« Home « Kết quả tìm kiếm

SỰ HÌNH THÀNH TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN – TÌM HIỂU SỰ HÌNH THÀNH TRUYỀN THUYẾT TỨ VỊ THÁNH NƯƠNG (QUA CÁC NGUỒN THƯ TỊCH, TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VÀ TỤC THỜ CÚNG)


Tóm tắt Xem thử

- Tứ vị Thánh nương được thờ ở đâu?.
- Tứ vị Thánh nương, họ là ai?.
- Truyền thuyết lưu truyền ở các địa phương có thờ Tứ vị Thánh nương đều kể rằng, họ có bốn người, trong số đó, nhân vật chính là mẹ của vị vua cuối cùng của nhà Tống, ba người còn lại thường không thật thống nhất theo cách kể của từng vùng, gồm các công chúa và cung nữ, có khi lại là nhà sư (Trung Quốc hoặc Việt Nam).
- Theo Tống sử, Dương Thái hậu và Tống Đế Bính đều đã chết và được an táng tại Trung Quốc, vậy sao lại có truyền thuyết rằng xác họ trôi dạt vào cửa biển Việt Nam? Đây hiển nhiên chỉ là sự thêu dệt của người kể truyền thuyết chứ không phải là sự thực lịch sử.
- Từ các bản ghi chép truyền thuyết.
- Khảo sát các truyền thuyết có được qua các nguồn thư tịch và tài liệu điền dã, chúng tôi thấy rằng, các bản kể có chung một điểm tương đồng là: các nhân vật chính của câu chuyện đều là nữ, liên quan đến cung đình nhà Tống (hoàng hậu, công chúa, thị nữ), họ đã đi bằng đường biển vào Việt Nam sau khi nhà Tống thất thủ.
- thêm một truyền thuyết khác về các vị thần này, tổng số vẫn là bốn người nhưng nhân thân của từng nhóm lại không giống nhau: Họ là hoàng hậu thứ 13 của Hùng Vương cùng với hai công chúa và một hoàng tử (do bị thứ thiếp ghen ghét, hoàng tử đã bị cắt dương vật lúc mới sinh, vua đày ba mẹ con ra biển, bị dạt vào cửa Cờn.
- Bên cạnh những thư tịch có thể tra cứu được năm xuất bản, có một số truyền thuyết được ghi chép dưới dạng thần tích và truyện kể của địa phương không rõ niên đại.
- Có thể những thần tích này đã dựa trên truyền thuyết địa phương do người dân kể lại.
- Thứ nhất là truyền thuyết về Dương phi ở đền Mẫu (ở phường Quang Trung, thành phố Hưng Yên).
- Truyền thuyết kể rằng, đền thờ bà quý phi họ Dương nhà Tống (Trung Quốc), sau khi nhà Nam Tống thất thủ, hoàng tộc nhà Tống nhảy xuống biển tự tận, thi thể của Dương phi trôi dạt về vùng cửa sông Phố Hiến, được nhân dân chôn cất chu đáo.
- Truyện này về cơ bản giống với truyền thuyết trong Ô châu cận lục của Dương Văn An (đã nói ở trên), có thể là cả hai bản kể đều sử dụng chung một nguồn..
- Thứ ba là truyền thuyết về Tứ vị Thánh nương được chép lại trong bản thần tích làng Cơ Xá (nay là làng Bắc Biên, Long Biên, Hà Nội).
- Thứ tư là nhóm truyền thuyết được lưu giữ trong bản thần tích và trong lời kể của người dân ở đền Cờn, Quỳnh Lưu, Nghệ An kể về Thái hậu họ Dương, hoàng hậu và hai công chúa nhà Nam Tống trôi dạt vào cửa biển này.
- Chúng tôi sẽ đi sâu phân tích sự hình thành của truyền thuyết về Tứ vị Thánh nương ở đây, bởi vì, sau khi được hình thành, truyền thuyết này có tính ổn định tương đối và đã được phổ biến rộng rãi ở tất cả các nơi thờ Tứ vị Thánh nương..
- Căn cứ vào bản kể hiện lưu hành trong thần tích và lời kể của người dân ở đền Cờn thì có thể hình dung ra các giai đoạn hình thành nên truyền thuyết về Tứ vị Thánh nương ở đền Cờn như sau:.
- Giai đoạn 1, truyền thuyết mới chỉ kể về ba vị thần nữ.
- Giai đoạn 2, truyền thuyết loại ông sư ra ngoài và thêm vào một vị thần nữ, từ đó mới có danh xưng là Tứ vị Thánh nương.
- Trong thực tế, thân mẫu của Tống Đế Bính chỉ ở hàng phi chứ không phải là Hoàng hậu nhưng vào đến thần tích và truyền thuyết ở đền Cờn thì đã trở thành Hoàng hậu, vì bà họ Dương nên người dân ở đây gọi bà là Dương Thái hậu.
- “Tứ vị” 18.
- Chịu ảnh hưởng của quan niệm Nho giáo, truyền thuyết ở đây còn kể thêm rằng, chính vua Lê Thánh Tông đã cho lập ngôi đền trên núi Hùng Vương sát bờ biển để thờ Tống Đế Bính và các trung thần tách riêng ra khỏi nơi thờ Tứ vị Thánh nương ở đền Trong với quan niệm “nam nữ bất đồng cung” 19.
- Chi tiết “thi thể bốn người chết toả mùi thơm lan quế” đã nối một truyền thuyết trước đó về khúc gỗ trôi sông phù hộ cho dân đánh được nhiều cá vào truyền thuyết Tứ vị Thánh nương ở chỗ: hồn của Tứ vị nhập vào cây gỗ, trôi từ biển cửa Cờn vào lạch Mai Giang, trôi vào đền Trong..
- Truyền thuyết kể rằng, khi hoàng hậu và các thị nữ chết, hồn họ nhập vào một khúc gỗ trôi vào làng Phương Cần, người dân đẩy ra.
- Có thể thấy là sự thay đổi một số chi tiết (thêm nhân vật nữ, thêm chi tiết khúc gỗ thơm, thêm việc thờ vua Tống Đế Bính) để tạo thành truyền thuyết đầy đủ nhất như ngày nay ta thấy đều gắn với đền Cờn.
- Từ đây, truyền thuyết này lan toả và ảnh hưởng tới những nơi có thờ cúng bốn vị thần nữ này.
- Để giải thích nguồn gốc của tục thờ Tứ vị Thánh nương phổ biến ở nhiều vùng của nước ta, có 3 truyền thuyết cho rằng, Tứ vị Thánh nương có nguồn gốc ở Việt Nam: truyền thuyết thứ nhất kể rằng các vị thần nữ này là người Việt thời cổ (theo Tục thờ thần và thần tích Nghệ An).
- truyền thuyết thứ hai kể rằng, họ là người của thời Hùng Vương thứ 13 (theo Ô châu cận lục).
- truyền thuyết thứ ba cho rằng, hoàng hậu là người ở cửa Cờn (Theo Thần tích làng Cơ Xá.
- Các truyền thuyết này không được phổ biến ở những nơi thờ Tứ vị, trong khi đó, truyền thuyết phổ biến cho rằng, họ là người Trung Quốc.
- Trước hết, nhìn từ các cứ liệu ngôn từ truyền thuyết (văn bản, truyền ngôn), những người kể truyền thuyết đã cố gắng tìm các lý do để giải thích sự tồn tại của tục thờ này ở Việt Nam.
- Làm cho người nghe tin vào câu chuyện được kể, tin vào sự linh thiêng của vị thần trong câu chuyện, đó chính là nhiệm vụ mà người kể truyền thuyết phải hoàn thành.
- Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến truyền thuyết về việc người Hoa chạy loạn thời hậu Nam Tống.
- Có thể đoán định rằng, mô hình cốt truyện truyền thuyết đền Cờn (Quỳnh Lưu, Nghệ An) đã lan truyền tới truyền thuyết ở đền Mẫu (Hưng Yên) nhưng nhân vật được người Hoa thờ ở Hưng Yên lại đi vào truyền thuyết của người Việt ở nhiều nơi, trong đó có đền Cờn.
- Chỉ có một số truyền thuyết và vài ghi chép của đời sau rọi đôi ánh sáng le lói vào vấn đề này..
- Như đã nói ở trên, truyền thuyết kể rằng, người Hoa mang tục thờ Dương phi (mà dân gian có khi gọi là Dương hậu) đến Hưng Yên.
- Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc thờ cúng Tứ vị Thánh nương và truyền thuyết về các bà xem ra phổ biến hơn truyền thuyết và tục thờ Ma Tổ/ Thiên hậu [vốn rất phổ biến ở Trung Quốc]..
- Trở lại với vấn đề đang bàn, vậy truyền thuyết về Tống phi (mà dân gian vẫn gọi là Tống hậu) có phải là một dị bản của truyền thuyết về Thiên hậu không ? Theo chúng tôi, đây là hai hệ thống hoàn toàn khác nhau.
- Niềm nhớ tiếc quá vãng trong lòng các cư dân Nam Tống chỉ mới dừng lại ở truyền ngôn, dưới dạng một truyền thuyết chứ chưa thực sự thành một tục thờ.
- Vì vậy, có thể nói, sau khi truyền thuyết sơ bộ được hình thành, nó được nhập ngay vào với tục thờ nữ thần biển của người Việt và nhanh chóng đan kết với những truyền thuyết của người Việt để trở thành một phức thể truyền thuyết mới, đó là truyền thuyết về Tứ vị Thánh nương lưu hành ở đền Cờn mà chúng tôi đã nhắc ở trên và sẽ bàn kỹ hơn ở phần sau..
- Vì sự gần gũi đó (về danh xưng, về tính chất thờ cúng) mà hai hệ thống truyền thuyết này đan xen và ảnh hưởng lẫn nhau.
- Hãy lưu ý, ở đây có một truyền thuyết về Thiên hậu ở Trà Cổ, một vùng biển tiếp giáp với Trung Quốc.
- Chi tiết bức tượng trôi trên biển rồi dạt vào cửa biển Trà Cổ không thấy xuất hiện trong truyền thuyết của người Hoa về Thiên hậu, rất có thể nó đã bị ảnh hưởng của chi tiết xác Thái hậu nhà Nam Tống trôi trên biển.
- Có thể thấy rằng, khi sáng tạo truyền thuyết về Tống hậu, cư dân Nam Tống có ý muốn tạo nên một sự đối sánh với Thiên hậu, nữ thần Bắc Tống đã được thờ cúng rộng rãi ở Trung Hoa.
- Lại cũng có thể đoán định thêm rằng, truyền thuyết về nữ thần Nam Tống ngay khi mới định hình đã hội nhập nhanh chóng với tín ngưỡng thờ nữ thần biển của người Việt để trở thành một tục thờ của cư dân miền biển của người Việt, mà không phải là tục thờ của người Hoa như tục thờ Thiên hậu nữa 40 &.
- Hay nói một cách khác, người Việt đã sớm nhìn thấy sự hợp lý của mô hình truyền thuyết về nữ nhân vật này và chấp nhận nó (chi tiết vị thần nữ khẳng định: “Thượng đế phong thiếp làm thần biển đã lâu” được các bô lão địa phương công nhận từ đầu thế kỷ XIV đã chứng tỏ điều này) như một hạt nhân, rồi từng bước bản địa hoá nó bằng cách đắp bồi dần các tình tiết trong câu chuyện thành ra một cơ thể mới.
- Sau một thời gian, truyền thuyết được định hình bằng câu chuyện kể về bốn vị Thánh nữ ngự trị ở các ngôi đền cửa biển, phù hộ cho ngư dân và lữ khách.
- Nguồn gốc, thực chất tín ngưỡng Tứ vị Thánh nương ở Việt Nam.
- Việc khảo sát văn bản truyền thuyết đã chỉ ra các bước hình thành truyền thuyết.
- Lưu ý: Môtíp khúc gỗ trôi sông trong truyền thuyết Việt Nam thường là một biểu tượng chỉ sự hội nhập: sự hội nhập Phật giáo và tín ngưỡng dân gian (Man Nương), sự hội nhập tín ngưỡng thờ Mẫu của người Chăm với tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt (Thiên Y A Na) và ở đây là sự hội nhập của những danh xưng xa lạ (Tống hậu) với tín ngưỡng thờ thần biển của cư dân ngư nghiệp bản địa Việt Nam..
- Vị trí của Đền Cờn trong hệ thống di tích thờ Tứ vị Thánh nương.
- Tất cả các truyền thuyết về Tứ vị Thánh nương đều khẳng định sự liên quan chặt chẽ giữa họ với cửa Cờn: có truyền thuyết kể các vị thần nữ này được sinh ra ở cửa Cờn.
- truyền thuyết ở đình làng Bắc Biên (Hà Nội) cho rằng do người dân của địa phương mình được các vị Thánh nương đền Cờn giúp đỡ vượt qua sóng to gió cả 50 .
- Theo truyền thuyết ở địa phương, đền Cờn là do dân Phương Cần xây dựng nên.
- Tuy truyền thuyết thêu dệt lắm chi tiết nhưng về cơ bản, trong các bản ghi chép và trong tâm thức của người dân địa phương mà chúng tôi có dịp hỏi chuyện trong các lần điền dã thì đều thấy một quan niệm chung là: Đền có thể được xây vào cuối thế kỷ XIII, và sau chiến thắng năm 1312, vua Trần Anh Tông cho sửa sang lại đền thờ, nâng việc cúng tế lên một bậc mới.
- Chịu nhiều áp lực, truyền thuyết dân gian về Tứ vị Thánh nương về cơ bản đã cố định được một cốt kể tương đối thống nhất, tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn một số truyện kể tồn tại bên ngoài cốt kể, chưa có những chi tiết khả dĩ hợp lý để gắn kết chúng vào.
- Như vậy, truyền thuyết về Tứ vị Thánh nương, dẫu có trải qua một quá trình hình thành lâu dài với nhiều tác động mạnh mẽ, vẫn là một hệ thống mở và sẽ tiếp tục được đắp bồi theo những hướng mới.
- Và đó cũng là quy luật chung đối với các truyền thuyết đương đại: luôn luôn là sự tiếp thu truyền thống từ những đứt gãy do các tác động của ngoại cảnh cũng như do sự biến động trong tâm cảm và trong nhu cầu của người dân.
- 1 Ninh Viết Giao, Tục thờ thần và thần tích Nghệ An, Sở Văn hoá Thông tin Nghệ An, Vinh, 2000, tr.88 - 89..
- 2 Ngô Đức Thịnh (Chủ biên), Văn hoá dân gian làng ven biển, NXB Văn hoá Dân tộc, Hà Nội, 2000, tr.317..
- 4 Ngô Đức Thịnh (Chủ biên), Văn hoá dân gian làng ven biển, sđd, tr.560.
- Nguyễn Xuân Đức, Từ đền thờ Đức Ông, Đức Bà ở Cảnh Dương, nghĩ về tục thờ cá voi của người Việt, tạp chí Văn hoá dân gian, số 4, 2007, tr.21 – 33.
- Nguyễn Thanh Lợi, Nói thêm về nguồn gốc tục thờ cá Ông, tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế, số 5, 2007, tr.89 - 98..
- chú thích, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1997, tr.80 - 82..
- 10 Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1998, tr.44.
- 12 Tạ Chí Đại Trường, Thần người và đất Việt, Tái bản, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2006, tr.178..
- 13 Đại Nam nhất thống chí, tập 2, Viện Sử học, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1970, tr.166..
- 15 Ninh Viết Giao, Tục thờ thần và thần tích Nghệ An, sđd, tr.92..
- 16 Ninh Viết Giao, Tục thờ thần và thần tích Nghệ An, sđd, tr.93..
- 17 Hồ Đức Thọ, Đền Cờn với địa lịch sử - văn hoá trong tâm thức dân gian, NXB Văn hoá Dân tộc, Hà Nội, 2001, tr.25..
- 18 Hồ Đức Thọ, Đền Cờn với địa lịch sử - văn hoá trong tâm thức dân gian, sđd, tr.49..
- 19 Hồ Đức Thọ, Đền Cờn với địa lịch sử - văn hoá trong tâm thức dân gian, sđd, tr.55..
- 21 Nghiêm Thị Mai Lan, Khảo sát truyền thuyết và một số phong tục, lễ hội ở vùng đảo Hà Nam, Quảng Ninh, Luận văn Thạc sỹ Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2006, tr.26..
- 22 Tạ Chí Đại Trường, Thần người và đất Việt, sđd, tr.176..
- 23 Châu Thị Hải, Các nhóm cộng đồng của người Hoa ở Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1992, tr.20..
- 24 Châu Thị Hải, Các nhóm cộng đồng của người Hoa ở Việt Nam, sđd, tr.20..
- 25 Châu Thị Hải, Người Hoa ở Việt Nam và Đông Nam Á – Hình ảnh hôm qua và vị thế hôm nay, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2006, tr.57..
- 27 Phan Hoa Lý, Tín ngưỡng Thiên hậu ở Phố Hiến, tạp chí Văn hoá dân gian, số 4, 2008, tr.44 - 53..
- 28 Hồ Đức Thọ, Đền Cờn với địa lịch sử - văn hoá trong tâm thức dân gian, sđd, tr.35..
- 29 Hồ Đức Thọ, Đền Cờn với địa lịch sử - văn hoá trong tâm thức dân gian, sđd, tr.36..
- Vũ Khiêu (Chủ biên), Địa chí Quảng Ninh, sđd, tr.571..
- 31 Henri Maspero, Đạo giáo và các tôn giáo của Trung Quốc, Lê Diên dịch, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2000, tr.258..
- 32 Châu Thị Hải, Các nhóm cộng đồng của người Hoa ở Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1992, tr.49, cho biết, trước thế kỷ XIX, dân di cư người Hoa sang Việt Nam chủ yếu là người Quảng Đông và Phúc Kiến, họ đã mang theo tín ngưỡng thờ vị thần nữ có xuất xứ từ Phúc Kiến sang Việt Nam..
- 33 Ngô Đức Thịnh (Chủ biên), Văn hoá dân gian làng ven biển, sđd, tr.90..
- 34 Phan Thị Hoa Lý, Tín ngưỡng Thiên hậu ở phố Hiến, tr.44-53..
- 35 Võ Văn Hoàng, Thiên hậu Thánh mẫu trong tín ngưỡng của cộng đồng người Hoa ở Hội An, trong: Văn hoá biển miền Trung và văn hoá biển Tây Nam Bộ, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2008, tr.343..
- 36 Phạm Văn Tú, Thiên hậu Thánh mẫu – vị nữ thần biển khơi và sự thâm nhập của tín ngưỡng này vào vùng biển phía Nam, trong: Văn hoá biển miền Trung và văn hoá biển Tây Nam Bộ, sđd, tr.354..
- Theo Lịch triều hiến chương loại chí, tập I, phần Dư địa chí, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1992, tr.70..
- 39 Ngô Đức Thịnh (Chủ biên), Văn hoá dân gian làng ven biển, sđd, tr.90..
- 42 Ở những nơi thờ Tứ vị Thánh nương thường có miếu thờ cá voi như ở Quỳnh Phương, Nghệ An - Ninh Viết Giao, Tục thờ thần và thần tích Nghệ An, tr.552, ở làng Cự Nham, Quảng Xương, Thanh Hoá - Ngô Đức Thịnh (Chủ biên), Văn hoá dân gian làng ven biển, tr.301, ở làng Cảnh Dương - Nguyễn Xuân Đức, Từ đền thờ Đức Ông, Đức Bà ở Cảnh Dương, nghĩ về tục thờ cá của người Việt, tr.21 - 33).
- 43 Ngô Đức Thịnh (Chủ biên), Văn hoá dân gian làng ven biển, sđd, tr.302..
- 44 Ngô Đức Thịnh (Chủ biên), Văn hoá dân gian làng ven biển, sđd, tr.303..
- 45 Ô châu cận lục, sđd, tr.81..
- 46 Tạ Chí Đại Trường, Thần người và đất Việt, sđd, tr.179..
- 47 Nguyễn Thanh Lợi, Nói thêm về nguồn gốc tục thờ cá Ông, tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế, số 5, 2007, tr.89 - 98..
- 49 Đại Nam nhất thống chí, tập 2, Viện Sử học, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1970, tr.84..
- 51 Vũ Thanh Sơn, Các vị thánh thần sông Hồng, NXB Văn hoá Dân tộc, Hà Nội, 2001, tr.351..
- 52 Ngô Đức Thịnh (Chủ biên), Văn hoá dân gian làng ven biển, sđd, tr.325..
- 54 Thơ văn Lê Thánh Tông, sđd, tr.185..
- 55 Ngô Đức Thịnh (Chủ biên), Văn hoá dân gian làng ven biển, sđd, tr.355..
- 57 Nguyễn Hữu Thông, Hải Cát đất và người, sđd, tr.74.