« Home « Kết quả tìm kiếm

Tác động của hệ thống công trình thủy lợi đến hoạt động sản xuất nông nghiệp tại huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp


Tóm tắt Xem thử

- TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN HỒNG NGỰ TỈNH ĐỒNG THÁP Hồng Minh Hoàng 1.
- Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá hiện trạng chất lượng và tác động của hệ thống công trình thủy lợi (CTTL) đến hoạt động canh tác nông nghiệp ở huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
- Nghiên cứu áp dụng phương pháp PRA trong việc thu thập số liệu và khung sinh kế bền vững để đánh giá tác động của hệ thống CTTL theo các nguồn vốn sinh kế bằng thang đo thứ bậc Likert scale 5 cấp bậc.
- và phỏng vấn 135 nông hộ canh tác lúa trên địa bàn 4 xã của vùng đê bao triệt để và đê bao lửng ở huyện Hồng Ngự.
- Hệ thống CTTL đã góp phần nâng cao đời sống sinh kế của người dân tại địa phương nhưng cũng có ảnh hưởng đến sự suy giảm chất lượng đất canh tác, nước tưới và nguồn lợi thủy sản.
- Chất lượng xây dựng của đê bao và giao thông nông thôn ở vùng đê bao lửng thấp hơn so với vùng đê bao triệt để.
- Công tác quản lý hệ thống CTTL còn nhiều hạn chế trong việc quản lý các công trình liên vùng và giải pháp nên thực hiện trước tiên là cần có một đơn vị quản lý chung trong việc vận hành hệ thống CTTL ở huyện Hồng Ngự..
- Tác động của hệ thống công trình thủy lợi đến hoạt động sản xuất nông nghiệp tại huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp.
- Hệ thống thủy lợi đã có những đóng góp to lớn về nhiều mặt đối với sản xuất nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đặc biệt là thành công trong việc kiểm soát lũ, tháo chua rửa phèn, ngăn mặn giữ ngọt và từ đó giúp gia tăng năng suất và sản lượng trong canh tác nông nghiệp ở ĐBSCL (Hà Thanh Liêm và ctv., 2018).
- Có thể khẳng định rằng, hệ thống thuỷ lợi, nhất là đê bao, đã giúp cuộc sống người dân vùng ngập lũ ĐBSCL được an toàn, sản xuất chủ động, ngành nghề phát triển đa dạng và giao thông nông thôn thông thoáng hơn (Hà Thanh Liêm và ctv., 2018).
- Thêm vào đó, hệ thống thủy lợi đã góp phần làm thay đổi nguồn tài nguyên nước mặt ở vùng ngập lũ nói riêng và toàn ĐBSCL nói chung (Le et al., 2018).
- 2016), (5) phương pháp đánh giá tác động theo mô hình hệ thống (Hồng Minh Hoàng và ctv.
- Trong nghiên cứu này, việc đánh giá tác động của hệ thống công trình thủy lợi (CTTL) đến hoạt động canh tác nông nghiệp không tập chung vào tìm hiểu tác động trước và sau khi có hệ thống CTTL mà mục tiêu chính là đánh giá hiện trạng tác động của hệ thống CTTL trong việc đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp cũng như sinh kế của người dân trên địa bàn huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
- Với mục tiêu trên, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hệ thống dựa theo các tiêu chí của 5 nguồn vốn sinh kế của khung sinh kế bền vững (DFID, 1999) và kết hợp công cụ phân tích thống kê để đánh giá tác động của hiện trạng CTTL đến hoạt động sản xuất của nông hộ trên địa bàn huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
- Việc đánh giá theo 5 nguồn vốn sinh kế sẽ cho thấy tổng quan các khía cạnh tác động của hệ thống CTTL đến hoạt động nông nghiệp.
- Về hệ thống CTTL (Hình 1), huyện Hồng Ngự có hệ thống đê bao, kênh, cống và trạm bơm điện tương đối hoàn chỉnh phục vụ cho nhu cầu tưới tiêu trong canh tác nông nghiệp.
- Vấn đề này sẽ gây khó khăn trong công tác quản lý hệ thống CTTL khi chức năng và chất lượng của các CTTL không phù hợp với điều kiện thay đổi trong tương lai.
- Vì thế, việc đánh giá tác động của hệ thống CTTL đến hoạt động sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh hiện tại nhằm hỗ trợ cho công tác quản lý trong việc nâng cao hiệu quả phục vụ cũng như cải thiện các hạn chế của hệ thống CTTL phục vụ cho mục tiêu phát triển nông nghiệp của huyện..
- Hình 1: Bản đồ hiện trạng hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp (A) và huyện Hồng Ngự (B) năm 2017.
- Các số liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu được thu thập (Bảng 1) gồm: (1) Bản đồ hiện trạng hệ thống CTTL trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
- liệu thống kê hiện trạng hệ thống CTTL trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp (đê bao, kênh, và trạm bơm thủy lợi).
- 1 Bản đồ hệ thống CTTL tỉnh Đồng Tháp 2016 Dạng Vector Chi cục Thủy lợi tỉnh Đồng Tháp 2 Thống kê hiện trạng hệ thống CTTL (đê.
- Nghiên cứu đánh giá tác động của hệ thống CTTL dựa trên các tiêu chí theo 5 nguồn vốn của khung sinh kế bền vững của tổ chức DFID (DFID, 1999) (được thể hiện ở Hình 2).
- Các tiêu chí lựa chọn đánh giá tác động của hệ thống CTTL trong nghiên cứu bao gồm những tiêu chí định lượng và.
- Hình 2: Các tiêu chí đánh giá tác động của hệ thống công trình thủy lợi ở huyện Hồng Ngự 2.4 Phân tích số liệu.
- Các số liệu được xử lý thống kê mô tả và thể hiện dưới dạng các biểu đồ, hình ảnh và biểu bảng để phân tích mức độ hiệu quả của việc vận hành hệ thống CTTL.
- Hiệu quả của hệ thống CTTL được đánh giá trên cơ sở hiệu quả các mục tiêu kinh tế - xã hội..
- 3.1 Cơ chế quản lý CTTL tỉnh Đồng Tháp Hệ thống CTTL của tỉnh Đồng Tháp được quản lý theo cơ chế hành chính từ cấp tỉnh huyện và xã (Hình 3), trong đó, Chi cục Thủy lợi thuộc Sở NN&PTNN có vai trò chính trong việc quản lý hệ thống CTTL.
- Đặc điểm về các yếu tố trong cơ chế quản lý hệ thống CTTL như sau:.
- Quản lý hệ thống CTTL: Sở NN&PTNT, trong đó Chi cục Thủy lợi thuộc Sở NN&PTNN có vai trò chính, tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện quản lý, khai thác CTTL trên địa bàn tỉnh như: kênh trục tạo nguồn do trung ương đầu tư và giao lại tỉnh quản lý.
- Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý hệ thống.
- Nhìn chung, hệ thống CTTL phục vụ cho sản xuất nông nghiệp sau khi đầu tư sẽ bàn giao lại cho địa phương quản lý và khai thác..
- Vận hành và bảo trì hệ thống CTTL: Việc vận hành và bảo trì hệ thống CTTL được thực hiện theo cấp quản lý.
- Cụ thể, hệ thống CTTL thuộc tỉnh quản lý và khai thác sẽ do UBND tỉnh phê duyệt quy trình vận hành công trình thuỷ lợi.
- Hệ thống CTTL thuộc huyện, thị xã, thành phố quản lý khai thác do UBND huyện, thị xã, thành phố phê duyệt quy trình vận hành công trình thuỷ lợi..
- Đầu tư hệ thống CTTL: Đối với hệ thống công trình do tỉnh quản lý thì cấp đầu tư sẽ do tỉnh quyết định đầu tư theo phân cấp.
- 3.2 Hiện trạng hệ thống CTTL.
- Hệ thống CTTL được xây dựng khác nhau theo thời gian phát triển nông nghiệp ở huyện Hồng Ngự..
- Đối với vùng đê bao lửng: Hệ thống đê bao và kênh là các công trình được xây dựng trước, sau đó là hệ thống trạm bơm, cống và hệ thống giao thông nông thôn.
- Kết quả cho thấy, hệ thống đê bao và kênh có thời gian hoạt động trên 10 năm chiếm trên 80%, đặc biệt là hệ thống kênh chiếm gần 99%..
- Hệ thống trạm bơm được đầu tư và đi vào hoạt động trên 10 năm cũng chiếm tỷ lệ khá cao (>.
- Hệ thống cống và giao thông nông thôn là các công trình có thời gian hoạt động ≤ 5 năm chiếm tỷ lệ cao hơn so với các CTTL khác, đặc biệt là hệ thống giao thông nông thôn chiếm khoảng 60% có thời gian hoạt động ≤ 5 năm..
- Đối với vùng đê bao triệt để: Tương tự như vùng đê bao lửng, hệ thống đê bao, kênh và trạm bơm là các công trình được xây dựng trước tiên có.
- Trong đó, hệ thống trạm bơm vẫn được tiếp tục đầu tư xây mới với các công trình hiện tại có thời gian hoạt động ≤ 5 năm chiếm khoảng trên 35%.
- Hệ thống cống và giao thông nông thôn là công trình có thời gian hoạt động ≤ 5 năm chiếm tỷ lệ cao hơn so với các CTTL khác, đặc biệt là hệ thống cống chiếm khoảng trên 75% có thời gian hoạt động ≤ 5 năm..
- Hệ thống đê bao và kênh ở vùng đê bao lửng và đê bao triệt để hiện nay tương đối ổn định.
- Đối với vùng đê bao lửng, hệ thống giao thông nông thôn và cống được đầu tư xây mới trong 5 năm trở lại đây, trong đó, chú trọng vào hệ thống giao thông nông thôn.
- Đối với vùng đê bao triệt để, hệ thống cống và giao thông nông thôn được đầu tư xây mới trong 5 năm trở lại đây, trong đó, chú trọng vào hệ thống cống.
- Hình 4: Thời gian các CTTL được xây dựng ở 2 vùng đê bao lửng và đê bao triệt để trên địa bàn huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
- 3.2.2 Chất lượng hệ thống CTTL.
- Đối với vùng đê bao lửng: Chất lượng của các CTTL về kênh, cống và trạm bơm được đánh giá là đảm bảo cho hoạt động canh tác của nông hộ (chiếm trên 90.
- Tuy nhiên, hệ thống đê bao và giao thông nông thôn có chất lượng thấp hơn so với các công trình khác, tỷ lệ đánh giá có chất lượng thấp chiếm khoảng 30%.
- Nguyên nhân là do hệ thống đê bao lửng bị ảnh hưởng ngập lũ hàng năm.
- Hệ thống giao thông nông thôn được xây dựng trên hệ thống đê bao lửng nên cũng bị ảnh hưởng tương tự.
- Mặc dù đê bao lửng có những ưu thế hơn so với đê bao triệt để như chi phí đầu tư thấp, không tốn đất đắp và cải tạo dễ dàng nhưng trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội hiện tại, đặc biệt là phát triển nông thôn mới, thì việc đảm bảo an toàn cho hệ thống đê bao và giao thông nông thôn ở vùng đê bao lửng là vấn đề đang được sự quan tâm của chính quyền và người dân địa phương..
- Đối với vùng đê bao triệt để: Hệ thống CTTL vùng đê bao triệt để được đầu tư kiên cố và có chất.
- Nhìn chung, hệ thống CTTL ở 2 vùng khảo sát đảm bảo trên 75% cho hoạt động sản xuất (tưới tiêu,.
- Trong đó, chất lượng xây dựng các CTTL ở vùng đê bao triệt để cao hơn so với vùng đê bao lửng.
- Hệ thống giao thông nông thôn là vấn đề còn hạn chế hơn so với các CTTL khác và là vấn đề được người dân quan tâm nhiều nhất, đặc biệt là ở vùng đê bao lửng..
- Hình 5: Đặc điểm về chất lượng của hệ thống CTTL vùng đê bao lửng và đê bao triệt để trên địa bàn huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
- 3.3 Tác động của hệ thống CTTL 3.3.1 Yếu tố tự nhiên.
- Tác động của hệ thống CTTL kết hợp với hoạt động sản xuất nông nghiệp có ảnh hưởng đến các yếu tố tự nhiên như suy giảm chất lượng đất canh tác, nước tưới, nguồn lợi thủy sản và có sự tác động khác nhau giữa các yếu tố ở 2 vùng khảo sát..
- Thêm vào đó, hiện trạng hệ thống đê bao và cống làm cho nước lũ không được chảy tràn tự nhiên dẫn đến lượng phù sa không được phân bố đều trên toàn vùng mà chủ yếu là bồi lắng ở các vùng trũng.
- Hình 6: Tác động của hệ thống CTTL đến các yếu tố tự nhiên vùng đê bao lửng và đê bao triệt để trên địa bàn huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
- Nhìn chung, hệ thống CTTL và hoạt động nông nghiệp có tác động bao gồm bất lợi và thuận lợi đến người nghèo tại địa phương ở 2 vùng khảo sát theo kết quả được thể hiện ở Hình 7.
- Hình 7: Tác động của hệ thống CTTL đến các yếu tố xã hội vùng đê bao lửng và đê bao triệt để trên địa bàn huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
- thứ hai là giúp các đơn vị thu mua sản phẩm và thương lái dễ dàng vận chuyển hàng hóa nhờ có hệ thống giao thông thuận lợi và từ đó, giúp cho hợp tác giữa các thương lái và doanh nghiệp dịch vụ trong sản xuất nông nghiệp tại địa phương được.
- Nguyên nhân là do vùng đê bao triệt để có hệ thống giao thông tốt hơn so với vùng đê bao lửng tạo điều kiện thuận lợi cho các thương lái và doanh nghiệp dịch vụ nông nghiệp thu mua và vận chuyển được dễ dàng..
- Về công tác quản lý, hệ thống CTTL được giao cho các hợp tác xã bơm tưới khai tác và chịu trách nhiệm duy tu bảo dưỡng.
- Việc làm này nhằm giảm áp lực trong công tác quản lý của các cơ quan chức năng và tạo điều kiện cho các tổ chức (cụ thể là các hợp tác xã nông nghiệp) khai thác và sử dụng hệ thống CTTL phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp tại địa phương..
- Đối với yếu tố tài chính, hệ thống CTTL giúp gia tăng diện tích canh tác từ những vùng đất tự nhiên và tăng mùa vụ từ đó dẫn đến gia tăng sản lượng và tăng giá trị canh tác lúa, cụ thể tăng sản lượng do tăng được diện tích canh tác vụ 2 đối với vùng 1 vụ và tăng vụ 3 đối với vùng 2 vụ.
- sát ở vùng đê bao lửng và khoảng 29% ở vùng đê bao triệt để..
- Mặc dù hệ thống giao thông nông thôn giúp người dân giảm được công lao động và chi phí vận chuyển nhưng làm tăng chi phí đầu tư như phân bón và thuốc bảo vệ thực vật do chất lượng đất canh tác suy giảm.
- Đối với giá trị đất canh tác, hệ thống CTTL giúp hoạt động canh tác nông nghiệp của người dân thuận lợi hơn và từ đó tác động đến gia tăng giá trị đất canh tác.
- Thực tế tại địa phương, đất canh tác có vị trí thuận lợi như: có hệ thống đê bao ngăn lũ, giao thông thuận tiện, tiếp cận nguồn nước tưới dễ dàng sẽ có giá trị cao hơn so với đất canh tác có vị trí xa với đường giao thông và kênh dẫn nước..
- Hình 8: Tác động của hệ thống CTTL đến các yếu tố tài chính vùng đê bao lửng và đê bao triệt để trên địa bàn huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
- Kết quả khảo sát cho thấy, hệ thống CTTL được đánh giá là khoảng 95% đảm bảo cho hoạt động canh tác lúa được an toàn (Hình 9).
- Về yếu tố đời sống sinh kế, hệ thống CTTL được đánh giá là đảm bảo tốt cho đời sống, người dân được định cự nơi an toàn, không bị ảnh hưởng thiệt hại lũ hàng năm như trước đây.
- Hệ thống giao thông thuận lợi cho việc di chuyển từ đó tạo điều kiện tốt cho học tập của trẻ em ở địa phương.
- Hình 9: Tác động của hệ thống CTTL đến các yếu tố con người vùng đê bao lửng và đê bao triệt để trên địa bàn huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
- Kết quả khảo sát (Hình 10) cho thấy hệ thống CTTL được đánh giá là đảm bảo tốt cho nhu cầu tưới và vận chuyển đi lại của người dân địa phương ở 2 vùng khảo sát, đặc biệt là ở vùng đê bao triệt để, chiếm trên 85% ý kiến đánh giá của nông hộ nhưng ở vùng đê bao lửng còn gặp khó khăn do chưa được.
- Nhìn chung, hệ thống CTTL đã đảm bảo trên 80% về điều kiện tưới và vận chuyển ở vùng đê bao lửng và trên 95% ở vùng đê bao triệt để..
- Hình 10: Tác động của hệ thống CTTL đến các yếu tố vật chất vùng đê bao lửng và đê bao triệt để trên địa bàn huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
- Sự thay đổi về hình thức canh tác nông nghiệp là định hướng phù hợp trong tương lai nhưng sẽ đi kèm với sự thay đổi về cơ chế vận hành cũng như qui mô và chức năng hoạt động của hệ thống CTTL..
- Hệ thống CTTL (Hình 11) đáp ứng khoảng 90%.
- Tuy nhiên, hiện trạng hệ thống giao thông nông thôn vẫn còn hạn chế so với các CTTL khác, đặc biệt là ở vùng đê bao lửng do bị ảnh hưởng ngập lũ hàng năm.
- Tỷ lệ còn lại (khoảng 10%) đánh giá hệ thống CTTL chưa đáp.
- Hiện nay, công tác duy tu bảo dưỡng đặc biệt là nạo vét kênh đang gặp khó khăn do các công trình cơ sở hạ tầng (ví dụ: cầu và đường giao thông) được thực hiện tương đối hoàn chỉnh nên việc nạo vét hệ thống kênh sẽ ảnh hưởng đến các công trình này..
- Hiện nay, dưới sự tác động của BĐKH và sự thay đổi lũ ở thượng nguồn, hệ thống CTTL trên địa bàn huyện Hồng Ngự đang bị ảnh hưởng đáng kể đến sự suy giảm chất lượng và chức năng hoạt động của công trình.
- Ngoài ra, các hệ thống quan trắc trong công tác quản lý thuỷ lợi đã được đầu tư nhằm phục vụ cho hoạt động theo dõi, đánh giá để hỗ trợ cho canh tác nông nghiệp nhưng vẫn còn thiếu, chưa quan trắc tự động và đặc biệt là hệ thống quan trắc chất lượng nước trong nội đồng..
- Hệ thống CTTL ở vùng đê bao lửng và đê bao triệt để có tác động đến gia tăng đời sống sinh kế của người dân tại địa phương cũng như góp phần nâng cao phát triển nông nghiệp ở huyện Hồng Ngự.
- Bên cạnh đó, hệ thống CTTL có ảnh hưởng đến sự suy giảm về yếu tố tự nhiên như chất lượng đất canh tác, nước tưới và nguồn lợi thủy sản.
- Hệ thống CTTL đáp ứng được khoảng 90% cho hoạt động canh tác nông nghiệp (chủ yếu là phục vụ cho canh tác lúa) ở 2 vùng đê bao lửng và vùng đê bao triệt để ở huyện Hồng Ngự về bơm tưới, vận chuyển và ngăn lũ.
- Các CTTL được đầu tư không đồng bộ và hệ thống CTTL ở vùng đê bao lửng có chất lượng xây dựng kém hơn so với vùng đê bao triệt để, cụ thể là hệ thống đê bao và giao thông nông thôn.
- Công tác quản lý CTTL hiện tại đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là việc vận hành các công trình liên xã và còn hạn chế nguồn vốn trong công tác duy tu, bảo dưỡng và đầu tư xây mới kiên cố hệ thống CTTL..
- Việc áp dụng các tiêu chí trong khung sinh kế DFID đánh giá tác động của hệ thống CTTL cho.
- thấy được tổng quan và đầy đủ các khía cạnh tác động của hệ thống CTTL đến hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hồng Ngự.
- Cụ thể, nghiên nghiên cứu chưa đánh giá hết tất cả các yếu tố của 5 nguồn vốn sinh kế về tác động của hệ thống CTTL đến hoạt động sản xuất và sinh kế của người dân tại địa điểm khảo sát.
- Đối với yếu tố xã hội cần phân tích vai trò của các đoàn thể trong công tác quản lý hệ thống CTTL..
- Nhóm tác giả chân thành cảm ơn Chi cục Thuỷ lợi tỉnh Đồng Tháp đã chia sẻ dữ liệu liên quan đến hệ thống CTTL để giúp hoàn thành nghiên cứu này.