« Home « Kết quả tìm kiếm

SỰ PHÂN BỐ VÀ MỨC ĐỘ KHAI THÁC CÁ KÈO GIỐNG (PSEUDAPOCRYPTES ELONGATUS) Ở VÙNG VEN BIỂN TỈNH SÓC TRĂNG VÀ BẠC LIÊU


Tóm tắt Xem thử

- SỰ PHÂN BỐ VÀ MỨC ĐỘ KHAI THÁC CÁ KÈO GIỐNG (PSEUDAPOCRYPTES ELONGATUS) Ở VÙNG VEN BIỂN.
- Sự phân bố cá kèo giống đã được khảo sát trong giai đoạn triều cường hàng tháng ở vùng cửa sông Mỹ Thanh (Sóc Trăng) và Nhà Mát (Bạc Liêu) từ tháng 4/2006 đến tháng 3/2007.
- Ngoài ra, 40 ngư dân khai thác cá kèo giống ở khu vực nghiên cứu cũng được phỏng vấn ngẫu nhiên.
- Kết quả cho thấy, mật độ cá kèo giống tăng từ các vị trí ngoài khơi đi vào cửa sông, và giảm ở các vị trí thu mẫu trong nội địa..
- Mật độ cá kèo giống ở khu vực có rừng ngập mặn cao hơn so với những nơi không có rừng.
- Kích cỡ cá kèo giống nhỏ nhất được tìm thấy ở khu vực ngoài khơi và lớn hơn ở khu vực nội đồng.
- Mật độ cá giống tăng từ tháng 6 đến tháng 9.
- Có mối tương quan chặt chẽ giữa mật độ cá và mùa vụ, độ mặn, lưu tốc dòng chảy.
- Cường lực khai thác là 155.370 cá thể/lưới/6 tháng.
- elongatus, phân bố giống, cường lực khai thác.
- Cá kèo (Pseudapocryptes elongatus) đã được xác định trước đây là Pseudapocryptes lanceolatus (Bloch and Schneider, 1801) (Rainboth, 1996) và cũng là Gobius elongatus (Ferraris, 1995.
- Ở ĐBSCL, cá kèo là loài có giá trị kinh tế cao và đang được nuôi ở nhiều tỉnh ven biển ĐBSCL..
- Tuy nhiên, nguồn giống thả nuôi phụ thuộc vào tự nhiên, trong khi kỹ thuật sản xuất giống cá kèo chưa thành công.
- Vì thế, cá kèo giống đang chịu áp lực lớn bởi cường lực khai thác của ngư dân 2 tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu.
- Mặc dù cá kèo giống cỡ 2,5 cm được khai thác và bán cho các hộ nuôi (Bucholtz et al., 2008), nhưng thực tế của sự phân bố và cường lực khai thác cá kèo giống chưa được đánh giá.
- Nghiên cứu này được thực hiện nhằm cung cấp những thông tin cần thiết về sự phân bố, mật độ và một số yếu tố sinh thái có liên quan đến sự phân bố cũng như cường lực khai thác cá kèo giống cho việc quản lý nguồn lợi thủy sản ở 2 tỉnh nghiên cứu..
- Bạc Liêu và Sóc Trăng là 2 tỉnh đầu tiên xuất hiện nghề khai thác cá kèo giống để cung cấp cho những vùng nuôi cá kèo ở các tỉnh ven biển ĐBSCL.
- Trước khi thực hiện nghiên cứu, việc khảo sát phương thức khai thác cá kèo giống của ngư dân đã được thực hiện tại kênh 30/4, tỉnh Bạc Liêu nhằm nắm bắt thời gian và con nước khai thác, cũng như cách xác định con giống cá kèo một cách chính xác.
- vị trí B, phía trong.
- Từ kết quả thu mẫu thăm dò cho thấy rằng, mật độ cá kèo giống xuất hiện ở các vị trí thu mẫu A, B và C vào thời điểm nước lớn lần lượt là và 0 cá thể/1,000 m 3 , không thấy cá xuất hiện ở thời điểm nước ròng.
- Cách xác định cá kèo giống cũng đã được thực hiện trước khi tiến hành nghiên cứu thông qua nhiều hình thức như: (i) quan sát và ghi nhận các thông tin mô tả về cá kèo giống từ các ngư dân khai thác ở kênh 30/4.
- (ii) thu mẫu thăm dò và xác định cá kèo giống.
- Cá kèo giống và nhóm cá tương tự khác như cá thòi lòi và bóng sao (không có điểm đỏ ở khoang bụng) được ương riêng biệt với mật độ 100 cá thể/m 2 vèo đặt trong bể composite và cho ăn cám và bột cá.
- Cá kèo được thu và kiểm tra đặc điểm hình thái (màu sắc) sau 2 ngày và 4 ngày và so sánh với mô tả của Rainboth (1996) và Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993)..
- Qua khảo sát và thu mẫu thăm dò cho thấy, cá kèo giống có một số đặc điểm như sau: cá có màu trắng trong, thon dài, mắt đen, có những điểm đen trên đầu, má và nắp mang, đặc biệt là có 1 điểm màu đỏ bên trong xoang bụng (gần yết hầu) (Hình 2)..
- vị trí 2 (rừng thưa).
- vị trí 3 (rừng dầy).
- vị trí 4 (cửa sông).
- các vị trí 5, 6 và 7 (không có rừng) hướng khảo sát lần lượt đi vào nội địa (Hình 3).
- Hình 2: Hình dạng và đặc điểm nhận biết cá kèo giống.
- Việc thu mẫu cá kèo giống được thực hiện hàng tháng tại 7 vị trí nêu trên bằng cách đặt lưới thu cá giống cố định, miệng lưới vuông góc với hướng dòng chảy trong con nước rong (30 âl).
- Cá kèo giống được thu 1 lần trong thời gian 15 phút tại mỗi vị trí khảo sát.
- Số cá thể cá kèo giống được lọc riêng, đếm trực tiếp và được bảo quản (trong formol 10%) riêng cho từng vị trí thu mẫu.
- Các mẫu cá kèo giống được đếm lại và đo đạc chiều dài tổng tại phòng phân tích nguồn lợi của Khoa Thủy sản, ĐHCT..
- Hình 3: Các vị trí thu mẫu cá kèo giống tại vùng cửa sông Mỹ Thanh và kênh 30/4 Bảng 1: Tọa độ các vị trí khảo sát khảo sát ở hai tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng.
- Vị trí Bạc Liêu Sóc Trăng.
- Mật độ cá giống được tính dựa theo công thức sau:.
- Mật độ (cá thể/1.000 m 3.
- Vị trí thu mẫu.
- Ngoài ra, việc khảo sát hiện trạng và cường lực khai thác cá kèo giống cũng được thực hiện cuộc điều tra đánh giá nhanh (Townsley, 1996).
- Tổng số 40 ngư dân khai thác cá kèo giống được chọn ngẫu nhiên để phỏng vấn ở cả 2 tỉnh thông qua phiếu phỏng vấn được soạn sẵn, phỏng vấn thử và hiệu chỉnh trước khi thực hiện..
- Việc đánh giá sự khác biệt về mật độ cá, cường lực khai thác (CPUE) trên mức ý nghĩa α = 0,05..
- 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Sự phân bố và mật độ cá giống.
- Kết quả thu mẫu chính thức cho thấy, cá kèo giống xuất hiện hầu như quanh năm nhưng mật độ cao nhất vào từ tháng 6 đến tháng 9 (dl) ở cả 2 tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu (Hình 4).
- Mật độ trung bình tháng cao trong mùa mưa và thấp ở các tháng mùa khô.
- Có sự khác biệt đáng kể về mật độ cá kèo giống giữa các tháng mùa mưa và mùa khô (p<0,05) (Hình 5 và Bảng 2).
- Nhìn chung, mật độ cá kèo giống ở Bạc Liêu cao hơn đáng kể so với Sóc Trăng (P<0,05)..
- Hình 4: Mật độ cá kèo giống qua các tháng trong năm từ tháng 4/2006 đến 3/ 2007.
- Mật độ cá kèo giống cao nhất ở vị trí 1 và vị trí 3 (khu vực rừng dầy) và mật độ thấp xuất hiện ở vị trí 2 (rừng thưa) và các vị trí sâu trong nội đồng ở cả 2 tỉnh khảo sát (Hình 6).
- Kích cỡ cá kèo giống nhỏ nhất (1,6±0,02 cm, chiều dài tổng) ở vị trí 1 và lớn hơn (1,8±0,03 cm, chiều dài tổng) ở các vị trí 7 (p<0,05).
- Điều này cho thấy, cá kèo có thể sinh sản ở ngoài khơi, sau đó con giống trôi dạt vào các khu vực ven bờ và cửa sông, rừng ngập mặn và các khu vực bãi bùn, nơi mà nguồn thức ăn sẵn có và là nơi ương dưỡng tự nhiên cho các loài thủy sản.
- Mật độ (ct/1000m3).
- Sóc Trăng Bạc Liêu.
- Sự di cư theo hướng thượng nguồn của cá kèo giống có thể liên quan với dòng triều, bãi bùn ở vùng triều và rừng ngập mặn;.
- (1996), dạng di cư của cá kèo giống vào vùng triều và rừng ngập mặn có thể liên quan đến nơi dinh dưỡng và tránh kẻ thù..
- Hình 5: Trung bình mật độ cá kèo giống ở các tháng mùa mưa và mùa khô.
- Bảng 2: Mật độ cá kèo giống ở các tháng mùa mưa và mùa khô ở tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu.
- Hình 6: Mật độ cá kèo giống tại các vị trí thu mẫu ở Sóc Trăng và Bạc Liêu.
- Mật độ (ct/1.000m3) Sóc Trăng.
- Bạc Liêu.
- Mật độ (ct/1000m3) Sóc Trăng.
- Mật độ (ct/1.000m3) Mùa mưa.
- Nghiên cứu này cho thấy rằng, hệ sinh thái rừng ngập mặn là nơi sinh cư quan trọng và là nơi ương dưỡng cá kèo giống.
- Vì vậy, để bảo vệ nguồn lợi cá kèo giống trong tương lai thì việc trồng và bảo vệ rừng ngập mặn cần được quan tâm hơn nữa..
- 3.2 Sự biến động các chỉ tiêu môi trường có liên quan với mật độ cá.
- 13%o ở Sóc Trăng)..
- Hình 7: Biến động lưu tốc dòng chảy theo các tháng khảo sát ở Sóc Trăng và Bạc Liêu.
- Hình 8: Biến động lưu tốc dòng chảy ở các vị trí khảo sát ở Sóc Trăng và Bạc Liêu.
- Kết quả phân tích mối tương quan đa biến cho thấy, mật độ cá kèo giống có tương quan chặt (R 2 = 0,85, p<0,001) đối với các yếu tố mùa vụ (mưa hoặc khô), lưu tốc, độ mặn và độ trong, thể hiện qua phương trình sau:.
- Mật độ cá.
- 3.3 Cường lực khai thác cá kèo giống.
- Nghề khai thác cá kèo giống bắt đầu từ năm 2001 ở Bạc Liêu và 2005 ở Sóc Trăng.
- Hoạt động khai thác cá kèo giống xảy ra trong suốt giai đoạn nước lớn vào những ngày nước cường hàng tháng từ tháng 5 – 6 đến tháng 11 (dl).
- Mật độ trung bình lưới thu cá giống ở vùng biển Bạc Liêu cao hơn (cách nhau 64 m/miệng lưới) so với Sóc Trăng (240 m/miệng lưới).
- Sản lượng khai thác trung bình của ngư dân ở vùng biển Bạc Liêu thấp hơn so với Sóc Trăng (Bảng 3).
- Cường lực khai thác (CPUE) cá kèo giống cao và tập trung từ tháng 6 đến tháng 9 ở cả hai tỉnh (Hình 9).
- Cường lực khai thác ở Sóc Trăng lớn hơn so với Bạc Liêu.
- Nguyên nhân có lẽ do mật độ lưới khai thác cá kèo giống ở Bạc Liêu cao hơn so với Sóc Trăng.
- Kích cỡ cá giống trong khai thác khoảng 2 cm.
- Chi phí bình quân lưới thu cá kèo giống là 500.000 đ/miệng lưới.
- Giá cá giống bán ra từ ngư dân khai thác ở Bạc Liêu cao hơn so với Sóc Trăng.
- Tuy nhiên, thu nhập của ngư dân từ khai thác cá kèo giống ở Bạc Liêu thấp hơn so với Sóc Trăng.
- Từ kết quả khảo sát này cho thấy, hoạt động khai thác cá kèo giống mang lại nguồn thu nhập đáng kể và là nghề quan trọng đối với ngư dân sống lệ thuộc vào nguồn lợi thủy sản.
- Tuy nhiên, đây cũng là một hoạt động làm suy giảm nguồn lợi cá kèo tự nhiên và cần được quan tâm trong tương lai ở các tỉnh ven biển ĐBSCL..
- Vị trí khảo sát.
- Hình 9: Cường lực khai thác cá kèo giống qua các tháng trong năm 2006 Bảng 3: Các thông tin cơ bản về hoạt động khai thác cá kèo giống trong năm 2006.
- Thông tin Sóc Trăng Bạc Liêu.
- Sản lượng khai thác (cá thể/lưới/tháng Sản lượng khai thác TB ở con nước 15.
- Sản lượng khai thác TB ở con nước 30.
- Cường lực khai thác TB (cá thể/lưới/6 tháng Giá bán kèo giống (đồng/con).
- Thu nhập từ cá kèo giống (triệu đồng/lưới/6 tháng KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.
- Cá kèo giống xuất hiện vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, theo những con nước cường hàng tháng (15 và 30 âl).
- Cá kèo giống có kích cỡ nhỏ nhất (1,6 cm) được tìm thấy ở vị trí hướng ra khơi (2 km cách cửa sông) và kích cỡ lớn hơn tại các vị trí sâu 8 km trong nội địa.
- Mật độ cá kèo giống có liên quan chặt chẽ đối với mùa mưa, độ mặn và lưu tốc dòng chải..
- Cường lực và sản lượng khai thác của ngư dân ở Sóc Trăng cao hơn so với Bạc Liêu..
- Mặc dù ngư cụ khai thác cá kèo giống đơn giản, nhưng hoạt động khai thác này mang lại nguồn thu nhập đáng kể và cải thiện sinh kế của ngư dân ven biển..
- Cần bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển ĐBSCL nhằm tạo ra những nơi sinh cư và ương dưỡng cho nguồn lợi cá kèo giống nói riêng và các loài.
- Cần giới hạn mùa vụ, phạm vị và số ngư dân khai thác cá giống cho từng khu vực và áp dụng phương thức quản lý nguồn lợi dựa trên cơ sở cộng đồng..
- Một giải pháp lâu dài và có ý nghĩa trong việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và phát triển nghề nuôi cá kèo cho các tỉnh ven biển ĐBSCL là đẩy mạnh việc nghiên cứu sinh sản cá kèo nhằm cung cấp nguồn cá giống ổn định cho việc phát triển nghề nuôi cá kèo thương phẩm cũng như giảm áp lực khai thác cá kèo giống..
- Những nghiên cứu tiếp theo để xác định bãi đẻ và các yếu tố sinh thái liên quan đến sinh sản của cá kèo cần được thực hiện trong thời gian tới.