« Home « Kết quả tìm kiếm

SỬ DỤNG THUỐC VÀ HÓA CHẤT TRONG AO NUÔI CÁ TRA (Pangasianodon hypophthamus) THÂM CANH Ở ĐỒNG THÁP, VIỆT NAM


Tóm tắt Xem thử

- SỬ DỤNG THUỐC VÀ HÓA CHẤT TRONG AO NUÔI CÁ TRA.
- Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định loại hóa chất và thuốc được sử dụng trong các ao nuôi cá tra thâm canh ở tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam.
- Hiện trạng sử dụng thuốc và hoá chất được thu thập thông qua phỏng vấn 30 hộ nuôi cá tra ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy có 17 loại hóa chất được sử dụng để xử lý môi trường ao nuôi, 19 sản phẩm thuốc dùng để phòng và trị bệnh cho cá, 18 loại chất bổ sung chất dinh dưỡng và chế phẩm sinh học được sử dụng trong một vụ nuôi.
- Trong đó có Enrofloxacine là kháng sinh cấm sử dụng được sử dụng phổ biến (70% số hộ khảo sát sử dụng) và 10 loại kháng sinh hạn chế sử dụng trong nuôi trồng thủy sản theo TT 03/2012/BNNPTNT như amoxicilin, trimethoprime, ciprofloxacin, oxytetracycline, florfenicol.
- cũng được sử dụng rộng rãi.
- Nguồn gốc và liều lượng sử dụng thuốc chưa được kiểm soát chặt chẽ và thường được sử dụng liều lượng cao hơn so với hướng dẫn dựa vào kinh nghiệm của cá nhân người nuôi.
- Điều này có thể dẫn đến phát sinh nhiều bệnh trên cá và khả năng kháng các loại kháng sinh của cá.
- Ngoài ra, kết quả ghi nhận, chi phí đầu tư cho thuốc và hoá chất sử dụng trong một vụ nuôi chiếm 3,46% tổng chi phí và hầu hết các hộ nuôi được phỏng vấn (96,7%.
- n=30) có khu vực riêng để chứa thuốc, hóa chất và thức ăn cho cá.
- Qua kết quả khảo sát cho thấy các hộ nuôi cá tra trong vùng nghiên cứu vẫn còn hạn chế thông tin trong việc sử dụng hóa chất, liều lượng thích hợp, sự cẩn thận trong phương pháp và cách sử dụng các chất hóa học..
- Ở Việt Nam, ngành nuôi trồng thủy sản (NTTS) đang phát triển rất nhanh, tính đến tháng 5 năm 2014 tổng sản lượng NTTS đạt 297,3 nghìn tấn, tăng 103,9% so với cùng kỳ 2013 (Thu Hiền, 2014).
- Trong đó, cá tra là sản phẩm chủ lực của vùng..
- Trong quá trình nuôi, nhiều loại hóa chất và thuốc kháng sinh được sử dụng trong thủy sản để đảm bảo chất lượng nước, phòng và trị bệnh cho cá.
- Có hàng tấn thuốc kháng sinh đã được sử dụng để trị bệnh và thúc đẩy tăng trưởng vật nuôi hàng năm (Kummerer, 2009).
- Kết quả khảo sát của Lê Xuân Sinh và Đỗ Minh Chung (2009) cho thấy người nuôi thường trộn thuốc kháng sinh hoặc hóa chất vào thức ăn khi cá bệnh mà ít tìm hiểu rõ tác dụng của thuốc.
- Thức ăn dư thừa và phân cá có chứa các loại thuốc kháng sinh sẽ lắng xuống đáy ao nuôi và các chất kháng sinh có thể bị rửa trôi vào các khu vực lân cận (Boxall et al., 2004;.
- Việc sử dụng thuốc kháng sinh trong thủy sản có thể gây ra các tác động xấu đến kinh tế và sức khỏe.
- Tồn dư thuốc kháng sinh cũng được tìm thấy trong nhiều sản phẩm thủy sản của Việt Nam và các nước khu vực Đông Nam Á (Canada-Canada et al., 2009.
- Do các yêu cầu nghiêm ngặt từ các nước nhập khẩu, các sản phẩm thủy sản xuất khẩu có chứa tồn dư các thuốc kháng sinh sẽ bị từ chối.
- Hơn nữa, trong ao nuôi thâm canh cá tra sử dụng thức ăn công nghiệp đã tạo ra một lượng lớn chất thải từ thức ăn dư, các loại hóa chất trong suốt thời gian nuôi.
- Ngoài ra, các loại thuốc và hóa chất tồn dư khi ra ngoài môi trường có thể được các loài cá và các sinh vật khác ăn vào (Boxall et al., 2004;.
- Có nhiều nghiên cứu cho thấy các loài phiêu sinh thực vật trong môi trường xung quanh khu vực nuôi thủy sản có chứa số lượng lớn hơn các vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh (Huys et al., 2000.
- Với sự phát triển của ngành thủy sản ở ĐBSCL, việc sử dụng hóa chất để quản lý sức khỏe vật nuôi có xu hướng tăng lên.
- Người nuôi sử dụng nhiều loại hóa chất và thuốc kháng sinh để trị bệnh cho vật nuôi.
- Do đó, nghiên cứu được thực hiện để cung cấp thông tin về các loại thuốc và hóa chất được các hộ nuôi thâm canh cá tra ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp sử dụng.
- Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2014 để biết được hiện trạng sử dụng thuốc và hóa chất trong các ao nuôi cá tra thâm canh ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp do đây là địa phương có diện tích nuôi thâm canh cá tra lớn và duy trì ổn định..
- Các hộ nuôi được phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi soạn sẵn theo mẫu đã được sử dụng trong nghiên cứu của Long et al.
- (2014) để biết được các thông tin về hiện trạng sử dụng thuốc, hóa chất trong việc quản lý chất lượng nước trong ao nuôi cũng như phòng và trị bệnh cho cá..
- Các thông tin phỏng vấn tập trung vào: (i) tình trạng và liều lượng sử dụng các loại hóa chất khử trùng và cải tạo môi trường ao nuôi, chế phẩm sinh.
- (iv) chi phí thuốc và hóa chất sử dụng trong vụ nuôi và (v) cách quản lý các vật dụng chứa thuốc và hóa chất sau khi sử dụng..
- Căn cứ vào danh mục hóa chất, thuốc kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản theo Thông tư số 03/2012/.
- TT-BNNPTNT tiến hành phân loại thuốc kháng sinh và hóa chất được phép sử dụng, hạn chế sử dụng và cấm sử dụng trong ao nuôi cá tra thâm canh của các nông hộ được phỏng vấn..
- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích số liệu: tỉ lệ phần trăm, giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất..
- 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Hóa chất khử trùng và cải tạo môi trường ao nuôi.
- Kết quả điều tra cho thấy, có 17 sản phẩm hóa chất được sử dụng cho cải tạo ao và quản lý chất lượng nước.
- tỉ lệ hộ nuôi sử dụng các sản phẩm này được trình bày ở Bảng 1..
- Các loại hóa chất được sử dụng nhiều nhất là vôi, muối và BKC chiếm tỉ lệ lần lượt là 90,0.
- (2014) cũng ghi nhận tương tự 67 và 53% số hộ nuôi cá tra khảo sát ở quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ sử dụng tương ứng vôi và muối cho mục đích cải tạo chất lượng nước ao nuôi.
- Theo ghi nhận gần đây của Tonguthai (2010) một số nước trên thế giới đã hạn chế sử dụng BKC do có khả năng gây hại cho môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi.
- Do đó, việc các hộ dân trong vùng nghiên cứu sử dụng BKC chiếm tỉ lệ cao nếu không được kiểm soát cũng có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và gây khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
- Ngoài ra, một số hóa chất được người nuôi sử dụng có chứa thành phần là các kim loại như CuSO 4 , KMnO 4 , Zeolite,… Đây là nhóm hóa chất có khả năng gây tích lũy kim loại trong bùn đáy ao (Trương Quốc Phú và Trần Kim Tính, 2012)..
- Bảng 1: Hóa chất khử trùng và cải tạo môi trường.
- STT Sản phẩm Hoạt chất Công thức hóa học % số hộ sử.
- 3.2 Chế phẩm sinh học và chất bổ sung Kết quả khảo sát (Bảng 2) cho thấy có 18 sản phẩm được người nuôi cá sử dụng như chất bổ sung trong quá trình nuôi.
- Trong đó, vitamin C, probiotics và UV-Betamin là các sản phẩm được nhiều người nuôi cá sử dụng nhất với tỉ lệ đạt lần lượt là 96,7%.
- Kết quả trong nghiên cứu này cho thấy số sản phẩm được sử dụng nhiều hơn so với.
- kết quả nghiên cứu của Trương Quốc Phú và Trần Kim Tính (2012), ghi nhận được 14 sản phẩm và ít hơn so với kết quả khảo sát của Lê Minh Long và ctv.
- (2014), ghi nhận được 20 sản phẩm.
- Việc sử dụng các loại chất bổ sung giúp cá tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ hấp thu dinh dưỡng, bổ sung những khoáng chất thiết yếu giúp cá khoẻ và mau lớn nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho con người và vật nuôi..
- STT Sản phẩm Thành phần % số hộ được.
- khảo sát (n=30).
- 3.3 Hóa chất dùng để phòng trị bệnh cho cá Kết quả khảo sát cho thấy có 19 sản phẩm chứa kháng sinh thuộc 8 nhóm Fluoroquinolon, Beta- lactam, Sulfonamide, Polymyxin, Tetracyclin, Phenicol, Cephalosporin và Aminoside (Bảng 3).
- được sử dụng tại khu vực khảo sát.
- Bảng 3: Một số kháng sinh dùng trong phòng và trị bệnh.
- STT Sản phẩm Hoạt chất Nhóm Liều lượng.
- cấm sử dụng.
- hạn chế sử dụng (theo Văn bản số 08:2014/VBHN-BNNPTNT) Theo báo cáo tình hình thực hiện phòng, chống.
- Với sự xuất hiện thường xuyên các loại bệnh, người nuôi cần thiết phải sử dụng các loại thuốc để phòng và trị bệnh cho cá.
- Các loại thuốc dùng trong phòng trị bệnh cho cá được cho là rất quan trọng vì chúng không chỉ quyết định đến tỉ lệ chết của cá khi nhiễm bệnh ảnh hưởng đến năng suất mà còn quyết định đến chất lượng sản phẩm khi.
- bán nếu người nuôi sử dụng thuốc không hợp lý..
- Theo Nguyễn Chính (2005) có 97% người nuôi cá bè và 62,5% người nuôi ao cho là không thể thiếu việc sử dụng thuốc và hoá chất trong phòng và trị bệnh cá.
- Dựa vào kết quả Bảng 3 nhận thấy có 19 sản phẩm là kháng sinh và có thành phần chứa kháng sinh, có những sản phẩm khác nhau về tên thương mại nhưng cùng hoạt chất ví dụ như Enrofloxacine và Vimenro.
- Cụ thể theo kết quả khảo sát người nuôi biết rõ hoạt chất của các sản phẩm thương mại, nhưng các hộ dân thường sử dụng sản phẩm Enrofloxacine (53,33%) hơn so với Vimenro (16,67% trong tổng 70% số hộ điều tra, Bảng 4).
- Người dân cho rằng bản thân họ nhận thấy hiệu quả điều trị của sản phẩm Enrofloxacine tốt hơn Vimenro..
- Bảng 4: Các loại kháng sinh được sử dụng phổ biến.
- Loại kháng sinh Số hộ nuôi sử dụng (n=30.
- tỉ lệ hộ nuôi sử dụng (n=30).
- hạn chế sử dụng (theo Văn bản số 08/VBHN-BNNPTNT) Theo văn bản số 08:2014/VBHN-BNNPTNT.
- và kết quả điều tra cho thấy tại khu vực khảo sát có 2 sản phẩm Enrofloxacine và Vimenro có chứa hoạt chất kháng sinh cấm sử dụng (Enrofloxacine) chiếm 5,3% số kháng sinh được sử dụng tại khu vực khảo sát (Bảng 3).
- Trong số các loại kháng sinh hạn chế sử dụng lại được sử dụng phổ biến tại khu vực nghiên cứu như Amoxicilin, Trimethoprime, Ciprofloxacin,… chiếm tỉ lệ lần lượt là và 6,7% số hộ được khảo sát..
- (2014) tại Thốt Nốt-Cần Thơ cho thấy các loại kháng sinh được người nuôi sử dụng phổ biến là Enrofloxacine, Ampicillin, Colistin và Amoxicillin với tỷ lệ lần lượt là và 17%.
- cứu của Nguyễn Chính (2005) những loại kháng sinh được sử dụng rộng rãi là Enrofloxacine, Ciprofloxacin, Amoxicilin, Ampicillin,… Điều này cho thấy những loại kháng sinh trên đã được người nuôi sử dụng từ lâu và được sử dụng rất phổ biến dù một số loại đã bị cấm và hạn chế sử dụng.
- Theo kết quả khảo sát, đa số các hộ nuôi cho biết lý do sử dụng các loại thuốc trên có hiệu quả trong việc điều trị bệnh nên vẫn tiếp tục sử dụng.
- số hộ nhận biết bệnh cá và lựa chọn thuốc sử dụng theo kinh nghiệm bản thân và 90% số hộ chọn liều lượng theo hướng dẫn sử dụng (Bảng 5)..
- Bảng 5: Căn cứ xác định bệnh cá, chọn thuốc và liều lượng sử dụng.
- số hộ khảo sát) Chọn thuốc.
- số hộ khảo sát) Chọn liều lượng.
- số hộ khảo sát).
- Hướng dẫn sử dụng - 6,7 90.
- Số hộ khảo sát: n=30.
- Ngoài ra, kết quả khảo sát cũng cho thấy điều đáng quan tâm hơn là nguồn gốc thuốc được sử dụng không rõ ràng.
- Nhiều người nuôi thường sử dụng sản phẩm có hoạt chất như: Enrofloxacine, Amoxicillin, Sulfadimethoxine, Gentamycin, Ciprofloxacin để phòng và trị bệnh cá.
- Trường hợp sử dụng thuốc không biết rõ xuất xứ, nồng độ chính xác cũng như thành phần thực tế của thuốc, điều này gây khó khăn trong việc xác định liều lượng sử dụng, có thể là nguyên nhân gây kháng thuốc và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cá nuôi..
- Mặt khác, việc sử dụng kháng sinh không đúng sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước nuôi, nền đáy ao và tồn lưu trong cơ thể cá.
- Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng theo qui định của BNN&PTNT chiếm tỷ lệ cao có thể sẽ ảnh hưởng đến chất lượng mặt hàng thịt cá tra xuất khẩu và sức khoẻ người tiêu dùng (do dư lượng.
- chất kháng sinh trong thịt cá) gây thiệt hại kinh tế và làm mất lòng tin của các nước nhập khẩu vào sản phẩm thủy sản Việt Nam..
- Kết quả khảo sát cũng cho thấy chi phí sản xuất cá trung bình của các hộ nuôi cá tra tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp dao động trong khoảng đồng/kg cá, trong đó chi phí thuốc và hóa chất sử dụng chiếm trung bình 3,46% giá thành đầu tư.
- Kết quả này tương đương với khảo sát của Nguyễn Chính (2005), chi phí thuốc và hóa chất chiếm 3,4% chi phí sản xuất.
- Ngoài ra, hầu hết các hộ nuôi cá tra trong vùng khảo sát đều có khu vực riêng để chứa thuốc, hóa chất và thức ăn (96,7% số hộ được khảo sát) và 3,3% số hộ khảo sát chứa hóa chất, thuốc chung trong nhà ở.
- Nghiên cứu này đã xác định được hiện trạng sử dụng thuốc và hóa chất trong các ao nuôi cá tra thâm canh ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp..
- Kết quả cũng cho thấy một số khó khăn của người nuôi trong việc sử dụng thuốc cụ thể là việc lựa chọn các sản phẩm thuốc có cùng hoạt chất và nguồn gốc thuốc không rõ ràng.
- Các hộ nuôi được khảo sát đã sử dụng 17 loại hóa chất dùng để diệt khuẩn và quản lý chất lượng nước trong ao nuôi, 18 sản phẩm được dùng như chất bổ sung và 19 sản phẩm được sử dụng trong việc phòng và trị bệnh cho cá.
- Trong đó có một số sản phẩm nằm trong danh mục cấm và hạn chế sử dụng theo quy định hiện hành và có khả năng tồn lưu trong sản phẩm thịt cá.
- Cần triển khai nghiên cứu đánh giá sự tồn lưu thuốc và hóa chất trong ao nuôi thâm canh cá tra làm cơ sở đề xuất biện pháp giảm các tác động xấu đến môi trường có thể xảy ra..
- Dư lượng thuốc kháng sinh trong thủy sản - Phương pháp phát hiện nhanh.
- Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ..
- Đánh giá tình hình sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) thâm canh ở An Giang và Cần Thơ.
- Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Nuôi trồng thủy sản.
- Phân tích tình hình phân phối và sử dụng thuốc trong nuôi trồng thủy sản tại Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.
- Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Nuôi trồng Thủy sản