« Home « Kết quả tìm kiếm

Sự phát triển của đại ISLAM ở người Chăm thuộc hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận


Tóm tắt Xem thử

- Người Chăm ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận chiếm 65,1% dân số tộc người trong cả nước, chủ yếu thuộc các đạo Ấn Độ giáo (thường được gọi là Bàlamôn giáo), Bàni và Islam.
- Đạo Bàni còn được gọi là Hồi giáo cũ, vì đã pha tạp giữa Islam giáo với tín ngưỡng bản địa, không thuần khiết như Hồi giáo chính thống.
- Islam giáo còn được gọi là Hồi giáo mới, vì du nhập vào hai tỉnh này muộn hơn đạo Bàni.
- Cộng đồng Chăm Islam chiếm 3,42% dân số Chăm hai tỉnh, sống xen kẽ với người Bàni ở 4/47 làng Chăm, ở 4/15 làng Chăm Hồi giáo cũ và mới..
- Sự du nhập hồi giáo chính thống vào Ninh Thuận.
- Hồi giáo đã du nhập vào người Chăm sớm nhất từ thế kỷ thứ X, được người Chăm theo nhiều từ sau năm 1470 và xác lập được vị trí trong xã hội Chăm vào thế kỷ XVII.
- Sau khi vào người Chăm, Hồi giáo bị bản địa hoá bởi tín ngưỡng dân gian (thờ cúng tổ tiên mẫu hệ, thờ cúng các vị vua có nhiều công đức với dân và tín ngưỡng nông nghiệp cũng như sự sùng bái tự nhiên.
- Vào đầu thập niên 1960, trong cộng đồng Chăm Bàni ở Ninh Thuận đã nảy sinh thêm một tôn giáo mới: đạo Islam chính thống.
- Hồi giáo chính thống đã tồn tại ở người Chăm vùng Châu Đốc (tỉnh An Giang), Tây Ninh và Sài Gòn từ thời kỳ nhà Nguyễn cho tới hiện nay với sự toàn vẹn cả về kinh thánh, giáo lý, giáo luật (tức những quy định) và tính chất phụ hệ, phụ quyền của nó 3 .
- Hồi giáo chính thống cũng đã từng thâm nhập vào các làng Chăm khác ở Ninh Thuận như Lương Tri (xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn),.
- Thành Tín (xã Phước Hải), Phú Nhuận (xã Phước Thuận) thuộc huyện Ninh Phước và vùng người Chăm Bàni ở tỉnh Bình Thuận, nhưng đều bị tẩy chay..
- Thánh đường Islam chính thống đầu tiên - thánh đường 101 được xây dựng ở thôn Văn Lâm (xã Phước Nam, huyện Ninh Phước ngày nay) vào năm 1962, nhờ vai trò quan trọng của Từ Công Xuân, người thôn này.
- Nhưng người đầu tiên chuyển đạo Islam về Ninh Thuận là Mã Thành Lâm, quê ở thôn Phước Nhơn, xã Ninh Hải, huyện Ninh Hải.
- Năm 1959, Mã Thành Lâm làm việc ở Sở Canh nông Sài Gòn, có dịp tiếp xúc với người Ấn Độ theo Islam là Mohamad Alih, được người này giúp tìm hiểu về Hồi giáo chính thống.
- Sự hiểu biết về kinh thánh, giáo lý, giáo luật cùng những nghi lễ đơn giản trong cưới xin, tang ma của Islam và cách tự quản của cộng đồng dân cư - tôn giáo dưới sự điều hành của ban hakem do dân bầu đã giúp Mã Thành Lâm nhận thấy sự ưu việt của Islam chính thống so với đạo Bàni: Các cá nhân có thể tự hiểu được đạo lý qua đọc sách kinh thánh và những sách đạo, không phải chỉ các chức sắc tôn giáo dòng dõi cha truyền con nối mới được tiếp cận, còn các tín đồ chỉ được truyền khẩu thụ động.
- Một khía cạnh xã hội nữa cũng khiến những người có danh phận trong xã hội như Mã Thành Lâm quan tâm tới Hồi giáo chính thống: Khác với xã hội Bàni chịu ảnh hưởng của đạo Bàlamôn, người Chăm Hồi giáo chính thống không phân chia đẳng cấp.
- trong cộng đồng Hồi giáo chính thống như ở đạo Bàni.
- Cũng khác với cộng đồng Chăm mẫu hệ, người Hồi giáo chính thống miền Tây Nam Bộ quý trọng con trai hơn con gái, con trai được thừa hưởng phần gia tài gấp đôi con gái 4.
- Có thể thấy ưu thế này như sự giải toả đối với những cá nhân có địa vị xã hội, nhưng lại bị ràng buộc của các chức sắc Bàni, của quan hệ dòng tộc và cộng đồng làng xóm.
- Và Mã Thành Lâm đã tiếp nhận Islam chính thống về truyền bá cho một số bạn của mình là quan chức trong chính quyền từ tỉnh tới quận và xã ở Ninh Thuận, trong đó nhân vật quan trọng nhất là Từ Công Xuân.
- Thời gian Mã Thành Lâm đưa Hồi giáo chính thống về Ninh Thuận là lúc các đảng phái chính trị ở địa phương như Đại Việt, Dân chủ và Cấp tiến tranh giành ảnh hưởng trong dân chúng: đảng Đại Việt tranh thủ được đông đảo dân chúng..
- Trong điều kiện xã hội và con người cụ thể như vậy, đạo Islam đã được tiếp nhận để lôi kéo dân chúng, tạo cơ sở xã hội cho mình tách thoát khỏi những ảnh hưởng và ràng buộc của cộng đồng thân thuộc trong dòng tộc cũng như làng xóm..
- Từ Công Xuân và Mã Thành Lâm đã tập hợp một số người thân tín ở các thôn Văn Lâm (quê của ông Xuân), Phước Nhơn (quê vợ ông Xuân), An Nhơn (vốn là làng gốc của Phước Nhơn) để đưa vào Sài Gòn học đạo.
- Những người này đều là công chức chính quyền hoặc là hào lý như Dark Kei, Báo Bí (Văn Lâm), tổng Giàu (Phước Nhơn), hào Ruôn, Tài Hành, Thành Kiểu (An Nhơn), v.v… Họ lại được Mohamad Alih bày cho cách quyên tiền và giúp đỡ quyên tiền của các tín đồ Islam là người Chăm, Ấn Độ, Pakistan… ở Sài Gòn về giúp người ở Ninh Thuận..
- Lúc đầu, Từ Công Xuân và Mã Thành Lâm đưa đạo Islam về truyền bá ở Phước Nhơn, nhưng bị người Bàni ở đây phản bác, họ chuyển sang Văn Lâm.
- Bằng cách đó và bắt đầu từ đó những người truyền bá đã bắt rễ trở lại Phước Nhơn và An Nhơn.
- Ở thôn Văn Lâm: nhà Từ Công Xuân - Ở thôn Nho Lâm: nhà Báo Đại Ngô - Ở thôn Phước Nhơn: nhà tổng Giàu - Ở thôn An Nhơn: nhà bà Được.
- Đến năm 1962, họ đã phát triển được 30 hộ ở Văn Lâm, chủ yếu trong họ nội, ngoại của Từ Công Xuân, thành lập ban hakem và xây dựng thánh đường 101.
- Tới năm 1964 thánh đường 102 được xây dựng ở thôn Phước Nhơn, năm 1968 thánh đường 103 được xây dựng ở An Nhơn và năm 1974 thánh đường 104 mọc lên ở thôn Nho Lâm (cùng xã Phước Nam với thôn Văn Lâm) 5.
- Quan hệ giữa cộng đồng Islam với cộng đồng Bàni.
- Đồng thời, những bất đồng tôn giáo đã nảy sinh trong nội bộ người Chăm mà trước đó không có: năm 1960 đã xảy ra tranh chấp Sư cả ở thánh đường Bàni thôn Văn Lâm (xã Phước Nam).
- Năm 1964, một tín đồ Islam ở thôn Văn Lâm là Thập Hữu Xác bị chết ở bệnh viện, được người thân và cộng đồng Islam ở thánh.
- đường 101 đưa về thánh đường để làm tang lễ.
- Vì vậy đã xảy ra đánh nhau dữ dội giữa tín đồ hai đạo phái suốt hai ngày đêm.
- Tranh chấp giữa hai cộng đồng xung quanh việc đưa thi thể về làng ở Phước Nam chỉ chấm dứt sau khi thánh đường 104 được xây dựng ngay bên quốc lộ 1, người Islam có thể đưa thi thể vào thánh đường mà không phải rước vào làng.
- Ở Phước Nhơn và An Nhơn (thuộc xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải) vấn đề này tồn tại dai dẳng tới năm 2004, nhờ sự hoà giải của những nhân sỹ, trí thức địa phương, dân hai đạo mới thống nhất để người Islam đưa người chết về thánh đường trong làng làm lễ.
- Mặt khác, tín đồ Islam thường lên án, chê bai tín đồ Bàni là lạc hậu, nhiều nghi lễ tốn kém và rườm rà, không khoa học như người Islam 6.
- Quan hệ giữa cộng đồng Islam với cộng đồng địa phương.
- Ngoài những tranh chấp vừa nêu, bộ phận dân cư theo Islam sống tách biệt hẳn cộng đồng Bàni trong đời sống tôn giáo và phong tục, do đức tin và sự tôn thờ chỉ một đấng tối cao Allah và do tuân thủ triệt để các tập tục của người Hồi giáo..
- Họ không tham gia các nghi lễ của cộng đồng khu vực chung cho cả người Bàlamôn và Bàni cũng như lễ Rija Nưgar của làng, lễ Palau rijasah (tế thần thuỷ), Katê (tế thần kim loại), Chapkahalau krong (lễ tế thần mộc ở đầu nguồn nước, còn được gọi là lễ chặn nguồn).
- Như vậy, mối liên hệ của người Chăm Islam với cộng đồng Chăm nói chung, với cộng đồng làng xã nơi họ chung sống và có quan hệ máu thịt không còn được duy trì về phương diện tôn giáo và phong tục nữa, có chăng chỉ theo quan hệ tình cảm riêng tư, quan hệ láng giềng và quan hệ hành chính.
- Ở họ chỉ quan hệ giữa những người cùng cộng đồng Islam và quan hệ giữa cá nhân với Allah là thiêng liêng và cao cả.
- Những động thái nói trên của Hồi giáo chính thống đã đặt con người chỉ trong quan hệ với Thượng đế, với đạo, tách thoát họ ra khỏi những quan hệ truyền thống với dòng họ, làng xóm, với văn hoá cổ truyền, là những điều rất sâu nặng đối với người Chăm Bàlamôn và Bàni.
- Có thể vì vậy mà nó khó phát triển trong cộng đồng người Chăm, mặc dù nó có những nghi lễ đơn giản, không tốn kém, tín đồ không bị lệ thuộc vào các chức sắc, giáo luật nghiêm khắc..
- Tuy nhiên, giữa các tín đồ Islam cũng nảy sinh nhiều mâu thuẫn: Trong lễ Taravel của tháng chay niệm Ramadan, các tín đồ của phái 8 raach cúi lạy 8 lần, còn các tín đồ của phái 20 raach cúi lạy 20 lần.
- Đặc biệt, ở thánh đường X (huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) đã xảy ra một vụ đổ máu giữa hai phái này vào năm 1988.
- Cũng ở thánh đường này, năm 2003, các tín đồ còn kiện cáo ban hakem không minh bạch về tài chính, đề nghị chính quyền xã phân xử (Nguồn: UBND xã Y, 2005)..
- Cũng như đạo Bàlamôn và đạo Bàni, sự du nhập của Hồi giáo chính thống vào một bộ phận người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận bắt nguồn từ gốc rễ sâu xa trong chính xã hội Chăm ở địa phương.
- Tuy vậy, sự du nhập của Hồi giáo chính thống vào chỗ này, nhưng không vào nổi chỗ kia, ngoài đặc thù chung của tộc người còn do những đặc điểm riêng về kinh tế, xã hội trong từng cộng đồng dân cư.
- Số liệu về tín đồ Islam ở hai xã Phước Nam và Xuân Hải dưới đây sẽ minh chứng cho điều này:.
- tín đồ Hồi giáo S ố tín đồ Islam T ỷ lệ tín đồ Hồi giáo mới so v ới tổng số tín đồ Hồi giáo.
- Phước Nam .
- Đối chiếu số lượng và tỷ trọng tín đồ Islam trong tổng số tín đồ Hồi giáo (gồm Islam và Bàni) với quá trình phát triển của Islam ở hai xã này có thể thấy: xã.
- Phước Nam (thôn Văn Lâm) đạo Islam du nhập trước và thánh đường 101 được xây dựng sớm hơn (1962).
- Số tín đồ Bàni ở xã Phước Nam đông hơn xã Xuân Hải, nhưng cả số lượng và tỷ lệ tín đồ Bàni chuyển sang Islam ở Phước Nam thấp hơn Xuân Hải..
- Sự tách biệt của một cộng đồng tôn giáo ra khỏi cộng đồng dân cư - văn hoá kiểu thành thị trong điều kiện nông thôn và xã hội nông nghiệp là một trường hợp ít có ở Việt Nam.
- Vì vậy, nó là một thử thách đối với người quản lý nhà nước, đòi hỏi phải vận dụng những kinh nghiệm ở các vùng nông thôn có tôn giáo khác như Thiên Chúa giáo, Phật giáo, Cao Đài, Hoà Hảo… trong quản lý dân cư.
- Nhưng những kinh nghiệm quản lý vùng Chăm hỗn hợp Bàni và Islam cũng là những kinh nghiệm quý giá cần được đúc kết và so sánh với những vùng tôn giáo khác nhằm phục vụ cho việc quản lý xã hội tốt hơn..
- 1 Theo: Phan Xuân Biên (Văn hoá Chăm trích dẫn ý kiến của G.
- 2 Phan Xuân Biên, Văn hoá Chăm, sđd, tr.297 - 300..
- 3 Nguyễn Văn Luận, Người Chàm Hồi giáo ở miền Tây Nam phần, Bộ Văn hoá Giáo dục &.
- Nguyễn Tuấn Triết, Đặc điểm mẫu hệ và phụ quyền trong xã hội người Chăm ở Việt Nam, tr.80 - 81..
- Lê Thanh Nhân, Người Chăm Hồi giáo ở khu vực Mubaraic (quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh)..
- 4 Nguyễn Văn Luận, Người Chàm Hồi giáo ở miền Tây Nam phần, sđd, tr.82..
- Cụ Bá Cựu, 91 tuổi, người Bàni thôn Văn Lâm - Ông Báo Văn Khoảnh, ban hakem thánh đường 101.
- Ông Thành Ngọc Bính, tín đồ Islam, Trưởng ban Khuyến học thôn Phước Nhơn.
- Ông Lâm Gia Tịnh, 72 tuổi, tín đồ Bàlamôn, trí thức – nhân sỹ thôn Mỹ Nghiệp, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước..
- 7 Nguyễn Mạnh Cường, Người Chăm (những nghiên cứu bước đầu), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2003, tr .
- Phan Xuân Biên (Chủ biên), Văn hoá Chăm, sđd, tr .
- Phan Xuân Biên (Chủ biên), Văn hoá Chăm, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1991..
- Phan Xuân Biên, “Văn hoá Chăm - Những yếu tố bản địa và bản địa hoá”, tạp chí Dân tộc học, N o , 1, 1993..
- Nguyễn Mạnh Cường, Người Chăm (những nghiên cứu bước đầu), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2003..
- Nguyễn Văn Luận, Người Chàm Hồi giáo ở miền Tây Nam phần, Bộ Văn hoá Giáo dục.
- Lê Thanh Nhân, “Người chăm Hồi giáo ở khu vực Mubaraic” (quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh), Viện Đào tạo Mở rộng, Kinh tế - Văn hoá Chăm, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Thành phố Hồ Chí Minh, 1992;.
- Bá Trung Phụ, “Gia đình người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận”, Viện Đào tạo Mở rộng, Kinh tế - Văn hoá Chăm, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Thành phố Hồ Chí Minh, 1992..
- Nguyễn Tuấn Triết, “Đặc điểm mẫu hệ và phụ quyền trong xã hội người Chăm ở Việt Nam”, Viện Đào tạo Mở rộng, Kinh tế - Văn hoá Chăm, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Thành phố Hồ Chí Minh, 1992.