« Home « Kết quả tìm kiếm

Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương


Tóm tắt Xem thử

- SUY NGHĨ VỀ THÂN PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG XÃ HỘI CŨ QUA NHÂN VẬT VŨ NƯƠNG.
- Đề tài người phụ nữ trong văn học nói chung, trong văn học trung đại nói riêng..
- Giới thiệu nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” và tính chất tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ dưới chế độ cũ..
- Vũ Nương - người phụ nữ có tâm hồn cao đẹp nhưng số phận đau khổ - Vũ Nương là người phụ nữ đẹp:.
- Tư dung tốt đẹp - người con gái bình dân..
- Là người con hiếu thảo, người mẹ thương con, người vợ chung thuỷ..
- Vũ Nương lại là người phải gánh chịu nhiều khổ đau:.
- Bị Trương Sinh đối xử phũ phàng: nghi ngờ, không cho nàng biết nguyên do, mắng nhiếc thậm tệ khiến nàng phải tìm đến cái chết..
- Suy nghĩ về thân phận phụ nữ trong xã hội phong kiến - Con người không làm chủ được vận mệnh của mình..
- Xã hội phong kiến với những luật lệ khắt khe, vô nhân đạo gây ra bao bất công cho người phụ nữ.
- Người phụ nữ buộc phải cam chịu, nhẫn nhục nên những bất công đó có điều kiện phát triển..
- Cảm nhận về cuộc đời của nhân vật Vũ Nương nói riêng, cũng như thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ nói chung..
- Đề bài: Em hãy viết một bài văn ngắn nêu suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương..
- Mà tiêu biểu nhất đó là số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.
- Trong đó tiêu biểu nhất phải kể đến nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
- Nàng chính là một đại diện tiêu biểu cho tầng lớp phụ nữ nói riêng và phụ nữ trong xã hội cũ nói chung..
- Vũ Nương là một người con gái với xuất thân bình dân và vẻ đẹp dung dị mặn mà.
- Trương Sinh không tiếc trăm ngàn lạng vàng đến hỏi cưới nàng về làm vợ.
- Thế nhưng Trương Sinh là công tử ít học, từ bé sống trong nhung lụa nên có tính đa nghi, gia trưởng.
- Từ sau khi làm dâu ý thức được thân phận nhỏ bé, gia cảnh bần hàn của mình Vũ Nương chưa một lần dám phản kháng hay làm trái ý chồng.
- Cuộc sống những tưởng êm ả thế nhưng binh biến loạn lạc, Trương Sinh phải lên đường ra chiến trận.
- Đó chính là niềm khát khao cháy bỏng của người vợ trong những ngày binh chiến loạn lạc..
- Vũ Nương ở lại một tay tần tảo lo lắng việc nhà, chăm sóc mẹ già lại phải cáng đáng thêm đứa con mới lọt lòng.
- Thế nhưng tuyệt nhiên chưa bao giờ người phụ nữ ấy oán trách nửa lời.
- Vũ Nương ngày đêm túc trực thăm nom, đi khắp nơi kiếm thầy tìm thuốc chữa cho mẹ chồng, đồng thời hết lời khuyên lơi nhưng bà không qua khỏi.
- Khi giặc tan, Trương Sinh về nhà chỉ vì tin lời con trẻ mà nghi vợ hư hỏng nên chửi mắng vợ thậm tệ, mặc cho lời phân trần của Vũ Nương, mặc cho lời biện bạch của họ hàng làng xóm, Trương Sinh vẫn hồ đồ đánh đuổi Vũ Nương.
- Đau đớn, tủi nhục, Vũ Nương phải tìm đến cái chết trên bến Hoàng Giang..
- Câu chuyện đã thể hiện nỗi oan khúc tột cùng của Vũ Nương, nỗi oan ấy đã vượt ra ngoài phạm vi gia đình, là một trong muôn vàn oan khốc trong xã hội phong kiến vùi dập con người, nhất là người phụ nữ.
- Thân phận của người phụ nữ bị vùi dập, bị sỉ nhục, bị đày đến bước đường cùng của cuộc đời, họ chỉ biết tìm đến cái chết để bày tỏ tấm lòng trong sạch.
- Điều này chứng tỏ xã hội phong kiến suy tàn đã sinh ra những Trương Sinh đầu óc nam quyền, độc đoán, sống thiếu tình thương đối với người vợ hiền thục của mình, để rồi gây ra cái chết bi thương đầy oan trái cho Vũ Nương.
- Thân phận của Vũ Nương thật đáng thương và phẩm chất của nàng cũng thật đáng khâm phục.
- Thế nhưng, Vũ Nương vẫn còn đó nỗi đau oan khúc, nàng muốn phục hồi danh dự: Nàng không trở về trần gian mặc dù Trương Sinh đã lập đàn giải oan và đã ân hận với việc làm nông nổi của mình.
- Sự dứt áo ra đi của nàng là thái độ phủ định trần gian với cái xã hội bất công đương thời.
- Đây cũng là thái độ đấu tranh đòi công lý của người phụ nữ trong xã hội phong kiến suy tàn.
- Dù cái chết là tấn bi kịch của người phụ nữ, nhưng họ thức tỉnh được tầng lớp phụ quyền, phong kiến..
- Sự vĩnh viễn chọn cái chết mà không trở lại trần thế của Vũ Nương đã làm cho Trương Sinh phải cắn rứt ân hận vì lỗi lầm của mình.
- Trương Sinh biết lỗi thì đã quá muộn màng..
- Qua câu chuyện về cuộc đời và số phận bi thảm của Vũ Nương, Nguyễn Dữ tố cáo xã hội phong kiến đương thời đã chà đạp lên nhân phẩm của người phụ nữ, tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã làm vợ xa chồng, cha xa con, gia đình tan vỡ.
- Nỗi đau của Vũ Nương cũng là nỗi đau của biết bao người phụ nữ dưới chế độ phong kiến như nàng Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, người cung nữ trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương và nhiều phụ nữ khác nữa.
- Phải chăng người phụ nữ trong xã hội phong kiến Việt Nam luôn bị chà đạp dù họ có tài năng và phẩm chất cao đẹp..
- trong xã hội phong kiến cũ đau đớn, bạc mệnh, tủi nhục không kể xiết.
- Lễ giáo phong kiến khắt khe như sợi dây oan nghiệt trói chặt người phụ nữ.
- Và cũng như Vũ Nương, người phụ nữ trong xã hội suy tàn ngày ấy luôn tìm đến cái chết để bảo vệ nhân phẩm của mình..
- Bằng bút pháp kể chuyện, tình tiết lúc chân thật đời thường, lúc hoang đường kì ảo, Nguyễn Dữ đã xây dựng hình tượng nhân vật điển hình cho thân phận người phụ nữ ngày xưa.
- Họ thật đẹp, thật lý tưởng nhưng xã hội không cho họ hạnh phúc.
- Tác phẩm của ông vừa đề cao giá trị người phụ nữ lại vừa hạ thấp giá trị của xã hội phong kiến đương thời..
- Hình tượng người phụ nữ là một hình tượng xuyên suốt trong suốt chiều dài văn học.
- Không chỉ có Truyện Kiều của Nguyễn Du, Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều, Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn, mà còn có Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
- Qua câu chuyện của Vũ Nương, Chuyện người con gái Nam Xương nói lên một cách sâu sắc những bi kịch cùng vẻ đẹp và những khát vọng chân chính về hạnh phúc gia đình của người phụ nữ.
- Vẻ đẹp con người và số phận bi kịch của Vũ Nương có sức khái quát lớn.
- Đây không chỉ là câu chuyện về số phận thương tâm của một người phụ nữ mà còn là tấm lòng yêu thương trân trọng của tác giả dành cho những người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp trong xã hội phong kiến bấy giờ..
- "Chuyện người con gái Nam Xương".
- Nhân vật chính trong tác phẩm là Vũ Nương, một người phụ nữ trung trinh, tiết hạnh, đẹp người, đẹp nết nhưng lại bị chồng nghi oan thất tiết.
- Kết thúc truyện là hình ảnh Vũ Nương hiện về thấp thoáng lúc ẩn, lúc hiện giữa lòng sông nói lời tạ từ rồi biến mất.
- Đó là bi kịch của rất nhiều những người phụ nữ bất hạnh khi mà hạnh phúc gia đình chính là chỗ dựa vững chắc cho họ, giờ đây đã tan thành mây khói, mất đi chỗ dựa cuộc sống, họ lâm vào bi kịch và cái chết là con đường giải thoát duy nhất để họ kết thúc bi kịch của chính mình.
- Vì thế, truyện không đơn thuần dừng lại ở sự phản ánh hiện thực mà còn tố cáo hiện thực, gióng lên niềm khao khát hạnh phúc của người phụ nữ trong một xã hội công bằng, văn minh..
- Nàng Vũ Nương là một người vợ biết giữ gìn khuôn phép, không để vợ chồng bao giờ phải thất hòa.
- Vũ Nương không mong muốn chồng trở về với vinh hoa phú quý hay công danh sự nghiệp, mà nàng chỉ mong muốn bình yên”.
- Nên hy vọng chồng có thể trở về bình yên chính là điều thiết thực nhất..
- Năm tháng không có chồng ở nhà, dù phải một mình nuôi con, chăm sóc mẹ chồng nhưng Vũ Nương chẳng mảy may oán thán lấy một lời.
- Vũ Nương đã nói dối con, chỉ vào chiếc bóng và bảo rằng đó là cha Đản.
- Chính vì một lời nói dối vô hại ấy, sau này lại đem đến lại bi kịch cho cuộc đời nàng..
- Trương Sinh đi lính trở về, gia đình đoàn tụ, tưởng rằng giờ đây cuộc sống sẽ được hạnh phúc, nhưng ai ngờ cuộc đời Vũ Nương lại trở nên bất hạnh.
- “Cái bóng” trở thành người cha để an ủi con trẻ, nhưng lại trở thành lý do dẫn đến bi kịch của Vũ Nương.
- Khi trở về, Trương Sinh liền mắng vợ một bữa cho hả giận.
- Dù Vũ Nương hết sức tủi thân nhưng nàng vẫn hết lời giải thích cho chồng hiểu.
- Biết là vô tác dụng, nàng liền tìm đến cái chết để chứng minh sự trong sạch của mình.
- Xót xa thay cho người phụ nữ mang danh là thất tiết, chẳng thể minh oan cho sự trong sạch của bản thân, bị chồng ruồng bỏ và phải tìm đến cái chết để hết tội..
- Người đọc cũng có đôi phần hiểu được tuy không nói một lời nào nhưng có lẽ Trương Sinh không hề tin vợ.
- Thế rồi ngay cả lúc ra trận, chàng không hề nói một lời từ biệt với Vũ Nương mà cứ lẳng lặng mà đi.
- đây đó chính là một dấu hiệu mơ hồ chưa chắc chắn mà Trương Sinh cũng đã khép tội cho Vũ Nương mặc những lời giải thích của nàng.
- Không chịu nổi nữa, tuyệt vọng thì nàng đến cái chết.
- Thực sự người đọc sẽ không thể nào mà quên được chi tiết Vũ Nương gieo mình xuống bến sông Hoàng Giang.
- Chi tiết này đã khiến cho người đời mãi mãi xót xa về tấn bi kịch đẫm đầy nước mắt của người phụ nữ trong xã hội xưa họ tốt đẹp, họ xinh đẹp như vậy nhưng chịu nhiều oan ức.
- Thông qua đây ta như thấy được đó cũng chính là tấn bi kịch cái đẹp bị chà đạp, bị rẻ rúng và những thân phận của người lao động, đặc biệt là những người phụ nữ họ bị vùi dập không thương tiếc.
- Đồng thời thông qua đây cũng chính là bản án đanh thép tố cáo bộ mặt tàn bạo, bất nhân của xã hội phong kiến đương thời..
- Có thể khẳng định được rằng chính hình tượng nhân vật Vũ Nương chính là hiện thân của tấm lòng vị tha..
- Vũ Nương cũng chính là vẻ đẹp của người phụ nữ toàn tài nhưng lại bị xã hội bất công vùi dập..
- Thông qua nhân vật Vũ Nương ta như thấy được ngòi bút của Nguyễn Dữ đã hướng đến thể hiện và trân trọng, đồng thời đó cũng chính là sự ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ, họ chung thủy, đoan trang và nhân hậu.
- Không dừng lại ở đó truyện như còn tố cáo mạnh mẽ chế độ phong kiến hà khắc, cửa quyền, xã hội phong kiến mục ruỗng như thật nhẫn tâm đẩy con người vào bước đường cùng không lối thoát.