« Home « Kết quả tìm kiếm

Suy nghĩ về tác phẩm Chiếc lá cuối cùng


Tóm tắt Xem thử

- Suy nghĩ về tác phẩm Chiếc lá cuối cùng – Ngữ Văn 9.
- Đề bài: Lấy nhan đề “Tình đời trong chiếc lá”, hãy nêu suy nghĩ về đoạn trích tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri..
- Vấn đề cần nghị luận (phân tích, cảm nhận) là tình đời trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng..
- Tình cảm của những hoạ sĩ đối với nhau như thế nào?.
- Những ý nghĩ dại dột của Giôn-xi về chiếc lá cuối cùng..
- Xiu và cụ Bơ-men đã làm tất cả để cứu Giôn-xi..
- Mở bài: Giới thiệu O Hen-ri và truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng..
- Ý nghĩ của Giôn-xi về cái chết và chiếc lá cuối cùng..
- Xiu đã tận tình chăm sóc Giôn-xi (tình cảm tốt đẹp của bạn bè), thầy thuốc cũng đã hết lòng chạy chữa (khoa học cũng đã cố gắng)..
- Cụ Bơ-men vẽ chiếc lá cuối cùng..
- Chiếc lá đã cứu sống Giôn-xi.
- Nhưng cụ Bơ-men lại chết vì viêm phổi..
- Chiếc lá – kiệt tác là tình cảm quên mình của cụ Bơ-men..
- Kết bài: Nhấn mạnh tình cảm của con người, tình cảm đó đã biến thành tác phẩm và sức mạnh kì diệu của tác phẩm nghệ thuật vì con người..
- Suy nghĩ về tác phẩm Chiếc lá cuối cùng - Bài tham khảo 1.
- Yêu thương, gắn bó thân thiết nhưng cũng rất nóng bỏng kịch tính là tất cả những gì ta có thể cảm nhận được ở đoạn trích Chiếc lá cuối cùng trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn O Hen-ri.
- Câu chuyện như một nét phác thảo chân thực, đẹp đẽ về “Tinh đời trong chiếc lá”, phải chăng đây chính là điều nhà văn muốn gửi gắm qua tác phẩm của mình..
- Không phải ngẫu nhiên mà hình ảnh chiếc lá thường xuân lại trở thành nhan đề cho truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Mĩ nổi tiếng này.
- Xuyên suốt mỗi câu, mỗi chữ là một màu xanh rời rợi, là sự sống kiên cường, thiết tha của chiếc lá, là tình cảm bạn bè đầy yêu thương, chăm lo tận tình và cả sự hi sinh cao cả của những nghệ sĩ nghèo nước Mĩ.
- Chiếc lá trong mỗi hoàn cảnh, mỗi con người lại ẩn chứa một ý nghĩa, một tâm tình khác nhau.
- Giôn-xi ngây thơ đến lạ lùng khi cô cho rằng sẽ buông xuôi tất.
- cả và lìa cõi đời này vào lúc chiếc lá cuối cùng rụng xuống.
- Tuyệt vọng đã khiến cô đặt cược cả cuộc đời và số phận cho một chiếc lá nhỏ nhoi.
- Nhưng rồi chiếc lá vô tri đó đã trở thành niềm hi vọng của Giôn-xi khi mà cô còn giữ được “lửa” trong trái tim mình, khiến cô tìm lại được tình yêu cuộc sống với những mơ ước, khát khao.
- Khi ấy, Giôn-xi tin vào cuộc đời bằng một tình yêu cuộc sống mãnh liệt đã giúp cô vượt qua lưỡi hái tử thần.
- Cô tin rằng chiếc lá sẽ mãi còn đó, mãi xanh tươi như sự sống bất diệt, cô tin rằng trái tim mình cũng sẽ đập mãi, tâm hồn mình cũng sẽ trẻ mãi và tràn đầy ước mơ về bức kiệt tác “vịnh Na-plơ”.
- Như vậy, sự sống của chiếc lá đã thăng hoa tình cảm thiết tha yêu cuộc sống trong trái tim cô gái yếu đuối này..
- Nỗi tuyệt vọng của Giôn-xi như nhát dao đâm vào trái tim thổn thức của người bạn thân thiết, gần gũi nhất – Xiu để rồi chiếc lá lại thực hiện tốt vai trò của mình, gợi nên sự quan tâm, lo lắng, yêu thương của Xiu dành cho bạn mình..
- Giôn-xi quả là một người tàn nhẫn với Xiu và với chính mình khi cô mỗi khi thức dậy đều muốn mở cửa sổ để chờ đợi chiếc lá cuối cùng lìa cành.
- Bệnh tật, sự tuyệt vọng của Giôn-xi hành hạ Xiu về cả vật chất lẫn tinh thần.
- Xiu không muốn kéo mành lên để bạn nhìn thấy sự sống níu kéo từng giây từng phút trên chiếc lá còn sót lại nhưng cô khó có đủ ánh sáng mà vẽ tranh, lấy tiền chữa trị cho Giôn-xi khi cửa so là nguồn sáng không phải trả tiền duy nhất đối với những người nghèo khổ như cô.
- Chính trong những lúc thế này ta mới thấy hết được cái tình, cái nghĩa mà Xiu dành cho Giôn-xi, chiếc lá một lần nữa lại chứa nặng nỗi lo lắng khôn nguôi của cô gái trẻ, nó nhân lên trong cô sức mạnh của nghị lực, thăng hoa trong trái tim cô một tình yêu vô bờ bến với người bạn trẻ..
- Lo lắng khiến Xiu không thể chịu đựng nỗi đau buồn một mình, cô đã tìm đến và chia sẻ nỗi niềm với cụ Bơ-men, người hoạ sĩ già sống ở dưới tầng trệt.
- Điều đó càng khiến cụ đau xót biết ngần nào khi hiểu rằng Giôn-xi đang tuyệt vọng buông xuôi cuộc sống.
- Chiếc lá là mấu chốt của vấn đề sống còn lúc này.
- Định đoạt được vận mệnh của chiếc lá là giành lại sự sống cho Giôn-xi khỏi lưỡi hái tử thần.
- Ở đây, chiếc lá lại một lần nữa thể hiện thành công tình yêu thương thiết tha cao cả đến kì diệu của cụ Bơ-men..
- Người đọc thực sự cảm động trước hình ảnh một cụ già 60 tuổi run rẩy trong đêm mưa to gió lớn, tuyết ngập khắp đường, một tay bám vào chiếc thang đã mục, tay kia vừa cầm đèn bão vừa cầm bảng màu với hai sắc xanh vàng và bút vẽ để leo lên tường nơi cửa sổ phòng Giôn-xi nhìn ra.
- Bằng nét vẽ tài hoa và chân thực hoà vào cùng với tình thương yêu cháy bỏng của “người cha”, cụ đã đem đến cho chiếc lá thường xuân bình thường một sức sống bất tử.
- Để đáp lại đức hi sinh cao cả của người hoạ sĩ già, chiếc lá đã trở thành kiệt tác của cuộc đời cụ Bơ-men, thể hiện hoàn hảo và sinh động nhất tình yêu thương lớn lao, cao cả.
- Chiếc lá đã cứu sống Giôn-xi, tạo nên kiệt tác bất tử cho cụ Bơ-men.
- Một lần nữa, cái chân lí: nghệ thuật vì cuộc sống con người mới là nghệ thuật đích thực lại toả sáng trong cụ Bơ-men.
- Thực ra, chiếc lá cuối cùng đã rụng, nhưng còn mãi mãi trên tường và trong trái tim độc giả là chiếc lá của tình yêu thương, của sự hi sinh cao cả.
- bởi ẩn chứa trong chiếc lá là tình đời sâu nặng và nồng thắm mà ở bất cứ hoàn cảnh nào, thời đại nào đều đáng được trân trọng và ngợi ca….
- Thật ra, “Tình đời trong chiếc lá” là một cách nói ẩn dụ về ý nghĩa của truyện Chiếc lá cuối cùng.
- Tình cảm của Xiu dành cho Giôn-xi, nhất là tình cảm của cụ Bơ-men dành cho cô hoạ sĩ trẻ.
- Cụ đã hi sinh cả mạng sống của mình để làm ra chiếc lá khiến Giôn-xi từ chỗ tuyệt vọng chờ chết đã tin tưởng, hi vọng và dần dần lành bệnh.
- Người viết đã phân tích, làm rõ ý nghĩa của chiếc lá trong đời sống tình cảm của ba nhân vật.
- Trong phần kết bài, câu văn bạn viết: Thực ra, chiếc lá cuối cùng đã rụng, nhưng còn mãi mãi trên tường và trong trái tim độc giả là chiếc lá của tình yêu thương, của sự hi sinh cao cả… là một câu văn khá hay..
- Suy nghĩ về tác phẩm Chiếc lá cuối cùng - Bài tham khảo 2.
- Từ truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng – một tác phẩm đặc sắc, ta có thể thấy được phần nào tài năng của nhà văn.
- Một chiếc lá vô cùng nhỏ bé và rất đỗi mộc mạc bước vào truyện của O Hen-ri, đã trở thành nơi đúc kết cảm xúc, hoài bão, khát vọng,… của mỗi người trong cuộc sống..
- Chiếc lá cuối cùng là bức tranh phác hoạ một cách chân thực và sống động cuộc đời của những người hoạ sĩ nghèo nước Mĩ.
- Xiu và Giôn-xi – hai cô gái còn rất trẻ đã rời bỏ quê hương, người thì ở miền Nam nước Mĩ xa xôi, quanh năm nắng gắt, người lại ở vùng Bắc lạnh giá vô cùng để đến Oa-sinh-tơn với hi vọng về cuộc sống mới xán lạn hơn! Nhưng không phải trời lúc nào cũng chiều lòng người.
- Giôn-xi đột ngột đổ bệnh sưng phổi.
- Là một cô gái yếu đuối, lại được sinh ra ở vùng đất có khí hậu nhiệt đới, Giôn-xi khó lòng đủ sức chống lại bệnh tật.
- Hơn nữa, sự nghèo túng càng khiến cô không muốn sống! Suốt ngày nằm bẹp trên giường, trong căn phòng tối tăm, chật hẹp, chỉ duy nhất nguồn ánh sáng của mặt trời chiếu rọi, Giôn-xi chỉ biết hằng ngày ngắm nhìn cây thường xuân bám vào bức tường gạch đối diện cửa sổ.
- Cô tự phó mặc cuộc đời mình cho những chiếc lá.
- Cô chỉ chờ đến khi nào chiếc lá thường xuân cuối cùng chạm đất thì cô cũng xuôi tay về với Chúa.
- Giôn-Xi tuyệt vọng đến nỗi ngay cả khi chiếc lá cuối cùng vẫn dũng cảm treo mình trên cành cây thì cô vẫn tin chắc rằng nó sẽ rụng và cô sẽ chết.
- Chiếc lá vừa là nỗi tuyệt vọng, vừa là niềm hi vọng nhỏ nhoi cuối cùng níu giữ Giôn-xi với cuộc sống..
- Giôn-xi vẫn đòi kéo mành lên mà Xiu không ngăn cản nổi.
- Xiu hi vọng chiếc lá đừng rụng vì nó còn ngày nào trên cành là ngày đó bạn cô còn mong manh chút hi vọng nhỏ nhoi..
- Đối với cô, chiếc lá đã thể hiện rõ tĩnh yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc, lo lắng tận tình dành cho người bạn thân!.
- Nỗi khổ tâm của Xiu còn tác động tới cụ hoạ sĩ già Bơ-men, người yêu quý và luôn bảo vệ hai cô gái trẻ Xiu và Giôn-xi.
- Giôn-xi đang ngày càng tuyệt vọng, gần kề với cái chết, thôi thúc cụ Bơ-men phải làm một điều gì đó để cứu vãn.
- Cụ biết rằng muốn Giôn-xi được sống thì chiếc lá cuối cùng phải còn lại trên cây, ít ra cho đến khi Giôn-xi qua khỏi.
- Sau một đêm kéo dài với những cơn gió phũ phàng và trận mưa không ngớt, chiếc lá vẫn nằm đó, dũng cảm treo mình trên cây.
- Giôn-xi dường như không tin vào mắt mình và “ngắm nhìn chiếc lá hồi lâu”, từ giây phút đó, có điều gì hình thành trong đáy sâu tâm hồn làm thay đổi hẳn suy nghĩ và hành động của cô.
- “Chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào..
- Sức mạnh vô hình của chiếc lá đã kéo Giôn-xi vể với hiện thực, trở về với niềm lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống.
- Thật là kì diệu ! Ở đây, ta có thể thấy rõ vai trò chiếc lá thể hiện niềm tin yêu cuộc sống, khát vọng và ước mơ ở cuộc sống của Giôn-xi..
- Chiếc lá thường xuân là món quà tặng vô giá mà cụ Bơ-men trao cho Xiu và Giôn-xi với mong ước, mai sau, hai cô sẽ hoàn thành ước mơ để trở thành những hoạ sĩ nổi tiếng!… Như vậy, trong cái đêm định mệnh đó, trong hoàn cảnh khắc nghiệt đến tột cùng, ông hoạ sĩ già sáu mươi tuổi vật lộn với mọi khó khăn về cả khách quan lẫn chủ quan để thổi hồn mình cùng tình yêu thương vô bờ bến của mình qua những đường nét trên bức tường đầy mưa bão.
- chiếc lá đã chứa đựng một sửc sống mãnh liệt, sự ấm nóng của sự hi sinh cao cả! Sự hiện diện của chiếc lá ông cụ vế trong đêm dông bão đó đã cứu sống cô gái trẻ đang tuyệt vọng.
- Chính với ý nghĩa lớn lao đó mà tác phẩm cuối đời của người hoạ sĩ già đã trở thành một kiệt tác, điều mà cụ Bơ-men không hề ngờ tới..
- Chúng ta xúc động thật sự khi nghe Xiu thổn thức nói với bạn, “Ôi em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men – cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng”.
- Cụ Bơ-men đã ra đi, nhưng chiếc lá vẫn còn đó như một bản thánh ca tuyệt vời của tình yêu thương và đức hi sinh cao cả..
- “Tình đời trong chiếc lá”, đó chính là bức thông điệp mà O Hen-ri muốn gửi gắm qua truyện ngắn của mình.
- Bạn đã cảm nhận được những nội dung cơ bản của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng.
- Những tình cảm tốt đẹp mà Xiu và cụ Bơ-men dành cho Giôn-xi làm nên tình đời trong tác phẩm.
- Có thể thấy người viết đã quá câu nệ vào chiếc lá có ý nghĩa biểu tượng thay vì chiếc lá cụ thể, cho nên đã viết “thật thà” và không chuẩn: Đối với cô, chiếc lá đã thể hiện rõ tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc, lo lắng tận tình dành cho người bạn thân! Mặc dù là nói về tình đời trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng, nhưng cũng cần đề cập đến nghệ thuật xây dựng tình huống và kết thúc hai lần đảo ngược (cô hoạ sĩ trẻ trở về nhờ chiếc lá, cụ Bơ-men vì tạo ra chiếc lá mà hi sinh) và ý nghĩa biểu tượng của kiệt tác – chiếc lá: Nghệ thuật chân chính phục vụ con người, chỉ có nó mới cứu rỗi con người.