« Home « Kết quả tìm kiếm

SỰ RA HOA TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI GIAN VÀ NHIỆT ĐỘ XỬ LÝ ĐẾN SỰ RA HOA CỦA HAI GIỐNG PHÁT TÀI LÁ SỌC VÀ LÁ XANH (DRACAENA FRAGANS L.) TẠI CẦN THƠ


Tóm tắt Xem thử

- SỰ RA HOA TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN.
- VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI GIAN VÀ NHIỆT ĐỘ XỬ LÝ ĐẾN SỰ RA HOA CỦA HAI GIỐNG PHÁT TÀI LÁ SỌC VÀ LÁ XANH (DRACAENA FRAGANS L.) TẠI CẦN THƠ.
- Đề tài được thực hiên nhằm tìm hiểu sự ra hoa trong điều kiện tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long và ảnh hưởng của thời gian và nhiệt độ xử lý đến sự ra hoa của hai giống Phát Tài lá sọc và lá xanh.
- Khảo sát sự ra hoa được thực hiện trên 30 cây Phát Tài giống lá sọc đã ra hoa ở sáu hộ gia đình tại quận Ninh Kiều, TP.
- Thí nghiệm xử lý ra hoa là thí nghiệm thừa số ba nhân tố được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, ba lần lập lại, mỗi lần lập lại tương ứng với một cây.
- Nhân tố thứ nhất là thời gian xử lý (7, 14 và 21 ngày), nhân tố thứ hai là nhiệt độ xử lý (15 o C và 18 o C) và nhân tố thứ ba là giống Phát Tài (lá sọc và lá xanh).
- Kết quả cho thấy cây Phát Tài ra hoa tự nhiên ở điều kiện nhiệt độ thấp nhất trung bình trong tháng Hai là 18,6 o C.
- Xử lý ở nhiệt độ 15 o C cho tỷ lệ ra hoa (82,5%) cao hơn so với xử lý ở nhiệt độ 18 o C (26,3.
- Thời gian xử lý nhiệt độ thấp không ảnh hưởng đến tỷ lệ ra hoa nhưng thời gian xử lý 7 ngày có số chùm hoa/phát hoa nhiều hơn so với xử lý 14 hay 21 ngày.
- lá sọc không ra hoa khi xử lý ở 18 o C trong 14 hay 21 ngày.
- Có thể tiến hành xử lý cho cây Phát Tài ra hoa bằng cách đặt cây trong điều kiện nhiệt độ 15 o C trong 7 ngày..
- Từ khóa: Phát Tài, Xử lý ra hoa, nhiệt độ thấp 1 ĐẶT VẤN ĐỀ.
- Cây Phát Tài ra hoa được nhiều người ưa thích vì hoa rất thơm, đẹp và lâu tàn.
- Do đó, đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu sự ra hoa trong điều kiện tự nhiên, ảnh hưởng của thời gian và nhiệt độ xử lý đến sự ra hoa của giống Phát Tài lá sọc và lá xanh làm cơ sở cho việc tìm ra phương pháp xử lý ra hoa Phát Tài hợp lý và hiệu quả phục vụ cho nhu cầu thưởng ngoạn của người tiêu dùng..
- Thí nghiệm xử lý cho Phát tài ra hoa là thí nghiệm thừa số ba nhân tố được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, ba lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng với một cây.
- Số liệu khí tượng trong thời gian cây Phát tài ra hoa được thu thập tại trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Thành phố Cần Thơ bao gồm nhiệt độ trung bình, tối thấp và tối cao trong khoảng thời gian từ 12/2008 đến 01/2009 được trình bày trong hình 1..
- Điều kiện nhiệt độ, ẩm độ và lượng mưa trong tháng 1/2009 thấp hơn tháng 12/2008, rất thích hợp cho sự ra hoa của những cây đòi hỏi điều kiện nhiệt độ thấp.
- cho sự ra hoa.
- Các số liệu được xử lý bằng chương trình SPSS v.16.
- 3.1 Ghi nhận về điều kiện ra hoa tự nhiên của cây Phát Tài.
- Cây Phát Tài chỉ ra hoa khi có điều kiện nhiệt độ thấp là ghi nhận của người trồng hoa.
- Tuy nhiên nhiệt độ thấp ở mức nào thì cây sẽ ra hoa chưa được ghi nhận cụ thể.
- Kết quả khảo sát sự ra hoa tự nhiên của cây Phát Tài tại thành phố Cần Thơ trong thời gian từ tháng 12/2008 đến tháng 1/2009 cho thấy nhiệt độ trung bình thấp nhất trong thời gian này là 18,6 o C (Hình 1).
- Đây là mức nhiệt độ khá thấp trong điều ở đồng bằng sông Cửu Long.
- Theo Batten và McConchie (1995) thì nhiệt độ thấp vào ban đêm dưới 20 o C là điều kiện cần thiết cho sự ra hoa trên cây xoài và yếu tố này không thể thay thế bằng sự khô hạn.
- Nghiên cứu của Fulton (2001) cho thấy, cây hoa mẫu đơn (Peony) không ra hoa khi không được xử lý nhiệt độ.
- Khi cây được đặt trong điều kiện nhiệt độ từ 1 o C đến 7 o C trong khoảng thời gian từ 3 đến 12 tuần thì thấy rằng xử lý nhiệt độ càng thấp và thời gian càng dài thì càng tăng số hoa hình thành..
- Theo French và Alsbury (1988), cây đỗ quyên cần điều kiện nhiệt độ dưới 10 o C để phá miên trạng mầm hoa.
- Do đó, qua kết quả khảo sát này cho thấy rằng nhiệt độ thấp là yếu tố ảnh hưởng đến sự ra hoa của cây Phát Tài và ở nhiệt độ tối thấp trung bình 18,6 o C là nhiệt độ thấp cần thiết để cây Phát Tài ra hoa..
- 3.2 Khảo sát đặc tính hoa và sự ra hoa của cây Phát Tài lá sọc trong điều kiện tự nhiên.
- Khảo sát những cây Phát Tài lá sọc ra hoa trong điều.
- Kết quả thí nghiệm của Teng (2007) cho thấy, cây Phát Tài mới nhân giống ba tháng không có khả năng ra hoa khi xử lý nhiệt độ thấp, ngược lại cây được trồng trong chậu hơn một năm và được cắt rễ (giảm sự sinh trưởng) trước khi xử lý nhiệt độ thấp lại có khả năng ra hoa.
- Do đó, ngoài điều kiện nhiệt độ thấp, tình trạng sinh trưởng và yếu tố nội sinh của cây cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến sự ra hoa của cây Phát Tài..
- Bảng 1: Đặc điểm nông học của cây và lá Phát Tài lá sọc ra hoa trong điều kiện tự nhiên được điều tra tại quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.
- Bảng 2: Đặc tính phát hoa và sự ra hoa của cây Phát Tài lá sọc trong điều kiện tự nhiên được điều tra tại quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.
- 3.3 Ảnh hưởng của thời gian xử lý ở 15 o C và 18 o C đến sự ra hoa của cây Phát Tài lá sọc và lá xanh.
- Qua phân tích thống kê các đặc tính nông học của hai giống cây Phát Tài lá sọc và lá xanh vào thời điểm trước khi xử lý nhiệt độ lạnh nhận thấy sự khác biệt về chiều cao cây, đường kính tán, đường kính thân, số lá giữa các cây trong các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê.
- Bảng 3: Đặc tính nông học của cây Phát Tài trước khi xử lý.
- D: Thời gian xử lý (D0: không xử lý.
- 3.3.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ, thời gian xử lý, giống cây đến sự ra hoa của cây Phát Tài.
- Sau thời gian xử lý trong phòng lạnh, các cây Phát Tài được đưa ra nhà lưới với độ che sáng 30%.
- Hai nghiệm thức đối chứng không xử lý hoàn toàn không ra hoa nên bỏ qua các chỉ tiêu theo dõi.
- Mặc dù Phát Tài có xuất xứ ở các nước nhiệt đới thuộc châu Phi và châu Á (Henry và Chen, 2003), kết quả nghiên cứu của Lu (2002) cho thấy cây Phát Tài không ra hoa trong điều kiện bình thường và được kích thích ra hoa bằng cách đặt cây trong nhiệt độ thấp, 12-15 o C trong 20 hoặc 30 ngày, chiếu sáng 8 giờ.
- Nhiệt độ cao hơn 15 o C trong khoảng thời gian ngắn hơn 20 ngày làm giảm đáng kể tỷ lệ phát hoa hình thành (Teng, 2007).
- Ngoài ra, cũng trong thí nghiệm của Teng (2007), cây Phát Tài giống ‘Massangeana’ sau khi xử lý ở nhiệt độ 12-15 o C trong 20-40 ngày được đặt trong nhà lưới che mát 50% cũng không hình thành phát hoa.
- Các nghiên cứu đó cho thấy nhiệt độ trong nhà lưới không thích hợp cho sự ra hoa của cây Phát Tài, nhiệt độ trung bình thấp nhất là cao nhất là .
- Điều đó thể hiện qua việc các cây Phát Tài thuộc nghiệm thức đối chứng hoàn toàn không có khả năng ra hoa..
- Nhiệt độ ( o C) Cường độ ánh sáng (Lux) Sáng.
- (12-13h) Chiều (14h -17h Kết quả ở bảng 5 cho thấy không có sự tương tác giữa ba nhân tố nhiệt độ, giống cây, thời gian xử lý.
- Xét riêng từng nhân tố, tỷ lệ ra hoa ở nghiệm thức xử lý nhiệt độ (T) 15 o C đạt 82,6%, khác biệt có ý nghĩa ở mức 5% so với nghiệm thức xử lý 18 o C (26,3.
- Giữa các nghiệm thức thời gian xử lý không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê, đối với giống lá xanh, xử lý ở nhiệt độ 18 o C trong khoảng thời gian 14- 21 ngày không có hiệu quả, mặc dù chỉ cần xử lý trong 7 ngày cây vẫn ra hoa..
- Điều này có thể do việc xử lý nhiệt độ thấp trong thời gian dài ảnh hưởng đến sự phát triển của mô cây, và sự mẫn cảm đối với nhiệt độ thay đổi tùy theo giống..
- Trong một số trường hợp, xử lý trong thời gian quá dài có thể làm cho cây chết..
- Teng (2007) cho biết, Phát Tài giống Massangeana Compacta bị chết khi xử lý ở nhiệt độ 12 o C trong 40 ngày.
- Tương tự như nhân tố giống, các nghiệm thức thời gian xử lý (D) chỉ thể hiện sự khác biệt ở chỉ tiêu số chùm hoa trên phát hoa của cây (Bảng 5 &.
- Nghiệm thức xử lý nhiệt độ thấp trong bảy ngày có số chùm hoa lớn nhất (84,6 chùm).
- Số chùm hoa trên phát hoa ở nghiệm thức thời gian xử lý 14 (57,3 chùm) và 21 ngày (68,4 chùm) không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê.
- chùm hoa/phát hoa của cây Phát Tài ra hoa trong điều kiện tự nhiên là Bảng 2)..
- Biện pháp xử lý nhiệt độ thấp đã được áp dụng thành công trong việc kích thích sự ra hoa trên nhiều loại cây trồng.
- (1995) trên cây Cap Daisy cho thấy cây không được xử lý hoặc chỉ được xử lý ở nhiệt độ thấp trong một tuần thì không ra hoa, trong khi cây được đặt trong điều kiện nhiệt độ 12 o C bắt đầu ra hoa chỉ sau 43 ngày.
- Trên cây Phát Tài giống Massangeana và giống Massangeana Compacta, Teng (2007) cho biết, cây xử lý ở nhiệt độ 12 o C trong 40 ngày bị chết do nhiệt độ thấp.
- Tuy nhiên, ở cùng nhiệt độ 12 o C nhưng chỉ được xử lý trong khoảng từ 3 đến 9 ngày thì cây lại không ra hoa.
- Kết quả thí nghiệm của Lu (2003) cũng trên giống Massangeana lại cho kết quả ngược lại, tỷ lệ ra hoa đạt 100% khi cây được xử lý nhiệt độ từ 12-15 o C trong 20 ngày.
- Do đó liều lượng và thời gian xử lý nhiệt độ thấp có thể thay đổi tùy vào giống.
- So sánh với kết quả thí nghiệm, mặc dù có sự khác biệt về tỷ lệ nhưng cây Phát Tài được xử lý ở 15 o C và 18 o C trong khoảng thời từ 7 đến 21 ngày đều ra hoa..
- Bảng 5: Ảnh hưởng của nhiệt độ, thời gian xử lý đến sự ra hoa của cây Phát Tài lá sọc và lá xanh tại TP.
- Giống Thời gian xử lý (D).
- Tỷ lệ ra hoa.
- Số liệu phần trăm tỷ lệ ra hoa được chuyển đổi thành arcsin(x) trước khi xử lý thống kê.
- Bảng 6: Ảnh hưởng của thời gian xử lý đến số chùm hoa trên phát hoa của cây Phát Tài lá sọc và lá xanh tại TP.
- Nhiệt độ (T) 15 o C 18 o C 15 o C 18 o C Thời gian xử lý (D).
- 3.3.3 Thời gian sau khi xử lý nhiệt độ lạnh đến khi nhú mầm hoa.
- Kết quả ở bảng 7 cho thấy không có sự tương tác giữa ba nhân tố nhiệt độ, giống và thời gian xử lý đến thời gian nhú mầm hoa của cây Phát Tài.
- Trong các cặp tương tác giữa hai nhân tố, chỉ có nhân tố nhiệt độ và thời gian xử lý có mối tương tác.
- Giữa các nghiệm thức của nhân tố nhiệt độ và thời gian xử lý cũng có sự khác biệt có ý nghĩa.
- Thời gian sau khi xử lý nhiệt độ lạnh đến khi nhú mầm hoa của giống lá sọc và lá xanh không khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê..
- Cây Phát Tài được xử lý ra hoa ở nhiệt độ 18 o C có thời gian nhú mầm hoa (15,3 ngày) (Hình 2) ngắn hơn so với khi được xử lý ở nhiệt độ 15 o C (16,8 ngày) (P<0,05).
- Ngoài ra thời gian sau khi xử lý nhiệt độ lạnh đến khi nhú mầm hoa cũng chịu ảnh hưởng bởi thời gian xử lý.
- Nghiệm thức xử lý nhiệt độ thấp trong 21 ngày có thời gian nhú mầm hoa dài nhất (17,2 ngày).
- Nghiệm thức xử lý trong 7 ngày (16,5 ngày) khác biệt có ý nghĩa ở mức 5% so với nghiệm thức xử lý 14 ngày (14,5 ngày).
- Trong các tổ hợp tương tác nhiệt độ và thời gian xử lý, xử lý ở nhiệt độ 15 o C trong 21 ngày cho thời gian nhú mầm hoa dài nhất (17,3 ngày), trong khi xử lý ở 18 o C trong 14 ngày có thời gian xuất hiện mầm hoa ngắn nhất..
- Bảng 7: Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian xử lý đến thời gian nhú mầm hoa (ngày) sau khi xử lý của cây Phát Tài lá sọc và lá xanh tại TP.
- Nghiệm thức Nhiệt độ (T) Trung bình.
- Thời gian xử lý (D) 14 ngày c.
- 3.3.4 Thời gian sau khi xử lý nhiệt độ lạnh đến khi nở hoa và kết thúc nở hoa Tương tự kết quả khảo sát thời gian sau khi xử lý đến khi nhú mầm hoa, giữa 3 nhân tố của thí nghiệm cũng không có sự tương tác ở cả hai chỉ tiêu về thời gian sau khi xử lý nhiệt độ lạnh đến khi nở hoa và kết thúc nở hoa (Bảng 8).
- Xét sự tương tác giữa 2 nhân tố, chỉ có cặp nhân tố nhiệt độ và thời gian xử lý có mối tương tác.
- Thời gian sau khi xử lý nhiệt độ lạnh đến khi nở hoa hoàn toàn (Hình 3) và kết thúc nở hoa của cả hai giống Phát Tài được khảo sát không khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê.
- Cây được xử lý ở nhiệt độ 15 o C có thời gian từ khi xử lý đến khi nở và kết thúc nở hoa (32,3 và 38,2 ngày, theo thứ tự) dài hơn so với xử lý ở nhiệt độ 18 o C (27,0 và 32,7 ngày, theo thứ tự) (P<0,05).
- Nghiệm thức xử lý nhiệt độ trong 7 ngày có thời gian từ khi xử lý đến khi nở và kết thúc nở hoa dài nhất (30,5 và 36,0 ngày, theo thứ tự).
- Giữa nghiệm thức xử lý 14 và 21 ngày không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê..
- Bảng 8: Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian xử lý đến thời gian nở và kết thúc nở hoa của cây Phát Tài.
- Thời gian từ khi xử lý đến.
- 15 o C 18 o C 15 o C 18 o C Thời gian xử lý.
- Hình 3: Hoa Phát Tài nở do xử lý nhiệt độ thấp trong phòng lạnh.
- Nhiệt độ thấp, trung bình 18,6 o C trong tháng Giêng có thể là yếu tố ảnh hưởng đến sự ra hoa cây Phát Tài.
- Xử lý ở nhiệt độ 15 o C cho tỷ lệ ra hoa và số chùm hoa trên phát hoa cao hơn so với xử lý ở nhiệt độ 18 o C.
- Thời gian từ khi xử lý đến khi nhú mầm hoa, nở hoa, và kết thúc nở hoa ở nghiệm thức 15 o C dài hơn so với nghiệm thức 18 o C..
- Thời gian xử lý nhiệt độ thấp không ảnh hưởng đến tỉ lệ ra hoa nhưng xử lý nhiệt độ thấp trong 7 ngày có số chùm hoa/phát hoa cao hơn so với xử lý 14 hay 21 ngày..
- Giống Phát Tài lá sọc hay lá xanh khác biệt không có ý nghĩa khi xử lý ra hoa ở nhiệt độ thấp..
- Cần khảo sát thêm ảnh hưởng của các mức nhiệt độ và thời gian xử lý khác để xác định được nhiệt độ và thời gian xử lý hiệu quả nhất.