« Home « Kết quả tìm kiếm

TÁC ĐỘNG CỦA PHƯƠNG THỨC GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG ĐẾN KHẢ NĂNG THÂM NHẬP TÀI SẢN ĐỊA PHƯƠNG CỦA CÔNG TY ĐA QUỐC GIA


Tóm tắt Xem thử

- TÁC ĐỘNG CỦA PHƯƠNG THỨC GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG ĐẾN KHẢ NĂNG THÂM NHẬP TÀI SẢN ĐỊA PHƯƠNG.
- CỦA CÔNG TY ĐA QUỐC GIA Võ Văn Dứt 1.
- Phương thức gia nhập thị trường, tài sản địa phương, công ty con, công ty đa quốc gia.
- Nghiên cứu này điều tra sự ảnh hưởng của phương thức gia nhập thị trường của công ty đa quốc gia đến khả năng thâm nhập tài sản địa phương tại Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL).
- Sử dụng lý thuyết của Hennart - gọi là “Lý thuyết hợp nhất tài sản”, nghiên cứu này giả thuyết rằng các công ty con thuộc công ty đa quốc gia được thành lập theo phương thức sáp nhập và mua lại (M&A) có khả năng thâm nhập tài sản địa phương cao hơn so với thành lập theo phương thức đầu tư mới (Greenfield).
- Nghiên cứu sử dụng dữ liệu được trích từ Bộ dữ liệu điều tra của Tổng cục Thống kê tại 36 công ty con thuộc công ty đa quốc gia đang hoạt động tại ĐBSCL và ứng dụng mô hình hồi quy tuyến tính để kiểm định giả thuyết.
- Kết quả thực tiễn ủng hộ hoàn toàn giả thuyết nghiên cứu sau khi kiểm soát đặc điểm của công ty mẹ và đặc điểm của nước đầu tư và nước nhận đầu tư..
- Trong số đó có đến 52,411 tỷ USD (tương đương 64,64%) được đầu tư theo hình thức công ty 100% vốn nước ngoài mà phần lớn là từ hoạt động đầu tư, phát triển của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam (ví dụ như Samsung, Honda, Uniliver, P&G, Coca-cola, Pepsico, Intel, Frieslandcampina.
- Điều này nói lên rằng số lượng các công ty con được thành lập bởi các công.
- ty đa quốc gia tại Việt Nam tăng rất mạnh trong thời gian qua.
- Dẫu vậy, đầu tư của các công ty đa quốc gia vào Việt Nam cũng đi đôi với nhiều lợi ích riêng của chúng.
- Quả thật, những nguyên nhân, các thành công và những hạn chế về hoạt động của công ty đa quốc gia tại Việt Nam đã được đề cập rất nhiều trong những bài viết đăng tải trên các tạp chí, sách, báo.
- Tuy nhiên, các công ty đa quốc gia đã gia nhập vào thị trường Việt Nam bằng các phương thức nào?.
- Các phương thức này ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sử dụng tài sản địa phương của công ty đa quốc gia tại Việt Nam.
- Các câu hỏi này vẫn chưa được giải đáp bởi các chuyên gia, học giả…Vì vậy, nghiên cứu này mục tiêu là xác định tác động của phương thức gia nhập thị trường đến khả năng sử dụng tài sản địa phương của các công ty đa quốc gia.
- Để tìm hiểu mối quan hệ giữa phương thức gia nhập và khả năng thâm nhập tài sản địa phương của công ty đa quốc gia tại nước nhận đầu tư, nhiều lý thuyết đã được phát triển bởi nhiều học giả trên thế giới (ví dụ Brouthers .
- Hennart dựa trên nền tảng của lý thuyết chi phí giao dịch để phát triển một lý thuyết mới cho mục đích chỉ ra những lợi ích mang lại từ các phương thức gia nhập của các công ty đa quốc gia..
- 1 Về mặt lý thuyết, các yếu này được định nghĩa là tài sản địa phương (xem chi tiết Hennart, 2009)..
- Theo lý thuyết này, phương thức gia nhập thị trường của các công ty đa quốc gia sẽ quyết định sự dễ dàng trong việc sử dụng tài sản và kết hợp tài sản của nước nhận đầu tư (gọi là tài sản địa phương – complementary local assets) với tài sản vốn có (tài chính, uy tín, nhãn hiệu…) của công ty đa quốc gia.
- Điều này hàm ý rằng, sự lựa chọn phương thức gia nhập thị trường của công ty đa quốc gia có thể tác động đến khả năng thâm nhập những tài sản địa phương tại nước tiếp nhận đầu tư.
- Với mỗi phương thức gia nhập thị trường, hiệu quả sử dụng các tài sản địa phương, mức độ phân tán kiến thức, sự học hỏi và trao đổi kiến thức giữa công ty đa quốc gia và công ty nội địa sẽ khác nhau.
- Kết quả là sự gia nhập và phương thức gia nhập thị trường của các công ty đa quốc gia có thể nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực của các công ty nội địa, tạo công ăn việc làm tại nước nhận đầu tư, tăng cường khả năng học hỏi của các công ty nội địa.
- Bởi sự phân tán kiến thức và kinh nghiệm làm kinh doanh quốc tế của các công ty đa quốc gia đến các công ty nội địa và nâng cao khả năng tự cải tiến của đối tác trong nước (Hennart, 2009.
- Cho nên, tăng lợi thế cạnh tranh của các công ty nội địa..
- Dựa trên những luận điểm lý thuyết của Hennart (2009) ở trên, nghiên cứu này tranh luận rằng, khả năng thâm nhập tài sản địa phương của các công ty đa quốc gia tại nước tiếp nhận đầu tư sẽ thay đổi theo các phương thức gia nhập thị trường khác nhau của họ nguyên nhân là do chi phí giao dịch.
- Thứ nhất, chi phí giao dịch để thâm nhập tài sản địa phương theo phương thức đầu tư mới (Greenfield) sẽ cao hơn so với phương thức sáp nhập hay mua lại từ công ty khác (Merger &.
- Bởi vì, khi thành lập mới công ty đa quốc gia phải đối mặt với môi trường kinh doanh mới hoàn toàn.
- Do vậy, khả năng tương tác với các tác nhân khác đang hoạt động tại nước tiếp nhận đầu tư sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với hình thức M&A, điều này dẫn đến chi phí giao dịch tăng, dẫn đến khả năng trở ngại khi sử dụng các nguồn lực địa phương sẽ cao..
- Thứ hai, nếu công ty đa quốc gia muốn kết hợp những tài sản địa phương với những nguồn lực và kiến thức của họ để hoạt động sản xuất kinh doanh tại nước nhận đầu tư thông qua hình thức đầu tư mới, họ chắc chắn phải gánh chịu những chi phí tăng thêm so với hình thức sáp nhập và mua lại (Dikova, 2012.
- Bởi khi gia nhập bằng phương thức đầu tư mới, công ty đa quốc gia phải đối mặt với những điều lệ, quy ước khác biệt.
- Trong khi đó phương thức M&A thì không, do những công ty nội địa hoặc đang hoạt động tại nước nhận đầu tư đã quen thuộc với môi trường kinh doanh này và hiểu rõ phong tục, tập quán tại đây (Brouthers và Brouthers .
- Brouthers Tóm lại, khi công ty đa quốc gia gia nhập thị trường để sử dụng tài sản địa phương thông qua hình thức đầu tư mới sẽ tốn kém nhiều chi phí.
- Cho nên, gia nhập thị trường với phương thức M&A có thể tăng khả năng sử dụng tài sản địa phương của công ty đa quốc gia tại nước nhận đầu tư.
- Giả thuyết: Các công ty con thuộc đa quốc gia được thành lập theo phương thức đầu tư mới thì khả năng thâm nhập tài sản địa phương tại nước nhận đầu tư sẽ thấp hơn so với phương thức M&A..
- Mô hình nghiên cứu.
- Tính đến thời điểm hiện tại, bộ dữ liệu này là bộ dữ liệu mới nhất về doanh nghiệp và hoạt động của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam.
- Cho nên việc tận dụng những nguồn lực sẵn có để tăng cường sự liên kết và hợp tác với những nhà đầu tư nước ngoài, cụ thể là các công ty đa quốc gia là một trong những nhu cầu cần thiết cho sự phát triển bền vững của vùng.
- Xa hơn là tạo nền tảng vững chắc cho các công ty trong nước vươn xa đến thị trường quốc tế trong tương lai như các công ty đa quốc gia khác trên thế giới đã thực hiện tại Việt Nam và tại các nước khác..
- Tổng số quan sát là 1053 doanh nghiệp, trong đó có 367 công ty con thuộc công ty đa quốc gia đến từ 44 quốc gia đầu tư vào ngành sản xuất công nghiệp ở Việt Nam (Bảng 1).
- Trong nhóm ngành sản xuất thực phẩm, dệt may và may mặc có số công ty con được khảo sát cao nhất (chiếm 52.86% tổng thể điều tra)..
- Phương thức gia nhập thị trường.
- Các yếu tố khác Khả năng thâm.
- nhập tài sản địa phương.
- Số công ty con được khảo sát tập trung nhiều nhất ở vùng Đông Nam Bộ (chiếm 47.41% tổng thể điều tra).
- Do vậy, tổng số quan sát sử dụng trong nghiên cứu này cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là 36 công ty con..
- Bảng 1: Phân bố công ty con trong mẫu điều tra.
- Biến phụ thuộc (Y): khả năng thâm nhập tài sản địa phương (the likelihood of access to complementary local asset) của công con thuộc công ty đa quốc gia.
- 2 Tài sản địa phương được định nghĩa là “những tài sản (sở hữu bởi các công ty nội địa) mà ở đó các công ty đa quốc gia có thể thuê, hợp tác hoặc sở hữu để hợp nhất với nguồn lực của họ cho sản xuất và tạo ra những sản phẩm và dịch vụ tại địa phương (nước nhận đầu tư), những tài sản này bao gồm đất đai hoặc lao động hoặc dịch vụ khác” (Hennart .
- Dựa vào nghiên cứu của Hennart (2009), biến phụ thuộc được đo lường bằng cách hỏi trực tiếp người quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (công ty con) đánh giá khả năng thâm nhập 5 yếu tố thuộc tài sản địa phương với thang Likert 5 điểm gồm: i) khả năng sử dụng đất.
- ii) khả năng sử.
- 2 Trong bài viết này, cụm từ “thâm nhập tài sản địa phương” không có sự khác biệt về mặt ý nghĩa so với cụm từ “sử dụng tài sản địa phương”, nên được dùng đan.
- dụng nguồn lực lao động địa phương.
- iii) khả năng sử dụng dịch vụ điện, nước.
- iv) khả năng sử dụng phương tiện thông tin.
- Mỗi yếu tố này được đo lường bằng cách người quản lý của công ty con trả lời câu hỏi theo thang Likert 5 điểm: “Ông/bà hãy đánh giá mức độ thâm nhập (sử dụng) các dịch vụ đến hình thức thành lập của doanh nghiệp theo 5 mức bên dưới” (1: cực kỳ cản trở ->.
- Sau đó, nghiên cứu này sẽ áp dụng phương pháp phân tích nhân tố (factor analysis) để nhận ra có bao nhiêu yếu tố được tải từ 5 yếu tố liên quan đến khả năng thâm nhập tài sản địa phương của công ty con.
- Nhân tố này được đặt tên là “khả năng thâm nhập tài sản địa phương”.
- Vì vậy, bài viết này sử dụng các điểm nhân tố (factor scores) từ nhân tố vừa được tải từ phân tích nhân tố để phản ảnh khả năng thâm nhập tài sản địa phương của công ty con tại ĐBSCL.
- Giá trị càng lớn thể hiện khả năng thâm nhập tài sản địa phương của công ty con càng cao tại khu vực này..
- Biểu đồ 1: Kết quả tải nhân tố từ 5 yếu tố khả năng thâm nhập tài sản địa phương Biến độc lập (X): là phương thức gia gia nhập thị trường của công ty đa quốc gia (entry mode)..
- tại thị trường nước nhận đầu tư với các doanh nghiệp trong nước hoặc các doanh nghiệp nước ngoài tại nước nhận đầu tư” (Sharma và Erramilli, 2004.
- Các biến kiểm soát: Bên cạnh yếu tố chính được xem xét trong nghiên cứu này là phương thức gia nhập thị trường của công ty đa quốc gia (đầu tư mới hay sáp nhập-mua lại), khả năng thâm nhập tài sản địa phương của công ty đa quốc gia cũng có thể chịu tác động bởi các yếu tố khác liên quan đến đặc điểm của công ty mẹ, môi trường của nước nhận đầu tư (host country) và nước đầu tư (home country) (xem chi tiết Slangen, 2011.
- Thứ hai, kinh nghiệm quốc tế của công ty mẹ thể hiện số năm hoạt động ở nước ngoài của công ty đa quốc gia tính đến năm 2009.
- Thứ ba, kinh nghiệm của nhà quản lý được đo lường bằng thời gian tham gia hoạt động quốc tế của người quản lý cấp cao nhất tại công ty con đến năm 2009.
- Thứ tư, khoảng cách văn hóa quốc gia giữa Việt Nam và các nước đầu tư được đo lường sự khác biệt từ 6 khía cạnh về văn hóa của Hofstede (1980).
- Nghiên cứu dựa trên phương pháp tính của Kogut và Singh (1988) để phản ảnh khoảng cách văn hóa giữa Việt Nam và các nước đầu tư.
- Chỉ số khoảng cách văn hóa quốc gia được tính dựa vào công thức:.
- Trong đó, I ij đại diện cho chỉ số văn hóa thứ i của quốc gia đầu tư thứ j, V j là phương sai của chỉ số văn hóa thứ i và u đại diện cho nước tiếp nhận đầu tư.
- CD j là sự khác biệt văn hóa giữa quốc gia j và quốc gia u.
- Chỉ số này càng lớn thể hiện khoảng cách văn hóa giữa Việt Nam và các nước đầu tư càng lớn..
- Với phương pháp đo lường của biến phụ thuộc ở trên, nghiên cứu này sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính (OLS) để ước lượng tác động của phương thức gia nhập thị trường đến khả năng thâm nhập tài sản địa phương của công ty đa quốc gia.
- 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
- Tất cả các hệ số tương quan trong Bảng 1 cho thấy, giá trị cao nhất là 0.240 - mối tương quan giữa phương thức gia nhập thị trường và khả năng thâm nhập tài sản.
- địa phương của công ty con thuộc công ty đa quốc gia tại ĐBSCL.
- Khả năng thâm nhập tài sản địa phương.
- Phương thức gia nhập thị trường (đầu tư.
- Kinh nghiệm quốc tế của công ty mẹ (số.
- Kết quả ước lượng mô hình hồi quy tuyến tính về tác động của phương thức gia nhập đến khả năng thâm nhập tài sản địa phương của công ty đa quốc gia được trình bày trong Bảng 3..
- Mô hình 1 trong Bảng 3 chỉ xem xét tác động của các yếu tố kiểm soát đến khả năng thâm nhập tài sản địa phương của công ty con.
- Kết quả ước trong mô hình 1 cho thấy rằng, giới tính của người quản lý, và kinh nghiệm quốc tế của công ty mẹ, kinh nghiệm của người quản lý không có ý nghĩa về mặt thống kê (lần lượt cho các biến này là β = -0.08, p>0.1.
- Điều này hàm ý rằng các yếu tố này không tác động đến khả năng thâm nhập tài sản địa phương của công ty con (ít nhất về mặt thống kê)..
- Bảng 3: Ảnh hưởng của phương thức gia nhập thị trường đến khả năng thâm nhập tài sản địa phương của công ty đa quốc gia.
- Kinh nghiệm quốc tế của công ty mẹ (số năm hoạt động ở nước ngoài).
- Khoảng cách văn hóa giữa nước đầu tư và Việt Nam .
- Phương thức gia nhập thị trường (đầu tư mới .
- Tuy nhiên, khoảng cách văn hóa giữa nước đầu tư và Việt Nam có mối tương quan nghịch với khả năng thâm nhập tài sản địa phương của công ty con tại mức ý nghĩa thống kê 10% (β = -0.129, p<0.1)..
- Điều này có nghĩa rằng, khi khoảng cách văn hóa giữa Việt Nam và các nước đầu tư vào Việt Nam càng lớn thì khả năng thâm nhập tài sản địa phương của các công ty con của họ tại ĐBSCL sẽ bị hạn chế.
- Kết quả này khẳng định lại cả về thực tiễn và lý thuyết rằng, khi khoảng cách văn hóa quốc gia càng lớn thì khả năng thâm nhập tài sản địa phương của công ty đa quốc gia sẽ càng khó khăn..
- Mô hình 2 trình bày kết quả ước lượng tác động của phương thức gia nhập thị trường đến khả năng thâm nhập tài sản địa phương của công ty con thuộc công ty đa quốc gia với sự kiểm soát các yếu tố khác đã được ước lượng trong mô hình 1.
- Điều này hàm ý rằng, tầm quan trọng của biến độc lập – phương thức gia nhập thị trường của công ty mẹ cần được xem xét trong mô hình.
- Đối với các yếu tố kiểm soát, tác động của khoảng cách văn hóa lên khả năng thâm nhập tài sản địa phương được cải tiến tiếp tục có ý nghĩa về mặt thống kế, thậm chí được cải thiện hơn vì mức ý nghĩa đạt tại 5% thay vì 10% ở mô hình 1.
- Một điều quan trọng và rất thú vị, kết quả thực tiễn cho biết rằng phương thức gia nhập thị trường có mối tương quan nghịch với khả năng thâm nhập tài sản địa phương của công ty con thuộc công ty đa quốc gia tại ĐBSCL và đạt mức ý nghĩa thống kê là 1% (β = -0.518, p<0.001).
- Kết quả này ủng hộ hoàn toàn giả thuyết được phát triển ở Phần 2 của bài viết, đó là các công ty con thuộc đa quốc gia được thành lập theo phương thức đầu tư mới có khả năng thâm nhập tài sản địa phương tại nước nhận đầu tư sẽ thấp hơn so với phương thức M&A.
- Kết quả này hàm ý rằng, những công ty đa quốc gia thành lập công ty con thông qua hình thức xây dựng mới hoàn toàn tại ĐBSCL họ sẽ gặp những khó khăn và.
- bị cản trở khi sử dụng tài sản địa phương tại đây.
- Lựa chọn phương thức gia nhập thị trường để thâm nhập tài sản địa phương là chiến lược quan trọng để thực hiện hoạt động động kinh doanh của công ty đa quốc gia tại nước nhận đầu tư.
- Nghiên cứu này sử dụng lý thuyết của Hennart –“Lý thuyết hợp nhất tài sản” để phát triển những tranh luận về mối quan hệ giữa phương thức gia nhập thị trường và khả năng thâm nhập tài sản địa phương của công ty đa quốc gia tại ĐBSCL.
- Bằng chứng thực tiễn từ 36 công ty con đang hoạt động tại khu vực này cho thấy rằng, những công ty con được thành lập thông qua phương thức đầu tư mới có khả năng thâm nhập tài sản địa phương thấp hơn so với những công ty con thành lập thông qua phương thức sáp nhập và mua lại.
- Ngoài ra, bằng chứng thực tiễn của nghiên cứu còn cho thấy rằng, khoảng cách văn hóa giữa nước đầu tư và nhận đầu tư cũng giữ vai trò quan trọng đối với khả năng thâm nhập tài sản tại địa phương, cụ thể là nó có mối quan hệ nghịch đối với khả năng thâm nhập tài sản địa phương.
- Hàm ý của nghiên cứu này là để thâm nhập tài sản địa phương tại nước nhận đầu tư, các công ty con nên tiếp cận thị trường mục tiêu thông qua các công ty nội địa hoặc đối tác của họ đã quen thuộc với môi trường đó hơn là thành lập công ty mới tại khu vực này.