« Home « Kết quả tìm kiếm

TÁC ĐỘNG CỦA KHOẢNG CÁCH THỂ CHẾ ĐẾN XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP: TRƯỜNG HỢP CỦA VIỆT NAM


Tóm tắt Xem thử

- TÁC ĐỘNG CỦA KHOẢNG CÁCH THỂ CHẾ ĐẾN XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP: TRƯỜNG HỢP CỦA VIỆT NAM.
- Khoảng cách thể chế, xuất khẩu, doanh nghiệp Keywords:.
- Bài viết này điều tra tác động của khoảng cách thể chế đến xuất khẩu của các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam.
- Dựa vào “Lý thuyết chi phí giao dịch” của Hennart (1991), tác giả bài viết giả thuyết rằng, khoảng cách thể chế giữa Việt Nam và các nước nhập khẩu có mối quan hệ nghịch biến với xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam.
- Để kiểm định giả thuyết, dữ liệu trích từ Bộ dữ liệu điều tra của Tổng cục thống kê tại 175 doanh nghiệp có xuất khẩu đang hoạt động tại Việt Nam và mô hình hồi quy phi tuyến Tobit được sử dụng.
- Trong nhiều thập niên qua, xuất khẩu của doanh nghiệp là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm đặc biệt bởi các học giả thuộc lĩnh vực kinh doanh quốc tế (Greenaway và ctv., 2004).
- Bởi hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp đóng góp một phần quan trọng đối với cân đối cán cân thanh toán quốc tế của một quốc gia.
- Theo lý thuyết này, khi các doanh nghiệp gia nhập thị trường nước.
- Cụ thể là khi xuất khẩu sang các quốc gia khác các doanh nghiệp phải gánh chịu các chi phí khác nhau.
- Dựa trên luận điểm của Lý thuyết chi phí giao dịch, nhiều nghiên cứu cho biết rằng các doanh nghiệp sẽ đối mặt với nhiều cản trở trong hoạt động xuất khẩu bởi nhiều khác biệt giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu.
- Cụ thể, các doanh nghiệp xuất khẩu sang các quốc gia với phong tục tập quán, môi trường kinh doanh, thể chế, văn hóa.
- khác biệt, doanh nghiệp cần có những chiến lược kinh doanh phù hợp do các khác biệt này (Alaoui và ctv., 2013.
- Các nghiên cứu này chủ yếu tập trung nghiên cứu chiến lược của doanh nghiệp để tăng cường xuất khẩu.
- Theo sự hiểu biết tốt nhất của tác giả bài viết này, chưa có một nghiên cứu nào tìm hiểu ảnh hưởng của khoảng cách thể chế đến xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam sang các quốc gia khác.
- Chính vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu này là tìm hiểu tác động của khoảng cách thể chế đến xuất khẩu của doanh nghiệp để thấy rõ vai trò của thể chế trong hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp..
- Vận dụng Lý thuyết chi phí giao dịch của Hennart (1991) để phát triển những lập luận về mối quan hệ giữa khoảng cách thể chế và xuất khẩu, nghiên cứu sẽ bổ sung bằng chứng thực nghiệm về tác động của khoảng cách thể chế đến xuất khẩu nhằm giúp doanh nghiệp định hướng chiến lược tiếp cận thị trường phù hợp.
- Hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp nhận được nhiều sự quan tâm bởi nhiều học giả trên thế giới.
- (2004) cho rằng, khả năng nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp sẽ thúc đẩy xuất khẩu nếu có sự hiện diện và hoạt động của các công ty nước ngoài.
- Trong khi đó, quy mô của doanh nghiệp càng lớn sẽ thúc đẩy khả năng xuất khẩu của chúng là kết quả nghiên cứu của Estrin và ctv.
- Bởi các doanh nghiệp lớn sẽ tận dụng lợi thế nhờ quy mô, nên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ở thị trường nước ngoài sẽ có nhiều ưu thế hơn.
- Bên cạnh đó, kinh nghiệm quốc tế của người quản lý và thời gian hoạt động của doanh nghiệp cũng giữ vai trò quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp (Filatotchev và ctv., 2008).
- Doanh nghiệp hoạt động càng lâu năm càng hiểu nhu cầu thị hiếu của khách hàng nên khả năng thích ứng và đáp ứng nhu cầu khách hàng.
- Ngoài ra, người quản lý tham gia hoạt động giao dịch quốc tế càng nhiều sẽ có nhiều cơ hội để ký kết nhiều hợp đồng xuất khẩu, do vậy doanh nghiệp sẽ xuất khẩu càng nhiều..
- Tóm lại, các nghiên cứu trước đã chỉ ra rằng, khả năng nghiên cứu và phát triển, quy mô doanh nghiệp, kinh nghiệm quốc tế của người quản lý, thời gian hoạt động của doanh nghiệp đều tác động đến xuất khẩu của doanh nghiệp.
- Các nghiên cứu này tập trung xem xét tác động của các yếu tố thuộc đặc điểm đến xuất khẩu của doanh nghiệp, các học giả chưa nghiên cứu vai trò của quốc gia trong hoạt động xuất khẩu.
- Cụ thể là khoảng cách thể chế giữa nước xuất khẩu và nhập khẩu, bởi thể chế của một quốc gia có thể ảnh hưởng đến khả năng gia nhập thị trường của doanh nghiệp.
- Do vậy, bài viết này sẽ tìm hiểu mối quan hệ giữa khoảng cách thể chế và xuất khẩu của doanh nghiệp..
- 3.1 Cở sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Theo Lý thuyết chi phí giao dịch (transaction cost theory) được phát triển bởi Hennart (1991), khoảng cách thể chế giữa hai quốc gia có mối quan hệ với chiến lược xuất khẩu của các doanh nghiệp..
- Điều này hàm ý rằng, sự khác biệt về thể chế có thể tác động đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp sang thị trường nước ngoài.
- Khi xuất khẩu sang thị trường nước ngoài các doanh nghiệp thường đối mặt với những khó khăn do sự khác biệt về thể chế.
- Vì vậy, các doanh nghiệp sẽ phải chịu chi phí quản lý rất lớn liên quan đến nghiên cứu về thể chế tại quốc gia đó và phải tổ chức lại bộ máy kinh doanh cho phù hợp với thể chế của quốc gia họ muốn xuất khẩu.
- Kết quả là, khi xuất khẩu sang quốc gia có nền thể chế khác biệt thì các doanh nghiệp gặp nhiều cản trở.
- Vận dụng luận điểm của lý thuyết trên vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tác giả bài viết này tranh luận rằng: khi các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường nước ngoài phải đối mặt với những sự khác biệt về môi trường thể chế dẫn đến chi phí tăng.
- làm cản trở các doanh nghiệp xuất khẩu khi tiếp cận thị trường nước ngoài.
- Sự khác nhau về môi trường thể chế đòi hỏi các doanh nghiệp phải nghiên cứu, tìm hiểu rõ ràng để nắm bắt thông tin về môi trường kinh doanh mới (Benito và Gripsrud, 1992).
- Trong trường hợp các doanh nghiệp không nắm rõ về thể chế của thị trường nhập khẩu là nguyên nhân dẫn đến bất lợi trong cạnh tranh và làm gia tăng chi phí kinh doanh và hạn chế trong việc phát huy và sử dụng nguồn lực ở thị trường đó.
- Thứ hai, chi phí liên quan đến uy tín của doanh nghiệp, thiếu sự tin tưởng của những đối tác tại nước nhập khẩu và chi phí đối với những đối tác lợi dụng cơ hội do doanh nghiệp xuất khẩu không hiểu rõ thể chế ở quốc gia đó (Buckley và Casson, 1998).
- Do vậy, khi khoảng cách thể chế giữa nước xuất khẩu và nhập khẩu càng lớn thì các doanh nghiệp xuất khẩu phải gánh chịu chi phí tìm hiểu sự khác biệt về thể chế (Eden và Miller, 2004).
- cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu hoạt động những thị trường có tính chắc chắn không cao gặp phải rủi ro do chính quyền hoặc do áp lực từ những nhóm đối thủ, những tổ chức phi chính phủ, tổ chức thương mại sẽ áp đặt những quy ước, điều lệ phù hợp với hệ thống kinh doanh của riêng họ (Delios và Henisz, 2003).
- Điều này sẽ làm cản trở xuất khẩu của doanh nghiệp.
- Những lý luận trên cho thấy khi khoảng cách thể chế giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu càng lớn sẽ làm tăng chi phí xuất khẩu của các doanh nghiệp.
- Tóm lại, khoảng cách thể chế giữa hai quốc gia (Việt Nam và nước nhập khẩu) càng lớn làm cản trở những hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp bởi chi phí giao dịch tăng.
- Giả thuyết: Khoảng cách thể chế giữa Việt Nam và nước nhập khẩu có mối tương quan nghịch với xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu..
- Nguồn thứ nhất là Bộ dữ liệu từ Tổng cục thống kê điều tra doanh nghiệp từ tháng 6 năm 2009 đến tháng 1 năm 2010.
- Bộ dữ liệu này là một phần phục vụ cho cuộc điều tra doanh nghiệp khu vực Đông Á và Thái Bình Dương năm 2009 của Ngân hàng thế giới.
- Trong đó, lĩnh vực sản xuất bao gồm 5 nhóm, mỗi lĩnh vực phỏng vấn từ 120 đến 145 doanh nghiệp.
- Tổng số là 1.053 doanh nghiệp được điều tra, trong số này, nhóm ngành sản xuất thực phẩm, dệt may và may mặc được khảo sát cao.
- Quy mô doanh nghiệp phân thành 3 nhóm: doanh nghiệp nhỏ có từ 5 đến 19 lao động, doanh nghiệp vừa có từ 20 đến 99 lao động và doanh nghiệp lớn có hơn 99 lao động (nhân viên làm việc toàn thời gian).
- Số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được khảo sát bao gồm 14 tỉnh trong 5 khu vực: Đồng bằng sông Hồng (Hà Nội, Hà Tây, Hải Dương và Hải Phòng), Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa và Nghệ An), Đồng bằng sông Cửu Long (Cần Thơ, Long An và Tiền Giang), Nam Trung Bộ (Khánh Hòa và Đà Nẵng) và Đông Nam Bộ (thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai)..
- Trong khuôn khổ bài viết này, đối tượng nghiên cứu là doanh nghiệp có tham gia hoạt động xuất khẩu sang thị trường nước ngoài (có doanh thu xuất khẩu) đang hoạt động tại Việt Nam.
- Trong số doanh nghiệp được điều tra, có 175 doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu và đảm bảo đầy đủ các thông tin phục vụ cho mục tiêu của nghiên cứu này, nên tổng số quan sát được sử dụng trong bài viết là 175 quan sát.
- Các doanh nghiệp này xuất khẩu sang 31 quốc gia khác nhau trên thế giới..
- Xuất khẩu của.
- doanh nghiệp Việt Nam.
- Biến phụ thuộc là xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam (Y) được đo lường bằng tỷ lệ doanh thu từ hoạt động xuất khẩu trên tổng doanh thu của doanh nghiệp, giá trị biến động từ từ 2% đến 90%..
- Giá trị càng lớn thể hiện doanh nghiệp có doanh thu từ xuất khẩu càng cao..
- Các yếu tố kiểm soát bên cạnh yếu tố khoảng cách thể chế được xem xét ở trên, theo các nghiên cứu trước, xuất khẩu của doanh nghiệp cũng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khác gồm (ví dụ, Filatotchev và ctv., 2008):.
- Giới tính của người quản lý (X 2 ) trong mô hình là biến giả, nhận giá trị 1 nếu người điều hành doanh nghiệp là nam, giá trị 0 là nữ.
- Do vậy, người quản lý doanh nghiệp là nam được kỳ vọng sẽ chủ động hơn trong việc xúc tiến các hợp đồng xuất khẩu của doanh nghiệp..
- Giá trị càng lớn hàm ý kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp của nhà quản lý càng nhiều..
- Quy mô của doanh nghiệp (X 4 ) được đo lường bởi giá trị logarit tự nhiên của số lượng nhân viên làm việc toàn thời gian tại doanh nghiệp.
- Giá trị càng lớn có nghĩa rằng quy mô của doanh nghiệp càng lớn..
- Số năm hoạt động của doanh nghiệp (X 5 ) đo lường bởi số năm từ năm thành lập doanh nghiệp đến năm 2009, biến đổi từ 6 đến 31 năm..
- Vì vậy, các doanh nghiệp sẽ xuất khẩu nhiều hơn sang các quốc gia thuộc khối AFTA, nên kỳ vọng có mối (1).
- tương thuận với xuất khẩu.
- Bảng 1: Tổng hợp các yếu tố tác động đến xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam.
- X 3 Kinh nghiệm của nhà quản lý Đo lường bởi số năm tham gia hoạt động xuất khẩu ở nước ngoài của người quản lý tính đến năm 2009 + X 4 Quy mô của doanh nghiệp Đo lường bởi giá trị logarit tự nhiên của số lượng.
- nhân viên đang làm việc tại doanh nghiệp + X 5 Số năm hoạt động của doanh.
- doanh nghiệp.
- quy mô của doanh nghiệp và kinh nghiệm của người quản lý.
- khẩu của doanh nghiệp là 0,10 tại mức ý nghĩa thống kê là 1%.
- Mối tương quan của các yếu tố còn lại với xuất khẩu của doanh nghiệp không có nghĩa về mặt thống kê (p>0,1)..
- Bảng 3 chỉ ra kết quả ước lượng mô hình hồi quy phi tuyến Tobit về tác động của khoảng cách thể chế đến xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.
- Mô hình 1 cho biết tác động của các yếu tố kiểm soát đến xuất khẩu của doanh nghiệp.
- Bảng 3 cho thấy rằng, xuất khẩu của doanh nghiệp và giới tính của người quản lý có mối tương quan thuận tại mức ý nghĩa thống kê 5% (β 2 =2,22;.
- Kết quả ngụ ý rằng, nếu người quản lý của doanh nghiệp là nam giới thì phần trăm doanh thu từ hoạt động xuất khẩu trong tổng doanh thu của doanh nghiệp sẽ cao hơn so với người quản lý là nữ.
- Ngoài ra, quy mô của doanh nghiệp và xuất khẩu có mối quan hệ đồng biến tại mức ý nghĩa thống kê 5% (β 4 = 0,01.
- p<0,05), nghĩa là quy mô của doanh nghiệp càng lớn thì xuất khẩu của nó càng cao.
- Kết quả ước lượng cũng cho biết, nghiên cứu và phát triển (R&D) của doanh nghiệp có mối tương quan thuận với xuất khẩu của doanh nghiệp tại mức ý nghĩa thống kê tại 1% (β 6 = 2,27;.
- Kết quả này hàm ý rằng, doanh nghiệp có tỷ lệ thiết kế cho hoạt động nghiên cứu và cải tiến càng lớn góp phần tăng tỷ lệ doanh thu xuất khẩu trên tổng doanh thu của doanh nghiệp.
- Trong khi đó, các yếu tố kiểm soát khác bao gồm, kinh nghiệm của người quản lý và số năm hoạt động của doanh nghiệp, khối AFTA, ngành công nghiệp không ảnh hưởng đến xuất khẩu của doanh nghiệp (ít nhất về mặt thống kê) vì hệ số ước lượng của.
- Mô hình 2 cho biết kết quả ước lượng tác động của khoảng cách thể chế cùng với các yếu tố khác (trong mô hình 1) đến xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam.
- Đối với các biến kiểm soát, kết quả Mô hình 2 cho biết tác động của các biến kiểm soát đến xuất khẩu của doanh nghiệp không có sự khác biệt so với kết quả ước lượng ở Mô hình 1 cả về dấu ảnh hưởng và mức ý nghĩa thống kê.
- Đối với biến độc lập, kết quả ở Mô hình 2 cho thấy rằng, khoảng cách thể chế có mối quan hệ nghịch biến với xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam tại mức ý nghĩa thống kê 1% (β p<0,01).
- Kết quả này được giải thích rằng, khi Việt Nam tham gia vào kinh tế quốc tế với mức độ ngày càng sâu rộng, các doanh nghiệp của nước ta giao thương với nhiều quốc gia có môi trường thể chế ngày càng đa dạng.
- Chính vì vậy, khi các doanh nghiệp của nước ta xuất khẩu sang các quốc gia có thể chế khác biệt quá lớn so với nước ta thì doanh nghiệp đối mặt với những.
- Cột cuối cùng của Bảng 3 cho biết tác động biên của khoảng cách thể chế và các yếu tố kiểm soát đến xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam.
- Tác động trung bình của khoảng cách thể chế đến xuất khẩu là -2,23, có nghĩa là khi chỉ số khoảng cách thể giữa Việt Nam và các nước nhập khẩu tăng lên 1 đơn vị thì xuất khẩu của doanh nghiệp sẽ giảm đi.
- Kết quả này đúng với kỳ vọng của Giả thuyết nghiên cứu đặt ra, đó là khoảng cách thể chế giữa Việt Nam và các nước nhập khẩu càng lớn thì xuất khẩu của họ càng giảm.
- Đây là bằng chứng thực nghiệm để minh chứng cho giả thuyết đã phát triển được dựa trên nền tảng của Lý thuyết chi phí giao dịch của Hennart (1991) về mối quan hệ nghịch biến giữa khoảng cách thể chế và xuất khẩu của doanh nghiệp.
- Bảng 3: Kết quả mô hình Tobit các yếu tố tác động đến xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu Mô hình 1 Mô hình 2 Tác động biên Hệ số Sai số chuẩn Hệ số Sai số.
- Giới tính của người quản lý (X Kinh nghiệm của người quản lý (X Quy mô của doanh nghiệp (X Số năm hoạt động của doanh nghiệp (X R&D của doanh nghiệp (X .
- Kết quả cho biết rằng, khoảng cách thể chế tác động nghịch biến đến xuất khẩu của doanh nghiệp tại mức ý nghĩa thống kê 5% (β p<0,05).
- Các biến kiểm soát gồm giới tính của người quản lý, quy mô doanh nghiệp và R&D đều có mối tương quan thuận với xuất khẩu tại mức ý nghĩa 5%, các yếu tố khác (như Mô hình 2 ở Bảng 3) không có ý nghĩa thống kê.
- Nghiên cứu này sử dụng Lý thuyết chi phí giao dịch của Hennart (1991) để phát triển giả thuyết về sự tác động của khoảng cách thể chế đến xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam.
- Kết quả kiểm định hồi quy phi tuyến Tobit tại 175 doanh nghiệp xuất khẩu chỉ ra rằng, khoảng cách thể chế giữa Việt Nam và các nước nhập khẩu có mối tương quan nghịch với xuất khẩu của doanh nghiệp với sự kiểm soát các yếu tố thuộc đặc điểm của doanh nghiệp.
- Kết quả này ngụ ý rằng, để tăng cường xuất khẩu sang các quốc gia có môi trường thể chế khác biệt so với nước ta, những doanh nghiệp xuất khẩu cần nghiên cứu thật kỹ về những quy định, quy tắc, hệ thống pháp luật, khả năng kiểm soát tham nhũng, sự ổn định chính trị của quốc gia đó để hiểu rõ hơn về môi trường thể chế nhằm có phản.
- Từ đó, doanh nghiệp có thể điều chỉnh chiến lược xuất khẩu phù hợp và vận dụng phương pháp đàm phán hợp đồng xuất khẩu với đối tác hợp lý hơn, giảm tối đa những rủi ro tiềm ẩn có thể phát sinh và góp phần tăng cường xuất khẩu..
- Đó là, xuất khẩu của doanh nghiệp có thể thay đổi theo thời gian, nghiên cứu này chưa bắt kịp được sự thay đổi đó theo thời gian.
- Cuối cùng, người quản lý của doanh nghiệp có thể được thuê ngoài hoặc có quốc tịch nước ngoài, điều này thể hiện kinh nghiệm của người quản lý sẽ khác nhau nếu có sự đa dạng về quốc tịch