« Home « Kết quả tìm kiếm

Sự sẳn lòng tham gia đóng góp vào quỹ tín dụng nội bộ của thành viên hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long


Tóm tắt Xem thử

- Quỹ tín dụng nội bộ (TDNB) là một trong những dịch vụ quan trọng đối với các hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN), góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của cả HTX và thành viên.
- Kết quả phỏng vấn nhóm Hội đồng quản trị của 29 HTXNN và 244 thành viên của các HTXNN cho thấy phần lớn Hội đồng quản trị HTXNN và thành viên đều có nguyện vọng thành lập quỹ TDNB, cụ thể có đến 62,1% các HTX đồng ý thành lập quỹ và 81,97% thành viên sẽ sẵn sàng tham gia vào quỹ TDNB.
- Kết quả hồi quy bằng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) cho thấy tham gia tập huấn và tham gia vào hội, đoàn thể có ảnh hưởng tỷ lệ thuận trong khi kinh nghiệm sản xuất ảnh hưởng tỷ lệ nghịch đến sự sẵn lòng tham gia đóng góp cho quỹ TDNB.
- KTTT không chỉ là nguồn lực cho sự phát triển mà thông qua tổ chức đặc thù của nó là phương tiện để giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động của các thành viên: hộ nông dân, người sản xuất nhỏ, các doanh nghiệp, các tổ chức, giúp các thành viên phát triển một cách bền vững (Dương Ngọc Thành và ctv., 2018.
- Theo số liệu báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2019), toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 2018 có 1.803 hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) đang hoạt động.
- địa bàn tỉnh Vĩnh Long nói riêng và khu vực ĐBSCL nói chung đã góp phần giải quyết nhiều vấn đề về khó khăn cho thành viên trong sản xuất, tiêu thụ, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn,...Tuy nhiên, nhiều HTXNN cũng như các thành viên còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay chính thức với lãi suất ưu đãi vì không có tài sản thuế chấp.
- Do vậy, nhiều HTXNN và thành viên thiếu vốn để vận hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Nhận thấy được thực tế này, một số HTXNN đã thành lập quỹ TDNB nhằm tạo nguồn vốn vay với lãi suất thấp cho các thành viên tiếp cận để đầu tư vào hoạt động sản xuất và kinh doanh, từ đó góp phần nâng cao thu nhập cho các thành viên HTX và tăng cường mối gắn kết gữa các thành viên lẫn nhau cũng như giữa thành viên và HTX.
- Với hình thức vay tín chấp, thủ tục nhanh gọn, lãi suất thấp, từ đó giúp thành viên HTX an tâm sản xuất, tránh những nhu cầu vay nóng từ bên ngoài..
- Tuy nhiên, số lượng HTX trên địa bàn tỉnh thực hiện dịch vụ TDNB còn ít và gặp rất nhiều khó khăn như số lượng thành viên tham gia đóng góp vào quỹ TDNB chưa cao, Hội đồng quản trị còn hạn chế về trình độ chuyên môn trong quản lý TDNB.
- Sự hạn chế này có thể do chưa có đánh giá đúng thực trạng về khả năng tham gia đóng góp của các thành viên..
- Do vậy, nghiên cứu được thực hiện nhằm nghiên cứu đánh giá sự sẵn lòng tham gia, và các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng tham gia đóng góp của thành viên HTXNN trên địa bàn tỉnh vào quỹ TDNB để từ đó góp phần đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TDNB của HTXNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long..
- Mô hình và giả thuyết nghiên cứu Để thực hiện phân tích sự sẵn lòng đóng góp của thành viên HTXNN vào quỹ tín dụng nội bộ, nghiên cứu đặt giả định về nguồn vốn vay chỉ được sử dụng trong nội bộ HTX và để hỗ trợ các thành viên trong HTX, đặc biệt là thành viên có điều kiện khó khăn về tài chính để tiếp cận vốn vay theo hình thức xoay vòng.
- Nguồn vốn góp của từng thành viên sẽ được ghi sổ và hưởng được lãi suất theo quy định của đại hội thành viên nhưng chỉ bằng hoặc thấp hơn so với lãi suất gửi ngân hàng..
- Giới tính cũng là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến sự sẵn lòng tham gia đóng góp của thành viên cũng như hành vi của người tiêu dùng (Nguyễn Thùy Trang và Võ Hồng Tú, 2016).
- Tham gia trong các tổ chức và tập huấn về kiến thức hợp tác xã cũng là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến quyết định cũng như sự sẵn lòng tham gia đóng góp do nhận thức được các lợi ích từ hoạt động này (Tu et al., 2018.
- Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng muốn tiến hành kiểm định các giả thuyết về sự khác biệt giữa các nhóm thành viên có lĩnh vực sản xuất khác nhau.
- Tại 29 HTXNN, nghiên cứu thực hiện phỏng vấn nhóm Hội đồng quản trị để nắm được thực trạng hoạt động TDNB và định hướng trong đề xuất giải pháp.
- Bên cạnh đó, nghiên cứu đã thực hiện phỏng vấn bằng bảng hỏi cấu trúc với khoảng 10 thành viên/HTX đối với HTX có số lượng đông và phỏng vấn tổng thể đối với trường hợp có số lượng thành viên ít hơn 10..
- Tổng mẫu của thành viên HTX được phỏng vấn là 244 quan sát, trong đó, HTX lúa gạo với 114 quan sát, HTX sản xuất sản phẩm rau, củ các loại là 32 quan sát.
- Để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng đóng góp vào quỹ TDNB của các thành viên HTXNN tỉnh Vĩnh Long, nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy OLS, mô hình có dạng như sau:.
- Mức sẵn lòng đóng góp Y Mức sẵn lòng đóng góp, ngàn đồng/tháng.
- Kinh nghiệm sản xuất X 6 Năm tham gia vào HTX.
- Thực trạng hoạt động của các HTXNN tỉnh Vĩnh Long.
- Tổng số lượng thành viên của HTXNN là 2.167 thành viên,.
- trung bình chỉ khoảng 23 thành viên/HTX, thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình chung của khu vực là 130 thành viên.
- Tổng diện tích (ha Số lượng thành viên Nguồn: Chi cục Phát Triển Nông Thôn tỉnh Vĩnh Long, 2020.
- Các HTXNN ở tỉnh Vĩnh Long nhìn chung còn nhiều hạn chế, yếu kém, hoạt động còn nhiều khó khăn, trong đó một số hạn chế, khó khăn chính như quy mô HTX nhỏ, thiếu cơ sở vật chất (trụ sở, nhà kho, sân phơi.
- Đa phần hoạt động dịch vụ hỗ trợ thành viên là chính, chưa hoạt động theo loại hình tập trung.
- Chính vì vậy, nhằm gia tăng giá trị nông sản, nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX, cải thiện thu nhập và đời sống thành viên, người lao động, việc liên kết xây dựng chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm của các HTXNN tỉnh Vĩnh Long hiện nay là một nhu cầu cấp bách và là xu thế phát triển tất yếu..
- Qua kết quả khảo sát 29 HTXNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long (Bảng 3) kết hợp với các tiêu chí đánh giá theo thông tư số 09/2017/TT-BNN&PTNT ngày có 34,5% các HTXNN trên địa bàn khảo sát hoạt động được đánh giá mức trung.
- bình, 34,5% thuộc nhóm hoạt động mạnh và 31,0%.
- HTXNN hoạt động yếu/kém.
- Kết quả này cho thấy tình hình hiệu quả hoạt động của các HTXNN tỉnh Vĩnh Long còn khá thấp và kết quả này cũng khá tương đồng với các tỉnh khác của khu vực ĐBSCL..
- Theo số liệu báo cáo của của Hoàng Tuấn (2019), tỷ lệ HTXNN có hiệu quả hoạt động được xếp hạng trung bình và yếu kém chiếm khoảng 70%..
- HTX hoạt động mạnh 10 34,5.
- HTX hoạt động trung bình 10 34,5 HTX hoạt động yếu/ kém 9 31,0.
- Đất là một yếu tố quan trọng quyết định đến quy mô và hiệu quả hoạt động cũng như tiềm năng và năng lực liên kết với các doanh nghiệp trong cung ứng vật tư đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra (Nguyễn Văn Tuấn, 2019).
- Quy mô hoạt động của các HTXNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long còn nhỏ lẻ, gây khó khăn trong liên kết chuỗi giá trị và đáp ứng nhu cầu thị trường..
- Quy mô hoạt động của HTXNN là tiêu chí quan trọng phản ánh năng lực, hiệu quả hoạt động và tiềm năng về thị trường mục tiêu.
- Trong tổng số 29 HTXNN quan sát, có 19 HTXNN hoạt động trong quy mô liên tỉnh, chiếm tỷ lệ 65,6 % (Bảng 5).
- Tuy nhiên, còn một bộ phần lớn các HTXNN tỉnh Vĩnh Long có quy mô hoạt động dưới cấp huyện, điều này cho thấy thị trường hoạt động của một bộ phận HTXNN còn rất hạn chế..
- Quy mô hoạt động sản xuất HTXNN Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ.
- Tóm lại, theo kết quả đánh giá chung, thị trường và địa bàn hoạt động của một bộ phận HTXNN tỉnh Vĩnh Long còn rất hạn chế.
- Điều này cho thấy nhu cầu mở rộng thị trường và xúc tiến thương mại cho các HTXNN là rất cần thiết để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho các HTX..
- Hoạt động dịch vụ trong HTXNN Dịch vụ của HTXNN là một tiêu chí quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động của HTXNN và phục vụ phát triển cộng đồng.
- Bảng 6 cho thấy trong tổng số 29 HTXNN được nghiên cứu, có đến 24 (chiếm 82,8%) HTXNN chỉ hoạt động đơn dịch vụ..
- Qua đó, cho thấy số dịch vụ hoạt động trong HTXNN còn rất ít, đa phần các HTXNN hoạt động dịch vụ tiêu thụ sản phẩm và cung ứng vật tư nông nghiệp là chính.
- Có 22 HTXNN cung cấp dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, 7 HTXNN có dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp và chỉ có 3 HTXNN tham gia vào hoạt động dịch vụ giống cây trồng, vật nuôi (Bảng 6).
- Vốn điều lệ và vốn góp là nguồn lực quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động của các HTXNN tỉnh Vĩnh Long.
- Mức vốn này nhìn chung là khá hạn chế để phục vụ cho nhu cầu hoạt động và phát triển của các HTXNN tỉnh Vĩnh Long..
- Sự sẵn lòng tham gia và đóng góp vào quỹ TDNB của HTXNN và thành viên.
- Nhìn chung, các HTXNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long chưa có hoạt động quỹ TDNB do còn nhiều khó khăn và thiếu thốn trong cơ sở vật chất, trụ sở làm việc, nguồn tài chính không đủ thành lập quỹ..
- Mặc khác, thành viên tham gia còn hạn chế, chưa có lòng tin nhiều vào HTXNN và chưa hiểu rõ về lợi ích cũng như quy trình thực hiện quỹ TDNB.
- Đối với kết quả phỏng vấn thành viên, nghiên cứu cũng cho thấy có đến 81,97% thành viên được phỏng vấn trả lời sẽ sẵn sàng tham gia vào quỹ TDNB.
- Có khoảng 18,03% tỷ lệ thành viên không đồng ý tham gia vào quỹ TDNB là do có đủ vốn sản xuất nên không có nhu cầu vay vốn từ quỹ TDNB, chưa có lòng tin vào hiệu quả hoạt động/quản lý của HTXNN, một số thành viên không có khả năng góp vốn và lo lắng về những rủi ro khi họ tham gia vào quỹ TDNB..
- Sự sẵn lòng tham gia của HTXNN và thành viên để thành lập quỹ TDNB Nguồn: Số liệu khảo sát HTXNN năm 2018, n=244.
- Để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng tham gia đóng góp của thành viên HTXNN vào quỹ TDNB, mô hình hồi quy OLS được sử dụng để.
- xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng đóng góp.
- Đối với HTX Đối với thành viên Sẵn lòng tham gia/thành lập quỹ Không.
- Nhân khẩu Số thành viên (người) 4,57 1,42.
- Trước khi xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng đóng góp của thành viên vào quỹ TDNB, thống kê mô tả về mức sẵn lòng đóng góp của thành viên HTXNN được trình bày cụ thể ở Bảng 9.
- Sự sẵn lòng đóng góp của người dân đối với mức giá bid càng cao sẽ có xu hướng càng giảm (Nguyễn Thùy Trang và Võ Hồng Tú, 2016).
- Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy sự sẵn lòng đóng góp có sự khác nhau lớn giữa các nhóm thành viên thuộc các lĩnh vực sản xuất khác nhau, chẳng hạn, các thành viên thuộc HTXNN lĩnh vực thủy sản và cây ăn trái.
- có mức sẵn lòng đóng góp lớn hơn.
- Điều này có thể được giải thích là do yêu cầu nguồn vốn đầu tư từ các hoạt động sản xuất này lớn hơn.
- Nhìn chung, mức sẵn lòng đóng góp của các thành viên rất khác nhau trong từng lĩnh vực sản xuất, do vậy hình thức vận đóng đóng góp quỹ hàng tháng có thể tùy theo khả năng tài chính của từng thành viên trong HTX..
- Sự sẵn lòng đóng góp của thành viên HTXNN.
- Trước khi thực hiện mô hình hồi quy OLS, nghiên cứu sẽ tách ra các quan sát mà thành viên không sẵn lòng tham gia đóng góp do không tin tưởng vào mô hình hoặc cách thức quản lý/vận hành quỹ TDNB (non-zero) hay nói cách khác là những thành viên này có sẵn lòng đóng góp nhưng cần mô hình quản lý quỹ TDNB hiệu quả và minh bạch.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy có 12 thành viên thuộc nhóm này và được tách ra khỏi mô hình hồi quy OLS.
- α=1%, mô hình có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, cho thấy mô hình có ít nhất một biến độc lập ảnh hưởng đến giá trị đóng góp vào quỹ TDNB của thành viên HTXNN.
- Kinh nghiệm sản xuất ảnh hưởng tỷ lệ nghịch đến sự sẵn lòng đóng góp và những thành viên của HTXNN thủy sản có mức sẵn lòng đóng góp cao nhất, những thành viên HTXNN sản xuất màu có sự sẵn lòng đóng góp thấp nhất.
- Sự sẵn lòng.
- đóng góp cao của thành viên thuộc các HTX thủy sản có thể do nhu cầu về nguồn vốn cao hơn và khả năng về tài chính tốt hơn so với các nhóm còn lại..
- Đối với các thành viên HTX sản xuất rau màu do.
- nhu cầu về vốn không cao và điều kiện tài chính của phần lớn thành viên còn khó khăn nên sự sẵn lòng tham gia đóng góp còn hạn chế..
- Kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng đóng góp vào TDNB.
- lần lượt thể hiện mức ý nghĩa 1% và 5%, ns không có ý nghĩa thống kê Ghi chú: những thành viên thủy sản được làm cơ sở (reference).
- Kết quả nghiên cứu cho thấy các hoạt động của HTXNN tỉnh Vĩnh Long còn nhỏ về quy mô thị trường, cụ thể là còn đến hơn 30% HTX hoạt động ở quy mô cấp huyện trở xuống.
- Số lượng thành viên tham gia HTX còn ít, trung bình chỉ khoảng 23 thành viên/HTX, vốn điều lệ còn rất hạn chế, chỉ khoảng 223 triệu đồng/HTX.
- Phần lớn các HTX hoạt động đơn dịch vụ, chiếm đến 82,8%.
- Kết quả này cho thấy hiệu quả hoạt động của các HTXNN tỉnh Vĩnh Long còn rất hạn chế..
- Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn HTXNN và thành viên đều có nguyên vọng thành lập quỹ TDNB, cụ thể có đến 62,1% các HTX đồng ý thành lập quỹ và 81,97% thành viên được phỏng vấn trả lời sẽ sẵn sàng tham gia vào quỹ TDNB.
- Về mức sẵn lòng đóng góp của các thành viên rất khác nhau trong từng lĩnh vực sản xuất.
- do vậy, hình thức vận đóng đóng góp quỹ hàng tháng có thể tùy theo khả năng tài chính của từng thành viên trong HTX..
- Kết quả mô hình Probit có 4 yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng tham gia vào quỹ TDNB, trong đó có 3 yếu tố ảnh hưởng tỷ lệ thuận: tham gia tập huấn, diện tích đất nông nghiệp và tham gia vào hội, đoàn thể địa phương và một yếu tố ảnh hưởng tỷ lệ nghịch là kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp của thành viên..
- Kết quả của mô hình hồi quy OLS cũng cho thấy có 4 yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng đóng góp vào quỹ TDNB: 2 yếu tố ảnh hưởng tỷ lệ thuận là tham gia vào hội, đoàn thể.
- tham gia tập huấn và một yếu tố ảnh hưởng tỷ lệ nghịch là kinh nghiệm sản xuất..
- Kết quả hồi quy OLS cũng cho thấy những thành viên của HTXNN thủy sản có mức sẵn lòng đóng góp cao nhất, những thành viên HTXNN sản xuất màu có sự sẵn lòng đóng góp thấp nhất..
- Từ kết quả nghiên cứu, để khuyến khích sự tham gia của các thành viên vào quỹ TDNB, một số kiến nghị cụ thể như sau:.
- Phần lớn các HTXNN và thành viên đều có nguyện vọng thành lập quỹ TDNB, các cơ quan quản lý như Chi cục Phát triển Nông thôn và Liên minh HTX tỉnh nên hướng dẫn cụ thể quy trình thành lập, cách thức vận hành và quản lý quỹ TDNB cho các HTX nông nghiệp.
- Bên cạnh đó, cần hướng dẫn cụ thể về cơ chế bảo toàn vốn và lãi suất cho vay, huy động để tăng niềm tin và tính thu hút cho các thành viên tham gia đóng góp..
- Hình thức thành lập và đóng góp quỹ hàng tháng có thể tùy theo năng lực tài chính của từng thành viên.
- Tuy nhiên, thành viên của HTX rau màu thường có mức sẵn lòng đóng góp thấp và thành viên HTX thủy sản có mức sẵn lòng đóng góp cao..
- Xem xét thực hiện mô hình thí điểm ở những HTX có thành viên tích cực tham gia tập huấn, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm cũng như có thành viên tham gia trong các tổ chức đoàn hội để làm điển hình cho các HTX khác học tập kinh nghiệm..
- Tiếp tục lồng ghép nội dung thành lập và phát triển quỹ TDNB trong các lớp tập huấn, cụ thể là cho các thành viên trong HTX, đặc biệt là thành viên lớn tuổi và có nhiều kinh nghiệm để thấy được tầm quan trọng của quỹ trong phát triển HTX cũng như kinh tế cho các thành viên, đặc biệt là thành viên gặp khó khăn về tài chính..
- Những thành viên HTXNN là cán bộ hội, đoàn thể cần phát huy vai trò tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho các thành viên về quỹ TDNB trong các buổi họp hoặc sinh hoạt định kỳ..
- Củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động các HTX nông nghiệp thích ứng với cơ chế thị trường, ứng phó biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL.
- Đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động hợp tác xã nông nghiệp tỉnh An Giang.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia vào hợp tác xã nông nghiệp của nông hộ tỉnh Vĩnh Long (Luận văn thạc sĩ)