« Home « Kết quả tìm kiếm

Sự tiếp biến văn hóa Việt Nam trong những thập niên đầu thế kỷ XX


Tóm tắt Xem thử

- Sự tiếp xúc, giao thoa giữa các nền văn hoá luôn luôn diễn ra trong quá trình phát triển của nhân loại.
- Trong quá trình giao thoa văn hoá, có thể xảy ra hiện tượng các yếu tố của nền văn hoá này thâm nhập vào nền văn hoá kia hoặc nền văn hoá này vay mượn các yếu tố của nền văn hoá kia rồi cải biến, điều chỉnh cho phù hợp dẫn đến sự tiếp biến văn hoá.
- Việt Nam cũng không ngoại lệ.
- Sự tiếp xúc giao thoa giữa văn hoá Việt Nam với văn hoá nhân loại, đặc biệt là với văn hoá phương Tây đã diễn ra mạnh mẽ vào những thập niên đầu thế kỷ XX, trong điều kiện thực dân Pháp xâm lược thống trị và khai thác thuộc địa Việt Nam.
- Nhưng cuối cùng là sự lựa chọn những tinh hoa văn hoá nhân loại rồi cải biến cho phù hợp với tâm thức và mỹ cảm văn hoá của người Việt Nam.
- Đó chính là quá trình hội nhập để bổ sung những yếu tố mới tiến bộ, hiện đại vào nền văn hoá truyền thống, làm giàu đẹp hơn, phong phú hơn, hiện đại hơn nền văn hoá dân tộc trong điều kiện lịch sử mới.
- Bài viết này đề cập đến sự tiếp biến văn hoá Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XX trên ba mặt: về chủ thể văn hoá, về văn hoá vật chất, về văn hoá tinh thần..
- Sự tiếp biến về chủ thể văn hoá.
- Trước khi tiếp xúc gặp gỡ văn hoá phương Tây, Việt Nam đã tồn tại và phát triển một nền văn hoá nông nghiệp với những nét đặc trưng của văn hoá phương Đông.
- Đó là nền văn hoá lấy gia tộc làm gốc.
- tính chất “trọng tình” của văn hoá truyền thống, cốt giữ cho tình cảm nồng hậu, trọng đạo đức nhân nghĩa, thích yên lặng hoà bình cho cuộc sống..
- Chủ thể của nền văn hoá đó gồm các thành tố cơ bản là địa chủ, nông dân, quan lại, sỹ phu, thợ thủ công và người buôn bán.
- Do đó có thể nói chủ thể văn hoá "tứ dân".
- Xã hội Việt Nam chuyển từ xã hội phong kiến độc lập sang xã hội tư bản thuộc địa.
- Điều đó đã tác động mạnh mẽ đến chủ thể văn hoá Việt Nam, chủ thể văn hoá truyền thống bị phân hoá, xuất hiện những lớp cư dân mới ngoài "tứ dân"..
- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, tư sản Pháp đổ xô vào khai thác thuộc địa thì công nhân Việt Nam tăng lên nhanh chóng.
- Họ trở thành một bộ phận mới trong chủ thể Việt Nam..
- Tầng lớp này ngày càng đông hơn và hợp thành giai cấp tư sản Việt Nam.
- Họ có địa vị kinh tế - xã hội nhất định, có nhu cầu văn hoá khác các giai tầng khác và thành một bộ phận mới trong chủ thể văn hoá Việt Nam..
- Đây là bộ phận nhạy cảm và năng động nhất trong quá trình hội nhập văn hoá đầu thế kỷ XX.
- Họ nhanh chóng nhận ra những yếu tố mới và tiến bộ trong văn hoá nhân loại để học tập và ứng dụng có chọn lọc vào thực tiễn Việt Nam..
- Phương thức kinh tế tư bản du nhập vào Việt Nam đã tác động mạnh vào quá trình đô thị hoá.
- Xã hội thuộc địa còn tồn tại một tầng lớp trí thức Tây học biết tiếng Pháp, hiểu văn hoá Pháp và xuất hiện một lực lượng sáng tác mới: những người làm báo, viết truyện ngắn, viết kịch, viết tiểu thuyết, dịch thuật… Văn nghệ sỹ trở thành một chức nghiệp: viết văn bán cho công chúng, đáp ứng yêu cầu văn hoá của cư dân thành thị.
- Lớp thị dân trở thành một bộ phận mới của chủ thể văn hoá Việt Nam..
- Đặc biệt là trong cư dân thành thị Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XX tồn tại một bộ phận ngoại kiều: người Hoa, người Ấn Độ, đông đảo nhất là kiều dân Pháp.
- Họ không phải là chủ thể văn hoá Việt Nam song sự hiện diện của họ giữa lòng cộng đồng người Việt tạo ra sự giao thoa trực tiếp của chủ thể các nền văn hoá khác nhau.
- Điều đó dẫn đến sự xuất hiện ngày càng đông đảo những con người với cách tư duy mới và cách hành xử khác văn hoá truyền thống.
- Các mối quan hệ này tác động vào chủ thể văn hoá Việt Nam, thúc đẩy quá trình biến đổi chủ thể văn hoá theo hướng văn minh phương Tây..
- Trong quá trình tiếp xúc giao thoa văn hoá, chủ thể văn hoá Việt Nam xuất hiện những thái độ khác nhau đối với văn hoá Đông - Tây.
- Một bộ phận khác nhìn nhận những mặt trái của văn hoá phương Tây để phê phán.
- Từ những thái độ khác nhau với văn hoá Đông - Tây, chủ thể văn hoá Việt Nam phân hoá thành hai trường phái văn hoá:.
- Bởi sự tiếp xúc với văn hoá phương Tây trực diện là chính sách văn hoá nô dịch của chính quyền thực dân nhằm ngu dân để dễ bề cai trị, một mặt muốn gây ảnh hưởng tinh thần để nắm lấy trí thức, thanh niên phục vụ nền thống trị thuộc địa lâu dài của chúng 5 .
- Nhưng mặt khác chúng ngăn chặn mọi yếu tố tiến bộ của văn hoá phương Tây có thể gây ảnh hưởng tích cực đến tinh thần, tư tưởng người Việt Nam.
- Đồng thời nó gieo rắc tư tưởng tự ty dân tộc bằng cách xuyên tạc nguồn gốc giá trị văn hoá Việt Nam.
- Họ cho rằng văn hoá Việt Nam bắt nguồn từ Trung Hoa, Ấn Độ để phủ nhận văn hoá bản địa - nền văn minh sông Hồng của người Việt.
- Bởi thế, người Việt Nam trong khi chống ách thống trị của thực dân Pháp, đã phản ứng quyết liệt sự du nhập văn hoá Pháp để bảo vệ văn hoá truyền thống.
- Tiêu biểu là lớp sỹ phu yêu nước cuối thế kỷ XIX, họ chống Pháp xâm lược, cai trị Việt Nam và chống luôn sự hiện diện của văn hoá Pháp trên đất nước ta..
- Quá trình tiếp xúc giao thoa tự nhiên đưa họ đến với những giá trị tốt đẹp, tiến bộ của văn hoá phương Tây mà chính quyền thuộc địa ngăn cấm.
- Họ khao khát tiến bộ, giàu mạnh, văn minh, nên từng bước tiếp nhận những yếu tố tiến bộ, hiện đại của văn hoá phương Tây.
- Tiếp đến là lớp trí thức tiểu tư sản tiếp cận được với tinh hoa của văn hoá nhân loại: học thuyết Mác - Lênin, đã tiếp nhận và quyết tâm.
- Như vậy là trải qua quá trình cạnh tranh lặng lẽ, chuyển hoá dần dần, phái tân học đã chiếm ưu thế trong đời sống văn hoá Việt Nam.
- Họ đưa vào văn hoá truyền thống một số yếu tố mới tiến bộ của thời đại, kết hợp văn hoá cũ và mới để xây dựng văn hoá dân tộc trong điều kiện lịch sử mới..
- Có thể nói, chủ thể văn hoá Việt Nam 3 thập niên đầu thế kỷ XX bị phân hoá mạnh mẽ dưới tác động của sự tiếp xúc, giao thoa văn hoá Đông - Tây.
- Cấu trúc chủ thể văn hoá “tứ dân”: sỹ, nông, công, cổ phân hoá đưa đến sự ra đời của các tầng lớp cư dân mới: công nhân, tư sản, tiểu tư sản, thị dân và hình thành các trường phái văn hoá mới: phái tân học và phái cựu học.
- Các tầng lớp cư dân mới ra đời phá vỡ cấu trúc chủ thể văn hoá “tứ dân” truyền thống để hình thành một cấu trúc chủ thể văn hoá mới đa dạng hơn với nhiều giai tầng xã hội hơn, gồm địa chủ, nông dân, tư sản, công nhân và tiểu tư sản.
- Trong đó lớp cư dân mới đóng vai trò quan trọng trong quá trình hội nhập văn hoá nhân loại.
- Họ rút kinh nghiệm học tập được những cái hay, cái đẹp, cái mới tiến bộ của văn hoá thế giới..
- Điều đó giúp cho chủ thể văn hoá Việt Nam đứng vững trên nền tảng văn hoá dân tộc để tự chuyển biến mình theo xu thế phát triển của thời đại..
- Trong cấu trúc chủ thể văn hoá mới, bậc thang giá trị xã hội của con người cũng thay đổi.
- Mỗi tầng lớp cư dân có nhu cầu văn hoá khác nhau, xây dựng văn hoá và hưởng thụ văn hoá khác nhau.
- Do đó sự đa dạng, phong phú trong chủ thể văn hoá ở các thập niên đầu thế kỷ XX là yếu tố mới đóng vai trò quyết định trong quá trình tiếp biến văn hoá để xây dựng nền văn hoá dân tộc trong điều kiện mới, kết hợp truyền thống với hiện đại, dân tộc với nhân loại để làm giàu đẹp hơn nền văn hoá dân tộc..
- Về văn hoá vật chất.
- Những cơ sở vật chất của kinh tế tư bản mọc lên trên nền móng của nền nông nghiệp truyền thống đã tạo ra diện mạo mới của nền văn hoá vật chất Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XX..
- Trên lĩnh vực công nghiệp, tư sản Pháp đã du nhập công nghệ hiện đại để xây dựng kỹ nghệ thuộc địa nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam phục vụ cho nền kinh tế Pháp.
- Nhiều nhà máy, xí nghiệp, nhà xưởng của tư sản Việt Nam được xây dựng trên khắp đất nước..
- Chỉ riêng Sài Gòn đã có 20 nhà máy xay xát của tư sản Việt Nam hoạt động 8 .
- Điều đáng quan tâm là cơ sở vật chất do tư sản Việt Nam xây dựng trong thời kỳ này phát triển khá mạnh.
- Kỹ nghệ cầu đường tiên tiến của phương Tây được ứng dụng vào xây dựng hệ thống đường giao thông ở Việt Nam.
- Tất cả khiến Hà Nội trở thành thành phố hiện đại và là trung tâm chính trị văn hoá lớn nhất nước..
- Tất cả các cơ sở vật chất trên đây đã bổ sung vào văn hoá truyền thống thuần nông những yếu tố mới của văn hoá công thương, tạo dựng lên một diện mạo mới cho văn hoá vật chất Việt Nam đầu thế kỷ XX..
- Về văn hoá tinh thần.
- Tiếp xúc văn hoá phương Tây, tư duy văn hoá truyền thống bị lay động..
- Người Việt Nam đã hình thành một cách tư duy mới là tư duy phân tích.
- Trên nền tảng tư duy tổng hợp của văn hoá phương Đông, người Việt Nam tiếp nhận cách tư duy phân tích, bổ sung vào văn hoá nhận thức của mình để ứng xử với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội một cách khoa học hơn.
- Với cách tư duy văn hoá mới, người Việt đã chọn lọc và học tập những giá trị tốt đẹp của chế độ dân chủ cộng hoà, để vừa bảo tồn được giá trị tốt đẹp của văn hoá dân tộc vừa tiếp nhận được thành tựu văn hoá tiến bộ của nhân loại.
- Với cách tư duy mới, người Việt Nam đã tin "hoàn toàn có thể học hỏi để nắm bắt tư duy Tây Âu, một khi đã có ý mệnh về văn hoá và văn học, nghệ thuật Pháp và Tây Âu, người mình hoàn toàn có đủ năng lực để sáng tạo được một nền văn học và một nền văn hoá dân tộc hiện đại” 13.
- Một mặt tôn vinh bản sắc tinh tế riêng biệt của văn hoá dân tộc qua các lễ hội, sinh hoạt gia đình, tình làng, nghĩa xóm, đạo thầy trò, nghĩa cha con, vợ chồng, đề cao sự khoáng đạt bao dung, thuỷ chung nhân hậu của văn hoá truyền thống.
- Với cách nghĩ ấy người ta coi việc tiếp xúc với văn hoá phương Tây là dịp tiến hoá của văn hoá dân tộc..
- Với những nhận thức mới ấy hoạt động văn hoá tinh thần đầu thế kỷ XX mang một tầm vóc mới.
- Cả lớp trí thức dân tộc tham gia vào việc xây dựng nền văn hoá dân tộc trong điều kiện mới.
- Bước đầu đã xây dựng được cơ sở văn hoá tinh thần dân tộc vừa hiện đại vừa truyền thống..
- Trong quá trình giao thoa với văn hoá Pháp, người Việt Nam đã nâng chữ quốc ngữ thành quốc tự - chữ viết phổ thông của dân tộc.
- Nhờ chữ quốc ngữ, Việt Nam đã xây dựng được một nền văn chương đẹp đẽ, độc đáo bằng tiếng mẹ đẻ gồm các thể loại báo chí, văn học (Thơ mới, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch nói).
- Đây cũng là thời kỳ văn hoá dân tộc được bổ sung những ngành nghệ thuật mới gồm: hội hoạ, sân khấu và điện ảnh..
- Nghệ thuật sân khấu từ chỗ công diễn các vở kịch nói của Pháp, người Việt Nam đã tự dàn dựng kịch nói của mình.
- Đặc biệt là trên lĩnh vực tư tưởng, sự tiếp biến văn hoá tinh thần đậm nét nhất.
- Người Việt Nam đã chọn lọc và tiếp nhận những tinh hoa của văn hoá nhân loại để làm giàu văn hoá dân tộc.
- Trong những năm Việt Nam đã tiếp xúc với tư tưởng dân chủ tư sản tiến bộ hơn tư tưởng quân chủ phong kiến, lớp sỹ phu yêu nước đầu thế kỷ XX đã hướng cả dân tộc phát triển theo hướng văn minh tư sản.
- Từ năm 1919, người Việt Nam được tiếp xúc với tư tưởng xã hội chủ nghĩa - Học thuyết Mác - Lênin.
- Tư tưởng yêu nước Việt Nam đã chuyển biến theo.
- Trên chặng đường dài đó Nguyễn Ái Quốc đã tiếp cận với nhiều nền văn hoá trên các châu lục: Á, Âu, Phi, Mỹ, Úc và đã tích hợp được cho mình một vốn văn hoá đặc sắc với các tinh hoa văn hoá nhân loại Đông - Tây..
- Đứng vững trên nền tảng văn hoá dân tộc, Nguyễn Ái Quốc thâm nhập vào văn hoá nhân loại.
- Trong kho tàng văn hoá thế giới, Nguyễn Ái Quốc đã gặp chủ nghĩa Mác - Lênin - một học thuyết khoa học và cách mạng là đỉnh cao của trí tuệ loài người.
- Với tâm thức của văn hoá phương Đông và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra những điểm chung giữa các tôn giáo, các học thuyết, chắt lọc lấy tinh hoa của các tôn giáo, học thuyết ấy để xây dựng chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam, xây dựng giá trị văn hoá tinh thần mới cho dân tộc và nhân loại..
- Điểm chung đó chứa chan tình hữu ái và nhân đạo, là tinh hoa văn hoá bất tử của nhân loại, thấm sâu vào tâm khảm Nguyễn Ái Quốc và suốt cuộc đời Người đã hoạt động không mệt mỏi cho sự nghiệp "mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu cầu phúc lợi cho xã hội".
- Coi trọng tính cộng đồng, lối sống hiền hoà, trọng tình nghĩa của văn hoá phương Đông, Nguyễn Ái Quốc đã khám phá ra một viên ngọc quý giữa lòng chủ nghĩa tư bản phương Tây bất công vô nhân đạo, đó là tình hữu ái giai cấp vô sản.
- Vì thế năm 1923 gặp Nguyễn Ái Quốc, nhà văn Xôviết Ô Sip Mandel - Stam đã cảm nhận sâu sắc đặc trưng văn hoá ở Người và thốt lên "Nguyễn Ái Quốc thấm đượm chất văn hoá, không phải là văn hoá châu Âu, có lẽ đấy là nền văn hoá của tương lai.
- Có thể nói, Nguyễn Ái Quốc là đại diện tiêu biểu cho thế hệ người Việt Nam đã chọn lọc những tinh hoa văn hoá của nhân loại, bổ sung vào nền văn hoá tinh thần của dân tộc những yếu tố mới, đặt nền móng cho nền văn hoá dân tộc hiện đại ngày nay..
- Từ sự trình bày trên cho thấy ba thập niên đầu của thế kỷ XX văn hoá Việt Nam đã hội nhập vào văn hoá nhân loại, nhất là văn hoá phương Tây trên các phương diện vật chất và tinh thần.
- Người Việt Nam đã chọn lọc những tinh hoa văn hoá tốt đẹp của nhân loại, bổ sung vào nền văn hoá truyền thống của dân tộc làm cho nó đẹp hơn, hiện đại hơn.
- Đến năm 1930, văn hoá Việt Nam đã lật sang trang mới với chủ thể văn hoá mới, nội dung hoạt động văn hoá mới đã bước đầu xây dựng được nền tảng của nền văn hoá dân tộc hiện đại, khoa học và đại chúng..
- Sự tiếp biến văn hoá Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XX để lại những bài học kinh nghiệm quý báu cho vấn đề hội nhập hôm nay để xây dựng một nền văn hoá hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc trong điều kiện mới..
- 1 Đào Duy Anh, Việt Nam văn hoá sử hoá, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1992, tr.373..
- 2 Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Lịch sử Việt Nam NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1999, tr.25..
- 4 Hợp tuyển thơ văn yêu nước và cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX, NXB Văn học, Hà Nội, 1972, tr.512..
- 5 Trường Chinh, Văn hoá và nghệ thuật, NXB Văn hoá nghệ thuật, 1975, tr.96..
- 6 Hồ Chí Minh, Văn hoá nghệ thuật cũng là mặt trận, NXB Văn hoá, Hà Nội, 1982, tr.122..
- 8 Nguyễn Văn Khánh, Cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam thời thuộc địa NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999, tr.108..
- 14 Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1992, tr.268..
- 16 Ủy ban Khoa học Xã hội, Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, NXB Khoa học Xã hội, 1990, tr.226.