« Home « Kết quả tìm kiếm

Sự LựA CHọN THứC ĂN CủA Cá NÂU BộT (Scatophagus argus)


Tóm tắt Xem thử

- Scatophagus argus, cá nâu, chọn lựa thức ăn.
- Thí nghiệm nhằm khảo sát sự chọn lựa thức ăn của cá nâu bột (Scatophagus argus) với các loại thức ăn tự nhiên trong điều kiện nuôi giữ.
- Khảo sát được thực hiện trên cơ sở phân tích ruột cá trong suốt giai đoạn cá bột từ lúc cá bắt đầu ăn thức ăn ngoài cho đến ngày tuổi thứ 30.
- Thành phần thức ăn trong ruột cá được so sánh với thành phần thức ăn tự nhiên trong môi trường nuôi và tính toán hệ số lựa chọn thức ăn của cá.
- Cá bột bắt đầu lấy thức ăn ngoài vào ngày tuổi thứ 3 và chúng thể hiện sự lựa chọn thức ăn chủ yếu trên các loài động vật phù du như luân trùng Branchionus plicatilis và ấu trùng của giáp xác chân chèo.
- Thực vật phù du và động vật nguyên sinh được cá lựa chọn chủ yếu ở ngày tuổi thức 7 và thứ 8, trong khi từ ngày tuổi thứ 10 trở về sau giáp xác chân chèo là thức ăn ưu thế xuất hiện trong ruột cá với một số loài tiêu biểu như Paracalanus parvus, Enterpe acutifrons, Corycaeus sp, Paracalanus aculeatus, Acartia negligenus, Acartia tonas và Oithoina rigida.
- Sự lựa chọn thức ăn của cá có thể do kích cỡ miệng và sự di chuyển của cá bột.
- Cá nâu bột từ ngày tuổi thứ 3 đến ngày tuổi thứ 15 cá nâu bột lựa chọn phiêu sinh động vật làm thức ăn, từ ngày tuổi thứ 15 đến ngày tuổi thứ 30 cá có sự lựa chọn phiêu sinh thực vật làm thức ăn..
- Trong đó, sự lựa chọn thức ăn là một trong những đặc điểm quan trọng thể hiện tập tính ăn của cá, nó biểu hiện mối quan hệ giữa loài và thức ăn trong môi trường sống.
- Ngoài ra, sự lựa chọn thức ăn còn là một trong những tiêu chí quan trọng quyết định sự sống còn của đối tượng thủy sản nuôi trong vấn đề phát triển thức ăn của loài.
- Sự lựa chọn thức ăn của cá bột bắt đầu ăn ngoài phụ thuộc vào những yếu tố như kích cỡ miệng cá, kích thước và mật độ của thức ăn ngoài tự nhiên… Việc nghiên cứu sự lựa chọn thức ăn của đối tượng nuôi có ý nghĩa quan trọng không những giúp gia tăng tỷ lệ sống của cá bột mà còn là tiền đề cho sự phát triển bền vững của đối tượng nuôi đó.
- Nhiều nghiên cứu về sự lựa chọn thức ăn của cá giai đoạn bột như Phạm Thanh Liêm (2002) trên cá bống tượng (Oxyeleotris marmoratus), Trần Ngọc Tuyền (2008) trên cá kết (Micronema bleekeri), Salujõe et al.,(2008) trên cá mướp (Osmerus eperlanus),.
- cá trích cơm (Sprattus sprattus), Ahmed (2000) trên cá chép Ấn Độ (Catla catla) và Ruginis (2008) trên cá hồi (Salmotrutta)… Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm hiểu sự lựa chọn thức ăn của cá nâu (Scatophagus argus) giai đoạn bột nhằm góp phần hoàn chỉnh việc sử dụng thức ăn phù hợp cho loài trong giai đoạn ương..
- Nguồn thức ăn cung cấp cho cá bột là các loại thức ăn tự nhiên được thu từ vuông nuôi tôm quảng canh bằng vợt phiêu sinh thực vật (kích thước mắt lưới 25-30 µm).
- thức ăn được cung cấp liên tục cho bể ương ngày 2 lần theo nhu cầu để đảm bảo thức ăn luôn có trong bể với mật độ thích hợp.
- Mẫu nước bể ương được thu để phân tích định tính và định lượng thành phần phiêu sinh thực và động vật có trong bể.
- Mẫu cá được thu ngẫu nhiên 30 cá thể và được cố định bằng formol trung tính 10% để phân tích thành phần thức ăn trong dạ dày của cá.
- Mẫu nước bể ương và mẫu cá được thu vào ngày tuổi thứ và 30..
- Phân tích thành phần phiêu sinh thực và động vật trong bể ương: lấy mẫu nước đã được cố định lắc đều khoảng 5 phút.
- dùng ống có bịt lưới phiêu sinh thực vật để cô đặc mẫu còn 10-30 mL;.
- Phiêu sinh vật được phân loại đến giống, loài.
- Số lượng phiêu sinh thực vật và phiêu sinh động vật.
- Phân tích mẫu cá: thức ăn trong ruột cá được phân tích dựa vào phương pháp tần số xuất hiện, được thực hiện theo 2 bước:.
- Bước 1: tất cả các loại thức ăn hiện diện trong mẫu quan sát được phân loại và ghi nhận sự hiện diện hoặc không hiện diện của từng loại thức ăn..
- Bước 2: ghi nhận số ruột cá mà loại thức ăn đó hiện diện, được tính bằng phần trăm.
- Phương pháp này cho phép định tính thành phần thức ăn và tần số xuất hiện của mỗi loại thức ăn trong số mẫu quan sát và từ kết quả đó cho phép suy đoán được tính lựa chọn thức ăn của cá..
- Sự lựa chọn thức ăn của cá: hệ số lựa chọn thức ăn của cá được tính theo công thức của Ivlev (1961):.
- r i : là % loại thức ăn i tìm thấy trong ruột cá trên tổng số loại thức ăn có trong ruột..
- p i : là phần trăm loại thức ăn i tương ứng được tìm thấy trong môi trường trên tổng số các loại thức ăn có trong nước..
- khi chỉ số E dương cho biết cá có sự chọn thức ăn i và khi E âm thì cá không có sự lựa chọn hay tránh loại thức ăn i.
- 3.1 Phiêu sinh thực vật (Phytoplankton) trong môi trường nước ương.
- Bảng 1: Thành phần phiêu sinh thực vật (Phytoplankton) trong môi trường nước bể ương cá.
- Phiêu sinh thực vật Ngày tuổi.
- Số lượng phiêu sinh thực vật trong bể ương dao động từ cá thể/lít.
- Bảng 2: Tỷ lệ phiêu sinh thực vật (Phytoplankton) trong môi trường nước bể ương cá.
- Hình 1: Tỷ lệ phần trăm phiêu sinh thực vật trong nước ương.
- Nhìn chung, thành phần phiêu sinh thực vật trong nước rất đa dạng và ổn định trong suốt quá trình ương..
- 3.2 Phiêu sinh động vật (Zooplankton) và mùn bã hữu cơ trong môi trường nước bể ương.
- Phiêu sinh động vật trong môi trường nước ương gồm 2 loài thuộc ngành luân trùng (Rotifera), 8 loài thuộc ngành chân khớp (Athropoda) với bộ giáp xác chân chèo (Copepoda), 11 loài thuộc ngành động vật nguyên sinh (Protozoa), 1 loài thuộc bọt biển (Porifera) và ấu trùng của giáp xác chân chèo (nauplius) (Bảng 3)..
- Số lượng phiêu sinh động vật trong nước dao động từ cá thể/lít.
- Thành phần phiêu sinh động vật trong môi trường nước phong phú, đặc biệt là ngành luân trùng (Rotifera) với 2 loài Brachionus plicatilis và Brachionus rotundiformis và ấu trùng của giáp xác chân chèo (nauplius).
- cả nhóm này là thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao cho ấu trùng cá (Bảng 4 và Hình 2)..
- Bảng 3: Thành phần phiêu sinh động vật (Zooplankton) và mùn bã hữu cơ trong môi trường nước bể ương.
- Phiêu sinh động vật Ngày tuổi.
- Bảng 4: Tỷ lệ phiêu sinh động vật (Zooplankton) và mùn bã hữu cơ trong môi trường nước bể ương.
- Ngoài thành phần phiêu sinh thực vật và phiêu sinh động vật, mùn bã hữu cơ cũng chiếm thành phần khá lớn trong môi trường nước bể ương, mật độ dao động từ 67–555 mảnh vụn/mL (kích thước từ 200–5.000 µm)..
- Hình 2: Tỷ lệ phiêu sinh động vật trong nước bể ương cá nâu.
- phiêu sinh động vật và mùn bã hữu cơ nhiều hơn so với phiêu sinh thực vật..
- 3.3 Thành phần thức ăn trong ruột cá Cá nâu bột bắt đầu ăn thức ăn ngoài vào ngày tuổi thứ 3, các loại thức ăn tìm thấy trong ruột cá gồm các loại phiêu sinh động vật như Brachionus plicatilis, Brachionus rotundiformis, Paramecium và Tintinnopsis nucuia (Bảng 5).
- Luân trùng là thức ăn ưa thích của cá với tần số xuất hiện rất cao từ ngày tuổi thứ 3 đến ngày tuổi thứ 10 và sau đó giảm dần do cá ăn được các loại thức ăn khác.
- tần số xuất hiện của luân trùng trong ruột cá từ ngày tuổi thứ 3 đến ngày tuổi thứ 10 chiếm hơn 50%.
- Nguyên sinh động vật có tần số xuất hiện trong ruột cá cao ở ngày tuổi thứ 3 (41,7%) và ngày tuổi thứ 4 (24,4.
- Cá bột bắt đầu ăn ấu trùng giáp xác chân chèo từ ngày tuổi thứ 4 (19,8%) và giáp xác chân chèo từ ngày tuổi thứ Bảng 6 và Hình 3)..
- Bảng 5: Thành phần phiêu sinh động vật (Zooplankton) và mùn bã hữu cơ trong ruột cá.
- Loại thức ăn Ngày tuổi.
- Bảng 6: Tỷ lệ phiêu sinh động vật (Zooplankton) và mùn bã hữu cơ trong ruột cá.
- Luân trùng, động vật nguyên sinh và ấu trùng giáp xác chân chèo có kích thước nhỏ nên cá bắt mồi tốt ở ngày tuổi thứ 3 và ngày tuổi thứ 4.
- từ ngày tuổi thứ 15 đến 30 thì tần số xuất hiện loại giáp xác chân chèo chiếm tỷ lệ cao trong ruột cá (84,3–97,5.
- Ngoài luân trùng và giáp xác chân chèo thì các loại thức ăn còn lại xuất hiện trong ruột cá với tỷ lệ thấp.
- mảnh vụn hữu cơ cũng được tìm thấy trong ruột cá từ ngày tuổi thứ 8 (Bảng 6 và Hình 3).
- Kết quả này cho thấy thức ăn ưa thích của cá nâu bột là luân trùng và giáp xác chân chèo..
- Hình 3: Tỷ lệ phiêu sinh động vật trong ruột cá.
- Từ ngày tuổi thứ 4 thì trong ruột cá bột bắt đầu xuất hiện phiêu sinh thực vật duy nhất là tảo Coscinodiscus radiatus (100%) và đến ngày tuổi thứ 5 xuất hiện tảo Peridinium (33,3%) (Bảng 8 và Hình 4).
- sự xuất hiện phiêu sinh thực vật trong ruột cá ở các ngày tuổi thứ 4 và thứ 5 là do cá ăn bắt mồi thụ động và do gián tiếp thông qua luân trùng và giáp xác chân chèo.
- Từ ngày tuổi thứ 15 đến ngày tuổi thứ 30 thì thành phần phiêu sinh thực vật được tìm thấy trong ruột cá rất phong phú và đa dạng (Bảng 7).
- Thành phần phiêu sinh thực vật hiện diện trong môi trường nước gồm có 18 loài (Bảng 1) nhưng từ ngày tuổi thứ 4 đến ngày tuổi thứ 10 phiêu sinh thực vật hiện diện trong ruột cá với số lượng ít, chỉ có 7 loài thuộc giống tảo khuê, tảo giáp và tảo lục (Bảng 7).
- Ngược lại với thực vật phiêu sinh thì thành phần phiêu sinh động vật có trong ruột cá tương tự như thành phần của phiêu sinh động vật có trong bể ương (Bảng 2 và Bảng 5)..
- Bảng 7: Thành phần phiêu sinh thực vật (Phytoplankton) trong ruột cá.
- Bảng 8: Tỷ lệ phiêu sinh thực vật (Phytoplankton) trong ruột cá.
- Ở cá bống tượng có hai loại thức ăn chính được tìm thấy trong ruột tương tự như ở cá nâu bột là luân trùng và giáp xác chân chèo.
- Cá bống tượng bột bắt đầu ăn luân trùng và ấu trùng của giáp xác chân chèo vào ngày tuổi thứ 3 với tần số xuất hiện tương ứng là 100% và 95%.
- từ ngày tuổi thứ 5 đến.
- ngày tuổi thứ 10 thì tần số xuất hiện của 2 nhóm này là 95-100% (Phạm Thanh Liêm, 2002).
- Hình 4: Tỷ lệ phần trăm phiêu sinh thực vật trong ruột cá.
- 3.4 Hệ số lựa chọn thức ăn.
- Hệ số lựa chọn thức ăn của cá nâu bột được tính dựa trên các loại thức ăn được trình bày ở Bảng 9 và Bảng 10.
- Khi bắt đầu ăn ngoài thì cá nâu bột thể hiện sự lựa chọn thức ăn rõ, cá ăn chủ yếu là luân trùng với hệ số lựa chọn thức ăn là 0,86 ở ngày tuổi thứ 3.
- Trong suốt giai đoạn cá bột ở ngày tuổi thứ 3 đến ngày tuổi thứ 30 thì hệ số lựa chọn.
- cá có hệ số lựa chọn âm đối với giáp xác chân chèo ở ngày tuổi thứ 3 đến ngày tuổi thứ 9 nhưng từ ngày tuổi thứ 10 cá có hệ số lựa chọn dương .
- Ngược lại, với nguyên sinh động vật thì cá có sự lựa chọn dương từ ngày tuổi thứ 3 đến ngày tuổi thứ và có sự lựa chọn âm từ ngày tuổi thứ 10 trở đi.
- Sự lựa chọn thức ăn của cá bột đối với Porifera (bọt biển), ấu trùng giáp xác chân chèo và mùn bã hữu cơ có hệ số lựa chọn âm trong suốt quá trình ương (Bảng 9)..
- Đối với phiêu sinh thực vật thì ở ngày tuổi thứ 4 cá bắt đầu chọn tảo Coscinodiscus radiatus (ngành tảo khuê) với hệ số 0,93.
- từ ngày tuổi thứ 7 cá có sự lựa chọn phiêu sinh vật phong phú hơn như Coscinodiscus radiatus Thalassiothia frauanfeldii Limophora flabellata (0,28) (ngành tảo khuê).
- Bảng 9: Hệ số lựa chọn phiêu sinh động vật (Zooplankton) và mùn bã hữu cơ của cá nâu bột.
- Bảng 10: Hệ số lựa chọn phiêu sinh thực vật (Phytoplankton) của cá nâu bột.
- Nhìn chung, ở ngày tuổi thứ 3 đến ngày tuổi thứ 15 thì cá nâu bột có khuynh hướng chọn lựa phiêu sinh động vật làm thức ăn và khuynh hướng lựa chọn này giảm từ ngày tuổi thứ 15 đến ngày tuổi thứ 30, thay vào đó là cá có sự lựa chọn phiêu sinh thực vật làm thức ăn (Bảng 9 và Bảng 10).
- Ảnh hưởng của kích cỡ con mồi lên sự chọn lựa của cá cũng thể hiện rõ khi cá bột hơn 10 ngày tuổi.
- cá nâu bột giai đoạn đầu có kích thước nhỏ và cá chọn thức ăn chủ yếu là một số loài tảo khuê (Coscinodiscus radiatus), luân trùng (Brachionus rotundiformis) và nguyên sinh động vật (Paramecium và Tintinnopsis nucuia) từ ngày tuổi thứ 3 đến ngày tuổi thứ 9 sau khi nở.
- Các loại thức ăn nêu trên đều có kích thước nhỏ hơn kích cỡ miệng cá, đồng thời sự hiện diện của chúng trong môi trường nước ương cá nhiều hơn so với các loại thức ăn khác.
- trong đó thì luân trùng được xem là loại thức ăn ưa thích của cá nâu bột.
- Từ ngày tuổi thứ 15 cá có sự lựa chọn phiêu sinh thực vật làm thức ăn (Navicula lyra, Melosira, Coscinodiscus radiatus, Closterium, Thalassiothia frauanfeldii, Peridinium, Gonium, Closteriopsis và Volvox)..
- sau đó chuyển tính ăn lần thứ nhất là sử dụng thức ăn từ môi trường nước là phiêu sinh động vật và chuyển tính ăn lần thứ hai từ phiêu sinh động vật sang thức ăn của loài.
- cá nâu ở ngày tuổi thứ nhất có thể ăn luân trùng (Branchionus plicatilis), tiếp theo là ăn ấu trùng Artemia sau 9 ngày và giáp xác chân chèo sau 18 ngày.
- Sự chọn lựa thức ăn ở cá nâu bột cũng bị ảnh hưởng rất lớn bởi kiểu di chuyển của con mồi..
- Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu về chỉ số lựa chọn thức ăn cho thấy cá bột chỉ chọn những con mồi có kích thước dao động trong khoảng 30- 140 µm như các loài tảo có kích thước nhỏ, luân trùng và ấu trùng giáp xác chân chèo.
- Luân trùng là thức ăn ưa thích của cá từ ngày tuổi thứ 3 đến 10 với tần số xuất hiện trong khoảng trong ruột cá.
- từ ngày tuổi thứ 15 đến 30 thì tần số xuất hiện loại giáp xác chân chèo chiếm tỷ lệ cao trong ruột cá .
- Ngày tuổi thứ 3 đến 15 thì cá nâu bột có khuynh hướng chọn lựa phiêu sinh động vật làm thức ăn và khuynh hướng lựa chọn này giảm từ ngày tuổi thứ 15 đến 30, thay vào đó là cá có sự lựa chọn phiêu sinh thực vật làm thức ăn..
- Sự lựa chọn thức ăn của cá bống tượng (Oxyeleotris marmoratus) giai đoạn cá bột..
- Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng và thức ăn cho cá kết (Micronema bleekeri) giai đoạn từ bột lên giống