai đoạn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Riêng đất bố trí cho phát triển cơ sở hạ tầng cũng tăng lên 17.179,2ha, tăng 2.911ha, trong đó đất giao thông tăng 1.088,2ha.
- Diện tích đất bố trí cho giao thông tăng chủ yếu tập trung ở các huyện ngoại thành do các quận nội thành không còn quỹ đất để bố trí..
- Bảng 2: Hiện trạng sử dụng đất cho mục đích phi nông nghiệp và định hướng quy hoạch giai đoạn .
- 2009 2020 STT Hạng mục Mã Diện tích.
- Diện tích.
- (ha) 2 Đất phi nông nghiệp PNN Đất trụ sở cơ quan, công trình.
- 2.4 Đất khu công nghiệp SKK Đất phát triển hạ tầng DHT Đất giao thông DGT .
- Trên đây là những số liệu định hướng quy hoạch giai đoạn của Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn..
- Những số liệu nói trên phản ánh sự bất cập về hệ thống giao thông ở Hà Nội do lịch sử để lại, sức chứa của không gian đô thị nội đô nhỏ trong khi mật độ dân số cao.
- Cách làm này mới đảm bảo cho sự phát triển bền vững của Thủ đô trong tương lai..
- Sử dụng đất cho phát triển đô thị.
- Phát triển đô thị cùng với phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật là nhiệm vụ ưu tiên trong việc bố trí sử dụng đất của Hà Nội.
- Theo hiện trạng năm 2009, diện tích đất sử dụng cho phát triển đô thị có 19.626,66ha, chiếm 21,31% tổng diện tích đất của Thành phố.
- So với quỹ đất phi nông nghiệp, đất sử dụng cho phát triển đô thị cao hơn nhiều, chỉ xếp sau đất nông nghiệp.
- Ngày nay, với dân số 2.217.300 người và mật độ dân số quá cao trong khi đó diện tích đất đô thị ở khu vực này chỉ có 18.018ha đang gây nhiều áp lực về giao thông, môi trường như đã đề cập ở trên, Theo quy hoạch sử dụng đất giai đoạn diện tích đất bố trí cho đô thị sẽ không tăng..
- Điều đó cũng đồng nghĩa với việc cần phải thực hiện giải pháp như đã đề xuất ở trên mới tạo sự phát triển bền vững cho khu vực nội đô..
- Sử dụng đất cho nông lâm nghiệp theo hướng bền vững.
- Vốn là Thủ đô của một nước nông nghiệp với hơn 90% là dân số nông nghiệp của thời kỳ trước Đổi mới và bây giờ, với hơn 70% dân số nông nghiệp, bên cạnh việc ưu tiên bố trí đất cho các mục đích phi nông nghiệp và phát triển đô thị, Hà Nội vẫn còn diện tích đáng kể được sử dụng cho nông nghiệp.
- Diện tích này không chỉ có ở 5 huyện ngoại thành mà còn có cả ở các quận nội thành mới được đô thị hoá.
- Như vậy, vấn đề sử dụng đất theo hướng bền vững phải được đặt ra trước hết đối với đất sử dụng cho nông nghiệp..
- Tính đến năm 2009, diện tích sử dụng cho sản xuất nông, lâm nghiệp có 45.416,53ha, trong đó đất sử dụng cho trồng lúa nước có 27.541,35ha và dự kiến đến năm 2020 sẽ còn 23.459,05ha, giảm 4.082,3ha.
- Cùng với diện tích đất lúa của tỉnh Hà Tây (cũ), Hà Nội sẽ có 94.300ha đất canh tác lúa.
- Việc duy trì diện tích đất trồng lúa như trên tại một số huyện ngoại thành của Hà Nội đến năm 2020 là phù hợp với kết luận số 53 - KL/TƯ ngày 15 tháng 3 năm 2009 của Bộ Chính trị về mục tiêu đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 bảo đảm nguồn cung cấp lương thực với sản lượng cao gấp đôi và Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2009 về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, tạo hành lang xanh cho một Thủ đô sạch, xanh và đẹp..
- Hà Nội cũng là quê hương của một số loại cây ăn quả như bưởi Diễn, cam Canh, hồng xiêm Xuân Đỉnh.
- Đây cũng là những loại cây ăn quả nổi tiếng, gắn liền với địa danh của những làng, xã ven đô, góp phần sử dụng đất bền vững cho các sản phẩm này không những chỉ có giá trị kinh tế cao, tạo thu nhập cho người dân mà còn góp phần tạo nên những mô hình sinh thái, kết hợp giữa phát triển kinh tế với thu hút du lịch, thăm thú hái quả nhiệt đới, mặt khác còn duy trì được các giống bản địa, quý hiếm.
- Theo thống kê đến năm 2009, diện tích đất cây lâu năm của Hà Nội có 2.243,37ha, trong đó có các loại cây ăn quả nói trên.
- Định hướng đến năm 2020, diện tích cây lâu năm sẽ giảm xuống còn 2.097,37ha, giảm 146 ha..
- Diện tích đất lâm nghiệp có 4.802,1ha, chiếm 5,21% tổng diện tích tự nhiên của Hà Nội, trong đó chủ yếu là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.
- Diện tích rừng sản xuất chỉ có 287,56ha.
- Định hướng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, để bền vững Hà Nội vẫn phải duy trì diện tích đất rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.
- Diện tích này được bố trí chủ yếu trên các vùng đất đồi núi của huyện Sóc Sơn và một ít ở huyện Gia Lâm..
- Bảng 3: Hiện trạng và định hướng sử dụng đất Hà Nội giai đoạn Theo ranh giới Hà Nội cũ).
- Diện tích (ha).
- Cơ cấu so với diện tích tự.
- 1 Đất nông nghiệp NNP Đất lúa nước LUN Đất trồng cây lâu năm CLN Đất rừng sản xuất RSX Đất rừng phòng hộ RPH Đất rừng đặc dụng RDD Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS .
- Số liệu trên định hướng quy hoạch giai đoạn của Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn..
- Đất nuôi trồng thuỷ sản của Hà Nội rất lớn, theo thống kê đến năm 2009 diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản của Hà Nội có 3.230,09ha, chiếm 3,51% diện tích tự nhiên của Thành phố.
- Định hướng đến năm 2020, diện tích nuôi trồng thuỷ sản của Hà Nội còn 3.029,62ha, giảm 200,47ha..
- Trên thực tế, việc sử dụng đất của Hà Nội trong những năm qua chưa bền vững do năng suất thấp, hiệu quả kinh tế của 1 ha đất sản xuất nông nghiệp còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng.
- Một số diện tích đất bị ô nhiễm do sản xuất công nghiệp ở Thanh Trì và bãi rác thải ở Sóc Sơn.
- Do vậy, sản xuất nông nghiệp của Hà Nội cần có một chiến lược sử dụng đất theo hướng bền vững dựa trên các quan điểm sau đây:.
- Một là: Nông nghiệp Hà Nội phải phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá với các sản phẩm chủ lực là rau, các loại quả đặc sản và hoa.
- Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân một ha đất nông nghiệp đạt khoảng 185 triệu đồng năm 2015 và khoảng 235 triệu đồng năm 2030 (giá thực tế)..
- Hai là: Nông nghiệp Hà Nội phải tạo ra được vành đai xanh bằng việc kết hợp giữa duy trì và phát triển diện tích rừng hiện có với các vành đai cây trồng nông nghiệp truyền thống như vùng lúa, hoa, cây ăn quả đặc sản và rau.
- Vành đai xanh không những tạo ra môi trường mà còn có chức năng cung cấp các nông sản có chất lượng, an toàn và có giá thành hợp lý, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời sẽ là nơi thu hút du lịch sinh thái, tạo thu nhập cho một bộ phận dân cư làm nông nghiệp..
- Ba là: Nông nghiệp Hà Nội phải đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất ở một số ngành theo hướng toàn diện hoặc từng khía cạnh của nông nghiệp công nghệ cao.
- Bốn là: Sản xuất nông nghiệp phải gắn kết được với phát triển các ngành nghề khác như thủ công nghiệp, du lịch nông thôn, du lịch sinh thái và du lịch làng nghề, góp phần bảo vệ môi trường.