« Home « Kết quả tìm kiếm

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIẾNG VIỆT VĂN HỌC THẾ KỶ XVI QUA CÁI NHÌN ĐỐI SÁNH GIỮA " QUỐC ÂM THI TẬP " CỦA NGUYỄN TRÃI VỚI " BẠCH VÂN QUỐC NGỮ THI " CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM


Tóm tắt Xem thử

- CỦA NGUYỄN TRÃI VỚI “BẠCH VÂN QUỐC NGỮ THI”.
- CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM.
- Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm là tập thơ viết bằng chữ Nôm đặc sắc của văn học trung đại Việt Nam thế kỷ XVI.
- Nó đánh dấu một bước tiến đáng kể trong nghệ thuật ngôn từ thơ Nôm so với tập thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi ở thế kỷ XV.
- Để minh chứng cho bước tiến này, bài viết tiến hành phân tích, thống kê, so sánh một số yếu tố trong cách lựa chọn, sử dụng ngôn từ của hai nhà thơ và đi đến kết luận là Thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm trong sáng, giản dị hơn so với thơ Nôm Nguyễn Trãi.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm là người kế thừa xuất sắc những thành tựu của tiếng Việt văn học ở thế kỷ XV để chuẩn bị cho bước phát triển tiếp nối của thơ ca dân tộc trong những thế kỷ sau..
- Từ khóa: Thơ Nôm, ngôn từ nghệ thuật.
- Nếu Quốc âm thi tập (QATT) phản ánh bước hội nhập tiên phong của tiếng Việt vào nền văn học bác học thì Bạch Vân quốc ngữ thi (BVQNT) của Nguyễn Bỉnh Khiêm chính là sự hưởng ứng, kế thừa đầy ý nghĩa đối với những thử nghiệm của người mở đường Nguyễn Trãi.
- Vẫn thấy rõ sự gần gũi giữa ngôn từ thơ Nôm trong QATT và BVQNT mà bằng chứng rõ ràng nhất là sự trùng lặp của một số bài thơ trong hai tập thơ này nhưng nhìn chung, thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm trong sáng, nhuần nhị, dễ hiểu hơn so với thơ Nôm Nguyễn Trãi.
- cao của văn học Nôm thế kỷ XIX.
- Để chứng minh cho ưu điểm của thơ Nôm trong BVQNT, nhất thiết phải có cái nhìn đối chiếu, so sánh với QATT ở phương diện lựa chọn, sử dụng các yếu tố ngôn từ thông qua quá trình khảo sát, phân tích các số liệu thống kê cụ thể như sau:.
- 2 CÁCH SỬ DỤNG VÀ LỰA CHỌN NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT TRONG THƠ NÔM NGUYỄN BỈNH KHIÊM.
- 2.1 Từ Hán Việt.
- Số lượng từ Hán Việt trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm giảm đáng kể so với số lượng từ Hán Việt trong thơ Nôm Nguyễn Trãi.
- Thống kê so sánh cho thấy trong 160 bài thơ đầu tiên của QATT có 538 từ Hán Việt trong khi 160 bài thơ của BVQNT chỉ có 321 từ Hán Việt 1 .
- Vì vậy, khi sáng tác, bên cạnh việc giảm bớt loại từ này và tăng cường sử dụng vốn từ vựng tiếng Việt, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn có xu hướng dùng những từ gốc Hán quen thuộc, phổ biến đến mức không cần phải giải thích gì thêm, người bình dân vẫn có thể hiểu được.
- Từ Hán Việt BVQNT.
- Số lần sử dụng Bài thơ 2.
- Mặt khác, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn có xu hướng cố gắng Việt hoá càng nhiều càng tốt các từ ngữ gốc Hán với mục đích tăng cường sự giản dị, tự nhiên của ngôn từ thơ, chẳng hạn:.
- 2 Thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm đa số không có tựa đề ở từng bài mà chỉ được đánh số thứ tự.
- Vì vậy, trong bài viết, chúng tôi chỉ giới thiệu số thứ tự của bài thơ căn cứ nhất quán vào văn bản “Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm”- NXB Văn học, Hà Nội, 1997.
- Việt hóa các yếu tố ngôn từ gốc Hán có thể dẫn đến hiệu ứng ngược khi câu thơ mất đi sắc thái trang trọng, uyên bác hoặc ý nghĩa triết lý hàm chứa trong từ ngữ lấy từ kinh sách Nho gia.
- Tuy nhiên, trong những trường hợp nêu trên, cần xét đến mục đích đáng trân trọng của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong việc “đại chúng hóa”,.
- “bình dân hóa” ngôn từ thơ Nôm để tăng cường sự phổ biến, tầm ảnh hưởng, tác động giáo dục sâu rộng của tác phẩm..
- 2.2 Điển cố.
- Số lượng điển cố trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng ít hơn thơ Nôm Nguyễn Trãi.
- Thống kê cho thấy, trong 160 bài thơ đầu tiên của QATT, Nguyễn Trãi sử dụng đến 112 điển cố, trong khi toàn bộ BVQNT có 92 điển cố.
- Trừ một vài trường hợp đặc biệt, như bài 68 sử dụng đến 4 điển cố, còn lại, hiện tượng phổ biến là các bài thơ chỉ xuất hiện 1 hoặc 2 điển cố.
- Mặt khác, xu hướng phổ biến trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm là vận dụng điển cố một cách sáng tạo, hòa nhập nhuần nhuyễn vào câu thơ bằng cách Việt hóa điển cố hoặc chỉ sử dụng một chi tiết, hình ảnh trong câu chuyện liên quan đến điển cố.
- Bài thơ Nôm 73 dẫn điển giấc mộng Nam Kha rất khéo léo khi Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ miêu tả cảnh ông ngồi tựa cội cây, uống rượu và nhìn đời ảo mộng:.
- Cách dùng điển ẩn rất khéo nếu ta so sánh với Nguyễn Trãi khi viết: “Ba chục năm trời danh tiếng hão- Ngoảnh đầu muôn việc giấc Nam Kha” 1 hay Nguyễn Gia Thiều viết: “Giấc Nam Kha khéo bất bình- Bừng con mắt dậy thấy mình chiêm bao” (Cung oán ngâm)..
- Từ điển “Bạch câu quá khích” lấy từ Nam Hoa kinh (Trang Tử), ý nói thời gian trôi nhanh như bóng ngựa qua khe cửa, Nguyễn Bỉnh Khiêm gần như dịch lại và chỉ dùng hình ảnh “bóng ngựa qua” để gợi nhắc một cách kín đáo trong trường hợp sau:.
- Từ điển “Bạng duật trương trì, ngư ông đắc lợi” (Trai cò đánh nhau, ngư ông hưởng lợi) trong Chiến quốc sách, Nguyễn Bỉnh Khiêm vận dụng thành:.
- Dẫn câu thơ cổ “Sắc bất ba đào dị nịch nhân”, Nguyễn Bỉnh Khiêm dịch lại thành một câu thơ thuần Việt khá trong sáng, dễ hiểu khi khuyên răn người ham mê sắc đẹp:.
- Với cách dùng điển cố hạn chế, chọn lọc và sáng tạo như vậy, ngôn từ nghệ thuật thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm chắc chắn sẽ dễ hiểu, gần gũi hơn và vì vậy, hiệu quả phổ biến cũng sâu rộng hơn..
- 2.3 Từ láy.
- Số lượng từ Hán Việt và điển cố trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm giảm so với QATT của Nguyễn Trãi nhưng số lượng từ láy lại tăng.
- Thống kê 160 bài đầu tiên trong QATT, thu được 140 lượt từ láy được sử dụng, trong khi BVQNT có 150 lượt từ láy được sử dụng.
- Số lượng chênh lệch không đáng kể nhưng dù sao vẫn phản ánh được mức độ quan tâm, sự kế thừa và phát huy vốn từ láy phong phú trong hệ thống từ vựng thuần Việt của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Vận dụng chúng, Trạng Trình đã viết được những câu thơ Nôm giản dị nhưng giàu sắc thái tạo hình, biểu cảm.
- Trong những dẫn chứng tiêu biểu dưới đây, sức mạnh và hiệu quả của từ láy là biểu hiện được một cách cụ thể, sinh động âm thanh vang vang của tiếng cười, hát sảng khoái hay cảm giác thích thú, tâm đắc khi thưởng thức câu thơ, chén rượu trong đời sống ẩn dật thanh cao.
- Rừng thông vắt cẳng hát nghêu ngao” (Thơ Nôm- 143.
- Mặt khác, Nguyễn Bỉnh Khiêm rất hạn chế sử dụng những từ láy mang nhiều dấu vết của lớp từ cổ hoặc từ gốc Hán dễ tạo cảm giác khó hiểu.
- Chẳng hạn, một số từ láy sau đây được dùng trong thơ Nôm Nguyễn Trãi nhưng không thấy xuất hiện trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm 1 : Bủi bủi (41), dặng dặng (4), khăn khắn (127), khô khao (66), khóng khảy (106), lầm cầm (141), lẳng đẳng (29, 45), lọt lọt (36), lểu thểu (3, 61), lưới thưới (68), nàm nàm (97), pháo phúc (138), quyền quyền (111), thê thê (109) trọc trọc (156), tranh tranh (123) thon von (87), vả vê (155),….
- Văn bản lấy từ nguồn tài liệu “Nguyễn Trãi toàn tập tân biên” tập III- Trung tâm nghiên cứu quốc học, NXB Văn học, Hà Nội, 2001.
- Ngược lại, một số từ láy sau đây không thấy xuất hiện trong thơ Nôm Nguyễn Trãi nhưng lại được dùng rất thành công trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm: ngọt ngọt (3, 4), tanh tao (58, 65), khúc khích nghêu ngao tả tơi (74), vòi vọi (6), vời vợi (7), vằng vặc (1, 105)….
- Thực tế trên cho thấy thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kế thừa được những kiểu tạo lập và sử dụng từ láy đặc sắc trong thơ Nôm Nguyễn Trãi nhưng phát huy hơn nữa sự trong sáng, giản dị của ngôn từ thơ bằng cách sử dụng những từ láy thuần Việt dễ hiểu và gạn lọc bớt những từ láy chịu ảnh hưởng của từ cổ hay từ gốc Hán..
- 2.4 Từ bình dân.
- Vốn từ bình dân trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng được sử dụng phong phú hơn so với thơ Nôm Nguyễn Trãi.
- Qua khảo sát so sánh, có thể thấy Nguyễn Bỉnh Khiêm đã bổ sung một số lượng lớn từ ngữ lấy từ đời sống hàng ngày vào kho từ vựng thơ Nôm.
- Những bài thơ viết về cuộc sống ẩn dật của Nguyễn Bỉnh Khiêm nơi làng quê, gắn bó với ruộng đồng, cây cỏ, với những công việc lao động, những thú vui, sinh hoạt đời thường, những món ẩm thực dân dã chính là môi trường tốt nhất để vốn từ bình dân hội nhập vào thơ ca bác học một cách phóng khoáng, tự nhiên và phong phú đến vậy.
- Trong những dẫn chứng tiêu biểu dưới đây, lời thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm dung dị, mộc mạc như lời nói thông thường, một kiểu nói bình dân, thô ráp nhưng gân guốc, sắc sảo khi đúc kết chân lý, quy luật của cuộc đời:.
- Ít râu ánh ỏi kẻ nhiều râu” (Thơ Nôm- 112.
- Các từ xưng hô, từ chỉ nơi chốn đậm chất khẩu ngữ xuất hiện khá phong phú trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng góp phần tạo nên một giọng thơ hồn hậu, chắc khỏe, sảng khoái, một cách nói mộc mạc nhưng không kém phần thi vị:.
- Củi đuốc ngày mua né nọ đèo” (Thơ Nôm- 35.
- Đấy rằng, đấy phải, đấy không thua” (Thơ Nôm- 72.
- Dấu ấn của thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm khá đậm nét một phần do nhu cầu thể hiện những suy tưởng, trải nghiệm giàu chất triết lý, thế sự còn một phần khác lại chịu ảnh hưởng từ phong cách diễn đạt dung dị trong xu hướng bình dân hoá ngôn từ thơ ca của Trạng Trình.
- Tục ngữ vốn đã là tinh hoa của tư duy dân gian được trình bày trong cấu trúc ngôn từ suy lý sắc gọn, đúc kết kinh nghiệm, quy luật đời sống trong khi thành ngữ lại là cách nói giản dị, sinh động, giàu hình ảnh, giàu sức liên tưởng, định hình qua hoạt động giao tiếp ngôn ngữ trong môi trường bình dân.
- Chúng rất phù hợp khi Nguyễn Bỉnh Khiêm cần vận dụng để trình bày những vấn đề triết học trừu tượng, những suy tư sâu sắc về nhân tình thế thái.
- trong dạng thức ngôn từ đăng đối nhưng vẫn gần gũi, dễ hiểu với đại chúng.
- Sáng biết nhờ ơn thửa bóng đèn” 1 (Thơ Nôm- 70.
- Ruồi nương đuôi ký luống khoe người” 2 (Thơ Nôm- 98.
- Bể cạn non dời, cạn lại sâu” 3 (Thơ Nôm- 103.
- Nếu nhà dột nóc thế chon von” 4 (Thơ Nôm- 106.
- Rút dây lại nể động rừng chăng” 5 (Thơ Nôm- 89.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm còn tìm cách Việt hoá các thành ngữ gốc Hán khi sử dụng trong thơ Nôm, không phải bằng cách dịch máy móc mà bằng một lối “phóng tác”.
- Tuy nhiên, trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, các dữ liệu gốc Trung Hoa đã bị Việt hoá hoàn toàn thành:.
- “Vũng nọ ghê khi làm bãi cát Doi kia có thuở lút hòn Thai” (Thơ Nôm- 2.
- Các kiến trúc đối được thực hiện trên cấp độ câu thơ hoặc một ngữ đoạn trong câu thơ cũng được chú ý sử dụng phổ biến trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm, bởi nhà thơ triết học này đặc biệt quan tâm đến những cặp phạm trù đối lập phản ánh quy luật vận động của thế giới và đời sống.
- Hạn chế sử dụng từ Hán Việt và điển cố nhưng tăng cường sử dụng từ láy, từ bình dân, thành ngữ, tục ngữ.
- đó là những giải pháp tích cực giúp thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm vận động theo hướng bình dân hoá, một kiểu lựa chọn phù hợp với nhu cầu phản ánh tâm tình của người chủ yếu sống đời ẩn dật ở làng quê.
- Thực tế này cũng khẳng định sự tương đồng giữa thơ Nôm Nguyễn Trãi với thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm ở nhiều bình diện nhưng, quan trọng hơn, nó cho thấy rõ sự phát triển của tiếng Việt văn học ở thế kỷ XVI và vai trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm, người kế thừa, phát huy xuất sắc những thành tựu của dòng thơ quốc âm thế kỷ XV để trên cơ sở đó, tạo nên “một bước tiến, một dấu gạch nối giữa thơ Nôm thế kỷ XV và thơ Nôm thế kỷ XVII” 1.
- 1 Đinh Gia Khánh- Lời giới thiệu “Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm”- sđd, trang 64