« Home « Kết quả tìm kiếm

Sự hình thành các đặc điểm quốc gia: Một số so sánh giữa Nhật Bản và Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Để tìm đáp án cho câu hỏi “Tại sao Nhật Bản lại bị thất bại trong cuộc chiến tranh với Mỹ và các đồng minh trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai?” và “Tại sao Việt Nam lại có thể giành được chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ”, ở đây, tác giả cố gắng tìm hiểu và so sánh sự hình thành các đặc điểm quốc gia của người Nhật Bản và người Việt Nam..
- Việt Nam và Nhật Bản có hình dạng đất nước khá giống nhau.
- Cả hai quốc gia đều trải rộng từ Bắc tới Nam, chỉ khác ở điểm: Nhật Bản là một quần đảo với 4 hòn đảo chính, còn Việt Nam là một khu vực đất đai rộng lớn liên tiếp nhau.
- Tổng diện tích của Nhật Bản là 370.000 km 2 , diện tích của Việt Nam là 333.000 km 2 , bằng 90% tổng diện tích của Nhật Bản.
- Sự khác nhau lớn nhất về mặt địa lý là Nhật Bản bị tách ra khỏi đại lục châu Á và có biển bao quanh, trong khi Việt Nam lại có chung biên giới với các nước Trung Quốc, Lào và Campuchia ở bán đảo Đông Dương.
- Về khía cạnh dân số, dân số của Nhật Bản hiện nay là 126 triệu người, và đang giảm xuống, còn dân số của Việt Nam ước tính khoảng 80 triệu người vào.
- Việt Nam có 54 dân tộc.
- Khởi nguồn cư trú của Việt Nam là ở phía Bắc nơi tiếp giáp với biên giới phía Nam Trung Quốc.
- Việt Nam khi bị Trung Quốc chiếm đóng.
- Từ thế kỷ III tr.CN, khi các thủ lĩnh của các bộ tộc nhỏ ở miền Nam Nhật Bản đang bị ép buộc phải triều cống nạp cho vương triều nhà Hán ở Trung Quốc, Việt Nam đã bắt đầu bị nhà Hán chiếm đóng.
- Khi xâm chiếm vương quốc Nam Việt, triều đại nhà Hán không chỉ thống trị vương quốc Âu Lạc phía bắc Việt Nam mà còn thống trị nhiều vùng lãnh thổ khác ở phía nam Trung Quốc.
- Từ đó, Trung Quốc chiếm đóng Việt Nam trong suốt 1.000 năm, cho mãi đến năm 939 sau CN, sau khi triều đại nhà Đường sụp đổ vào năm 907.
- Từ khi bắt đầu thời kỳ chiếm đóng lâu dài này, “lịch sử của Việt Nam tiến hoá dưới sự ảnh hưởng của hai yếu tố trái ngược nhau.
- Sự phản kháng này, sau nhiều thế kỷ, dẫn đến sự bảo tồn bản sắc dân tộc Việt Nam, sự nổi lên của nhận thức quốc gia và sự hình thành nhà nước Việt Nam độc lập.” (Nhà Nguyễn, trang 16).
- Những triều đại này mở rộng mạng lưới hành chính ở Việt Nam một cách sát sao hơn để khai thác tài nguyên của Việt Nam.
- Năm 905, viên quan cai trị cuối cùng mà triều đình Trung Quốc gửi sang Việt Nam chết.
- Tận dụng những hỗn loạn này ở Trung Quốc, phong trào thiết lập chính quyền của Việt Nam bắt đầu và một người Việt.
- Nhưng đến năm 930, triều đại Nam Hán nắm quyền kiểm soát khu vực Nam Trung Quốc và đã xâm lược Việt Nam một lần nữa.
- Những người Việt Nam yêu nước đã hai lần liên tiếp đấu tranh chống lại quân Nam Hán.
- Cuối cùng, vào năm 938, người dân Việt Nam đã đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, cửa sông dẫn vào Vịnh Hạ Long.
- Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã đặt dấu chấm hết cho sự thống trị của Trung Quốc ở Việt Nam.
- Trong suốt 1000 năm Bắc thuộc, thông qua hàng loạt những cuộc khởi nghĩa và chiến thắng cuối cùng, nhân dân Việt Nam đã xây dựng được bản sắc dân tộc, tinh thần yêu nước và học hỏi được những chiến lược trong chiến tranh.
- Cũng trong thời gian Bắc thuộc, Việt Nam chịu ảnh hưởng rất mạnh mẽ từ chính sách đồng hoá của Trung Quốc.
- Từ ngữ của Việt Nam mượn một số lượng lớn từ tiếng Trung Quốc.
- Sự thống trị của Trung Quốc, một nước có nền văn minh phát triển cao, đã mang lại những lợi ích về phát triển của công nghệ cho Việt Nam.
- Trong thời kỳ này, những nền tảng hình thành đặc điểm và các giá trị quốc gia dân tộc của Việt Nam đã được thiết lập..
- Nhật Bản theo gót người thầy Trung Quốc.
- Chẳng bao lâu sau khi Nhật Bản thống nhất, quốc gia này đã.
- thể hiện đặc điểm của một quốc gia xâm lược trong khi Việt Nam lại là một nước bị Trung Quốc xâm chiếm..
- Vào đầu thế kỷ V, hệ thống chữ viết của Trung Quốc đã được chính thức áp dụng ở Nhật Bản.
- Vào khoảng giữa thế kỷ VI, một phần ba trong số những gia đình quý tộc của Nhật Bản có nguồn gốc từ Hàn Quốc và Trung Quốc (Stony, trang 29).
- điều này khác với Việt Nam - một quốc gia như có chung biên giới với nhiều quốc gia.
- Việt Nam đã phải đối mặt với nỗi sợ hãi bị các đế chế Trung Quốc xâm lược, ví dụ như nhà Tuỳ (thế kỷ XI), nhà Nguyên (thế kỷ XIII) và nhà Minh (thế kỷ XV)..
- Chiến thắng của Nhật Bản và Việt Nam chống lại quán xâm lược Mông nguyên Vào thế kỷ XIII, cả Việt Nam và Nhật Bản đều bị quân Mông Cổ xâm lược..
- Việt Nam bị tấn công ba lần và Nhật Bản bị tấn công hai lần.
- Những chiến thắng chống lại quân Nguyên đã góp phần tạo ra những khác biệt trong những đặc điểm và các giá trị quốc gia giữa người Việt Nam và người Nhật Bản..
- Chiến thắng của Việt Nam.
- Vào năm 1257, quân đội của Kubilai Khan đã xâm lược Việt Nam để làm tiền đề tấn công nhà Tuỳ ở Trung Quốc từ phía Nam.
- Chúng đã bị hất cẳng ra khỏi thủ đô bởi cuộc phản công của người Việt Nam và sào huyệt của chúng cũng đã bị một nhóm dân tộc thiểu số tấn công.
- Đây là chiến thắng đầu tiên của người Việt Nam chống lại quân Nguyên..
- Sau thất bại đầu tiên, quân Nguyên dưới sự lãnh đạo của Kubilai đã chuẩn bị một cuộc viễn chinh khác để xâm chiếm Việt Nam.
- Kubilai đã chuẩn bị 500.000 kỵ binh và lính bộ binh cho một cuộc viễn chinh hùng mạnh chống lại Việt Nam và Chăm-pa.
- Vị vua của Việt Nam thời đó đã hỏi ý kiến tất cả những hoàng thân và những chức sắc có địa vị cao về những hành động cần phải thực hiện.
- Lực lượng của người Việt Nam chỉ có 200.000 người do vị tướng lừng danh Trần Hưng Đạo lãnh đạo đã chiến đấu rất dũng cảm với 500.000 quân Nguyên.
- Nhuệ khí của những tráng sỹ Việt Nam cao đến độ tất cả họ đều khắc một chữ vào cánh tay của mình, đó là chữ “Sát Thát” (Nhà Nguyễn, trang 39).
- Khi phần lớn lãnh thổ của Việt Nam bị quân Nguyên chiếm đóng, người dân Việt Nam đã thực hiện sách lược “vườn không nhà trống để cắt nguồn lương thực của quân Nguyên, và các lực lượng của quân Việt Nam đã tấn công vào những vị trí không được phối hợp và dễ bị tổn thương của quân Nguyên.
- Và cuối cùng toàn lãnh thổ Việt Nam đã được tự do vào tháng 8/1285..
- Kubilai đã từ bỏ kế hoạch xâm lược Nhật Bản lần thứ ba để chuẩn bị cho cuộc viễn chinh trả thù Việt Nam.
- quân xâm lược Việt Nam trong cuộc xâm lược trước đã qua biên giới phía Bắc với 300.000 quân lính và một hạm đội với 500 tàu chiến lớn tiến thẳng vào bờ biển Việt Nam.
- Nhân dân Việt Nam lại một lần nữa sử dụng sách lược “bỏ đói”, còn vua và những người dân rời thủ đô và cất giấu lương thực của mình.
- Khi ấy, vị tướng đã đóng cọc sắt nhọn trên cửa sông vào lúc thuỷ triều lên và khi thuỷ triều xuống, một đội thuyền chiến nhỏ của Việt Nam ra khiêu chiến rồi rút lui nhanh chóng.
- Năm sau, vua của Việt Nam đã giao lại những tướng lĩnh và những quân lính đã bị bắt.
- Sau cái chết của Kubilai vào năm 1294, người trị vì mới của quân Nguyên đã thiết lập mối quan hệ thân thiện với Việt Nam..
- Chiến thắng của Việt Nam trước quân Nguyên với số lượng và lực lượng vũ trang hùng mạnh là nhờ có sự đoàn kết quốc gia thực sự được tạo lập từ những cuộc đấu tranh chống xâm lăng và những nhà lãnh đạo tài ba như tướng Trần Hưng Đạo - người đã tận dụng những sách lược sáng suốt và được sự hỗ trợ của quần chúng, đặc biệt là chiến tranh du kích với hệ thống sỹ - nông, trong đó mỗi người đều trở thành một chiến binh và các nhóm dân tộc thiểu số đóng góp một phần ở những khu vực ở miền núi.
- Những đặc tính này cũng lại được phát huy trong những cuộc chiến tranh hiện đại của Việt Nam do tướng Võ Nguyên Giáp lãnh đạo..
- Chiến thắng của Nhật Bản.
- Những sự việc tình cờ tương tự và những kết quả khác nhau giữa Nhật và Việt Nam.
- Việc hiện đại hoá Nhật Bản.
- Vào giữa thế kỷ thứ XIX, khi thời kỳ phong kiến ở Việt Nam và Nhật Bản kết thúc, hai quốc gia này đã được các thế lực phương Tây tiếp cận nhằm mục đích thực dân hoá hay tìm kiếm thương mại.
- Nhật đã thiết lập một chính phủ bù nhìn của “Manchuria” ở Trung Quốc.
- Vào năm 1937, một cuộc chiến tranh quy mô toàn diện chống lại Trung Quốc đã bắt đầu.
- Mỹ và các lực lượng trong khối Đồng minh và những khu vực rộng lớn bị xâm chiếm của châu Á, trong đó có Việt Nam.
- Chiến tranh của Hàn Quốc đã nổ ra vào năm 1950 bên bờ bên kia của bờ biển Nhật Bản.
- Thực dân hoá Việt Nam.
- Nhân dân Việt Nam dưới chế độ phong kiến mục nát đã bị phân chia thành hai bè phái, một bè phái thân Pháp cố gắng đòi thoả hiệp và một phe là một nhóm hùng mạnh bao gồm những nhà yêu nước, những người đã thừa hưởng truyền thống lâu đời đấu tranh đòi độc lập cho quốc gia.
- Nhưng cuối cùng, năm 1885, Việt Nam đã bị Pháp thôn tính.
- Tuy nhiên, sau khi Việt Nam bị Pháp chiếm đóng, nhân dân Việt Nam vẫn tiếp tục kháng cự.
- Vào năm 1897, một chế độ thực dân đã được thiết lập khi một người lãnh đạo toàn quyền khu vực Đông Dương được bầu ra để quản lý không chỉ Việt Nam mà còn quản lý cả Lào và Campuchia..
- Chiến thắng của Nhật Bản chống lại chế độ Nga hoàng năm 1905 đã khuyến khích những nhà yêu nước Việt Nam nuôi dưỡng hy vọng rằng Nhật - một cường quốc châu Á sẽ trợ cấp và hỗ trợ cho Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Nhưng đến năm 1909, chính phủ Nhật Bản, do bị chính phủ Pháp mua chuộc, đã công nhận sự xâm chiếm của Pháp ở châu Á và đuổi những người yêu nước Việt Nam khỏi Nhật Bản.
- Chính phủ Nhật phản bội lại mong muốn của những nhà yêu nước Việt Nam.
- Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, từ năm 1919 đến năm 1929, thực dân Pháp đã tăng cường khai thác kinh tế ở Việt Nam nhằm mục đích phục hồi kinh tế của Pháp.
- Vào thời điểm đó, Nguyễn Ái Quốc (sau này gọi là Hồ Chí Minh) và những nhà lãnh đạo các phong trào giải phóng khác chịu ảnh hưởng bởi cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga đã chọn Chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa cộng sản làm học thuyết cho cuộc đấu tranh giải phóng Việt Nam đang bị thực dân hoá..
- Chiến tranh thế giới lần hai bắt đầu năm 1939 đã đè một gánh nặng lớn lên nhân dân Việt Nam.
- Hàng nghìn chiến sỹ và công nhân Việt Nam đã bị gửi sang Pháp.
- Nhân dân Việt Nam phải cung cấp cho Pháp một số lượng lớn lương thực, nguyên liệu cho cuộc chiến tranh.
- Chính phủ Pháp thân phát xít và chính phủ quân phiệt Nhật bắt tay với nhau để khai thác các nguồn lực của Việt Nam và đàn áp các phong trào giải phóng dân tộc của Việt Nam.
- Các cuộc nổi dậy của nhân dân Việt Nam diễn ra liên tục nhưng đều bị trấn áp..
- Việt Minh nhanh chóng nhận được sự ủng hộ rộng rãi trong nhân dân Việt Nam..
- Dưới hai tròng bóc lột của Pháp và Nhật, người dân Việt Nam đã phải chịu đựng nghèo đói cùng kiệt, nạn đói thường xuyên xảy ra.
- Hai triệu người dân Việt Nam đã bị chết đói.
- Trước và sau khi Nhật đầu hàng, vào ngày 15/8, những cuộc khởi nghĩa nổ ra trên khắp Việt Nam.
- Vào ngày 25/8, cùng với sự kiện vua Bảo Đại thoái vị là sự thành công của cuộc Cách mạng Tháng Tám của nhân dân Việt Nam..
- Cuộc cách mạng được chuẩn bị kỹ lưỡng về chính trị cũng như quân sự này đã chấm dứt 80 năm bị thực dân Pháp cai trị và xoá bỏ chế độ quân chủ và tái thiết nền độc lập cho Việt Nam..
- Vào ngày 23/8, Pháp tuyên bố không công nhận nền độc lập của Việt Nam..
- Sau khi Pháp thất bại tại Điện Biên Phủ vào năm 1954, Mỹ đã tiếp tục tiến hành cuộc chiến tranh tại Việt Nam.
- Quân đội Mỹ đã rút khỏi Việt Nam năm 1973.
- Mặt trận giải phóng dân tộc quốc gia miền Bắc Việt Nam, các lực lượng Chính phủ cách mạng lâm thời phải đấu tranh chống lại những lực lượng quân đội của Chính phủ miền Nam Việt Nam thân Mỹ đến mãi hơn hai năm sau, năm 1975.
- Mặt trận giải phóng dân tộc quốc gia miền Bắc Việt Nam đã chiến thắng và cuối cùng Việt Nam đã được thống nhất.
- Nhân dân Việt Nam giành được hoà bình sau cuộc đấu tranh trong vòng 30 năm từ năm 1945 đến năm 1975..
- Nhật Bản và Việt Nam có những tương đồng nhưng cũng có những điểm khác biệt.
- Nhưng Nhật là một quốc đảo, trong khi đó Việt Nam lại có chung biên giới với các quốc gia khác.
- Việt Nam đã bị xâm lược khoảng 20 lần.
- Nhật Bản không bị xâm lược nhiều lần như vậy.
- Việt Nam bị Trung Quốc xâm chiếm nhiều lần trong một thời kỳ dài kéo dài suốt 10 thế kỷ và bị Pháp thực dân hoá trong vòng 80 năm.
- Người Việt Nam luôn luôn đấu tranh chống lại những kẻ xâm lược và cuối cùng đã đánh bại được những kẻ xâm lăng.
- Nhân dân Việt Nam không bao giờ xâm lược các quốc gia khác.
- Một truyền thuyết có liên quan đến hồ Hoàn Kiếm ở trung tâm Hà Nội đã cho biết rằng khi Việt Nam bị nhà Minh trực tiếp cai trị vào đầu thế kỷ XIV, vua Lê Lợi, người sáng lập ra nhà Lê, đã được một con rùa giao cho thanh gươm thần vào năm 1428.
- Ông đã chiến đấu và chiến thắng trong cuộc chiến tranh giành độc lập chống lại nhà Minh với thanh gươm thần đó và đã mang lại độc lập tự do cho Việt Nam.
- Lịch sử của Việt Nam chủ yếu dựa trên Nhà Nguyễn (2004);