« Home « Kết quả tìm kiếm

SỰ VẬN ĐỘNG QUAN NIỆM VỀ BẢN CHẤT " NHÂN HỌC " CỦA VĂN HỌC TRONG CÁC GIÁO TRÌNH LÍ LUẬN VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1960 ĐẾN NAY


Tóm tắt Xem thử

- SỰ VẬN ĐỘNG QUAN NIỆM VỀ BẢN CHẤT “NHÂN HỌC”.
- “nhân học”, giáo trình, lí luận văn học.
- Từ khi ra đời đến nay, các giáo trình Lí luận văn học Việt Nam đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều bài viết, chuyên luận, luận văn..
- Nhưng vấn đề bản chất nhân học của văn học trong các giáo trình vẫn chưa được nghiên cứu tổng kết, đánh giá.
- Bài viết nhằm phân tích, đánh giá quá trình vận động, phát triển quan niệm về bản chất “nhân học” của văn học trong các giáo trình Lí luận văn học Việt Nam từ 1960 đến nay.
- Ở giai đoạn từ 1960 đến trước 1986, quan niệm về bản chất “nhân học” của văn học phụ thuộc vào tính chất giai cấp.
- ở giai đoạn từ 1986 đến nay, quan niệm về bản chất “nhân học” của văn học dần thoát khỏi tính chất giai cấp, nó ngày càng được nhiều nhà lí luận khẳng định và đề cao trên nhiều phương diện..
- GTr LLVH có một vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình đào tạo, hướng dẫn sinh viên, giáo viên khám phá bản chất, đặc trưng của văn học.
- Văn học là nhân học, như M.Gorki đã nói..
- đã đề xuất quan niệm: “văn học là nhân học” thay cho các khái niệm “văn học quí tộc”, “văn học bình dân”.
- Đây là một quan niệm mới nhưng phù hợp với đặc trưng bản chất của văn học.
- Do đó, quan niệm này đã nhanh chóng được sử dụng phổ biến trong các tài liệu nghiên cứu văn học ở Việt Nam nói riêng cũng như các nước trên thế giới nói chung.
- Vì vậy, tìm hiểu quan niệm về bản chất.
- “nhân học” của văn học trong các GTr LLVH Việt Nam giúp chúng ta hiểu rõ hơn nhận thức, quan niệm về bản chất và đặc trưng văn học của các nhà.
- Sự vận động quan niệm về bản chất “nhân học”.
- của văn học trong các GTr LLVH Việt Nam từ những năm 1960 đến nay diễn ra qua hai giai đoạn chính: giai đoạn từ những năm 1960 đến trước 1986 và giai đoạn từ 1986 đến nay.
- Mỗi giai đoạn, các nhà lí luận có những quan niệm và cách thể hiện riêng về bản chất “nhân học” của văn học..
- 2 QUAN NIỆM VỀ BẢN CHẤT “NHÂN HỌC” TRONG CÁC GIÁO TRÌNH TRƯỚC 1986.
- Đó là các bộ GTr ba tập do Nguyễn Lương Ngọc chủ biên bộ GTr bốn tập của Tổ Bộ môn Lí luận Văn học các Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Vinh và Đại học Tổng hợp (1965, tái bản và bộ GTr ba tập của nhóm tác giả Nguyễn Lương Ngọc (chủ biên), Lê Bá Hán, Phương Lựu, Bùi Ngọc Trác, Lê Đình Kỵ, Hà Minh Đức .
- Về nội dung và hình thức thể hiện, mỗi GTr có cách thể hiện riêng nhưng lại khá thống nhất trong quan niệm về đặc trưng, bản chất của văn học.
- Các nhà lí luận đều xem văn học là “một hình thái ý thức xã hội” có tính Đảng, tính giai cấp sâu sắc.
- Và ở phần bàn về đối tượng của văn học, tác giả các GTr cũng đều cho rằng: “Văn học là nhân học”.
- Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu quan niệm “nhân học” như một phương tiện biểu đạt, một công cụ chứ chưa thật sự xem đó là đặc trưng, bản chất của văn học.
- Do đó, các nhà nghiên cứu cũng chưa chú trọng xác lập quan niệm về bản chất “nhân học” của văn học với tư cách là một phạm trù trong nghiên cứu văn học..
- Quan niệm về bản chất “nhân học” của văn học trong các GTr LLVH thường gắn liền với vấn đề tính người (còn gọi nhân tính, tính nhân loại hay tính chủng loại), tính giai cấp.
- Các GTr LLVH trước 1986 chưa có chương, mục riêng nào dành cho vấn đề “nhân học” hay nhân tính trong văn học.
- Nhưng những quan niệm về nhân tính vẫn gián tiếp được các tác giả đề cập đến trong các phần tính giai cấp, tính nhân dân của văn học.
- Nhiều nhà lí luận đồng nhất đối tượng của văn học với cuộc đấu tranh giai cấp, đồng nhất con người với con người giai cấp: “đối tượng của văn học là con người (hay là cuộc đấu tranh xã hội) mà trong xã hội có giai cấp thì con người và cuộc đấu tranh xã hội luôn luôn có tính giai cấp” (Tổ Bộ môn Lí luận Văn học, 1978, tr.72).
- Vì vậy, những quan niệm này đã, đang và sẽ làm nghèo nàn thậm chí làm sai lệch bản chất “nhân học” của văn học nói riêng, bản chất của văn học nói chung.
- “Nhân học”, theo các nhà lí luận giai đoạn này, phải là những quần chúng lao động, những người tích cực tham gia cải tạo hiện thực, đấu tranh cách mạng..
- Vì vậy, con người trong văn học Việt Nam một thời gian dài chỉ toàn những tập thể, những vị “anh hùng”, những “đồng chí”, “có chung một tâm hồn, có chung một khuôn mặt”,....
- mới” của văn học.
- của văn học.
- Vì đề cao giá trị chính trị nên có phần xem nhẹ giá trị nhân văn, giá trị thẩm mĩ của văn học.
- Cùng một hệ hình xã hội nhưng trong nghiên cứu văn học Trung Quốc, vấn đề bản chất “nhân học” của văn học đã được các nhà nghiên cứu Trung Quốc bàn luận sôi nổi trong nhiều thập niên qua, đặc biệt là từ cuối những thập niên 70 của thế kỉ XX.
- “Nhân học”.
- luôn là vấn đề trung tâm, được bàn luận nhiều nhất trong giới nghiên cứu văn học Trung Quốc.
- Ở Trung Quốc, “trào lưu bác bỏ tính giai cấp, khẳng định tính người trong văn học lên tiếng” (Trần Đình Sử) mạnh mẽ.
- Phải nói rằng, quan niệm về bản chất “nhân học” của văn học trong các GTr LLVH trước Đổi mới lệ thuộc nhiều vào tính chất giai cấp.
- Vì vậy, nội hàm và ngoại diện của khái niệm “nhân học” đã bị thu hẹp so với bản chất của khái niệm..
- Và tất yếu là bản chất “nhân học” của văn học cũng chưa được đề cập trong các GTr một cách và toàn diện..
- 3 QUAN NIỆM VỀ BẢN CHẤT “NHÂN HỌC” TRONG CÁC GIÁO TRÌNH TỪ 1986 ĐẾN NAY.
- “nhân học” của văn học chỉ được thể hiện rõ ràng ở một số GTr như bộ GTr ba tập do Phương Lựu chủ biên (1986), bộ GTr hai tập do Trần Đình Sử chủ biên (2008), GTr của Huỳnh Như Phương (2010)..
- “nhân học” của văn học có sự thể hiện khác nhau..
- Nhìn một cách bao quát, các GTr LLVH Việt Nam ngày nay đã tiếp cận được bản chất “nhân học” của văn học ở nhiều bình diện và cấp độ khác nhau..
- Vì vậy, con người giai cấp cũng không còn là vấn đề trung tâm trong việc bàn luận về bản chất “nhân học” của văn học.
- Nó là sự khai phá bước đầu, có giá trị mở đường cho sự thay đổi quan niệm về bản chất “nhân học” của văn học trong các GTr LLVH Việt Nam.
- các nhà triết học còn thừa nhận và khẳng định tính người của con người..
- con người không phải không thay đổi.
- “nhân học” trong sáng tác và nghiên cứu văn học ở Việt Nam..
- Như vậy, thừa nhận tính người là tiền đề đầu tiên cho sự khẳng định bản chất “nhân học” của văn học.
- Qua những lập luận trong GTr, chúng tôi nhận thấy bản chất “nhân học” của văn học đã gián tiếp được tác giả các GTr khẳng định.
- Nên, bản chất của văn nghệ chính là vấn đề con người.
- Hay nói như M.Gorki, văn học là nhân học..
- Tuy bản chất “nhân học” của văn học trong LLVH Việt Nam đã được ý thức từ giữa những thập niên 80 nhưng sự chuyển biến thực sự diễn ra mạnh mẽ và sâu sắc là từ những năm 90 của thế kỉ XX.
- Nghiên cứu văn học cũng vậy.
- Tuy vấn đề “nhân học” được đề cập thường xuyên trong các GTr LLVH Việt Nam nhưng phải đến GTr LLVH do Trần Đình Sử chủ biên (2008) mới được nâng lên thành một phạm trù chính thức trong nghiên cứu văn học..
- Cho nên, bản chất “nhân học” của văn học đã được các tác giả khẳng định và đề cao ngay từ những “Lời nói đầu” của GTr.
- Do đó, bản chất “nhân học” của văn học đã được các nhà lí luận xếp vào phần “Bản chất và đặc trưng của văn học”.
- Bản chất “nhân học” được xem là một thành tố cơ bản tạo nên đặc trưng, bản chất của văn học.
- cũng đã được ông xem xét từ ba thành tố cơ bản của văn học: nhà văn – tác phẩm – bạn đọc..
- Như vậy, bản chất “nhân học” của văn học không chỉ được chú ý ở mặt nội dung – tư tưởng của tác phẩm, mà còn quan tâm đến nhà văn, chủ thể sáng tạo và bạn đọc, chủ thể tiếp nhận của văn học.
- Trong hệ thống trên, tác phẩm văn học là nơi kết tinh bản chất “nhân học” của văn học.
- Trong tác phẩm, bản chất “nhân học” của văn học được xác lập ngay ở đối tượng riêng, mang tính đặc thù của nó so với các hình thái ý thức xã hội khác:.
- “văn học dựng nên cuộc sống của những cá thể mang sự sống, những cá thể có tư tưởng, tình cảm, hành động, dáng hình.
- Nói tới văn học là nói tới những con người cá thể, cụ thể” (Trần Đình Sử, 2008, tr.57).
- Đề cập đến đối tượng chủ yếu của văn học, nếu các GTr LLVH truyền thống thường chú ý nhiều đến những hoàn cảnh và thái độ của con người đối với hoàn cảnh, chú ý đến các mối quan hệ xã hội, quan hệ cộng đồng của con người thì Trần Đình Sử lại đặc biệt lưu tâm đến những con người cá thể, cụ thể trong văn học..
- Theo đó, ông cho rằng bản chất “nhân học” của văn học là “khái niệm chỉ sự thể hiện muôn mặt của bản tính con người trong văn học, bao gồm các thuộc tính xã hội, các thuộc tính tự nhiên, các thuộc tính văn hóa.” (Trần Đình Sử, 2008, tr.75)..
- Bản chất “nhân học” của văn học đã được ông giải quyết dựa trên mối quan hệ giữa văn học với cuộc sống con người.
- Theo đó, bản chất “nhân học” của văn học được thể hiện ở ba thuộc tính chính: 1/ Các thuộc tính xã hội.
- Những tư tưởng về bản chất “nhân học” trong LLVH truyền thống cũng đã được kế thừa có chọn lọc.
- Qua đó, các nhà nghiên cứu đã từng bước hoàn thiện quan niệm về bản chất “nhân học” trong nghiên cứu văn học Việt Nam..
- Con đường đúng đắn để tìm hiểu bản chất nhân học của văn học phải xuất phát từ sự thống nhất không tách rời giữa con người với các thuộc tính xã hội.
- Vì vậy, “Bản chất nhân học của văn học trước hết được thể hiện ở việc thể hiện tính người tức là nhân tính” (Trần Đình Sử, 2008, tr.64)..
- Vì vậy, “Bản chất nhân học của con người còn thể hiện ở việc biểu hiện con người tự nhiên” (Trần Đình Sử, 2008, tr.64).
- Do đó, nó cũng là những nội dung nhân học cần được biểu hiện trong văn học.
- Trần Đình Sử viết: “Đặc sắc nhất của văn học là sự quan tâm tới cá thể, cá tính, cá nhân, quan tâm tới tính cách và số phận của con người.
- Trong các hình thái ý thức xã hội duy nhất chỉ có văn học là quan tâm tới sinh mệnh cá thể giữa biển đời mênh mông” (Trần Đình Sử, 2008, tr.65).
- là định hướng quan trọng cho hoạt động sáng tác, nghiên cứu văn học;.
- là cơ sở cho chúng ta định giá lại các tác phẩm văn học của dân tộc và nước ngoài.
- Bàn về các thuộc tính văn hóa, Trần Đình Sử viết tiếp “nội dung nhân học của văn học gắn liền với sự miêu tả thế giới văn hóa: văn hóa cộng đồng, văn hóa ứng xử, văn hóa sáng tạo” (Trần Đình Sử, 2008, tr.65)..
- Tương tự, trong GTr Lí luận văn học (Nhập môn), nhà lí luận Huỳnh Như Phương cũng cho.
- Nhà văn có thực sự xem “con người là mục đích cao nhất” hay không? Tác giả viết: “Một tác phẩm văn học viết về cuộc sống và con người của dân tộc này có thể làm xúc động công chúng của nhiều dân tộc khác.
- Tóm lại, văn học lấy đời sống con người, đặc biệt là những con người cá thể làm đối tượng và có sự tham gia tích cực của chủ thể, chủ thể sáng tạo và chủ thể tiếp nhận, nên “văn học tất yếu mang một phẩm chất gọi là “nhân học”.
- Các nhà lí luận đã khẳng định và lí giải một cách khoa học bản chất nhân học của văn học.
- Bản chất “nhân học” là phẩm chất, thành tố cơ bản tạo nên đặc trưng, bản chất của văn học..
- Nhìn chung, quan niệm về bản chất “nhân học”.
- của văn học gắn liền với vấn đề tính người.
- “nhân học” trong LLVH Việt Nam từ sau Đổi mới cũng đã có những thay đổi căn bản.
- Con người trong văn học được các nhà nghiên cứu quan niệm và xem xét từ nhiều phía, nhiều chiều kích hơn, không chỉ là con người giai cấp, con người cộng đồng mà còn là những con người cá nhân, cá thể có đời sống tự nhiên, xã hội và văn hóa phong phú, phức tạp.
- Quan niệm về bản chất “nhân học” trong các GTr LLVH Việt Nam luôn vận động và biến đổi..
- Bản chất “nhân học” từ chỗ chưa được xem là phẩm chất, thành tố của văn học đến chỗ được công nhận và đề cao.
- Tất cả điều đó phản ánh những trăn trở, nỗ lực trong nghiên cứu các vấn đề cơ bản của văn học Việt Nam.
- Đây cũng là những cơ sở cho việc định giá lại giá trị của văn học..
- Lí luận văn học (Nhập môn).
- Lí luận và phê bình văn học.
- Giáo trình lí luận văn học, tập 1: Bản chất và đặc trưng văn học.
- Một nền lí luận văn học hiện đại (nhìn qua thực tiễn Trung Quốc)..
- Tổ Bộ môn Lí luận Văn học các Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Vinh và ĐH Tổng hợp, 1976.
- Tổ Bộ môn Lí luận Văn học các Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Vinh và ĐH Tổng hợp, 1978.
- Lí luận và văn học