« Home « Kết quả tìm kiếm

TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHIỆP HOÁ VÀ ĐÔ THỊ HOÁ ĐẾN SINH KẾ NÔNG DÂN VIỆT NAM: TRƯỜNG HỢP MỘT LÀNG VEN ĐÔ HÀ NỘI


Tóm tắt Xem thử

- Kể từ khi bắt đầu công cuộc Đổi mới trong những năm 1980, Việt Nam đã trải qua một quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá với tốc độ nhanh, dẫn đến việc Nhà nước thu hồi một diện tích lớn đất nông nghiệp và các loại đất khác để phục vụ các mục đích phi nông nghiệp.
- Các nghiên cứu trước đây của tôi đã phân tích việc thu hồi quyền sử dụng đất đã tạo ra mâu thuẫn như thế nào, theo cách nào và ở mức độ ra sao, đồng thời nhận dạng một vấn đề nóng bỏng là người nông dân sẽ làm gì khi họ chỉ còn một ít hay không còn quyền sử dụng đất nông nghiệp (xem Nguyễn Văn Sửu 2007b.
- Trong nghiên cứu này, tôi đi sâu nghiên cứu về việc thu hồi đất nông nghiệp và phân tích các tác động của nó đối với cuộc sống của người nông dân, đặc biệt là với sinh kế của họ ở một làng ven đô Hà Nội từ cuối những năm 1990..
- Trong nghiên cứu này, tôi lập luận rằng việc thu hồi quyền sử dụng đất nông nghiệp của Nhà nước đã tạo ra những tác động quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hoá và chính trị đối với người nông dân bị thu hồi đất để phục vụ cho các mục đích công nghiệp hoá và đô thị hoá.
- Giống như Trung Quốc, công nghiệp hoá và đô thị hoá ở Việt Nam trong 20 năm qua đã “lấn chiếm” một diện tích lớn đất nông nghiệp.
- Các tài liệu còn thiếu tính hệ thống cho thấy, ở cấp độ quốc gia từ năm 1990 đến 2003 có 697.417 ha đất đã bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng và các mục đích phi nông nghiệp khác (Lê Du Phong, 2005: 9).
- Năm 2005, báo Nhân Dân cho biết có khoảng 200.000 ha đất nông nghiệp bị thu hồi mỗi năm để phục vụ các mục đích phi nông nghiệp (báo Nhân dân, 2005).
- Một nguồn được trích dẫn nhiều là báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết trong thời gian 5 năm, từ 2001 đến 2005, có 366.000 ha đất nông nghiệp đã được chuyển thành đất đô thị và đất công nghiệp.
- Con số này chiếm 4% tổng diện tích đất nông nghiệp ở Việt Nam.
- Tính theo khu vực, đồng bằng sông Hồng dẫn đầu với con số 4,4% diện tích đất nông nghiệp của khu vực được chuyển thành đất đô thị và đất công nghiệp, trong khi đó khu vực Đông Nam Bộ chiếm 2,1% (dẫn theo tạp chí Cộng sản, 2007.
- Theo quy hoạch của thành phố, trong vòng 10 năm từ 2000 đến ha đất trong đó đất nông nghiệp chiếm một tỷ lệ quan trọng được chuyển đổi thành đất đô thị và đất công nghiệp để phục vụ cho 1.736 dự án.
- (5) Trong thực tế, từ năm 2000 đến 2004, Hà Nội đã thu hồi 5.496 ha đất phục vụ cho 957 dự án và việc chuyển đổi này đã tác động mạnh đến cuộc sống và việc làm của 138.291 hộ gia đình, trong đó có 41.000 hộ gia đình nông nghiệp (Hồng Minh, 2005)..
- một làng ven đô ở phía tây - nam của Hà Nội, nơi kể từ cuối những năm 1990, chính quyền thành phố và huyện đã thu hồi một diện tích lớn đất nông nghiệp trong một thời gian ngắn để phục vụ các mục đích công nghiệp hoá và đô thị hoá.
- Được thành lập từ nhiều thế kỷ trước, Phú Điền được coi là một làng nông nghiệp có diện tích đất nông nghiệp tính theo đầu người khá cao nếu so với các làng khác ở đồng bằng sông Hồng..
- Theo địa bạ năm 1805, Phú Điền có tổng số 984 mẫu, 3 sào, 11 thước 4 tấc (7) đất nông nghiệp thuộc công hữu và tư hữu (Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang, Vũ Văn Quân, Phan Phương Thảo tương đương với 353 ha.
- Vào năm 1961, bốn hợp tác xã nông nghiệp này được hợp nhất thành một hợp tác xã nông nghiệp quy mô làng với sự tham gia của tất cả các hộ gia đình ở Phú Điền.
- Phi tập thể hoá nông nghiệp từ những năm 1980 một lần nữa làm chuyển đổi mạnh mẽ quan hệ giữa nông dân với đất nông nghiệp khi quyền sử dụng đất nông nghiệp được giao cho các hộ gia đình nông dân sử dụng.
- làng khác ở nông thôn Việt Nam chia lại quyền sử dụng đất nông nghiệp theo tinh thần của Luật Đất đai năm 1993, đất nông nghiệp ở Phú Điền vẫn giữ nguyên..
- Vào năm 2000, Phú Điền có 147,7 ha đất nông nghiệp, 1.088 hộ gia đình nông nghiệp, nếu tính bình quân, mỗi hộ có 0,135 ha (1.350 m 2 ) đất nông nghiệp.
- Tuy nhiên, cho đến thời điểm tôi tiến hành điền dã ở làng năm 2007, 3/4 đất nông nghiệp của Phú Điền đã bị thu hồi để xây dựng khu đô thị, đường giao thông, khu buôn bán, văn phòng, bến xe và các cơ sở hạ tầng khác.
- Hệ quả là, vào cuối năm 2007, diện tích đất nông nghiệp của làng giảm xuống còn 40 ha và theo quy hoạch thì diện tích này cũng sẽ bị thu hồi trong thời gian tiếp theo.
- Hơn 100 ha đất nông nghiệp bị thu hồi đó được giao cho hơn 70 dự án thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như đã nói ở trên.
- Nghĩa là toàn bộ đất nông nghiệp của Phú Điền đã, đang và sẽ bị chuyển đổi thành các loại đất phi nông nghiệp, làm cho các hộ gia đình nông dân trong cộng đồng phải chuyển đổi sinh kế truyền thống.
- Ở Phú Điền, việc thu hồi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong những năm qua đã tạo nên một dòng vốn tài chính lớn chảy vào cộng đồng làng.
- Một nguồn là tiền đền bù quyền sử dụng đất nông nghiệp..
- Việc thu hồi quyền sử dụng đất nông nghiệp có nghĩa là tách người nông dân khỏi vốn tự nhiên của họ.
- Cụ thể là nếu mức đền bù 1 sào đất nông nghiệp vào năm 2000 là 30 triệu đồng thì số tiền đền bù này tăng lên gấp đôi vào năm 2007.
- Không xảy ra những hành động chống đối bạo lực như tôi đã thấy ở một số làng khác, song người nông dân thường phàn nàn và phản ứng theo cách phi bạo lực về giá đền bù, nhất là khi họ chứng kiến việc một phần đất nông nghiệp của họ sau khi thu hồi được san nền, phân lô và bán để xây biệt thự, v.v.
- Cho dù có những phản ứng như vậy, trong thực tế tiền đền bù quyền sử dụng đất nông nghiệp cho các hộ gia đình nông dân ở Phú Điền trong những năm qua là một khoản tài chính lớn lên tới nhiều tỷ đồng.
- họ trồng cây lâu niên trên diện tích đất nông nghiệp trước khi bị thu hồi để “ăn đền bù”.
- Trong một nghiên cứu về biến đổi nông nghiệp ở Việt Nam trong những năm 1990, Akram-Lodhi viết rằng “giá đất nông nghiệp tính bình quân trên ha bằng đồng Việt Nam tăng từ 11,9 triệu đồng vào năm 1992 lên 26,1 triệu đồng vào năm 1998 trong một bối cảnh tỷ lệ lạm phát rất thấp” (A.
- Với nhiều người dân ở làng, số tiền đền bù quyền sử dụng đất nông nghiệp và tiền bán quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình thường được chia thành vài khoản chính, trong đó một phần quan trọng nhất được dùng để xây nhà, bao gồm xây mới hay sửa chữa và nâng cấp nhà cũ.
- Việc xây nhà như thế trong nhiều trường hợp tiêu tốn toàn bộ số tiền đền bù quyền sử dụng đất nông nghiệp và một phần tiền bán quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình..
- Công nghiệp hoá và đô thị hoá diễn ra nhanh chóng trong một thời gian ngắn đã làm cho người nông dân phải từ bỏ sản xuất nông nghiệp truyền thống của mình.
- Trong những năm 1990, đối với hầu hết các hộ gia đình ở Phú Điền, sản xuất nông nghiệp đem lại cho họ hơn một nửa thu nhập hằng năm.
- Nguồn thu nhập này được bổ sung bằng nguồn thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp khác như buôn bán nhỏ, làm nghề xây dựng và các dịch vụ khác cho khu vực đô thị Hà Nội hay đâu đó.
- Một khảo sát vào năm 2005 cho thấy, trong số các hộ gia đình được khảo sát ở Hà Nội, trước khi bị thu hồi quyền sử dụng đất nông nghiệp, có 69,3% làm nông nghiệp, 30,7% làm các công việc phi nông nghiệp (Lê Du Phong [Chủ biên .
- Sau khi bị thu hồi quyền sử dụng đất nông nghiệp, hầu hết số lao động nông nghiệp ở Phú Điền không có đất để sản xuất nông nghiệp.
- Như tôi đã đề cập ở phần trước, vào đầu năm 2008, Phú Điền chỉ còn 40 ha đất nông nghiệp, tuy nhiên, hệ thống thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ở khu vực này đã hoàn toàn bị phá huỷ bởi hàng loạt các công trình xây dựng trên diện tích đất bị thu hồi..
- Vào thời điểm cuối năm 2007, có khoảng 40 hộ gia đình ở Phú Điền tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp này, trong đó hầu hết người lao động là phụ nữ ở tuổi trung niên.
- Việc chuyển đổi đất nông nghiệp để xây dựng các khu đô thị, đường giao thông, văn phòng và các cơ sở hạ tầng khác đã rút ngắn khoảng cách giữa Phú Điền và khu đô thị của Hà Nội.
- Cùng thời điểm đó, những người nông dân Phú Điền bị mất đất nông nghiệp, không còn tham gia sản xuất nông nghiệp nữa, vì thế cũng muốn tìm kiếm các nguồn sinh kế mới.
- Thu nhập từ việc cho thuê nhà trọ được coi là một nguồn thu nhập quan trọng và “ổn định” nhất của nhiều hộ gia đình nông dân không còn đất nông nghiệp ở Phú Điền.
- Thêm vào đó, việc thu hồi quyền sử dụng đất nông nghiệp còn dẫn đến việc thúc ép nhiều người lao động phải tìm kiếm các nguồn sinh kế thay thế và trong thực tế nhiều người lao động, nhất là lao động nữ trung niên, đã gia nhập đội ngũ buôn bán nhỏ nhất là buôn bán các mặt hàng gia dụng, lương thực thực phẩm và các dịch vụ khác cho những người sống và trọ trong và quanh làng.
- Một là chợ mới của làng, gồm 500 gian hàng, được xây dựng năm 2003, về lý thuyết là nhằm tạo địa bàn buôn bán (tức tạo việc làm) cho những người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp.
- Ngoài ra, có một số ít hộ gia đình đã thành công trong việc tìm một vài công việc phi nông nghiệp bền vững hơn cho một số lao động của hộ gia đình.
- Tóm lại, sau khi bị thu hồi quyền sử dụng đất nông nghiệp, nhiều người lao động ở Phú Điền đã tham gia vào nhiều việc làm và dịch vụ giản đơn, phi nông nghiệp để đạt được các mục tiêu sinh kế của mình và các hoạt động này phụ thuộc nhiều vào lao động nhập cư và sinh viên.
- Thu hồi quyền sử dụng đất nông nghiệp ở Phú Điền tạo tiền đề để người dân ở làng trong thời điểm hiện tại, nhìn chung, có một mức thu nhập cao hơn trước.
- Nhiều người trong số họ thường nói “ngày xưa” thu nhập của các hộ gia đình chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp và được tính bằng thóc, không phải bằng tiền mặt.
- Trong thực tế, sản xuất nông nghiệp không mang lại cho người dân Phú Điền một nguồn thu nhập tốt để có thể làm cho họ giàu có về kinh tế, vì sau khi trừ đi các chi phí về giống, phân bón.
- Đấy là còn chưa tính đến các nguồn thu nhập khác và số tiền đền bù quyền sử dụng đất nông nghiệp và tiền bán quyền sử dụng đất ở mà nhiều hộ gia đình đã nhận được.
- Thực tế này cho thấy một sự gia tăng đáng kể về mức sống của người dân Phú Điền ở thời điểm hiện tại so với cuộc sống của họ trong những năm còn sản xuất nông nghiệp trước kia..
- Tuy nhiên, nhiều người dân lại cảm thấy sinh kế của họ mỏng manh, không bền vững so với những tháng ngày làm nông nghiệp: khi họ có thể tự chuẩn bị cho mình lương thực hằng ngày như gạo, rau, v.v.
- Ở một chừng mực nhất định, hoạt động kinh doanh mới mà họ đang làm cũng chứa đựng những rủi ro mà nhiều người nông dân không trải qua khi còn làm nông nghiệp.
- là những sinh kế mới của người dân Phú Điền sau khi bị thu hồi quyền sử dụng đất nông nghiệp.
- Từ một cộng đồng nông nghiệp, với khoảng cách giàu - nghèo hẹp, thì từ khi thu hồi quyền sử dụng đất nông nghiệp đã xuất hiện một số nhân tố thúc đẩy bất bình đẳng xã hội.
- Thứ nhất là mức đền bù quyền sử dụng đất nông nghiệp.
- Theo chủ trương của Đảng và Nhà nước về giao quyền sử dụng đất nông nghiệp, đất nông nghiệp được chia khá đều cho các hộ gia đình từ cuối những năm 1980.
- Tuy nhiên, sau 20 năm, giống như nhiều làng khác ở đồng bằng sông Hồng, quyền sử dụng đất nông nghiệp của các hộ gia đình đã bị phân hoá, vì những người sinh sau thời điểm giao đất từ cuối những năm 1980 ở Phú Điền không được nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp.
- Chẳng hạn, ở làng Lộc (13) (tỉnh Bắc Ninh), sau 10 năm chia đất nông nghiệp, trong tổng số 689 hộ gia đình, 2.768 khẩu, có 472 trẻ em, chiếm 17,05% dân số của làng, không có quyền sử dụng đất nông nghiệp.
- (14) Vì thế, nguồn đền bù kinh tế cho quyền sử dụng đất nông nghiệp ở một mức độ đã không được phân đều giữa các hộ gia đình nông dân trong làng..
- Một mảnh đất có diện tích khoảng vài chục mét vuông có thể đủ để xây nhà cho thuê để kiếm một khoản thu nhập nhỏ mà trong điều kiện hiện tại nhiều người nông dân không có đất nông nghiệp khó có thể đạt được bằng làm những công việc khác.
- Vấn đề lại ở chỗ trong khi nhiều hộ gia đình ở Phú Điền chỉ có khoảng 5 hoặc 6 phòng cho thuê, thì có vài chục hộ lại có tới 20, thậm chí 50 phòng và có khoảng 20% hộ gia đình nông nghiệp trong làng không có phòng cho thuê..
- Trước khi bị thu hồi đất nông nghiệp, có rất ít các hoạt động mua bán đất nông nghiệp ở Phú Điền.
- Mười năm trước, giá đất nông nghiệp chỉ có 3.000.000 đồng/sào.
- Tuy nhiên, từ năm 2000, số lượng giao dịch gia tăng và giá đất nông nghiệp cũng tăng nhanh.
- Trong vài năm qua, hơn 20 hộ gia đình ở Phú Điền mua đất nông nghiệp đợi Nhà nước thu hồi để kiếm lời, vì trong hầu hết các trường hợp, giá mua chỉ bằng 2/3 giá đền bù của Nhà nước khi thu hồi.
- Một vài người cho tôi biết đã mua đất nông nghiệp với giá 40 triệu đồng/sào và sau đó nhận được 60 triệu đồng/sào tiền đền bù của Nhà nước khi diện tích đó bị thu hồi.
- Phân tích của tôi ở trên đặt ra một vấn đề quan trọng, dù không mới, là những người nông dân sẽ làm gì sau khi bị thu hồi phương tiện sản xuất truyền thống của mình: Quyền sử dụng đất nông nghiệp.
- Ở Phú Điền, nhiều lao động nông nghiệp đã phải đối mặt với vấn đề này sau khi đất nông nghiệp của họ bị thu hồi.
- Họ thường nói họ “mất đất”, nghĩa là mất quyền sử dụng đất nông nghiệp.
- Tuy nhiên, việc thu hồi quyền sử dụng đất nông nghiệp với quy mô lớn như thế đã làm chuyển đổi mạnh mẽ cấu trúc lao động của các hộ gia đình.
- Người nông dân Phú Điền bị mất đi cái mác “nông dân” vì họ không còn đất nông nghiệp và không thể làm nông nghiệp, phải chuyển sang các việc làm phi nông nghiệp vốn không phải là lĩnh vực chuyên môn của họ.
- Vào năm 2005, hơn 40 triệu nông dân Trung Quốc đã bị mất đất nông nghiệp và số nông dân sẽ bị mất đất nông nghiệp tiếp tục gia tăng với tốc độ hai triệu người trong một năm..
- Như tác giả đề cập, một số nguồn khác còn thậm chí ước tính có tới hơn 70 triệu nông dân ở nông thôn Trung Quốc đã bị thu hồi đất nông nghiệp trong vòng 20 năm qua.
- Vì việc thu hồi đất nông nghiệp phá vỡ sinh kế và các nền tảng sinh tồn truyền thống, nên đã dẫn đến những chống đối của nông dân dù cuối cùng đều không thành công.
- Vấn đề việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp không chỉ được thảo luận sôi nổi ở các cộng đồng địa phương phải đối mặt với thu hồi đất nông nghiệp quy mô lớn như Phú Điền, mà còn cả trên các diễn đàn công cộng với sự tham gia của nhiều thực thể khác nhau như truyền thông đại chúng, tổ chức đoàn thể, nhà hoạch định chính sách, chuyên gia phát triển và các nhà khoa học..
- Tuy nhiên, một trong những niềm hy vọng lớn nhất đối với nhiều người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp là chính sách đào tạo nghề của Nhà nước..
- Điều này có nghĩa là đào tạo nghề đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp những người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp tìm kiếm các việc làm thay thế.
- bên ngoài khu vực nông nghiệp truyền thống.
- Ở xã mà làng Phú Điền là một phần, Trung tâm Đào tạo và Phát triển thông tin được thành lập năm 2003 để đào tạo nghề cho những người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp ở địa phương nhằm giúp họ tìm kiếm những việc làm phi nông nghiệp..
- Trong khu vực nông nghiệp nông thôn nói riêng, năm 2007, một nguồn khác cho biết Việt Nam có hơn 12 triệu hộ gia đình, với gần 33 triệu lao động, chiếm 72% tổng số lực lượng lao động của cả nước, nhưng chỉ có 3% trong số họ đã qua đào tạo.
- (20) Thực tế này cho thấy nhiều lao động nông nghiệp còn thiếu vốn xã hội dưới các hình thức trình độ giáo dục và kỹ năng nghề nghiệp bên ngoài những tri thức sản xuất nông nghiệp truyền thống của họ..
- Nhiều nguồn tài liệu tôi thu được cho thấy vấn đề không có việc làm, chính xác hơn là thiếu việc làm, hay trở thành những lao động phổ thông đơn giản là một hình ảnh phổ biến của những người nông dân sau khi bị thu hồi quyền sử dụng đất nông nghiệp.
- đất nông nghiệp để phục vục các mục đích công nghiệp hoá và đô thị hoá đã tạo tiền đề quan trọng để phát triển công nghiệp, dịch vụ và nền kinh tế quốc dân nói chung.
- Tóm lại, tiếp cận thực trạng những người nông dân bị thu hồi quyền sử dụng đất nông nghiệp từ góc độ sinh kế, thật không khó để nhận ra một đòi hỏi phải có chính sách có hiệu quả hơn để trợ giúp nông dân bị ảnh hưởng.
- Nhiều nguồn tài liệu cho thấy nhiều lao động nông nghiệp không có việc làm, đặc biệt là thiếu việc làm, trong đó những người bị thu hồi quyền sử dụng đất nông nghiệp là đối tượng cần việc làm nhất.
- Cuối cùng, chính họ là thực thể phải chịu thiệt thòi trong quá trình chuyển đổi đất để phục vụ đô thị hoá vì họ không có quyền sở hữu đất đai để nhận được tiền đền bù, song cuộc sống của họ lại phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp và họ không có đủ vốn xã hội để tìm kiếm các cơ hội việc làm thay thế trong một nền kinh tế công nghiệp ở đô thị (Philip F.
- Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá với tốc độ nhanh ở Việt Nam từ đầu những năm 1990 đã dẫn đến việc thu hồi một diện tích lớn đất đai, nhất là đất nông nghiệp.
- Một mặt, việc thu hồi quyền sử dụng đất như thế đã tạo tiền đề quan trọng để Việt Nam chuyển đổi nền kinh tế nông nghiệp sang một nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ như Đảng và Nhà nước mong đợi sẽ thành hiện thực vào năm 2020.
- Tuy nhiên, mặt khác, việc mất đất nông nghiệp đã ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội của những người nông dân ở khu vực nông thôn và ven đô, những con người mà văn hoá của họ được gọi là nền văn minh lúa nước và sinh kế của họ đã từ nhiều năm đã dựa vào đất nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp..
- Trong quá trình chuyển đổi này, với nhiều người nông dân ở làng Phú Điền, thu hồi quyền sử dụng đất nông nghiệp phục vụ công nghiệp hoá và đô thị hoá đã đem lại cho họ một khoản tiền lớn, mà nhiều người có mơ cũng không thấy trong.
- Quan trọng hơn, quá trình chuyển đổi này đã chuyển đổi sinh kế truyền thống của người dân địa phương từ một nguồn sinh kế dựa nhiều vào sản xuất nông nghiệp sang những nguồn sinh kế đa dạng khác, trong đó cho thuê nhà trọ và buôn bán nhỏ đóng một vai trò quan trọng..
- Tuy nhiên, nhiều lao động vốn là những người nông dân làm nông nghiệp còn thiếu vốn xã hội và vốn con người nên không thể tìm được việc làm, hay không có đủ việc làm, để đảm bảo các chiến lược sinh kế bền vững của mình trong một bối cảnh gia tăng áp lực của nền kinh tế thị trường và những tác động còn hạn chế của chính sách đào tạo nghề và tạo việc làm của nhà nước.
- (2) Đôi khi tôi chỉ đơn giản dùng đất nông nghiệp/ở thay vì cụm từ quyền sử dụng đất nông nghiệp/ở..
- (5) Ở cấp độ quốc gia, tài liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam trong những năm đã ảnh hưởng tới 950.000 lao động nông nghiệp nói riêng và khoảng 2,5 triệu người ở khu vực nông thôn nói chung (Văn Hoài, 2007, “Tìm lối ra cho nông dân mất đất.
- Bài 11: Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát “Cần làm rõ hiện trạng chuyển đổi đất nông nghiệp”, Nông thôn Ngày nay, số 177, ngày tr.
- (9) Tuy nhiên, trong giai đoạn tập thể hoá nông nghiệp, một phần đất nông nghiệp của Phú Điền đã bị cắt cho một làng ở bên cạnh.
- Hai lần cắt đất này làm giảm diện tích đất nông nghiệp của Phú Điền..
- Bài 11: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát “Cần làm rõ hiện trạng chuyển đổi đất nông nghiệp”, Nông thôn Ngày nay, số 177, ngày 25/7/2007.