« Home « Kết quả tìm kiếm

SỰ GÂY HẠI CỦA RỆP SÁP (HOMOPTERA - PSEUDOCOCCIDAE) TRÊN RỄ CÂY CÓ MÚI (CITRUS) VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG


Tóm tắt Xem thử

- SỰ GÂY HẠI CỦA RỆP SÁP (HOMOPTERA.
- PSEUDOCOCCIDAE) TRÊN RỄ CÂY CÓ MÚI (CITRUS) VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
- Trong những năm vừa qua, rệp sáp gây hại rễ cây có múi ngày càng trở nên phổ biến và gây nhiều khó khăn cho nông dân trồng cây có múi (Citrus) tại đồng bằng sông Cửu Long.
- Để có cơ sở cần thiết cho việc nghiên cứu xây dựng qui trình IPM quản lý rệp sáp trên cây có múi, đề tài được thực hiện từ tháng 01/2006 đến tháng 06/2007 trên nhiều địa bàn thuộc 3 tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp, Trà Vinh và Thành phố Cần Thơ, nhằm xác định loài và tìm hiểu các đặc điểm sinh học và điều kiện có liên quan đến sự gây hại của rệp sáp rễ.
- Kết quả nghiên cứu ghi nhận loài rệp sáp gây hại rễ cây có múi thuộc giống Planococcus.
- Trong 3 tỉnh điều tra, Vĩnh Long là địa bàn nhiễm rệp sáp cao nhất, với 87% hộ trồng cây có múi (Citrus) bị nhiễm.
- Mật số rệp sáp Planococcus sp.
- cao nhất từ tháng 12 năm trước đến tháng 5 năm sau, trong mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 11 mật độ rệp sáp trên vườn giảm.
- Kết quả điều tra ngoài vườn ghi nhận, việc sử dụng các cây giống đã nhiễm rệp sáp có thể là nguyên nhân chính làm lây lan rệp sáp hại rễ trong những vườn, bên cạnh đó việc trồng dày cũng là nguyên nhân làm lây lan nhanh rệp sáp trong vườn.
- Từ khóa: Bưởi, Cam, Citrus, đồng bằng sông Cửu Long, Planococcus sp., Quýt, Rệp sáp rễ.
- Trong đó quan trọng và đáng kể là rệp sáp gây hại rễ cây có múi (Citrus).
- Sự gây hại do rệp sáp gây ra trên nhóm cây có múi (Citrus) đã được ghi nhận tại nhiều nơi trên thế giới (Smith et al., 1970) và tại Việt Nam (Nguyễn Thị Chắc và ctv., 2005).
- Bài báo cáo trình bày các kết quả nghiên cứu liên quan đến tình hình nhiễm rệp sáp tại các vùng trồng cây có múi (Citrus) trọng điểm tại vùng ĐBSCL, tác nhân cũng như các đặc điểm gây hại..
- Địa bàn nghiên cứu: những vùng có diện tích trồng cây có múi (Citrus) lớn của ĐBSCL như: Cần Thơ (quận Bình Thủy), Vĩnh Long (huyện Bình Minh, Tam Bình và Trà Ôn), Đồng Tháp (huyện Châu Thành), Trà Vinh (huyện Càng Long).
- Điều tra nông dân nhằm tìm hiểu về kỹ thuật canh tác, tình hình dịch hại trong khu vực cũng như sự hiểu biết và biện pháp đối phó của nông dân đối với rệp sáp gây hại trên cây có múi.
- Khảo sát thực tế ngoài đồng nhằm tìm hiểu tình hình gây hại của rệp sáp, triệu chứng gây hại và mức độ gây hại, qua đó thu mẫu về quan sát và định danh trong phòng thí nghiệm.
- Sử dụng khoá phân loại của Williams và Watson (1988) để định danh rệp sáp.
- Các đặc điểm hình thái được sử dụng trong phân loại rệp sáp rễ, bao gồm: hình dạng cơ thể, kích thước, tua sáp trên cơ thể và số lượng tua sáp, râu đầu, chân, cerarii, lỗ thở, lỗ đĩa “multilocular disc pore”, lỗ “trilocular pores”, bộ phận ostiole (mặt bụng), bộ phận “circulus” ở đốt bụng, lổ trong “translucent pore” phân bố ở các đốt của cặp chân sau và dạng lông xung quanh cơ thể của rệp sáp.
- 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Kết quả điều tra nông dân.
- Kết quả này cũng cho thấy nông dân có nhiều kinh nghiệm trồng cây có múi.
- Theo nông dân, các loài côn trùng và nhện gây hại phổ biến bao gồm sâu vẽ bùa (64,6.
- rệp sáp gây hại rễ (55,6.
- Mặc dù chưa nhận diện và phân biệt được giữa loài rệp sáp gây hại ở rễ với các loài rệp sáp gây hại khác nhưng đã có đến 55,6% hộ điều tra ghi nhận có sự gây hại của rệp sáp rễ trên vườn của mình.
- Trong các loài gây hại trên thì rệp sáp gây hại rễ được coi là loài côn trùng mới xuất hiện trong những năm gần đây (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000).
- Theo nông dân do loài rệp sáp này gây hại ở rễ cây, dưới mặt đất, nên nông dân rất khó phát hiện được sự tấn công của chúng, nhất là vào giai đoạn đầu khi rệp mới ký sinh, khi mật số còn thấp.
- Phần lớn nông dân chỉ phát hiện được sự gây hại của rệp sáp khi cây trồng đã biểu hiện triệu chứng, lúc rệp sáp đã gây hại nặng.
- Đa số nông dân cũng ghi nhận là trong thời gian gần đây, tình hình lây nhiễm của loài rệp sáp này ngày càng gia tăng.
- Rệp sáp gây hại trên rễ của tất cả các loại cây có múi (bưởi, cam, quýt, chanh) và vào mọi giai đoạn phát triển của loại cây trồng này.
- Tỷ lệ vườn bị nhiễm rệp sáp ở Vĩnh Long cao nhất, chiếm tỷ lệ (71,4%) trên tổng số hộ điều tra ở địa phương này, kế đến là Cần Thơ (60%) và Đồng Tháp là nơi có số vườn bị nhiễm rệp sáp thấp nhất (14,3.
- Để phòng trừ rệp sáp nông dân sử dụng các loại thuốc hóa học như Basudin 10H, Regent 800WG và Mocap 10G để rải gốc hoặc trộn chung với phân để rải trong lúc bón phân cho cây.
- Theo đánh giá của nông dân thì các loại thuốc hoá học trên chỉ có thể làm hạn chế sự gây hại của loài rệp sáp này trong một thời gian ngắn..
- 3.2 Kết quả điều tra trực tiếp ngoài đồng.
- Tình hình nhiễm rệp sáp rễ: có đến 87% trên tổng số vườn điều tra bị nhiễm rệp sáp.
- Vĩnh Long là địa bàn bị nhiễm rệp sáp rễ cao nhất, với 100% vườn cây có múi điều tra bị nhiễm rệp sáp (Trà Ôn và Bình Minh).
- Đây là địa bàn có loại cây trồng chính là bưởi, một phần nhỏ bưởi trồng xen với cam sành và cũng là nơi có truyền thống trồng cây có múi lâu năm nhất trong vùng.
- Kết quả điều tra cũng ghi nhận, trong các loại cây có múi (Citrus) điều tra, bưởi là loại cây bị rệp sáp gây hại rễ nhiều nhất so với các loại cây có múi khác, điều này cũng phù hợp với ghi nhận của nông dân.
- Hầu hết cây bị nhiễm rệp sáp nặng là những cây tơ, nhỏ hơn 2 năm tuổi, được trồng trên những mô đất cao.
- Theo nông dân thì mô được đắp càng lớn, càng cao thì khả năng bị rệp sáp gây hại cũng càng tăng theo.
- Kết quả điều tra ghi nhận rệp sáp rễ gây hại mạnh trong điều kiện đất khô ráo, nắng nóng.
- Mô là nơi được thoát nước nhanh nhất sau khi trời mưa, ít chịu ảnh hưởng của mưa nên nơi đây đã hình thành nên vùng tiểu khí hậu rất thích hợp cho sự cư trú của loài rệp sáp này.
- Kết quả điều tra cũng cho thấy hầu hết các vườn bị nhiễm rệp sáp là những vườn có mật độ trồng tương đối dày hơn so với khuyến cáo.
- Mật độ trồng không chỉ ảnh hưởng khả năng sinh trưởng của cây mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sự lây lan và gây hại của rệp sáp.
- Qua điều tra trực tiếp ngoài vườn, chúng tôi cũng nhiều lần phát hiện cây giống được mua từ các trại giống, có sự hiện diện của rệp sáp rễ.
- Có thể do trong quá trình sản xuất cây giống, cây giống được sử dụng làm gốc ghép (tháp) trên vườn đã bị nhiễm rệp sáp rễ.
- Kết quả điều tra về phương pháp sử dụng thuốc của nông dân ghi nhận đa số nông dân chỉ rải thuốc trực tiếp lên mặt mô, mặt liếp mà không áp dụng biện pháp như xới nhẹ lớp đất mặt phía trên xung quanh mô và trên liếp trước khi rải thuốc để tạo điều kiện cho thuốc dễ dàng tiếp xúc với rễ cây bị rệp sáp tấn công và sau khi rải thuốc nông dân thường không tưới nước để giúp cho thuốc hoà tan, do các loại thuốc mà nông dân áp dụng đều là thuốc dạng hạt.
- 3.3 Các đặc điểm hình thái của loài rệp sáp rễ gây hại cây có múi.
- Để định danh loài rệp sáp gây hại trên rễ cây có múi (Citrus), chúng tôi đã tiến hành khảo sát về đặc điểm hình thái của rệp sáp và sử dụng khóa phân loại của Williams và Watson (1988) để định danh loài.
- Kết quả khảo sát ghi nhận loài rệp sáp rễ cây có múi thuộc giống Planococcus, họ Pseudococcidae, bộ Homoptera..
- Hình 1: Thành trùng (cái) rệp sáp Planococcus sp..
- Các đặc điểm hình thái của rệp sáp rễ Planococcus sp.
- Hình 2: Cerarius thứ I (A) và thứ XVII (B) của rệp sáp Planococcus sp..
- Chân sau (B) và râu đầu (C) của rệp sáp Planococcus sp..
- Cerarius thứ XVIII và hậu môn của rệp sáp (B).
- 3.4 Triệu chứng gây hại của rệp sáp Planococcus sp..
- Rệp sáp Planococcus sp.
- gây hại bằng cách dùng vòi chích hút chất dịch ở phần rễ của cây nhất là phần rễ non.
- Cây trồng chỉ biểu hiện triệu chứng gây hại khi mật số của rệp cao.
- Rễ, lá và trái của cây có múi là những bộ phận thể hiện triệu chứng rõ nhất khi cây bị rệp sáp gây hại..
- Giai đoạn mới ký sinh, rệp sáp Planococcus sp.
- phát triển và gây hại từ giai đoạn rễ còn non cho đến khi rễ cây chết hoàn toàn.
- Khi quần thể rệp sáp cao, phần rễ bị hại sẽ hình thành những khối u bao quanh.
- Nhờ những khối u đó mà rệp sáp Planococcus sp.
- tránh được những tác nhân từ môi trường bên ngoài như nhiệt độ, ẩm độ, các loài thiên địch của chúng và kể cả các loại thuốc trừ sâu,… Ở trong khối u, rệp sáp hút nhựa cây và sinh sống từ thế hệ này sang thế hệ khác cho đến khi nào rễ cây bị khô và chết.
- Khi rễ bị nhiễm.
- rệp sáp (rễ đã tạo khối u) chết thì cả quần thể rệp bên trong của rễ cũng bị chết theo.
- Ở giai đoạn tuổi 1 rệp sáp có kích thước rất nhỏ, di chuyển rất nhanh, chúng di chuyển ra bên ngoài khối u của rễ thông qua các lổ rất nhỏ trên khối u và đây cũng là giai đoạn lây lan của rệp sáp Planococcus sp..
- Hình 7: Ấu trùng tuổi 1 của rệp sáp Planococcus sp.
- U sần trên rễ bưởi bị rệp sáp Planococcus sp.
- gây hại (B).
- Hình 8: Triệu chứng vàng lá trên cây bưởi nhiễm rệp sáp rễ Planococcus sp..
- Nếu ở mức độ nhẹ (giai đoạn đầu khi rệp mới ký sinh), lá vẫn giữ màu xanh, đây là giai đoạn rất khó phát hiện được sự gây hại của rệp sáp Planococcus sp.
- Ở giai đoạn này để phát hiện được sự hiện diện của rệp sáp Planococcus sp., thường phải kết hợp một số biểu hiện khác như: xung quanh gốc cây thường có sự hiện diện của kiến hôi, các loại nấm từ màu xám đến màu đen mọc xung quanh phần mặt đất phía trên phần rễ bị rệp gây hại và lá chuyển sang màu vàng ở một vài nhánh trên cây, phía rễ bị nhiễm rệp sáp.
- Cây ra đọt rất ít, một năm ra từ một đến hai coi đọt, trong khi những cây bình thường không bị nhiễm rệp sáp thì cây ra đọt 3 - 4 lần trong năm.
- Phần lớn nông dân nhầm lẫn giữa triệu chứng của bệnh vàng lá gân xanh, bệnh vàng lá thối rễ và vàng lá do rệp sáp rễ.
- Phần đông nông dân chỉ phát hiện được sự gây hại của rệp sáp khi cây trồng trong vườn không còn phát triển hoặc chết hoàn toàn.
- Cây bưởi là loại cây trồng bị nhiễm rệp sáp rễ nặng nhất vì trong quá trình khảo sát chúng tôi chưa tìm thấy được những triệu chứng.
- biểu hiện nặng (rễ có u sần) trên rễ của cây cam, quýt, mặc dù có sự hiện diện của rệp sáp.
- Trên rễ cam, quýt, mật số rệp sáp rất thấp so với trên rễ bưởi..
- Khi bị nhiễm nặng rệp sáp rễ, cây không ra hoa hoặc ra hoa rất ít.
- 3.5 Sự gây hại của rệp sáp Planococcus sp..
- Kết quả ghi nhận: rệp sáp Planococcus sp.
- gây hại trên rễ cây có múi vào tất cả các thời điểm trong năm và ở tất cả các tuổi của cây trồng.
- Rệp sáp Planococcus sp..
- thường gây hại nhiều nhất trên cây từ một đến ba năm tuổi, đây là giai đoạn cây có múi phát triển mạnh, ra rễ nhiều lần trong năm và do khả năng phát sinh rễ nhanh nên đảm bảo nguồn thức ăn cho rệp quanh năm, giúp rệp sáp duy trì và nhân mật số.
- Vào giai đoạn này, mật số rệp sáp thường rất cao so với cây trưởng thành và cây già.
- Vào giai đoạn này, rệp xuất hiện hầu hết trên các rễ ở mặt liếp và cũng chính vào thời gian này các triệu chứng gây hại trên rễ, lá và trái được biểu hiện rõ ràng nhất.
- Trong mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 11 mật độ rệp sáp trên vườn giảm.Vào giai đoạn này, rệp sáp Planococcus sp.
- tập trung nhiều ở những nơi khô ráo trong vườn như ở xung quanh mô hoặc ở những nơi gò cao của liếp để gây hại những rễ gần gốc hay ở phần gốc nơi tiếp giáp với mặt đất.
- Trong mùa mưa ở những cây bị nhiễm rệp sáp Planococcus sp.
- thường có sự xuất hiện của những tai nấm to màu nâu xám xung quanh phần rễ bị hại, nấm nằm phía trên mặt đất, đây là đặc điểm rất quan trọng để phát hiện rệp sáp Planococcus sp.
- Bên cạnh đó, xung quanh gốc cây bị rệp sáp ký sinh, thường có sự hiện diện của kiến hôi..
- Hình 9: Sự hiện diện của nấm màu nâu khi cây bị nhiễm rệp sáp rễ.
- Rệp sáp gây hại rễ cây có múi (Citrus) thuộc giống Planococcus.
- Phần lớn nông dân nhầm lẫn giữa triệu chứng của bệnh vàng lá gân xanh, bệnh vàng lá thối rễ và vàng lá do rệp sáp gây hại rễ, nhất là khi trong vườn của họ bị các loại dịch hại này cùng một lúc.
- Hầu hết nông dân chỉ phát hiện được sự gây hại của rệp sáp khi cây ngưng phát triển hoặc chết hoàn toàn.
- thường cao nhất từ tháng 12 năm trước đến tháng 5 năm sau, trong mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 11 mật độ rệp sáp trên vườn giảm.
- Kết quả điều tra ngoài vườn ghi nhận việc sử dụng các cây giống đã nhiễm rệp sáp có thể là nguyên nhân chính làm lây lan rệp sáp hại rễ trong những vườn, bên cạnh đó việc trồng dày cũng là nguyên nhân làm lây lan nhanh rệp sáp trong vườn.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy việc xử lý cây con để loại bỏ rệp sáp trước khi trồng là một biện pháp rất cần thiết để ngăn ngừa sự gây hại của rệp sáp trên những vườn chưa bị nhiễm..
- Kết quả điều tra thành phần rệp sáp (Coccinea) gây hại cây trồng ở một số tỉnh phía Nam trong những năm .
- Côn trùng và nhện gây hại cây ăn trái vùng ĐBSCL và biện pháp phòng trị, Nhà xuất bản Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.