« Home « Kết quả tìm kiếm

SỰ KẾ THỪA VÀ ĐỔI MỚI QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT HỒ BIỂU CHÁNH


Tóm tắt Xem thử

- SỰ KẾ THỪA VÀ ĐỔI MỚI QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT HỒ BIỂU CHÁNH.
- Quan niệm về con người trong văn học đổi thay qua các thời kỳ phát triển của lịch sử văn học, đồng thời cũng có nét riêng ở mỗi tác giả.
- Ông vẫn nhìn cuộc đời và con người bằng cái nhìn của nhà Nho.
- Tiếp nhận tinh hoa văn học phương Tây, hòa nhập vào dòng chảy của sự đổi mới, Hồ Biểu Chánh đã có được quan niệm mới mẻ về con người.
- Với cái nhìn đa chiều và tinh tế, Hồ Biểu Chánh nhận ra con người trong văn học giai đoạn giao thời, đang tiến tới hiện đại hóa, không thể hoàn toàn là con người chức năng phận vị.
- Hoàn cảnh mới đã dẫn đến sự khẳng định con người cá nhân sống theo bản ngã.
- Từ xưa đến nay văn chương đều lấy con người làm đối tượng miêu tả, phản ánh.
- Trở lại, văn chương cũng phục vụ con người.
- Con người trong văn chương thể hiện ý thức về con người và cuộc đời của nhà văn.
- Trong văn học, con người bao giờ cũng là con người được quan niệm, vì.
- Quan niệm con người trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh thể hiện tầm quan sát, sự nhận thức về con người của nhà văn, tạo cho tác phẩm có được chiều sâu triết lí nhất định..
- Quan niệm về con người trong văn chương có sự thay đổi qua các thời kì phát triển của lịch sử văn học, đồng thời cũng có nét riêng ở mỗi tác giả.
- Hiện đại hóa văn học bao hàm sự đổi mới trên mọi phương diện: cảm hứng, đề tài, nội dung tư tưởng, phương pháp sáng tác, quan niệm sáng tác và có cả quan niệm về con người.
- Quá trình chuyển biến của lịch sử văn học Việt Nam từ thời kì trung đại sang thời kì hiện đại cũng là quá trình biến đổi quan niệm con người trong văn chương.
- Tìm hiểu quan niệm con người trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh sẽ nhận ra biểu hiện của sự thay đổi tư duy và quan niệm thẩm mĩ về con người ở thời kì đầu của quá trình hiện đại hóa..
- 2.1 Sự kế thừa quan niệm của nhà Nho về con người chức năng phận vị 3 2.1.1 Hồ Biểu Chánh quan niệm mỗi cá nhân là một thành viên của cộng đồng, là nhân tố làm nên cái ta.
- Con người cá nhân không thể tách khỏi gia đình, xã hội, càng không thể lớn tiếng: “Ta là Một, là Riêng là Thứ Nhất”.
- Trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, con người cá nhân chưa thể tồn tại độc lập như một hữu thể..
- Hồ Biểu Chánh khẳng định con người chức năng phận vị nhưng có sự thay đổi trong quan niệm về chức năng phận vị.
- Hồ Biểu Chánh không đặt con người trước vấn đề to tát, lớn lao, mà đưa con người vào cuộc sống đời thường để xem xét.
- Con người trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh là con người sống cho bổn phận, luôn ý thức làm tròn chức năng của một thành viên trong gia đình, một cá nhân trong cộng đồng.
- Con người chức năng phận vị trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh không chỉ thuộc tầng lớp trí thức, mà có cả trong hàng ngũ người lao động.
- 3 Con người chức năng phận vị (chữ dùng của Nguyễn Hữu Sơn trong sách “Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam”, Nxb Giáo dục, 1998, tr 26) ý nói: con người sống theo bổn phận, trách nhiệm.
- Xét cho cùng, theo Hồ Biểu Chánh con người phải sống với chức năng phận vị.
- Qua nhiều tình huống, trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, tác giả đã chứng minh con người không thể thoát ra khỏi chức năng phận vị..
- Do đó, chức năng phận vị của con người được cụ thể hóa thành chức năng của người vợ, người chồng, người cha, người mẹ, người con, người anh, người chị.
- Mỗi con người đều phải ý thức đúng về vị trí của mình trong gia đình, để làm tròn bổn.
- Viết cho độc giả Nam bộ, nói về con người Nam bộ, những con người chân chất, thiệt thà nơi ruộng đồng sông nước phương Nam, Hồ Biểu Chánh không quan niệm về con người “đứng trong trời đất”,“vẫy vùng trong bốn bể” cho phỉ sức anh hùng, hay ôm giấc mộng “trị quốc bình thiên hạ”.
- Con người trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh nhìn xã hội bằng cái nhìn thực tế và chủ trương hành động vừa sức, làm những việc mà ai cũng có thể làm được và đó phải là những việc hợp với đạo lý ở đời.
- Con người hành hiệp trượng nghĩa trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh có một vai trò đặc biệt.
- Có thể xem đó là một kiểu cụ thể hóa, một bước chuyển đổi con người chức năng phận vị của nhà Nho.
- Hồ Biểu Chánh quan niệm con người hành hiệp trượng nghĩa là con người khảng khái, không chịu cúi lòn.
- Qua đây cũng cho thấy sự thể hiện con người trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh có nhiều điểm kế thừa văn chương của nhà.
- Hồ Biểu Chánh đã dựa vào tiêu chí con người nghĩa khí, hành động vì nghĩa để xác lập mẫu hình lí tưởng về nhân vật chính diện, tiêu biểu cho cái thiện, cho loại nhân vật sống theo ý thức bổn phận và trách nhiệm với cộng đồng.
- Trong cái nhìn của ông, con người có được ý thức về trách nhiệm, bổn phận đối với xã hội là điều cần thiết nhưng chưa đủ nếu thiếu tri thức mới.
- Do đó, con người không thể không thực tế.
- Quan niệm về con người thực tế hay thực dụng có lẽ chỉ mới xuất hiện trong văn chương khi xã hội bước vào thời kỳ tư sản hóa, khi con người biết sống và hành động theo lợi nhuận..
- 2.1.2 Với Hồ Biểu Chánh sống theo đạo đức cũng là bổn phận và chức năng của con người.
- Con người chức năng phận vị còn được cụ thể hóa thành con người đạo đức.
- Bởi vì theo Trần Nho Thìn: “đạo đức trở thành một tiêu chuẩn cơ bản để phân loại con người trong văn chương nhà Nho” 1 .
- Hồ Biểu Chánh đã đặt ống kính quan sát ở nhiều hướng, để nhận thấy tường tận, thấu đáo các vấn đề về con người.
- 1 Nguyễn Hữu Sơn, Trần Đình Sử, Huyền Giang, Trần Ngọc Vương, Trần Nho Thìn, Đoàn Thị Thu Vân - Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam (1998)– NXB Giáo dục, tr 104..
- Chính nhờ cách thể hiện có phần đặc biệt này đã tạo được sự thú vị cho người đọc, giúp nhà văn bộc lộ rõ nét quan niệm về con người đạo đức..
- Hồ Biểu Chánh quan niệm con người lý tưởng là con người làm tốt chức năng phận vị, sống theo những chuẩn mực đạo đức nhưng không thể thiếu vẻ đẹp tâm hồn.
- Quan niệm này đã kéo ông trở lại với nguyên tắc tư duy kiểu nhà Nho khi thể hiện con người.
- coi công danh, phú quý là cái tầm thường, là cái gieo khổ não phiền toái cho con người.
- Hồ Biểu Chánh đã rất sáng suốt trong việc tiếp nhận tư tưởng của Lão giáo, để đưa ra một quan niệm về con người lí tưởng phù hợp đời sống thực tế của xã hội đang hiện đại hóa..
- 2.1.3 Con người chức năng phận vị trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh được xây dựng theo mẫu hình con người chức năng phận vị của nhà Nho.
- Tuy nhiên, đã có biểu hiện cho thấy những chuyển biến trong quan niệm về con người chức năng phận vị.
- Con người như đang cựa quậy, muốn bứt phá tất cả, để thoát ra ngoài chức năng phận vị, mà vươn tới chân trời tự do, được sống cho riêng mình, thỏa mãn khát vọng cá nhân.
- Con người trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh quả là có nhiều vật vã, đau khổ vì đang trong tình trạng giằng co dữ dội: vừa muốn thỏa mãn hạnh phúc cá nhân, vừa muốn gìn giữ lối sống theo phận vị, làm tròn chức năng, hay nói cách khác là vẫn muốn sống cho cái ta mặc dù cái tôi đã trỗi dậy, cuốn hút mạnh mẽ, khó khăn lắm mới cưỡng lại được cái tôi.
- Có lúc, cái tôi cá nhân đã thôi thúc con người lên tiếng bất bình: ”vì trọng luân lý mà phải thống khổ như vậy”.
- Sự bất mãn, pha chút chán chường nhưng chưa đến mức tuyệt vọng đã làm cho con người trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh không thể từ bỏ trách nhiệm, luôn thấy mình có bổn phận với mọi người xung quanh, với cuộc đời..
- 2.2 Sự đổi mới trong quan niệm về con người cá nhân.
- 2.2.1 Quan niệm về con người cá nhân đã được thể hiện trong văn học trung đại..
- Đến tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, tiểu thuyết của giai đoạn giao thời trong lịch sử văn học Việt Nam, quan niệm về con người cá nhân tất yếu sẽ có những đổi thay, tạo nét riêng nhất định.
- Vào thời điểm Hồ Biểu Chánh viết tiểu thuyết, khẳng định con người cá nhân dám ý thức và sống cho bản ngã vẫn còn là vấn đề mới mẻ, chỉ mới bắt đầu phổ biến trong văn học.
- Con người cá nhân trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh tuy chưa mạnh dạn sống cho bản ngã, chưa thể tồn tại độc lập nhưng đã ý thức rõ về bản ngã và đang muốn khẳng định mình trước cuộc đời.
- Sống trong xã hội như thế, con người trở nên rẻ rúng đến tội nghiệp.
- Cuối cùng anh đã thành công, thành công lớn! Anh đã khẳng định được năng lực của những con người nghèo.
- Con người cá nhân như đã nhận thấy một thực tế trong cuộc sống:.
- Do đó, con người cá nhân ý thức phát triển cuộc sống để khẳng định mình..
- Con người cá nhân trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh khẳng định mình có đủ năng lực chấn chỉnh xã hội, bảo vệ phong hóa.
- Trong văn chương trung đại, con người khẳng định năng lực thường là những bậc tu mi nam tử.
- Hiếm hoi có nữ sĩ Xuân Hương đã để con người cá nhân là phụ nữ tự khẳng định mình.
- Với năng lực và tri thức sẵn có, con người cá nhân khẳng định mình có thể làm được nhiều việc cao cả và ích lợi cho xã hội.
- 2.2.2 Con người cá nhân trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh ý thức rõ về nỗi đau và hạnh phúc đời thường.
- Có cái khổ do hoàn cảnh đưa đến nhưng cũng có khi do con người tự tạo ra cho mình..
- Thế nhưng, không vì cảm nhận vấn đề trên mà con người trở nên bi quan, tuyệt vọng.
- Con người cá nhân trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh tin vào luật nhân quả, vào quan niệm thiện thắng ác..
- Con người cá nhân trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh nhận diện khá tường tận những nỗi khổ của đời thường.
- Sống với quan niệm đạo đức chịu nhiều ảnh hưởng của Nho giáo nhưng con người cá nhân đã nghĩ nhiều cho mình.
- Tuy nhiên, con người cá nhân trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh đã nhận ra gia đình cũng là nơi hình thành bao khổ đau: ”tôi lập gia thất là tính kiếm hạnh phúc, té ra hạnh phúc không thấy mà tôi lại thấy cảnh địa ngục ở trong nhà”(Tân Phong nữ sĩ, tr174).
- Vì không có được hạnh phúc gia đình, con người cá nhân trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh cũng bắt đầu cất tiếng than cho sự cô đơn, không người chia sẻ, thiếu bạn tri âm: ”Tôi cũng là một người như các người khác, tôi cũng cần phải nói chuyện chơi cho giải trí, tôi cũng cần phải tỏ việc vui, than việc tôi buồn.
- Con người cá nhân trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh cũng rất thấm thía về nỗi khổ của sự nghèo đói, về nỗi đau của cảnh sống bị áp bức, chèn ép bởi kẻ có quyền lực, giàu có..
- Con người cá nhân trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh đặc biệt hiểu thấu nỗi khổ do chính mình tạo ra.
- Tham vọng về quyền lực và tiền của cũng đem đến nỗi khổ lớn cho con người.
- Sống trong xã hội đương thời, con người cảm nhận như luôn bị bủa vây bởi cái khổ.
- Con người cá nhân trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh cũng đi tìm cách lí giải cho nỗi đau đời thường.
- Con người còn tin vào mệnh trời.
- Con người cá nhân trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh ý thức cuộc đời nhiều đau khổ nhưng không ít hạnh phúc: “mùi đời có ngọt bùi mà cũng có cay đắng, thú đời có sung sướng mà cũng có cực khổ”(Tại tôi, tr 159).
- Phải chăng con người cá nhân đang cần được thỏa mãn khát vọng tình yêu, sẵn sàng đánh đổi bằng bao nhọc nhằn, gian truân để được nó..
- Có qua đau khổ, có gặp mất mát con người mới có thể bình tâm nhận ra đâu là hạnh phúc thật sự, hạnh phúc bền vững..
- Con người cá nhân trong văn chương nhà Nho cũng nói nhiều về nỗi đau, sự phiền não nhưng đó là nỗi đau đời, sự phiền não cho nhân thế.
- 2.2.3 Con người cá nhân trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh đang hướng đến một phương cách rèn luyện mới.
- Thế nhưng, chúng ta không thể kết luận con người cá nhân trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh là con người yếm thế, lánh đời.
- Con người cá nhân trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh có chủ trương sống tự rèn luyện, thích lăn lộn với thực tế.
- Sau những chuyến phiêu lưu, con người có thể đạt được những kết quả tốt đẹp.
- Con người đã dám sống cho những khát vọng lớn lao, tích cực vươn lên, hăm hở khám phá để đạt được điều mới mẻ.
- Đúng là tính cách của con người hiện đại!.
- Là một nhà văn có tấm lòng nhân hậu bao la, lại nhìn đời bằng lăng kính màu hồng, Hồ Biểu Chánh luôn nhận thấy con người và cuộc sống có những mặt trái đáng sợ nhưng không vì thế mà lánh xa hoặc cương quyết vứt bỏ tất cả cái xấu một cách không suy xét.
- Con người cá nhân trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh tuy có những đam mê về tiền tài vật chất, làm việc bất nghĩa nhưng vẫn còn có thể biết mang mặc cảm tội lỗi.
- Tóm lại, quan niệm về con người trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh thể hiện rõ những biến đổi nghệ thuật trong việc miêu tả con người và cuộc sống ở giai đoạn văn học giao thời.
- Ông vẫn nhìn con người và cuộc đời bằng cái nhìn của nhà Nho.
- Tiếp thu tinh hoa văn hóa phương Tây, Hồ Biểu Chánh có được cái nhìn mới mẻ, phóng khoáng về con người.
- Với cái nhìn đa chiều và tinh tế, Hồ Biểu Chánh quan niệm con người trong giai đoạn hiện thời không thể hoàn toàn là con người chức năng phận vị.
- Hoàn cảnh mới, những đổi thay của xã hội đã dẫn đến sự khẳng định con người cá nhân sống theo bản ngã.
- Tuy nhiên, Hồ Biểu Chánh vẫn thấy rằng con người biết sống theo bản ngã trong chừng mực nhất định, nếu không quên chức năng phận vị là con người lý tưởng nhất.
- Quan niệm về con người trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh đã thể hiện rõ đặc điểm nói trên.
- Nguyễn Hữu Sơn, Trần Đình Sử, Huyền Giang, Trần Ngọc Vương, Trần Nho Thìn, Đoàn Thị Thu Vân - Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam (1998)– NXB Giáo dục.