« Home « Kết quả tìm kiếm

SỰ LƯU HÀNH CỦA VI KHUẨN SALMONELLA TRÊN THẰN LẰN (HEMIDACTYLUS. SPP) TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ


Tóm tắt Xem thử

- SỰ LƯU HÀNH CỦA VI KHUẨN SALMONELLA TRÊN THẰN LẰN (HEMIDACTYLUS.
- Đề tài được nghiên cứu về sự lưu hành của vi khuẩn Salmonella trên thằn lằn (Hemidactylus spp.) ở một số hộ gia đình và trại chăn nuôi tại một số quận thuộc thành phố Cần Thơ.
- Trong 416 mẫu phân thằn lằn có 63 mẫu dương tính với vi khuẩn Salmonella chiếm tỷ lệ 15,14 % cao hơn tỷ lệ nhiễm Salmonella trên môi trường là 7,89.
- Tỷ lệ dương tính Salmonella ở các trại chăn nuôi (25,00%) cao hơn ở các hộ gia đình (11,86.
- Có 9 chủng Salmonella tìm thấy trên thằn lằn và trên các mẫu môi trường xung quanh nơi cư trú của thằn lằn.
- Salmonella là vi sinh vật chính gây ra các ca ngộ độc và cũng là vi khuẩn gây ra bệnh thương hàn, đây là vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng chú ý của thế giới (Nguyễn Hưng Thịnh, 2007).
- Trong đó, các loài bò sát như rắn, rùa và các loài thằn lằn được ghi nhận là một trong những nguồn quan trọng đang tăng lên về việc gây nhiễm Salmonella trên người (Woodward et al., 1997.
- Thằn lằn (Hemidactylus spp.) là một loài bò sát phổ biến ở Việt Nam, chúng có tập tính cư trú trong các khe, hốc ở nhiều nơi nên chúng có điều kiện mang mầm bệnh đi khắp nơi, có thể là.
- các hộ gia đình, đến các khu vực chăn nuôi làm tăng nguy cơ gây bệnh cho động vật và con người.
- Do vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “Sự lưu hành của vi khuẩn Salmonella trên thằn lằn (Hemidactylus spp.) tại thành phố Cần Thơ” nhằm xác định sự lưu hành của vi khuẩn Salmonella trên thằn lằn (Hemidactylus spp.) và xác định các serovars của vi khuẩn Salmonella phổ biến hiện diện trên thằn lằn tại thành phố Cần Thơ..
- Từ 8/2009 đến 4/2010 mẫu được thu thập từ 416 thằn lằn và 190 mẫu môi trường (phân heo, thức ăn gia súc, côn trùng) ở các hộ gia đình và một số trại chăn nuôi heo ở 6 quận, huyện Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy, Ô Môn, Cờ Đỏ, Phong Điền thuộc thành phố Cần Thơ..
- Mẫu thằn lằn: sau khi bắt được cho vào túi nilon vô trùng và đưa về phòng thí nghiệm phân tích.
- Mẫu môi trường: 1gram mẫu phân gia súc, 1 gram mẫu thức ăn gia súc cho vào từng túi nilon vô trùng và bảo quản ở nhiệt độ lạnh.
- Cho mẫu phân thằn lằn, mẫu phân gia súc (1gram), 1 gram mẫu thức ăn gia súc, mẫu côn trùng vào từng mỗi ống nghiệm chứa 9ml môi trường tiền tăng sinh Buffered Peptone Water (BPW.
- Sau đó, chuyển 1ml mẫu từ môi trường tiền tăng sinh vào môi trường tăng sinh Hajna tetrathionate broth (Eiken, Japan) và ủ ở 37 0 C trong 24 giờ, tiếp tục cấy chuyển sang môi trường Brilliant Green Agar (BGA, Difco TM , France), Mannitol Lysine Crystal Violet Brilliant Green agar (MLCB, Nissui, Japan) và ủ ở 37 0 C trong 24 giờ.
- Sau đó, chọn 2 – 3 khuẩn lạc riêng lẻ, đặc trưng của vi khuẩn Salmonella trên môi trường BGA, MLCB làm thuần trên môi trường Trypticase Soy Agar (TSA.
- Tiếp theo, chúng tôi tiến hành kiểm tra đặc tính sinh hóa của vi khuẩn Salmonella trên các môi trường Kligler Iron Agar (K.I.A.
- Eiken, Japan) và sau đó định danh vi khuẩn Salmonella bằng phản ứng huyết thanh học theo phương pháp của Popoff và Minor (1997) với bộ kháng thể chuẩn (Denka Seiken Co., Ltd., Tokyo, Japan)..
- 3.1 Tỷ lệ nhiễm Salmonella trên phân thằn lằn và trên môi trường.
- Tỷ lệ nhiễm Salmonella trên phân thằn lằn và trên môi trường ở một số quận, huyện thuộc TP.
- Bảng 1: Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Salmonella trên phân thằn lằn, trên môi trường ở các quận Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy, Ô Môn, Cờ Đỏ, Phong Điền thuộc TP.
- Cần Thơ Loại mẫu Số mẫu khảo sát Số mẫu dương tính Tỷ lệ nhiễm.
- Thằn lằn Môi trường .
- Qua kết quả bảng 1 cho thấy, tỷ lệ nhiễm Samonella trên phân thằn lằn và môi trường là 12,87%.
- Trong đó, tỷ lệ nhiễm trên thằn lằn là 15,14 % cao hơn và trên môi trường xung quanh nơi cư trú là 7,89.
- Tỷ lệ nhiễm của vi khuẩn Salmonella giữa mẫu phân thằn lằn và mẫu môi trường sống của chúng khác nhau và sự sai khác này rất có ý nghĩa thống kê (P=0,01).
- Điều này được giải thích là vì có sự lây truyền Salmonella giữa các cá thể thằn lằn với nhau.
- Vì thằn lằn là nguồn chứa vi khuẩn Salmonella (Otokunefor et al., 2003), chúng có thể bài thải ra ngoài môi trường sống, cùng với tập tính sống tập đoàn (Lê Trọng Sơn, 2006) vi khuẩn Salmonella sẽ vấy nhiễm vào trong đàn.
- Ngoài ra, thằn lằn trong quá trình hoạt động tìm kiếm thức ăn thì những mầm bệnh từ môi trường ngoài có điều kiện bám lên cơ thể đây cũng có thể là nguyên nhân làm tăng tỷ lệ nhiễm trên thằn lằn..
- Theo Mermin et al., (2004) ngoài nguồn nhiễm từ thức ăn, nước uống thì các loài bò sát còn bị nhiễm Salmonella từ các cá thể bò sát khác nên khi mang mầm bệnh thằn lằn có thể lây truyền cho nhau.
- Đây cũng có thể chính là nguồn làm tăng khả năng gây nhiễm Samonella trong đàn thằn lằn các quận, huyện TP.
- 3.2 Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella trên phân thằn lằn tại các địa phương khảo sát.
- Kết quả phân lập Salmonella trên phân thằn lằn theo địa phương được thể hiện qua bảng 2.
- Bảng 2: Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella trên phân thằn lằn ở các địa phương khác nhau Địa Điểm Số mẫu khảo sát Số mẫu dương tính Tỷ lệ nhiễm.
- Trong đó, tỷ lệ nhiễm ở các quận huyện Ô Môn, Cái Răng, Bình Thủy, Cờ Đỏ cao hơn ở quận Ninh Kiều và huyện Phong Điền, sự sai khác này rất có ý nghĩa thống kê (P= 0,002).
- Các quận Ô Môn, Cái Răng, Bình Thủy, Cờ Đỏ có tỷ lệ nhiễm đều cao như nhau.
- Điều nầy có thể là do 4 quận huyện nầy có nhiều trại chăn nuôi nên thằn lằn tại các điểm này dễ bị vấy nhiễm Salmonella từ nguồn chất thải chăn nuôi.
- Bên cạnh đó, Salmonella có khả năng tồn tại ngoài môi trường trong thời gian dài (Nguyễn Như Thanh et al., 1997), cùng với tập tính sống tự do nên các loài thằn lằn có thể thường xuyên tiếp xúc với mầm bệnh làm tăng tỷ lệ nhiễm ở các quận huyện có nhiều trại chăn nuôi hơn..
- 3.3 Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella trong môi trường..
- Bảng 3: Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella trong môi trường ở các quận Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy, Ô Môn, Cờ Đỏ, Phong Điền thuộc TP.
- Thức ăn gia súc Phân gia súc Côn Trùng SMN/S.
- MKS Tỷ lệ.
- SMN/SMKS Tỷ lệ.
- SMKS Tỷ lệ.
- Trại chăn.
- Từ kết quả bảng 3 cho thấy, trong ba loại mẫu môi trường được thu thập xung quanh các trại chăn nuôi là thức ăn gia súc, phân gia súc, côn trùng thì tỷ lệ nhiễm Salmonella trên mẫu côn trùng là cao nhất, chiếm 17,86.
- và thức ăn gia súc có tỷ lệ nhiễm thấp nhất (6,25.
- Điều này là do các mẫu môi trường ở trại chăn nuôi có khả năng tiếp xúc với nguồn chứa mầm bệnh như nhau nên không có sự sai khác giữa các tỷ lệ nhiễm.
- Bên cạnh đó, côn trùng có khả năng di chuyển khắp mọi nơi nên có thể bị nhiễm Salmonella từ phân gia súc và chúng mang theo mầm bệnh làm vấy nhiễm vào trong thức ăn gia súc.
- Salmonella từ phân gia súc thải ra ngoài môi trường xung quanh, vấy nhiễm vào thức ăn gia súc và cũng làm tăng khả năng nhiễm Salmonella của côn trùng ở các trại chăn nuôi..
- Từ kết quả trên cho thấy, tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Salmonella trên mẫu côn trùng thu thập tại các hộ gia đình (2,32%) thấp hơn tỷ lệ nhiễm Salmonella trên mẫu côn trùng tại các trại chăn nuôi (17,86%) và sự sai khác nhau này khác nhau co ý nghĩa thống kê (P=0,01).
- Nguyên nhân của sự khác nhau này là do côn trùng sống ở trại chăn nuôi sẽ thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn Salmonella tồn tại trong trại, nên chúng có khả năng vấy nhiễm cao hơn.
- Kết quả của chúng tôi tương tự với nghiên cứu của Davies et al., (1995) và Pangloli et al., (2008) chỉ ra rằng Salmonella tồn tại dai dẳng trong môi trường chăn nuôi và các mẫu côn trùng phân lập trong môi trường chăn nuôi cũng chiếm tỷ lệ cao.
- Từ đó cho thấy, tùy theo loại mẫu môi trường có sự tiếp xúc với vi khuẩn Salmonella khác nhau thì có tỷ lệ nhiễm Salmonella khác nhau..
- 3.4 Kết quả khảo sát tỷ lệ nhiễm Salmonella trên phân thằn lằn ở một số trại chăn nuôi và một số hộ dân tại TP.
- Bảng 4: Tỷ lệ nhiễm Salmonella trên phân thằn lằn ở một số trại chăn nuôi và một số hộ dân tại TP.
- Địa điểm Số mẫu khảo sát Số mẫu dương tính Tỷ lệ nhiễm.
- Trại chăn nuôi P=0,001) Tổng .
- Qua bảng 4 cho thấy, tỷ lệ nhiễm Salmonella trên thằn lằn ở trại chăn nuôi là 25%.
- cao hơn tỷ lệ nhiễm ở các hộ gia đình là 11,86 % và sự khác nhau này rất có ý nghĩa thống kê (P = 0.001).
- Nguyên nhân của sự sai khác này là do từ những môi trường sống và nguồn thức ăn khác nhau đã tạo ra sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm Salmonella giữa thằn lằn sống trong các trại chăn nuôi và thằn lằn sống trong các hộ gia đình.
- Điều này đã được ghi nhận trong nghiên cứu của Miguel, Telford (1981) và Middleton (2008) cho thấy thằn lằn sống ở các điều kiện sống khác nhau sẽ có tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Salmonella khác nhau.
- Thằn lằn sống trong môi trường chăn nuôi có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn với vi khuẩn Salmonella.
- Theo Mermin (2004), thức ăn cũng là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nhiễm Salmonella trên thằn lằn.
- Côn trùng, nguồn thức ăn chủ yếu của thằn lằn (Lê Trọng Sơn, 2006) vì vậy tỷ lệ nhiễm Salmonella cao trên côn trùng cũng sẽ làm tăng tỷ lệ nhiễm của thằn lằn.
- Trong thời gian nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ nhiễm Salmonella trên côn trùng ở các trại chăn nuôi (17,86%) cao hơn các hộ gia đình (2,32.
- Điều này cũng làm cho tỷ lệ nhiễm Salmonella cao trên thằn lằn sống ở các trại chăn nuôi..
- 3.5 Kết quả định danh các chủng Salmonella trên phân thằn lằn và môi trường Bảng 5: Các serovars Salmonella trên phân thằn lằn, thức ăn gia súc, phân gia súc, côn trùng.
- thằn lằn Phân.
- gia súc Thức ăn gia súc Côn.
- Qua bảng 5 cho thấy, trong 4 loại mẫu phân tích là phân thằn lằn, phân gia súc, thức ăn gia súc, côn trùng chúng tôi đã định danh, xác định có 9 serovars.
- Trong đó, số chủng Salmonella trên phân thằn lằn là cao nhất (8 serovars), trên phân gia súc (3 serovars), thức ăn gia súc, côn trùng (1serovar).
- Từ kết quả khảo sát cho thấy tính đa dạng vể chủng Salmonella hiện diện trên thằn lằn.
- Do thằn lằn có tập tính sống là thường di chuyển đi khắp nơi nên chúng có thể tiếp xúc với nhiều nguồn bệnh khác nhau cho nên số serovars Salmonella hiện diện trên thằn lằn rất phong phú, đa dạng..
- Weltevreden cùng phát hiện trên thằn lằn, thức ăn gia súc và côn trùng.
- Điều này chỉ ra rằng thằn lằn có thể bị nhiễm Salmonella từ nguồn thức ăn của chúng.
- Weltevreden là serovars hiện diện phổ biến trên phân thằn lằn với 23 mẫu.
- Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Oboegbulem, Iseghohimhen (1985) trong 27 mẫu thằn lằn dương tính với Salmonella thì S.
- Theo nhận định của Mitchell et al., (2006) các Salmonella serovars hiện diện trong môi trường tự nhiên cũng được tìm thấy trong dạ dày, ruột của thằn lằn.
- Mặt khác, thằn lằn sống tự do nên chúng có khả năng bị vấy nhiễm các serovars phổ biến tồn tại ngoài môi trường..
- Brunei được tìm thấy trên hai loại mẫu là phân thằn lằn và phân gia súc.
- Đây là hai serovars phổ biến trên thằn lằn, và cũng thường gặp trên gia súc.
- Brunei là serovar Salmonella phổ biến ở trại chăn nuôi bò Thái Lan.
- Qua đây cho thấy, có thể có sự vấy nhiễm giữa thằn lằn và phân gia súc.
- Trong quá trình di chuyển, thằn lằn có thể vấy nhiễm và trở thành vật mang trùng, mang mầm bệnh vì chúng di chuyển từ dãy chuồng này sang dãy chuồng khác trong cùng một trại hoặc qua các trại chăn nuôi khác gây nhiễm cho vật nuôi và ngược lại..
- Tuy chỉ xuất hiện trên mẫu phân thằn lằn nhưng các serovars này cũng là nguồn gây bệnh cho con người, động vật, và trong thực phẩm ở nhiều nước trên thế giới (Bangtrakulnonth et al., 2004.
- Vì vậy, nguồn bệnh tồn tại trong đường ruột của thằn lằn là nguy cơ tiềm ẩn cần được quan tâm..
- Từ kết quả trên cho thấy các chủng Salmonella phân lập được từ thằn lằn thuộc nhóm phụ I (enterica) thường được tìm thấy ở động vật máu nóng vì vậy chúng có thể là nguồn làm gia tăng bệnh Salmonella trên người.
- Weltevreden là chủng phổ biến trên thằn lằn và cũng là nguyên nhân phổ biến gây bệnh Salmonella trên người (Bangtrakulnonth et al., 2004.
- Nếu vi khuẩn Salmonella trong thằn lằn.
- theo phân phát tán ra ngoài môi trường sẽ là mối nguy hiểm rất lớn đối với sức khỏe con người..
- Có sự lưu hành vi khuẩn Salmonella trên phân các loài thằn lằn (Hemidactylus spp.) tại TP.
- Cần Thơ với tỷ lệ nhiễm cao là 15,14% và cao hơn tỷ lệ nhiễm Salmonella trên môi trường sống của thằn lằn là 7,89.
- Tỷ lệ nhiễm Salmonella trên thằn lằn ở các quận, huyện có nhiều trại chăn nuôi (Ô Môn (28,07.
- đều cao giống nhau và cao hơn tỷ lệ nhiễm ở Phong Điền (7,27%) và Ninh Kiều (5,26.
- Tỷ lệ nhiễm Salmonella trên thằn lằn sống ở các trại chăn nuôi (25%) cao hơn thằn lằn sống ở các hộ gia đình (11,86%)..
- Salmonella serovars hiện diện trên phân thằn lằn rất đa đạng và phong phú chiếm 8/9 serovarars được tìm thấy trên thằn lằn và môi trường.
- Salmonella serovars phổ biến trên phân thằn lằn là S.
- Lý Thị Liên Khai (2009), Nguồn lây truyền bệnh đường tiêu hóa do vi khuẩn Salmonella từ động vật sang người ở một số tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long.
- Nguyễn Hữu Thịnh (2007), Ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Salmonella.