« Home « Kết quả tìm kiếm

Tác động của hiệu quả quản trị nhà nước đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các quốc gia Đông Nam Á


Tóm tắt Xem thử

- VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á.
- Mục tiêu của nghiên cứu là xác định tác động của hiệu quả quản trị nhà nước (bao gồm: ổn định chính trị, kiểm soát tham nhũng, pháp quyền, chất lượng điều hành, quyền phát ngôn và trách nhiệm giải trình, hiệu quả chính quyền) đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 2000-2018.
- Khi kiểm soát các yếu tố khác có tác động đến FDI, kết quả nghiên cứu đã cho thấy sự ổn định chính trị, quyền phát ngôn và trách nhiệm giải trình, hiệu quả chính quyền là những yếu tố có ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn nghiên cứu..
- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (foreign direct investment – FDI) là một yếu tố quan trọng có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế các quốc gia, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển, vì FDI vừa giúp bổ sung nguồn vốn đầu tư, vừa thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ thông qua quá trình lan tỏa công nghệ (Bénassy-Quéré et al., 2007).
- Tuy nhiên, dòng vốn FDI cũng hết sức nhạy cảm với những rủi ro đến từ quốc gia nhận đầu tư, như sự kém hiệu quả của Chính phủ, sự đảo ngược chính sách và sự yếu kém trong việc bảo vệ quyền tài sản của nhà đầu tư.
- Song song đó, hiệu quả quản trị nhà nước được xem là yếu tố có thể tạo nên sự khác biệt trong tăng trưởng kinh tế và mức thu nhập bình quân đầu người giữa các quốc gia.
- Những quốc gia được đánh giá cao trong việc bảo vệ quyền công dân và quyền tài sản của công dân, cũng như có mức độ tự do kinh tế, tự do chính trị cao và mức độ tham nhũng thấp thường đạt được mức thịnh vượng cao hơn (International Monetary Fund [IMF], 2003)..
- nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã được tiến hành nhằm củng cố cho lập luận hiệu quả quản trị nhà nước có tác động tích cực đến thu hút FDI (Bénassy- Quéré et al., 2007.
- Tuy nhiên, không phải tất cả các nghiên cứu trước đều cho thấy hiệu quả quản trị nhà nước có tác động tích cực đến thu hút FDI.
- Theo báo cáo đầu tư ASEAN 2019 được Ban Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) công bố, FDI vào ASEAN đã tăng năm thứ 3 liên tiếp, đạt mức kỷ lục 155 tỷ USD trong năm 2018, so với mức 147 tỷ USD năm trước đó.
- Xuất phát từ nền tảng lý thuyết và thực tiễn nêu trên, nghiên cứu này nhằm đánh giá tác động của hiệu quả quản trị nhà nước đến thu hút vốn FDI ở các quốc gia Đông Nam Á, trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả quản trị nhà nước và tăng cường thu hút FDI vào các quốc gia Đông Nam Á trong thời gian tới..
- Quản trị nhà nước.
- Theo đó, quản trị nhà nước tốt là cách thức sử dụng sức mạnh quyền lực nhà nước để quản lý nguồn lực xã hội vì sự phát triển quốc gia (Shah &.
- Chỉ số WGIs là cơ sở dữ liệu về quản trị quốc gia của hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ (bao gồm các quốc gia khu vực Đông Nam Á), gồm 6 chỉ số thành phần: (i) Quyền phát ngôn (của người dân) và trách nhiệm giải trình (của chính quyền) (voice and accountability).
- Theo North (1990), lý thuyết thể chế cho rằng thể chế của quốc gia nhận đầu tư là yếu tố quan trọng, quy định các nguyên tắc, tiêu chuẩn mà các doanh nghiệp FDI phải thực hiện trong quá trình đầu tư, tìm kiếm lợi nhuận.
- Một quốc gia có chất lượng thể chế tốt sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu được rủi ro trong quá trình đầu tư, sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp có thể tương tác một cách hiệu quả, qua đó góp phần giảm thiểu chi phí giao dịch, tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Do đó, theo lý thuyết thể chế, hiệu quả quản trị nhà nước tốt có thể được xem là một lợi thế để các quốc gia thu hút nhiều vốn FDI..
- Nghiên cứu của Globerman and Shapiro (2002) cho rằng hoạt động kinh tế của một quốc gia chịu ảnh hưởng bởi yếu tố chính trị, thể chế và môi tường pháp lý.
- Quốc gia có hiệu quả quản trị nhà nước tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thu hút nhiều vốn đầu tư, trong đó có vốn FDI..
- Và trong nghiên cứu của Li and Filer (2007), các tác giả đã sử dụng mô hình thể chế để giải thích tác động của sự thay đổi hiệu quả quản trị nhà nước đến dòng vốn FDI.
- quốc gia.
- Theo đó, những quốc gia có chất lượng quyền bảo vệ dân sự và bảo vệ tài sản tốt, tự do về chính trị và mở rộng sản xuất kinh doanh, ít tham nhũng thì sẽ thịnh vượng hơn những quốc gia khác..
- Song song đó, theo Bénassy-Quéré et al., (2007), có ba lý do có thể diễn giải cho việc quốc gia có hiệu quả quản trị nhà nước tốt sẽ thu hút nhiều FDI.
- Mengistu and Adhikary (2011) cho rằng FDI nhạy cảm với "rủi ro chính trị của quốc gia", nghĩa là các quốc gia có luật pháp và quy định hiệu quả trong việc bảo vệ quyền tài sản và quyền dân sự của nhà đầu tư nước ngoài sẽ dễ thu hút nguồn vốn FDI hơn và ngược lại.
- Đồng thời, FDI rất nhạy cảm với chi phí giao dịch của các khoản đầu tư, tức là FDI có xu hướng chảy vào những quốc gia nơi mà các nhà đầu tư có thể nhận được đầy đủ lợi nhuận từ các khoản đầu tư của họ.
- về tài khóa của Chính phủ và các chính sách tiền tệ cũng như sự ổn định kinh tế vĩ mô của một quốc gia.
- Trên thực tế, không nhà đầu tư nào muốn đầu tư vào một quốc gia có hiệu quả quản trị nhà nước kém, tham nhũng vì sẽ làm tăng chi phí giao dịch và rủi ro bị quốc hữu hóa tài sản.
- Cụ thể, quốc gia có chỉ số tham nhũng cao sẽ làm tăng chí phí và tăng rủi ro cho các công ty đa quốc gia.
- Các quốc gia dân chủ thu hút được nhiều vốn FDI hơn các quốc gia độc tài do giảm thiểu rủi ro việc quốc hữu hóa và trưng thu tài sản từ Chính phủ, giúp tăng uy tín của quốc gia đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
- rằng các quốc gia dân chủ kém hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài do chi phí lao động cao hơn, sức ép từ liên đoàn lao động.
- Nghiên cứu của Shah and Afridi (2015) được thực hiện với mục đích phân tích tác động của hiệu quả quản trị nhà nước đối với nguồn vốn FDI tại 5 quốc gia SAARC trong giai đoạn 2006-2014.
- Mặc dù đa số các nghiên cứu thực nghiệm đều cho thấy hiệu quả quản trị nhà nước đều có tác động tích cực đến thu hút FDI.
- Hay trong nghiên cứu của Biro et al.
- nghiên cứu của Gangi and Abdulrazak (2012), Kurul and Yalta (2017), Mengistu and Adhikary (2011).
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu này là dữ liệu thứ cấp của 11 quốc gia Đông Nam Á được thu thập trong giai đoạn 2000 đến 2018.
- Do dữ liệu của một số quốc gia tại một số thời điểm không có trong dữ liệu của WorldBank nên đây là dạng dữ liệu bảng không cân bằng (unbalanced panel)..
- Mô hình nghiên cứu.
- Kế thừa mô hình nghiên cứu đã được sử dụng trong các nghiên cứu của Gani (2007), Mengistu and Adhikary (2011) và Shah and Afridi (2015), mô hình nghiên cứu xem xét tác động của hiệu quả quản trị nhà nước đến việc thu hút dòng vốn FDI ở các quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn 2000-2018 được đề xuất như sau:.
- Cách đo lường này đã được sử dụng trong các nghiên cứu của Bénassy-Quéré et al.
- market size: Phản ánh quy mô thị trường, đo lường bằng GDP của quốc gia (đơn vị là USD)..
- Lý thuyết tăng trưởng nội sinh cho rằng các quốc gia có quy mô thị trường lớn thường được kỳ vọng sẽ tăng trưởng nhanh hơn vì được hưởng lợi ích của lợi thế kinh tế theo quy mô.
- Do đó, FDI sẽ có xu hướng đổ vào các quốc gia có quy mô thị trường lớn hơn, vì một thị trường lớn tạo cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài có thể hưởng mức chi phí sản xuất trên mỗi đơn vị sản phẩm cũng như chi phí phân phối thấp hơn nên quy mô thị trường được kỳ vọng tác động dương.
- economic growth: Phản ánh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đo lường bằng tốc độ tăng GDP của quốc gia (đơn vị là.
- Cách đo lường này đã được sử dụng trong các nghiên cứu của Gani (2007), Kurul and Yalta (2017), Mengistu and Adhikary (2011), Ross (2019), Zidi and Ali (2016).
- infrastructure: Phản ánh cơ sở hạ tầng của quốc gia.
- Một quốc gia có cơ sở hạ tầng tốt sẽ giảm thiểu chi phí kinh doanh bằng cách giúp tăng giờ lao động hiệu quả nên cơ sở hạ tầng được kỳ vọng có tác động dương.
- Cách đo lường tài nguyên thiên nhiên của quốc gia như trên đã được vận dụng trong các nghiên cứu của Ross (2019).
- domestic investment: Phản ánh lượng vốn đầu tư trong nước, đo lường bằng tổng vốn cố định của quốc gia/GDP (đơn vị là.
- Ngoài ra, khi dòng vốn trong nước cao cũng phản ánh môi trường đầu tư kinh doanh ở quốc gia này khá thuận lợi nên vốn đầu tư trong nước được kỳ vọng có tác động dương.
- Mức độ mà một quốc gia được liên kết với thế giới bên ngoài và cho phép nhập khẩu nguyên liệu thô và xuất khẩu thành phẩm là rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của các công ty đa quốc gia, và điều này sẽ kích thích đầu tư nên độ mở của nền kinh tế được kỳ vọng có tác động dương.
- Sự ổn định chính trị được hiểu là mức độ mà Chính phủ của quốc gia luôn trong tình trạng ổn định (Shah &.
- Nếu quốc gia có những bất ổn chính trị, Chính phủ tại vị có nguy cơ bị giải thể.
- Các công ty đa quốc gia thường đầu tư vào các quốc gia dân chủ với các chính sách ổn định, thân thiện với doanh.
- Các Chính phủ hiệu quả có thể tạo điều kiện tốt hơn cho các hoạt động của công ty đa quốc gia..
- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
- Kết quả thống kê mô tả trong Bảng 1 cho thấy dòng vốn FDI ròng vào các quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn 2000-2018 bình quân là 8,3 tỷ USD, cao nhất là 94,8 tỷ USD và thấp nhất là 0,005 tỷ USD.
- Quy mô nền kinh tế của các quốc gia bình quân là 169,1 tỷ USD.
- quốc gia có quy mô nền kinh tế lớn nhất đạt 1.015,4 tỷ USD và quốc gia có quy mô kinh tế nhỏ nhất là 0,5 tỷ USD.
- Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng bình quân của các quốc gia đạt 5,2%, quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất lên.
- Kết quả thống kê mô tả cho thấy, trong giai đoạn nghiên cứu, yếu tố cơ sở hạ tầng được phản ánh thông qua số lượng điện thoại trên 100 dân của các quốc gia khu vực Đông Nam Á bình quân là 11,2/100 dân, thấp nhất là 0,1/100 dân và cao nhất là 48,3/100 dân.
- Nguồn lực tài nguyên thiên nhiên được phản ánh thông qua tổng giá trị thuê tài nguyên thiên nhiên/GDP của một quốc gia trong giai đoạn nghiên cứu bình quân đạt 10,2%, thấp nhất là 0% và cao nhất là 74,1%.
- Lượng vốn đầu tư trong nước phản ánh thông qua tổng vốn cố định của quốc gia/GDP bình quân đạt 24,1%, thấp nhất là 3,4% và cao nhất là 35,1%.
- Kết quả thống kê hiệu quả quản trị nhà nước của các quốc gia Đông Nam Á thông qua sáu chỉ số thành phần của bộ chỉ số quản trị toàn cầu WGIs (nằm trong khoảng -2,5 đến +2,5) cho thấy, chỉ số phản ánh quyền phát ngôn và trách nhiệm giải trình bình quân đạt -0,6, thấp nhất là -2,2 và cao nhất là 0,4.
- Kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu Kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu dựa trên dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ 11 quốc gia Đông Nam Á trong khoảng thời gian bằng 04 phương pháp Pooled OLS, Fixed effect, Random effect và GLS.
- Đối với những quốc gia không ổn định chính trị và có bạo lực thì nguy cơ cao Chính phủ cầm quyền sẽ thiếu ổn định hoặc có khả năng bị lật đổ bởi những hành vi vi hiến như bạo động, khủng bố..
- Sự ổn định chính trị là điều cần thiết thúc đẩy việc phân bổ nguồn lực hiệu quả và tăng cường lòng tin cho các nhà đầu tư dài hạn, đồng thời, các công ty đa quốc gia không muốn đầu tư vào những thị trường có độ rủi ro cao..
- nghiên cứu của Kaufmann et al.
- Bởi theo các tác giả trên thì các Chính phủ hiệu quả có thể tạo điều kiện tốt hơn cho các hoạt động của công ty đa quốc gia.
- Tuy nhiên, đối với những quốc gia có chính quyền càng hiệu quả thì các công ty đa quốc gia cũng phải đáp ứng các yêu cầu cao, như chi phí mức lương cho người lao động, điều kiện, chế độ đãi ngộ cho người lao động, yêu cầu về bảo vệ môi trường, đóng góp cho an sinh xã hội.
- Những yếu tố này có khả năng làm tăng chi phí hoạt động của các công ty đa quốc gia do những quốc gia có chính quyền hiệu quả sẽ bảo hộ tốt cho công dân và doanh nghiệp của họ.
- Điều này dẫn đến dòng vốn FDI chảy vào các quốc gia có chính quyền hiệu quả ít hơn những quốc gia khác..
- Kết quả này có thể xuất phát từ nguyên nhân do cạnh tranh trong thu hút vốn FDI, các quốc gia Đông Nam Á đã hạ thấp tiêu chuẩn chất lượng trong thu hút FDI, dẫn đến thu hút các doanh nghiệp FDI có trình độ công nghệ sản xuất trung bình, tiêu tốn nhiều tài nguyên thiên nhiên, lượng phát thải lớn (Phạm Thị Ngoan, 2019).
- Tuy nhiên, khi quyền phát ngôn của người dân và trách nhiệm giải trình của chính quyền được nâng lên, người dân ở quốc gia nhận đầu tư sẽ có nhiều cơ hội thể hiện quan điểm không chấp nhận dòng vốn FDI kém chất lượng và Chính phủ phải có trách nhiệm nâng cao chất lượng thu thú FDI, nên đã làm hạn chế các dòng vốn FDI truyền thống đầu tư vào khu vực Đông Nam Á.
- Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Gangi and Abdulrazak (2012), Ross (2019), Younsi and Bechtini (2019).
- Ngoài ba yếu tố kể trên, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra yếu tố đo lường chất lượng điều hành, pháp quyền và kiểm soát tham nhũng là những yếu tố không có tác động đến thu hút vốn FDI trong trường hợp ở các quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn 2000-2018..
- Trên thực tế, khi quy mô thị trường càng lớn thì chi phí của các công ty đa quốc gia sẽ được cắt giảm nếu các cơ sở sản xuất hoặc phân xưởng.
- Tất cả những yếu tố kể trên sẽ tạo ra lực hút các công ty đa quốc gia, qua đó làm tăng dòng vốn FDI vào những quốc gia có quy mô thị trường lớn.
- Điều này chứng tỏ một quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế tốt sẽ thu hút được nhiều vốn FDI hơn.
- Những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao sẽ khuyến khích các công ty đa quốc gia tăng cường đầu tư để tìm kiếm lợi nhuận bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế cao sẽ mang lại cơ hội lợi nhuận cao hơn cho các công ty đa quốc gia.
- Đồng thời quốc gia có tốc độ tăng trưởng tốt cũng phản ánh sự ổn định và hiệu quả của các chính sách kinh tế do Chính phủ điều hành và phản ánh sức mua tốt của thị trường, chính điều này đã làm tăng dòng vốn FDI đầu tư vào các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.
- Kết quả nghiên cứu cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Gani (2007), Kurul and Yalta (2017), Mengistu and Adhikary (2011), Ross (2019), Zidi and Ali (2016).
- Tuy nhiên, trong trường hợp của nghiên cứu, nguồn lực tài nguyên thiên nhiên được đo lường bằng chi phí của việc thuê mướn tài nguyên thiên nhiên, tổng số tiền thuê mướn tài nguyên thiên nhiên càng nhiều vừa phản ánh lượng tài nguyên thiên thiên phong phú vừa phản ánh số tiền mà các doanh nghiệp FDI phải bỏ ra để thuê tài nguyên thiên nhiên cao, điều này làm tăng chi phí, giảm bớt lợi nhuận của các công ty đa quốc gia.
- Chính việc chi phí phải bỏ ra cao đã khiến các doanh nghiệp FDI ngần ngại khi đầu tư, làm giảm dòng vốn FDI chảy vào những quốc gia có chi phí của việc thuê mướn tài nguyên thiên nhiên cao..
- Trên thực tế, các công ty đa quốc gia khi đầu tư FDI có thể hợp tác, liên doanh với các doanh nghiệp nội địa.
- Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hợp tác, do đó thúc đẩy việc các công ty đa quốc gia đầu tư FDI..
- Tác động của hiệu quả quản trị nhà nước đến việc thu hút dòng vốn FDI ở các quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn 2000-2018.
- Kết quả nghiên cứu cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Gani (2007), Kok and Ersoy (2009), Kurul and Yalta (2017), Li and Filer (2007), Shah (2014), Shah and Afridi (2015), Younsi and Bechtini (2019).
- Các tác giả cho rằng những quốc gia có độ mở nền kinh tế càng lớn thì tốc độ đổi mới, khả năng tăng trưởng kinh tế càng cao thông qua việc tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm từ những quốc gia phát triển thông qua quá trình xuất nhập khẩu.
- Cơ sở hạ tầng trong trường hợp nghiên cứu này không có tác động đến thu hút vốn FDI.
- Tức là vấn đề cơ sở hạ tầng ở quốc gia sở tại chưa thật sự là vấn đề lớn để các doanh nghiệp FDI xem xét khi quyết định đầu tư.
- Quốc gia có cơ sở hạ tầng phát triển sẽ giúp giảm thiểu chi phí hoạt động cho các công ty đa quốc gia do đó các công ty có xu hướng đầu tư nhiều ở những quốc gia có cơ sở hạ tầng phát triển.
- Trong trường hợp các quốc gia ở Đông Nam Á đa phần là các quốc gia đang phát triển, có cơ sở hạ tầng mà cụ thể là mạng lưới viễn thông khá tương đồng nên không tạo ra sự khác biệt trong thu hút dòng vốn FDI.
- Các công ty đa quốc gia quan tâm đến quy mô thị trường, tiềm năng lợi nhuận khi đầu tư hơn là xem xét yếu tố cơ sở hạ tầng bởi yếu tố cơ sở hạ tầng ở các quốc gia Đông Nam Á là khá tương đồng với nhau..
- Để đạt được mục tiêu nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị nhà nước đến việc thu hút dòng vốn FDI ở các quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn nghiên cứu đã vận dụng phương pháp phân tích tổng hợp để lược khảo các khái niệm, lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, đặc biệt là kế thừa mô hình nghiên cứu đã được sử dụng trong các bài nghiên cứu của Gani (2007), Mengistu and Adhikary (2011) và Shah and Afridi (2015) để đề xuất mô hình nghiên cứu cho đề tài.
- Kết quả nghiên cứu tác động của hiệu quả quản trị nhà nước đến thu hút vốn FDI ở các quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn 2000-2018 cho thấy, có một yếu tố trong bộ chỉ tiêu đo lường hiệu quả quản trị nhà nước có tác động tích cực đến thu hút vốn FDI là sự ổn định chính trị và không có bạo lực và hai yếu tố có tác động tiêu cực đến thu hút vốn FDI là quyền phát ngôn và trách nhiệm giải trình, và hiệu quả chính quyền.
- Ngoài 3 yếu tố kể trên, kết quả nghiên cứu còn cho thấy, quy mô thị trường, tốc độ tăng trưởng kinh tế, nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, vốn đầu tư trong nước và độ mở của nền kinh tế cũng là những yếu tố có tác động đến thu hút vốn FDI ở các quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn 2000-2018..
- Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra trong số sáu yếu tố thành phần đo lường hiệu quả quản trị nhà nước, hai yếu tố có tác động tiêu cực và một yếu tố có tác động tích cực đến thu hút dòng vốn FDI.
- Trong trường hợp các quốc gia Đông Nam Á, cần tiếp tục tập trung giữ vững ổn định chính trị và không để xảy ra các vụ việc bạo lực, khủng bố nhằm tạo lòng tin, sự ổn định cho nhà đầu tư nước ngoài..
- Trong trường hợp tiếp tục nghiên cứu về thu hút vốn FDI, các nghiên cứu tiếp theo có thể bổ sung vào mô hình nghiên cứu những biến số giải thích liên quan đến yếu tố khác biệt văn hóa, hoặc các hiệp định thương mại song phương, đa phương của các quốc gia tác động đến thu hút vốn FDI.