« Home « Kết quả tìm kiếm

Sự phát triển của ý thức độc lập và tinh thần tự hào của dân tộc qua Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ và Nước Đại Việt ta


Tóm tắt Xem thử

- Đề bài: Sự phát triển của ý thức độc lập và tinh thần tự hào của dân tộc qua Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn và Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi.
- Chính vì vậy, văn học thời kỳ đó đã phản ánh khá rõ nét tư tưởng yêu nước cùng lòng tự hào sâu sắc của dân tộc ta, nhất là qua ba văn bản Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ và Nước Đại Việt ta..
- Trước hết, trong Chiếu dời đô, Lý Công Uẩn đã bày tỏ ý nguyện muốn dời đô từ Hoa Lư về Đại La để đóng đô ở nơi “trung tâm trời đất,mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu”, để “trên vâng mệnh trời, dưới hợp lòng dân”..
- Như vậy, tư tưởng yêu nước đã được thể hiện ở việc gắn liền sự bền vững của một triều đại với ý nguyện của muôn dân.
- Từ đó ta thấy rằng, xây dựng đất nước là đem lại hạnh phúc, thái bình cho dân.
- Xưa nay, thủ đô là trung tâm về văn hoá , chính trị của một đất nước.
- Nhìn vào thủ đô là nhìn vào sự thịnh suy của một dân tộc..
- Dường như lịch sử của các nước có nền văn minh lâu đời đều có các cuộc dời đô như thế.
- Mỗi lần dời là một thử thách của cả dân tộc.
- Những lời lẽ ấy tuy giản dị nhưng lại thấm đẫm niềm tự hào khi nói về đất nước, thể hiện một khao khát mãnh liệt đó là thống nhất giang sơn về một mối.
- Trong lời khẳng định ấy, ta còn đọc được khí phách của một dân tộc:.
- Giá trị chủ yếu của bài là tư tưởng yêu nước.
- Tiếng nói của tác giả là tiếng nói của nhân dân, của thời đại và khát vọng về một đất nước độc lập thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh..
- Tiếp theo triều đại nhà Lý rất vẻ vang với sự khởi thuỷ là vị vua anh minh Lý Thái Tổ, nước Đại Việt viết tiếp những trang sử vàng chói lọi của mình ở thời đại nhà Trần với đầy những chiến công oanh liệt.
- Trần Quốc Tuấn , tác giả “Hịch tướng sĩ” là một ví dụ.
- Đọc “Hịch Tướng Sĩ” -một áng thiên cổ hùng văn, ta cứ ngỡ như được nghe tiếng nói của cha ông, của non nước.
- Nó nồng nàn một tinh thần yêu nước, nó biểu hiện một lòng căm thù giặc sâu sắc, một ý chí quyết chiến quyết thắng quân thù không chỉ là của riêng Trần Quốc Tuấn mà là kết tụ trong đó những ý nguyện tình cảm của dân tộc.
- Trước tai họa đang đến gần: quân Mông - Nguyên đang lăm le xâm lược lần thứ hai với quy mô chưa từng thấy hòng không cho một ngọn cỏ của nước Đại Việt được mọc dưới vó ngựa của 50 vạn.
- quân, Trần Quốc Tuấn đã viết “Hịch” để kêu gọi tướng sĩ một lòng , chuẩn bị đương đầu với cuộc chiến sống còn.
- Những lời lẽ đanh thép mà chan chứa tình cảm, những lí lẽ sắc bén mà đi vào lòng người đã làm thức tỉnh tinh thần trách nhiệm và ý thức dân tộc ở các tướng sĩ, chỉ ra tình hình nguy ngập của đất nước, chỉ ra cho tướng sĩ thấy tội ác của bọn sứ giặc, và những việc cần làm để chống giặc.
- Nỗi đau của Trần Quốc Tuấn chính là nỗi đau của dân tộc khi độc lập tự do của đất nước bị xâm phạm, là tinh thần của một thời đại.
- “sát thát”, lòng yêu nước của tác giả cũng là của cả dân tộc Đại Việt anh hùng..
- Cùng với sự phê phán nghiêm khắc thái độ và hành động sai trái của tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn còn chỉ bảo ân cần những việc cần làm, đó là đề cao cảnh giác,.
- Kế thừa và phát triển tư tưởng yêu nước, lòng tự hào dân tộc trong “Hịch tướng sĩ”, vào năm 1428 sau khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn kết thúc thắng lợi, Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo) của Nguyễn Trãi được công bố-một bản hùng ca đồng thời qua thi pháp, ngôn từ không chỉ là một áng văn nghị luận mẫu mực mà đã thể hiện hệ tư tưởng yêu nước hoàn thiện ở một tầm cao mới..
- Với giọng văn đầy hào khí, Nguyễn Trãi đã nêu cao sức mạnh quật cường của dân tộc "Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô - Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã", qua dẫn liệu này chúng ta thấy nước Đại Việt đã hội đủ các điều kiện để trở thành một dân tộc quốc gia văn hiến:.
- Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
- Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập.
- Những điều trên cho ta thấy rõ niềm tin của dân tộc vào cuộc kháng chiến chính nghĩa, niềm tự hào trước truyền thống oanh liệt của dân tộc.
- Đây có thể xem là một nguyên lý đạo đức, đã góp phần hình thành nên hệ tư tưởng yêu nước truyền thống của nhân dân ta.
- Trong Nước Đại Việt ta, nổi bật là việc nhấn mạnh đến tư tưởng vì dân, quan tâm trước hết đến đời sống nhân dân, đến hạnh phúc của mọi người.
- Đây chính là một tư tưởng lớn nhất đã được thiên cổ hùng văn này thể hiện:.
- Qua ngôn ngữ thể hiện trong ba văn bản trên, tư tưởng yêu nước đã được phản ánh rất rõ nét:.
- Yêu nước, trước hết cần khẳng định nước ta là một dân tộc, quốc gia văn hiến, có đầy đủ các quyền, ngang hàng với quốc gia dân tộc khác, đặc biệt là "Bắc quốc"..
- Cơ sở tư tưởng yêu nước thể hiện qua việc tố cáo tội ác dã man của quân xâm lược để nung nấu ý chí căm thù giặc, đồng thời tô đậm những chiến công mà tổ tiên đã giành được trong lịch sử để không ngừng nâng cao ý thức tự hào dân tộc.
- Yêu nước đi đôi với xả thân cứu nước kiên quyết giành và giữ vững chủ quyền dân tộc.
- Đây là nguyên tắc đạo đức trong lối sống của người Đại Việt..
- Yêu nước là tôn trọng sự sống (hiếu sinh) của mình cũng như của người khác, luôn thể hiện tính bao dung của người Việt.
- Từ đó mục tiêu của cuộc chiến đấu là giành được độc lập cho dân tộc, đem lại hòa bình, hạnh phúc cho muôn dân..
- Yêu nước còn là yêu dân (thân dân), tức là quan tâm đến đời sống nhân dân, tạo điều kiện giúp họ sống khá hơn.
- Đây cũng là kế sách trong trị vì, quản lý đất nước..
- Nhờ hình thành nền văn học phong phú, mang đậm tính chất dân gian và đặc biệt là nhờ sự hình thành nền văn học yêu nước, mà nổi lên là những áng thiên cổ hùng văn (như đã nêu ở trên) nên những giá trị văn hóa nói chung và giá trị tinh thần thời kỳ Đại Việt nói riêng đã được thể hiện và lưu truyền.
- Đây chính là sức mạnh của lịch sử dân tộc Việt Nam, là sự tự hào, là sự tiếp ứng sức mạnh cho các thế hệ.
- Ngày nay, chính các giá trị tinh thần ấy phải được biến thành xung lực mạnh mẽ, góp phần xây dựng đất nước..
- Khi nhắc đến cảm hứng chủ đạo trong những áng thiên cổ hùng văn của mọi thời đại từ thế kỉ XV thì ta không thể không nhắc đến cảm hứng yêu nước.
- Trải qua những trang sử dài lâu, vẻ vang, “tuy từng lúc mạnh yếu khác nhau”, nhưng vẫn luôn hiện hữu niềm tin tự hào trong mỗi người dân Việt Nam về những con người mang đậm “tình yêu nước, nghĩa thương dân”.
- Trong số đó, ta không thể không nhắc đến những vị anh hùng như Lý Công Uẩn trong.
- “Chiếu dời đô”, Trần Quốc Tuấn trong “Hịch tướng sĩ” và Nguyễn Trãi trong.
- “Nước Đại Việt ta”..
- Đối với họ, nỗi niềm đất nước là nỗi niềm trăn trở, canh cánh không nguôi.
- Chính khát vọng độc lập và khí phách Đại Việt đã làm nên vẻ đẹp “thần hiếm” trong các vị vua, chủ tướng này..
- Buổi đầu, mới giành được độc lập, đất nước ta còn chưa cường thịnh.
- Các triều đại Đinh, Tiền Lê số phận ngắn ngủi thực là đau xót! Có lẽ, sự suy vong của các triều đại như “tiếng chuông cảnh báo” cho giang sơn, bờ cõi Đại Việt.
- Làm thế nào để Đại Việt phát triển thành một quốc gia phồn thịnh? Đó là nguồn vọng của một vị hoàng đế và cũng là ý muốn của muôn dân trăm họ.
- Ý nguyện của dân chúng là đã thôi thúc hoàng đế Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) dời đô từ Hoa Lư về Đại La..
- Qua đó, ta thấy rõ được tài năng “xuất chúng” của Lý Công Uẩn - vị vua anh minh và tài giỏi.
- Chính vì vậy, Người quyết định dời đô - một quyết định không có gì trái với luân lý, trái với quy luật tự nhiên cả.
- Muốn vậy, việc dời đô là phải tìm một nơi.
- có núi lại có sông, đất rộng mà bằng phẳng, cao mà thoáng, tránh được nạn lụt lội, còn là kinh đô cũ của Cao Vương, muôn vật tốt tươi, xem khắt Đại Việt chỉ có nơi đây là thắng địa”..
- Lý Công Uẩn chính là một trong những con người bước lên và đã có công khiến cho “con thuyền.
- “Đại Việt băng băng lướt sóng trên con đường xây dựng và phát triển đất nước..
- Nếu lòng yêu nước, thương dân của Lý Công Uẩn đã được bộc lộ trong “Chiếu dời đô” với nguyện vọng đất nước phồn thịnh muôn đời thì với Trần Quốc Tuấn - một vị chủ tướng tài ba đã chứng minh lòng yêu nước của mình qua lòng căm thù giặc sâu sắc và ý niệm sẵn sàng hi sinh vì đất nước qua tác phẩm.
- “Hịch tướng sĩ”..
- Là một chủ tướng có lòng yêu nước hào hùng, ông không thể “mặt lấp tai ngơ”.
- trước những hành động bạo tàn của kẻ thù, ông căm thù chúng làm ông không tiếc những lời cay xé để lên án hành động như “nghênh ngang đi lại ngoài đường” như một đất nước không vua, “uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình”.
- Có lẽ vì thế, ông đã nghiêm khắc thức tỉnh các tướng sĩ đang sống trong cảnh “xa hoa”, sung sướng.
- Qua đó, ta mới hiểu rõ tấm lòng cao cả, anh minh, yêu nước, thương dân của vị tướng Hưng Đạo Vương - Trần Quốc Tuấn..
- Đối với “Chiếu dời đô” đã toát lên niềm tự hào cao độ về bản lĩnh, khí phách của Đại Việt, còn “Hịch tướng sĩ” lại khẳng định một nền độc lập - tự do bền vững.
- Còn đối với Nguyễn Trãi trong “Nước Đại Việt ta” lại khác, lòng yêu nước, thương dân, khát vọng tự do đã được đúc kết thành chân lí ôm ấp trong trái tim người dân đất Việt..
- Bài cáo của Nguyễn Trãi như bản tuyên ngôn độc lập thứ hai mang ý nghĩa lịch sử của cả một đất nước, thể hiện ý thức tự chủ, quyền dân tộc.
- Tư tưởng nhân - nghĩa vốn là khái niệm đạo đức của Nho Giáo, được hiểu là “lòng thương.
- “Yên dân” là làm cho dân được hưởng thái bình những muốn “yên dân” thì phải đi đôi với việc “trừ bạo”..
- Nguyễn Trãi đã khẳng định mạnh mẽ chủ quyền của một đất nước, đồng thời khơi gợi cho chúng ta một niềm tự hào dân tộc cao cả.
- Chân lý của Nguyễn Trãi như sức mạnh trong tâm hồn yêu nước, thương dân có trong trái tim mãnh liệt của ông..
- Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nên độc lập Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô.
- Ra đời trong hào khí chiến thắng, cả dân tộc đang ca khúc khải hoàn, cả ba áng văn thiên cổ hùng văn đã khẳng định quyền và tính độc lập dân tộc.
- Kết quả của sự lãnh đạo anh minh của các vị “tướng tài, vua giỏi” Lý Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi là niềm tin vững chắc về một tương lai tốt đẹp của nhân dân ta từ xưa đến nay.
- Một lần nữa, khúc khải hoàn kia lại khẳng định cao hơn, chi tiết hơn tầm quan trọng cả họ vô cùng to lớn đến giang sơn đất nước.
- Những vị ấy đã cố gắng giữ gìn và gây dựng đất nước thì con cháu chúng ta lại càng phải cùng nhau gây dựng và bảo vệ đất nước vững mạnh hơn.