« Home « Kết quả tìm kiếm

Sức hấp dẫn trong bài thơ "Vội vàng" của Xuân Diệu


Tóm tắt Xem thử

- Đề bài: Sức hấp dẫn trong bài thơ "Vội vàng".
- của Xuân Diệu Ngữ văn 11 Bài làm.
- Không phải ngẫu nhiên mà Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam (1941) đã nhận xét về thơ Xuân Diệu: Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống rào rạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này.
- Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình.
- Thật vậy, đọc Vội vàng chúng ta mới thấy hết được nguồn sống rào rạt chưa từng thấy đó và cũng chính nó tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ..
- Dựa theo nội dung hình tượng và lối chuyển đổi xưng hô, chúng ta có thể cảm nhận bài thơ theo bố cục hai phần rõ rệt: Phần đầu (Từ Tôi muôn tắt nắng đi cho đến Mùa chưa ngả chiều hôm): ở đây thi sĩ xưng tôi là muốn bộc bạch với mọi người, với cuộc đời.
- Nội dung lí luận là việc tập thuyết trình bày những lí lẽ vì sao phải sống vội vàng mà chủ yếu là xuất phát từ nhận thức và quan niệm về hạnh phúc trần gian, thời gian, tuổi trẻ.
- Nó khiến cho bài thơ liền mạch và hoàn chỉnh cứ như một dòng chảy ào ạt.
- Đây chính là thành công cũng như sức hấp dẫn của bài thơ.
- Đi vào phân tích cụ thể bài thơ ta sẽ thấy điều đó:.
- Mở đầu bài Thơ, Xuân Diệu thể hiện một khát vọng kì lạ đến ngông cuồng:.
- Ở bài Vội vàng, Xuân Diệu dường như lại có thái độ khác hẳn: thi sĩ cũng muốn đạt quyền của tạo hóa: muốn tắt nắng, muốn buộc gió để cho hương sắc của mùa xuân đừng bay đi..
- Sở dĩ Xuân Diệu có khát vọng kì lạ đó là do dưới con mắt của ông mùa xuần đầy sức hấp dẫn, đầy sức quyến rũ:.
- (Xuân đầu) Thơ Xuân Diệu câu nào cũng xanh non, biếc rờn.
- Ở đây, con người là một thiếu nữ - sản phẩm kì diệu của tạo hóa, được Xuân Diệu coi là chuẩn mực cho một vẻ đẹp trên thế gian này..
- Xuất phát từ quan niệm thẩm mĩ ấy, Xuân Diệu sáng tạo ra nhiều câu thơ khỏe khoắn, mới lạ đầy sức hấp dẫn:.
- Như vậy, bằng cặp mắt xanh non, biếc rờn, Xuân Diệu đã nhìn cuộc đời, vạn vật có nhiều điểm khác lạ so với các nhà thơ cũ, ông phát hiện ra ở thiên nhiên, ở con người gần gũi bình dị quanh ta đây biết bao điều mới lạ thật dáng yêu đáng quý..
- Năm tháng chảy trôi tuổi xuân một đi không bao giờ trở lại, đúng là thời gian ăn cuộc đời..
- Cách thức trình bày của Xuân Diệu là chống lại quan niệm của thơ cũ.
- Trong thơ xưa, quan niệm thời gian là tuần hoàn.
- Nghĩa là thời gian được hình dung như một vòng liên tục tái diễn, hết vòng này phát từ cái nhìn tĩnh, có phần siêu hình, lấy sinh mệnh vũ trụ làm thước đo thời gian.
- Bác bỏ quan niệm khác là thời gian tuyến tính.
- Nghĩa là thời gian được hình dung như một dòng chảy xuôi chiều, một đi không trở lại.
- Quan niệm này xuất phát từ cái nhìn động, biện chứng vể thời gian:.
- Người của thời đại, của Thơ mới, Xuân Diệu chỉ thấy thời gian một đi không trở lại và vũ trụ là thế giới khách thể độc lập với con người.
- Tình cảm mãnh liệt này đã được diễn đạt một cách tài hoa bằng chính những hình ảnh, màu sắc đầy quyến rũ của mùa xuân, mà ít nhiều ta đã gặp ở phần đầu bài thơ:.
- Cách cảm nhận về thời gian như vậy xét đến cùng là xuất phát từ ý thức sâu xa về giá trị của sự sống cá thể.
- Điều này giải thích thái độ ngông cuồng của tác giả muốn đoạt quyền của tạo hóa để tắt nắng, buộc gió ở đầu bài thơ..
- Do đó, chỉ còn một cách duy nhất là phải sống vội vàng sống cuống quýt, tận dụng cao độ từng giây, từng phút của tuổi thanh xuân.
- Ta muốn ôm.
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!.
- Có thể thấy cảm xúc tràn trề ào ạt đã khiến Xuân Diệu tìm đến một phép sử dụng ngôn từ khá đặc biệt.
- Trong đó việc phối hợp các hệ thống trùng điệp, lối vắt câu đã tạo nên giá trị thẩm mĩ độc đáo cho bài thơ..
- Tất cả những phương tiện ngôn ngữ và phương diện ngôn từ ấy được dùng thuần thục tinh vi, chuyển tải được nhuần nhuyễn những tình ý mãnh liệt và táo bạo của cái tôi thi sĩ, chứng tỏ một Xuân Diệu ngay từ khi còn trẻ đã là một bậc thầy về tiếng Việt..
- Vội vàng đúng là bài thơ tiêu biểu của một thi sĩ lớn luôn khao khát được giao cảm với đời.
- Tuy có thể còn những cách cảm nhận tác phẩm khác nhau nhưng nhìn chung, bài thơ đã giúp phần đông người đọc thêm yêu cuộc sống, biết tận.
- Có lẽ chính điều này đã tạo nên tính hấp dẫn của bài thơ..
- Thế mà Xuân Diệu, không hổ danh là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới giai đoạn đã tạo nên một sức hấp dẫn mới lạ trong bài thơ Vội vàng của mình..
- Thông qua đó những quan niệm, những chân lý sống của ông dần được bày tỏ trong bài thơ.
- Đó là nhờ sức hấp dẫn lạ kỳ từ những vần thơ tự do và nồng nàn, nhiệt huyết của Xuân Diệu..
- Ngay từ 4 câu thơ đầu, người ta đã có cảm nhận được sức hút mới mẻ của bài thơ.
- Xuân Diệu chẳng đi vào lối mòn xưa cũ, ông không chấp nhận bị thiên nhiên khống chế, chi phối mà thay vào đó chính bản thân ông lại có có suy nghĩ điều hành ngược lại tạo hóa, của một hồn thơ với cái "tôi".
- Xuân Diệu khao khát nắm giữ, khống chế tạo hóa, ông muốn "tắt nắng buộc gió".
- Thế mới hiểu, Xuân Diệu yêu thích và trân trọng từng khoảnh khắc xinh đẹp của vạn vật trong trời đất đến thế nào, nên mới có suy nghĩ lạ lùng, táo bạo như vậy..
- Mỗi buổi thức dậy là một niềm vui tựa như "thần Vui hằng gõ cửa", ánh nắng mặt trời trong đôi mắt đa tình, lãng mạn của Xuân Diệu chỉ thật đẹp khi nó chiếu lên rèm mi khép hờ của cô gái trẻ, đó là một hình ảnh rất đỗi gợi cảm, hướng người ta đến cảm giác yêu đương ngọt ngào, đó là cảm giác tươi trẻ tuyệt vời biết mấy..
- Câu "Tháng giêng ngon như một cặp môi gần", đôi lúc không khỏi khiến độc giả sửng sốt bởi cách liên tưởng rất đỗi lạ lùng và gợi cảm của Xuân Diệu, và có lẽ chỉ Xuân Diệu mới có cách liên tưởng tuyệt vời như thế.
- Hỏi có ai không muốn đến trong vòng tay xuân? Cuộc sống trong thơ Xuân Diệu mang một vẻ đẹp rất hài hòa, tràn đầy sức sống, gợi đến một cảm giác hạnh phúc thật gần gũi.
- Đang trong cảm giác hạnh phúc ngập tràn như thế, Xuân Diệu bỗng khựng lại.
- "Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửa/Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân".
- Ông đã nhớ mùa xuân ngay giữa mùa xuân, vừa tha thiết tận hưởng, lại vừa bị bủa vây trong cảm giác hoài niệm tiếc nuối, đó chính là cái lạ trong thơ Xuân Diệu.
- Từ mạch cảm xúc ấy, Xuân Diệu đã đưa ra một loạt những quan điểm về thời gian, về vòng xoay của tạo hóa..
- Xuân Diệu với một tâm hồn nhạy cảm và mang nỗi ám ảnh về thời gian, đã nhận ra quy luật tuần hoàn của mùa xuân, nhưng cũng nhận ra đời người thật buồn, rồi ai cũng phải già đi, về với cõi hư vô, để mùa xuân ở lại.
- Từ những nhận thức ấy, nỗi lo sợ của Xuân Diệu chuyển sang sự oán trách, oán trời, trách đất, một lần nữa cái "tôi".
- thật ngông và hồn nhiên của Xuân Diệu được thể hiện..
- là hai câu thơ thể hiện rõ nhất nỗi lòng của Xuân Diệu, ông vừa buồn lo vì sợ thời gian trôi đi kéo theo cả cuộc đời ngắn ngủi mấy mươi năm của mình, khi mà ông còn chưa kịp tận hưởng hết vẻ đẹp của trời đất, chưa tận hưởng hết hạnh phúc trên đời.
- Xuân Diệu luôn như thế, chung quy lại vẫn là nằm trọn trong một chữ "tiếc", tiếc cuộc sống, tiếc tuổi trẻ sao trôi đi quá nhanh.Và không chỉ nỗi buồn riêng trong lòng Xuân Diệu, dòng chảy thời gian không chỉ buông tàn nhẫn với cuộc đời con người mà nó dường như để lại nỗi buồn khắp vũ trụ, vạn vật cũng nhuốm nỗi buồn, nhuốm màu chia ly, nhận thấy điều ấy trong đoạn thơ sau..
- Đến đây ta mới thật thấu hiểu nỗi lòng của Xuân Diệu, thấu hiểu cái nỗi buồn, cái vội vã, vồ vập trong thơ ông là vì sao, vì ông sợ không kịp..
- Sau những vần thơ rất đỗi suy tư và nồng nàn, Xuân Diệu chợt như bừng tỉnh giữa đại mộng, ông đã nhanh chóng tìm cho mình một lối thoát giữa muôn vàn nỗi hoang mang về cuộc đời.
- Và câu trả lời ấy chỉ gói gọn trong hai chữ ở nhan đề bài thơ là "Vội vàng".
- Chân lý mới về cuộc đời của Xuân Diệu lại được ông đưa vào những vần thơ của mình, sống là phải tận hưởng hết khi còn có thể, đừng để lỡ bất kỳ một phút giây nào của cuộc đời của tuổi trẻ.
- Xuân Diệu khao khát tận hưởng những vẻ đẹp của cuộc sống, tựa như nỗi khao khát về một tình yêu cực kỳ mãnh liệt và nồng nàn..
- Câu chốt bài "Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi", có lẽ chẳng ai viết được câu thơ vừa hoang đường vừa gợi cảm đến vậy, phải khát khao điên cuồng đến bậc nào, mà Xuân Diệu lại muốn "cắn".
- Đó là sự hấp dẫn trong lối viết phóng khoáng của Xuân Diệu..
- Sự hấp dẫn trong thơ của Xuân Diệu đến từ nhiều phía, thứ nhất là từ bức tranh thiên nhiên thực sự hấp dẫn tâm hồn độc giả, từ ấy dễ khiến người ta liên tưởng đến bức tranh tình yêu, bức tranh cuộc sống thật nồng nàn, rực rỡ của tuổi trẻ..
- Đọc Vội vàng, người ta như bị cuốn vào từng nhịp thơ của Xuân Diệu, bài thơ có một sức hút chẳng thể chối từ, đẹp đẽ, mới lạ và hấp dẫn là những mỹ từ xứng đáng để nói về tác phẩm này..
- Xuân Diệu nổi tiếng trong làng Thơ mới thời kì 1930- 1945.
- Trong cuốn Thi nhân Việt Nam (1941), Hoài Thanh đã viết: “Thơ Xuân Diệu.
- Bài Vội vàng được rút trong tập Thơ- thơ (1938), đây là một trong những bài thơ thể hiện rõ nhất phong cách nồng nàn, tha thiết của Xuân Diệu..
- Mở đầu bài thơ, Xuân Diệu đã thể hiện khát vọng muốn giữ lại mãi cái thế giới tươi đẹp muôn màu:.
- Đó là một khát vọng muốn cho thời gian ngừng trôi, muốn níu giữ mãi những gì tươi đẹp ở bên mình, hay nói cách khác, muốn “vĩnh cửu hóa” cái đẹp, để cho thi sĩ tôn thờ, thưởng thức..
- Với Xuân Diệu lại khác: thi sĩ muốn đoạt quyền của tạo hoá, “muốn tắt nắng đi”, “muốn buộc gió lại”, để cho hương sắc của mùa xuân “đừng bay đi”.
- Đó chính là cái mới trong cách cảm, cách nghĩ của thế hệ các nhà Thơ mới, mà ở đây Xuân Diệu là đại diện, so với những nhà thơ trước đó..
- Cũng như trong nhiều bài thơ khác, cảnh vật trong bài thơ này được phát hiện với tất cả niềm háo hức mê say, tất cả sự ngỡ ngàng.
- Trong một bài thơ khác, Xuân Diệu cũng đã lấy lại hình ảnh gợi cảm này:.
- Tuy vậy, trong bài thơ Vội vàng, gây ấn tượng mới mẻ nhất chính là câu:.
- Cách ví von rất lạ! Cái lạ ấy cũng thể hiện rõ nhất quan điểm thẩm mỹ của Xuân Diệu như ta vừa phân tích: đó là cái đẹp trần tục, cụ thể - một cách cảm nhận mà trong suốt ngàn năm phong kiến không có.
- Tác giả ở đây còn “trần tục hóa” cả thời gian.
- Tôi sung sướng, nhưng vội vàng một nửa;.
- Trong con mắt của Xuân Diệu, chỉ có thời gian tuyến tính, một kiểu thời gian.
- Rõ ràng cái lý do khiến Xuân Diệu cảm thấy vội vàng chính là sự linh cảm từng bước đi của thời gian.
- Ông sợ thời gian trôi đi mau, sợ cuộc sống trôi đi mau.
- Triết lí của bài thơ này là thế..
- Ông không tin, không muốn tin vào cái “thời gian tuần hoàn”.
- Nữ sĩ Xuân Hương khát khao cái vẻ đẹp trọn vẹn, bình yên, nhưng không được chỉ vì “thời gian tuần hoàn”, “xuân đi xuân lại lại”.
- còn bây giờ, với Xuân Diệu, thì ông lại không muốn tin vào cái thời gian “tuần hoàn” ấy, không thích cái.
- “thời gian tuần hoàn” ấy.
- Ông chỉ thấy thời gian tuyến tính, thời gian “không trở lại” đang từng giờ từng phút tạo ra sự chia ly:.
- “Lí lẽ” của Xuân Diệu thật lạ lùng: nó xuất phát từ một trái tim nồng nàn, tha thiết với cuộc sống, muốn kéo níu tất cả những gì tươi đẹp, muốn khẳng định cái “tôi” một cách mạnh mẽ và đầy dấu ấn chủ quan:.
- Thơ xưa cũng nói nhiều đến thời gian tuyến tính, nhưng mỗi khi nói đến nó, các nhà thơ thường bộc lộ nỗi niềm cảm hoài trước nhân tình thế sự: đó là sự đổi thay, nhất là sự đổi thay của thời thế, của các triều đại, của nhân tình và của số kiếp con người.
- Cảm xúc của Xuân Diệu không đi theo lối mòn ấy.
- Đứng trước thời gian đang dần trôi đi, Xuân Diệu không giấu nỗi niềm sốt ruột vì sự lụi tàn của cuộc sống và cái đẹp:.
- Tình cảm mãnh liệt này đã được diễn đạt một cách tài hoa bằng chính những hình ảnh, màu sắc đầy quyến rũ của mùa xuân, mà ít nhiều ra đã gặp ở phần đầu bài thơ..
- “Lý thuyết” của sự “vội vàng” đến đây đã định hình rất rõ: vì thời gian không nhân nhượng, vì khát vọng của con người rất nồng nàn.
- Phải đặt trong thời đại ấy, ta mới hay rằng, bài thơ của Xuân Diệu, dẫu có cổ động cho lối sống.
- “vội vàng”, thì cũng chỉ là một cách để chống lại lối tư duy phong kiến cũ kĩ, thể hiện cái “tôi” cá nhân mang tính mới mẻ nhờ tiếp thu văn hóa phương Tây, cùng với lòng yêu tha thiết với cuộc sống cụ thể, trần tục này mà thôi:.
- Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,..
- “ta muốn riết”, “muốn thâu".
- Vội vàng đúng là một bài thơ tiêu biểu của một thi sĩ lớn luôn “khát khao giao cảm với đời”.
- Đây là một bài thơ trữ tình, dưới hình thức triết lý nhân sinh, nhưng giá trị của nó không nằm hoàn toàn ở triết lý nhân sinh.
- Nói tóm lại, bài thơ xứng đáng như một sáng tác bất hủ trong đời sống thơ ca dân tộc Việt Nam.