« Home « Kết quả tìm kiếm

SỰ THAY ĐỔI VỀ VAI TRÒ VÀ VỊ TRÍ CỦA PHỤ NỮ THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA TIẾN DẦN TỚI NỀN KINH TẾ TRI THỨC VÀ CHÍNH SÁCH GIỚI Ở MỘT SỐ NƯỚC - MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH NỮ TRÍ THỨC VIỆT NAM


Tóm tắt Xem thử

- BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI THẾ GIỚI THẾ KỶ 20 VÀ SỰ THAY ĐỔI VỀ VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG.
- Ngay ở các nước đã phát triển, trước thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại, sự tham gia của phụ nữ vào lực lượng lao động và hoạt động xã hội khác nhau rất hạn chế.
- Bị phụ thuộc vào nam giới về mặt kinh tế,vị trí thấp hèn trong xã hội tước đi các quyền được tham gia ý kiến của phụ nữ vào các vấn đề khác nhau trong xã hội.
- Khi các công việc trong thời kỳ công nghiệp hóa mang tính chuyên nghiệp hơn, do bị hạn chế học hành, phụ nữ hoàn toàn không có cơ hội tham gia vào các công việc lương cao hoặc các vị trí cao cấp trong xã hội.
- Vì vậy trong suốt thế kỷ 19 và tới giữa thế kỷ 20, phụ nữ vẫn chủ yếu làm ở các lĩnh vực trả lương thấp.
- Một khía cạnh nữa cần nhắc đến là dù sự tham gia vào các công việc có lương như nhau, sự bất bình đẳng vẫn tồn tại dai dẳng khi cân nhắc tới các công việc không tên đời thường của phụ nữ.
- VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ VÀ VỊ THẾ CỦA PHỤ NỮ MỸ TRONG LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG.
- Ở Mỹ, đầu thế kỷ 20, phụ nữ được coi là những người chăm lo về vấn đề đạo đức và thường là những người mềm mỏng hơn.
- Vai trò của phụ nữ thường không phải lả những người lao động chính hoặc những người chịu trách nhiệm kiếm ra tiền.
- Trong thực tế, cuộc nội chiến đã thay đổi nước Mỹ rất nhiều và đồng thời phụ nữ cũng có cơ hội học hành nhiều hơn.
- Đại chiến Thế giới lần thứ nhất do nhu cầu hàng hóa phục vụ chiến tranh cho quân đội ở Châu Âu tăng cao, tạo nhiều công việc cho phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động.
- Trong thời gian đầu phụ nữ thường làm các công việc trong nhà máy, sau đó là các công việc trong công sở như thư ký, văn phòng.
- Đại chiến Thế giới lần thứ II tạo ra hàng triệu công việc cho phụ nữ.
- Nhiều phụ nữ gia nhập quân đội và trực tiếp phục vụ ở tuyến sau.
- Trong khoảng thời gian khoảng 16 triệu nam giới tham gia quân ngũ, mở ra nhiều cơ hội cho phụ nữ tham gia thay thế họ trong công việc.
- Sự lớn mạnh của phụ nữ trong lực lượng lao động đã thực sự tạo thành thế mạnh cho phụ nữ từ cuối thế kỷ 19.
- Tuy nhiên sau thời kỳ này, vai trò phụ nữ có sự chuyển biến theo 4 giai đoạn.
- Giai đoạn này được mệnh danh là quá trình cách mạng thầm lặng của phụ nữ.
- Giai đoạn đầu từ cuối thế kỷ 19 tới thế kỷ 20, được gọi là giai đoạn sinh ra thế hệ “Lao động phụ nữ độc lập”.
- Đó là lực lượng phụ nữ trẻ, chưa có gia đình.
- Vào cuối những năm 1920, giai đoạn 2 bắt đầu, tức là giai đoạn những người phụ nữ có gia đình bỏ việc giảm dần.
- Kỳ vọng về công việc tương lai của phụ nữ đã thay đổi.
- Động cơ đi học cũng khác nhau: nhiều phụ nữ đi học để có cơ hội tìm bạn đời của mình.
- Phụ nữ giai đoạn này còn chưa thưc sự nghĩ tới sự nghiệp.
- Nhiều phụ nữ lấy bằng đại học và kỳ vọng có sự nghiệp vào khoảng 35 tuổi.
- Điều này khác hẳn với trước đây khi người phụ nữ sẽ nghỉ việc giữa chừng để chăm lo cho gia đình và con cái.
- Do kỳ vọng có được sự nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau, phụ nữ có lựa chọn vào đại học khác nhau.
- Điều này tuy rất nhỏ nhưng cũng có thể minh chứng sự độc lập của phụ nữ nói chung và trong các nghề nghiệp chuyên môn nói riêng.
- (2) Điện khí hóa giúp công việc nhà của phụ nữ thuận lợi hơn và giúp họ có nhiều thời gian đến trường hơn.
- Việc nhiều phụ nữ đến trường, học thêm, có hiệu ứng dây chuyền lặng lẽ, ảnh hưởng khuyến khích những phụ nữ khác.
- Những rào cản chính hiện nay cho sự phát triển phụ nữ ở Mỹ.
- Phụ nữ trong ngành máy tính Trong kỷ nguyên thông tin và công nghệ thông tin, phụ nữ có nhiều cơ hội việc làm trong các ngành này nhưng tại Mỹ số lượng nữ trong ngành có xu hướng giảm.
- Trong một nghiên cứu khác (NECTEC 2006), sự tham gia của phụ nữ trong các công việc dựa trên tri thức độ tuổi 20 – 29, độ tuổi mà có các khả năng cải tiến sáng chế cao, đạt tới 53.2%.
- Tuy nhiên, việc tham gia của phụ nữ vào lĩnh vực chính trị hoặc giữ các vị trí quan trọng trong chính phủ còn khiêm tốn.
- Xem bảng 3: Bảng 3: Tỷ lệ phụ nữ trong các vị trí chính quyền Phụ nữ trong các vị trí chính quyền.
- Mặc dù chưa có được một chính sách bình đẳng giới tiến bộ như nhiều nước khác, kể cả việc phụ nữ chưa hoàn toàn có được các vị trí cao, ở Thái Lan phụ nữ đã đi trước trong việc sử dụng công nghệ thông tin.
- VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG XÃ HỘI TRI THỨC Ở HÀN QUỐC.
- Tổng quan tình hình chính sách về Phụ nữ ở Hàn Quốc.
- Sự thành công của nền kinh tế Hàn Quốc đã thu được nhiều thành tựu từ khi phụ nữ tham gia vào nền công nghiệp sản xuất.
- Các chính sách cho phụ nữ ở Hàn Quốc là chậm hơn so với quá trình phát triển chung của đất nước.
- Ở Hàn Quốc, các chính sách ra đời rất chậm và thường là dưới sức ép của các phong trào phụ nữ khá tích cực ở nước này.
- Các nghiên cứu, điều tra, và các hội thảo mang tính chuyên gia tạo ra nền tảng về số liệu và thông tin rộng rãi, trở thành công cụ giúp xây dựng các chính sách về giới và phụ nữ.
- Do sự phát triển vượt bậc về kinh tế, chính sách nhân sự được mở rộng tạo điều kiện cho các chính sách về giới và phụ nữ được thực hiện khá tốt.
- Chính phủ Hàn Quốc coi trọng công tác vận động phụ nữ tham gia vào các công tác xã hội.
- Trong thời kỳ này, các ngành xuất khẩu và dịch vụ của Hàn quốc thu hút rất nhiều công nhân nữ trẻ, đặc biệt các phụ nữ chưa lập gia đình.
- Thông thường những người phụ nữ này làm việc và kiếm tiền cho con trai hoặc em trai đi học.
- Đối với các phụ nữ đã có gia đình, ràng buộc công việc gia đình, thành kiến xã hội, và các chính sách khắt khe tại các công ty vẫn là các cản trở chính để phụ nữ tham gia vào lực lượng sản xuất.
- Từ những năm 70 trở đi, điều kiện học tập mở mang hơn, Hàn Quốc chứng kiến thành công về học tập của phụ nữ trong tất cả các bậc giáo dục.
- Tuy nhiên một vấn đề lớn ở Hàn Quốc là đối với phụ nữ có học vấn cao, tìm việc làm mong muốn còn gặp nhiều khó khăn.
- Chính sách đối với phụ nữ bị kìm hãm bởi các chính sách chú trọng phát triển kinh tế, khí đốt, công nghiệp sản xuất các mặt hàng xuất khẩu cả ngành chiếm nhiều lao động trẻ, đặc biệt là các lao động nữ chưa lập gia đình.
- 1991: Luật gia đình được xem xét lại cho phép người phụ nữ được chia tài sản và được quyền nuôi con khi ly hôn.
- Luật này cũng quy định trách nhiệm giải trình của các chính quyền địa phương và quốc gia đến việc thi hành chính sách phụ nữ.
- Nhà nước thiết lập các kế hoạch về chính sách phụ nữ cho từng giai đoạn 5 năm, và các tổ chức địa phương có trách nhiệm thi hành những chính sách đó.
- Chính phủ Hàn Quốc đã có rất nhiều tiến bộ trong chính sách để phát triển phụ nữ.
- Trong những năm gần đây nhiều chính sách mới tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển cho phụ nữ tham gia các công tác xã hội nói chung và đặc biệt đối với các nữ trí thức tham gia các ngành chuyên môn cao và trong các vi trí quản lý.
- Việc chính phủ hiện nay có tới ba vị trí bộ trưởng nữ trong bộ máy phản ánh sự thừa nhận về sự tiến bộ của phụ nữ trong các giai đoạn phát triển qua.
- Kế hoạch tổng thể về các chính sách về phụ nữ từ năm 1998 tới năm 2000 được thực hiện để thúc đẩy kinh tế và năng lực làm việc của phụ nữ.
- Năm 1997, Quỹ phát triển phụ nữ được thành lập nhằm đỡ đầu các hoạt động của các tổ chức phi chính phủ những tổ chức làm việc vì sự tiến bộ của phụ nữ..
- Đây được coi là một bước tiến của phong trào phụ nữ ở Hàn Quốc.
- Tiểu ban đặc biệt về phụ nữ tại Quốc hội (1994.
- Có thể nhận thấy các chính sách về giới và phụ nữ của Hàn Quốc có sự thay đổi từ việc các chính sách mang tính ứng phó, bị động sang các chính sách chủ động mang tính hỗ trợ, thúc đẩy và tham gia.
- Về công tác nữ hiện nay có sự phân công cụ thể về vấn đề giới và phụ nữ trong các bộ như sau.
- Viện Phát triển Phụ nữ Hàn quốc, 1983: Chịu trách nhiêm nghiên cứu các vấn đề về phụ nữ, xây dựng các chính sách về phụ nữ và đánh giá ảnh hưởng của các chính sách, nghiên cứu định lượng và định tính về chính sách, xây dựng niên giám về phụ nữ..
- Các tổ chức này cũng làm việc hợp tác với các tổ chức ở nước ngoài Các chính sách phát triển của Hàn Quốc đều có các biện pháp đánh giá giám sát việc thực hiện các chính sách về giới và phụ nữ.
- Các cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện phải sử dụng các số liệu và thông tin về giới và phụ nữ Hàn Quốc cũng áp dụng bắt buộc có sự tham gia của phụ nữ vào quá trình xây dựng các chính sách liên quan có ảnh hưởng đến phụ nữ.
- Trong công tác xây dựng chính sách về giới và phụ nữ ở Hàn Quốc, công tác đánh giá và giám sát thực hiện chính sách rất được coi trọng.
- Việc tiến hành các công tác này được làm chuyên nghiệp, theo kế hoạch, tỷ mỉ để phản ánh các lợi ích do các chính sách đem lại cho phụ nữ.
- Các kết quả được sử dụng cho việc xây dựng ngân sách cho công tác giới và phụ nữ và các chương trình tiếp theo Các bài học trong công tác giới và phụ nữ của Hàn Quốc do Viện Phát triển Phụ nữ Hàn Quốc đưa ra là.
- Cần nâng cao hơn nữa sự đối thoại giữa các cơ quan nhà nước để cung cấp các thông tin và số liệu cần thiết giúp nâng cao sự hiểu biết về giới và phụ nữ..
- Việc xây dựng ngân sách phải cân nhắc vấn đề giới và phụ nữ..
- Các yếu tố chủ chốt giúp thực hiện hiệu quả các chính sách về giới và phụ nữ.
- Ba nước trên đều coi việc phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động chính thống như tiêu chí quan trọng xác định sự bình đẳng của phụ nữ với nam giới.
- Ở Mỹ và Hàn quốc, không phân biệt ra nhóm nữ trí thức mà phân biệt theo việc phụ nữ tham gia các ngành nghề khác nhau.
- Hệ thống thể chế chính sách về giới và phụ nữ phát triển khá lâu, như Hàn Quốc cũng trải qua trên sáu mươi năm.
- Các cơ quan chính phủ, các tổ chức dân sự, các tổ chức khoa học hoạt động nghiên cứu về giới và phụ nữ rất phong phú và dày đặc, bổ xung cho nhau.
- Phụ nữ Mỹ và phụ nữ Hàn đều có tỷ lệ học vấn cao so với thế giới, tuy nhiên việc tham gia vào công tác khoa học và công nghệ vẫn hạn chế.
- Công nghệ thông tin và toàn cầu hóa mở ra các cơ hội vượt bậc cho phụ nữ để tiến tới sự bình đẳng thực sự trong công việc và xã hội.
- MỘT SỐ QUAN SÁT VỀ VAI TRÒ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM.
- Việt Nam có một lợi thế rất lớn: Vai trò của người phụ nữ và quyền bình đẳng nam nữ đã được xác lập từ khi Cách mạng tháng 8 thành công.
- Phụ nữ có các quyền ngang bằng với nam giới và giữ các vị trí quan trọng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Điều này là một thách thức lớn trong việc thực hiện các chính sách về giới và phụ nữ ở Việt Nam.
- Phụ nữ Việt Nam hay nhường nhịn và né tránh các công tác xã hội.
- Công tác nghiên cứu về giới và phụ nữ còn nhiều khoảng lặng.
- Hiện rất ít các nghiên cứu định lượng về phụ nữ.
- Có lẽ ngoài các chương trình hiện đang có, việc ưu tiên cần làm là nhà nước nên có các chương trình nghiên cứu dài hạn mang tính định lượng về các chính sách nhằm phát huy các thế mạnh của phụ nữ trong việc tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước.
- Các chương trình nghiên cứu này phải được tài trợ bằng tiền ngân sách nhà nước và tập trung vào việc nâng cao vị thế thực sự của phụ nữ trí thức trong các ngành kinh tế dựa trên nền tảng tri thức.
- Hiện nay ngoài một số trường đại học có các ngành xã hội, hầu như không có các trung tâm hoặc các viện nghiên cứu về phụ nữ trong các trường đại học.
- Nhà nước nên khuyến khích việc thành lập các trung tâm hoặc các viện nghiên cứu về phụ nữ trong các trường đại học.
- Toàn cầu hoá và công nghệ thông tin là các công cụ giúp cho phụ nữ tiếp cận với các công nghệ mới nhất, kiến thức mới nhất, giúp cho khả năng cạnh tranh cao hơn, phát triển nhanh hơn.
- Các nghiên cứu về phụ nữ nên luôn cân nhắc các cơ hội mới mẻ này và cân nhắc những bước đi mang tính đón đầu.
- Cần có các chương trình đào tạo công nghệ thông tin cho phụ nữ nói chung và đặc biệt cho phụ nữ trí thức nói riêng.
- Internet và Google là các công cụ giúp phụ nữ thâm nhập vào nền tri thức thế giới và trong nước, giúp nâng cao năng lực của phụ nữ và mở mang tầm kiến thức.
- Hiện nay để tồn tại phụ nữ cần có các khả năng sau.
- Nhà nước nên có các quỹ nghiên cứu cụ thể về giới và phụ nữ mở rộng tài trợ cho các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học, và các tổ chức phi chính phủ.
- Sunhwa Lee: Báo cáo về thể chế và chính sách về giới và phụ nữ Hàn Quốc, 2008, Hà Nội 2.
- Viện Phát triển Phụ nữ Hàn Quốc: Báo cáo về sự phát triển của phụ nữ Hàn Quốc.
- Ủy ban Quốc gia về sư tiến bộ của Phụ nữ Thái Lan: Hiện trạng về phụ nữ Thái Lan trong các tổ chức nhà nước và chính trị của Thái 4.
- Nancy Hafkin: Nâng cao năng lực phụ nữ trong xã hội tri thức, nghiên cứu điển hình về Thái Lan 5.
- Ủy ban Khoa học Quốc gia Mỹ: Chương trình nghiên cứu về sự chuyển đổi thể chế giúp cho sự tiến bộ của phụ nữ tham gia công tác khoa học 6.
- Bách khoa toàn thư mạng google: Phụ nữ trong khoa học và công nghệ và lịch sử và vai trò phụ nữ Mỹ trong lực lượng lao động Mỹ PAGE