« Home « Kết quả tìm kiếm

TÁC ĐỘNG CỦA THAY ĐỔI CHẾ ĐỘ THỦY VĂN LÊN VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẦU KÈ, TIỂU CẦN VÀ CẦU NGANG, TỈNH TRÀ VINH


Tóm tắt Xem thử

- TÁC ĐỘNG CỦA THAY ĐỔI CHẾ ĐỘ THỦY VĂN LÊN VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẦU KÈ, TIỂU CẦN VÀ CẦU NGANG, TỈNH TRÀ VINH Văn Phạm Đăng Trí 1 , Võ Thị Phương Linh 1 và Nguyễn Hiếu Trung 1.
- Chế độ thủy văn, thay đổi sử dụng đất đai, tỉnh Trà Vinh Keywords:.
- với mục tiêu tổng quát là xem xét tác động của sự thay đổi chế độ thủy văn lên sử dụng đất đai của vùng.
- Các số liệu về sử dụng đất đai và chế độ thủy văn được thu thập trong hai năm 2006 và 2010.
- Phương pháp thống kê mô tả và thống kê xu hướng được áp dụng để phân tích xu hướng thay đổi của chế độ thủy văn.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy, xâm nhập mặn có xu hướng tăng phạm vi tác động theo các mặt không gian, thời gian và độ mặn xâm nhập.
- Tác động của sự thay đổi trong chế độ thủy văn lên sử dụng đất đai được thể hiện rõ nhất ở hai Huyện Cầu Kè và Tiểu Cần.
- với việc xuất hiện cơ cấu sản xuất mới và sự thay đổi trong lịch thời vụ.
- Kết quả này cho thấy, các khu vực nằm sâu trong nội đồng chịu tác động mạnh hơn bởi điều kiện thay đổi do nước biển dâng và hiện tượng biến đổi khí hậu..
- START (2009) cho thấy, lượng mưa trung bình tháng trong thập niên 2030 có những thay đổi đáng kể so với số liệu thu thập được ở thập niên 2000.
- Kết quả nghiên cứu từ GTZ (2010) cũng cho thấy, trong thời gian qua chế độ thủy văn trên địa bàn tỉnh đã có nhiều biến động dẫn đến những thay đổi đáng kể trong sử dụng đất đai, đặc biệt là vùng ven biển ĐBSCL.
- Do vậy, nghiên cứu này đã được thực hiện với mục tiêu tổng quát là xem xét ảnh hưởng của chế độ thủy văn lên sử dụng đất đai tại vùng nghiên cứu, làm cơ sở để có thể xác định được những giải pháp thích ứng cho điều kiện cụ thể ở địa phương, các mục tiêu cụ thể được xác định như sau: (i) Xác định hiện trạng chế độ thủy văn và hiện trạng sử dụng đất đai cùng với xu hướng thay đổi trong giai đoạn .
- và (ii) Xem xét mối quan hệ của chế độ thủy văn và sử dụng đất đai..
- Các số liệu về chế độ thủy văn và sử dụng đất đai (Bảng 1) được thu thập từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Trà Vinh, niên giám thống kê (từ năm 2006 đến 2010) và các tài liệu khác có liên quan.
- Trên cơ sở đó, tiến hành khảo sát thực địa tại các xã có sự thay đổi đáng kể về sử dụng đất đai và chế độ thủy văn (từ năm 2006 đến 2010) nhằm xác định rõ hơn những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi và tác động của từng nguyên nhân cụ thể..
- Trong phạm vi nghiên cứu này, tác động của sự thay đổi chế độ thủy văn lên sử dụng đất đai được xem xét trên hai khía cạnh: (i) Sự thay đổi cơ cấu sản xuất và (ii) Sự thay đổi lịch thời vụ..
- Do vậy, các yếu tố về đặc tính đất đai, thay đổi năng suất, giống cây trồng… không được xem xét trong nghiên cứu này.
- Các cơ cấu sử dụng đất đai ở ĐBSCL nói chung và Trà Vinh nói.
- do vậy, việc đánh giá tác động của sự thay đổi chế độ thủy văn lên sử dụng đất đai được thực hiện chủ yếu dựa trên việc so sánh, đánh giá hiện trạng thủy văn và hiện trạng sử dụng đất đai ở các năm 2006 và 2010.
- Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để xác định giá trị cực đại và cực tiểu theo ngày và tháng nhằm phân tích sự thay đổi của điều kiện thủy văn theo thời gian.
- Phần mềm GIS (MapInfo 9.5) được sử dụng để xây dựng bản đồ xâm nhập mặn trong hai năm 2006 và 2010 tại từng vùng nghiên cứu.
- Các bản đồ sử dụng đất đai và lịch thời vụ các năm được so sánh, phân tích nhằm xác định sự thay đổi trong sử dụng đất đai theo thời gian.
- Sau cùng, việc đánh giá tác động của xâm nhập mặn lên sự phân bố sử dụng đất đai trong giai đoạn từ 2006 và 2010 được thực hiện dựa trên cơ sở phân tích số liệu kết hợp với việc lấy ý kiến của cán bộ địa phương..
- 1 Hiện trạng sử dụng đất.
- đai Năm 2006 và 2010.
- cơ cấu sản xuất chính Năm 2006 và 2010 3 Lượng mưa Hàng tháng, từ năm.
- 2006 và 2010.
- 6 Mực nước Từng ngày, trong năm 2006 và 2010.
- 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Huyện Cầu Kè.
- 3.1.1 Sự thay đổi trong chế độ thủy văn.
- Hình 1 thể hiện các khu vực bị xâm nhập mặn trong năm 2006 và 2010 của Huyện Cầu Kè.
- Theo đó, nhận thấy diện tích bị tác động bởi xâm nhập mặn trong năm 2010 là khoảng 7.842 ha, tăng 3.541 ha so với năm 2006..
- Hình 1: Xâm nhập mặn Huyện Cầu Kè năm 2006 (a) và 2010 (b) Diễn biến độ mặn trong năm 2006 và 2010.
- So với năm 2006, thời gian xâm nhập mặn trong năm 2010 kéo dài hơn với nồng độ mặn.
- cao hơn (độ mặn cao nhất năm 2006 là 2,8‰ và năm 2010 là 4,3.
- Bên cạnh đó, khoảng thời gian mặn xâm nhập liên tục trong năm 2010 cũng kéo dài hơn so với năm 2006..
- Hình 2: Diễn biến độ mặn năm 2006 và 20010 tại cống Mỹ Văn Huyện Cầu Kè.
- Bên cạnh đó, các đỉnh mực nước lớn nhất trong 4 tháng đầu năm 2006 và 2010 có sự dịch chuyển.
- cụ thể, đối với năm 2006 là khoảng đầu tháng 3 và đối với năm 2010 là khoảng cuối tháng 3.
- Hai đỉnh mực nước này tương ứng với hai đỉnh mặn cao nhất trong năm 2006 và 2010 (Hình 2).
- Trong khoảng thời gian này, do tác động của lưu lượng nước lũ từ thượng nguồn sông Mekong kết hợp với mưa lớn trong nội đồng, nước mặn được đẩy xa ra biển, không gây ra hiện tượng xâm nhập mặn trong nội đồng và cũng làm tăng mực nước trên các hệ thống sông rạch..
- Độ mặn.
- Hình 3: Diễn biến mực nước năm 2006 và 2010 tại cống Mỹ Văn Huyện Cầu Kè.
- 3.1.2 Tác động của sự thay đổi chế độ thủy văn lên sử dụng đất đai trên địa bàn Huyện Cầu Kè.
- Kết quả khảo sát cho thấy, sự thay đổi chế độ thủy văn có những ảnh hưởng đáng kể đến lịch thời vụ trong cơ cấu sản xuất chính của huyện (lúa 3 vụ) nhưng sự thay đổi này lại không phải là nguyên nhân chính làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất đai của Huyện.
- So sánh lịch thời vụ (Hình 4a) với độ mặn lớn nhất các tháng trong năm 2006 và 2010 và lượng mưa bình quân tháng trong giai đoạn từ 2000 đến 2009 (Hình 4b) nhận thấy: Trong năm 2010, do độ mặn cao và thời gian xâm nhập mặn kéo dài nên lịch thời vụ đã được dịch chuyển sớm hơn khoảng 1 tháng so với 2006 nhằm hạn chế tác động của xâm nhập mặn trong giai đoạn đầu vụ.
- Khoảng thời gian sau đó mặc dù vẫn còn bị xâm nhập mặn nhưng lượng mưa được xem như một nguồn nước bổ sung cho sản xuất.
- Ngoài ra, trên địa bàn Huyện Cầu Kè (năm 2010) mặn xâm nhập đã đạt đến giới hạn nguy hiểm đối với cây lúa (4,0‰) (Nguyễn Văn Âu, 1999)..
- Tuy nhiên, do thời gian bị xâm nhập mặn không kéo dài liên tục mà có sự gián đoạn nên hoạt động sản xuất nông nghiệp đã không bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Do vậy, bằng việc điều chỉnh lịch thời vụ kết hợp với vận hành tốt các cống đầu mối và nạo vét các kênh thủy lợi hàng năm, các xã bị xâm nhập mặn vẫn có thể duy trì được cơ cấu sản xuất lúa 3 vụ..
- Hình 4: Lịch thời vụ cơ cấu 3 lúa Huyện Cầu Kè (a) và độ mặn lớn nhất tháng tại cống Mỹ Văn và lượng mưa bình quân 10 năm b).
- Mực nước (m).
- 3.2.1 Sự thay đổi trong chế độ thủy văn.
- Kết quả khảo sát cho thấy, toàn Huyện đều bị ảnh hưởng trong thời gian xâm nhập mặn..
- Phạm vi bị tác động không có sự thay đổi giữa hai năm nghiên cứu.
- nhập liên tục với độ mặn cao kéo dài hơn so với năm 2006.
- Đỉnh mặn cao nhất trong năm 2010 có sự dịch chuyển (trễ hơn 1 tháng) so với năm 2006.
- Sự dịch chuyển này tương ứng với sự thay đổi thời điểm mực nước lớn nhất (trong 4 tháng đầu năm) giữa hai năm (Hình 6).
- Bên cạnh đó, tại cống Cần Chông, trong năm 2010, mực nước cao hơn và có sự chênh lệch lớn hơn giữa mực nước lớn nhất và nhỏ nhất của tháng so với năm 2006..
- Hình 5: Diễn biến độ mặn năm 2006 và 2010 tại cống Cần Chông.
- Hình 6: Diễn biến mực nước năm 2006 và 2010 tại cống Cần Chông.
- 3.2.2 Tác động của sự thay đổi chế độ thủy văn lên sử dụng đất đai trên địa bàn Huyện Tiểu Cần.
- Trong giai đoạn cơ cấu sử dụng đất đai có nhiều hướng chuyển đổi.
- cấu sản xuất có địa hình cao trong khi xâm nhập mặn lại đến sớm với độ mặn cao hơn trong những năm gần đây nên điều kiện nước ngọt (trên hệ thống sông chính) không thuận lợi cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp.
- Bên cạnh đó, sự thay đổi của chế độ thủy văn cũng gây ra sự thay đổi của lịch thời vụ trên địa bàn Huyện Tiểu Cần.
- Cụ thể (Hình 8a), trong năm 2010, vụ Hè Thu được xuống giống trễ hơn 15 ngày so với năm 2006 nhằm hạn chế ảnh hưởng của xâm nhập mặn vào đầu vụ.
- xuất nông nghiệp trong thời gian xâm nhập mặn cao nhất (tháng 3,4) nhưng nhờ có mạng lưới kênh rạch khá phong phú, hệ thống cống tương đối đầy đủ kết hợp với việc vận hành các cống đầu mối tốt nên hiện tại Huyện Tiểu Cần vẫn có thể duy trì cơ cấu sản xuất 3 lúa..
- Hình 7: Hiện trạng sử dụng đất đai Huyện Tiểu Cần năm 2006 (a) và 2010 (b).
- 3.3 Huyện Cầu Ngang.
- 3.3.1 Thay đổi trong chế độ thủy văn.
- Kết quả điều tra cho thấy, phạm vi các tiểu vùng không có sự thay đổi so với năm 2006.
- Diễn biến độ mặn năm 2006 và 2010 tại cống Vĩnh Bình được thể hiện trong Hình 10..
- Hình 10: Diễn biến độ mặn năm 2006 và 2010 tại cống Vĩnh Bình.
- Trong năm 2010, thời gian xâm nhập mặn tại cống Vĩnh Bình kéo dài hơn khoảng 1 tháng so với năm 2006.
- Trong thời gian đầu năm (tháng 1 – 3), độ mặn xâm nhập năm 2010 thấp hơn so với năm 2006.
- tuy nhiên, trong khoảng thời gian sau đó, độ mặn năm 2010 lại cao hơn so với năm 2006.
- 2006 và 2010 tại cống Vĩnh Bình (Hình 11) cho thấy: Mực nước năm 2010 cao hơn và có sự dao động nhiều hơn so với năm 2006.
- So với hai Huyện Cầu Kè và Tiểu Cần nhận thấy, sự chênh lệch mực nước giữa năm 2006 và 2010 ở Cầu Ngang cao hơn..
- Hình 11: Diễn biến độ mặn năm 2006 và 2010 tại cống Vĩnh Bình.
- 3.3.2 Tác động của sự thay đổi chế độ thủy văn lên sử dụng đất đai trên địa bàn Huyện Cầu Ngang.
- Trong năm 2010, sử dụng đất đai của Huyện có 1 số hướng chuyển đổi chính;.
- Ngoài ra, không có sự dịch chuyển lịch thời vụ đối với các cơ cấu sản xuất khác giữa năm 2010 và năm 2006..
- Do nằm gần cửa sông nên xâm nhập mặn ở Cầu Ngang xảy ra trong khoảng thời gian dài và với độ mặn cao hơn so với hai Huyện Cầu Kè và Tiểu Cần.
- xâm nhập vào nội đồng nhưng cũng đã tạo nên những vùng không thuận lợi về nguồn nước phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp.
- Tuy vậy, trong khi tại Huyện Cầu Kè (vùng nằm sâu nhất trong nội đồng so với hai vùng nghiên cứu còn lại) diện tích bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn tăng từ 4.301 ha năm 2006 lên 7.842 ha trong năm 2010 thì diện tích bị xâm nhập mặn ở Huyện Cầu Ngang và Tiểu Cần là không đổi đáng kể..
- Bên cạnh đó, trong khi tác động của sự thay đổi chế độ thủy văn (thời điểm xảy ra xâm nhập mặn và nồng độ mặn trên hệ thống sông/rạch) làm thay đổi cơ cấu sản xuất và lịch thời vụ ở Huyện Cầu Kè và Tiểu Cần thì ở Huyện Cầu Ngang, sự thay đổi cơ cấu sản xuất không phải do tác động của việc thay đổi yếu tố thủy văn..
- Mặt khác, do là vùng gần cửa sông đã bị xâm nhập mặn lâu đời nên tác động của xâm nhập mặn lên sự thay đổi đời sống người dân trên địa bàn Huyện trong thời gian gần đây là thấp hơn so với hai Huyện Cầu Kè và Tiểu Cần.
- Từ đó, có thể nhận thấy rằng khu vực nằm sâu hơn trong nội đồng chịu tác động của sự dâng lên của mực nước biển nhiều hơn so với vùng ven biển..
- Đối với hai Huyện Cầu Kè và Tiểu Cần, xâm nhập mặn năm 2010 có xu hướng tăng phạm vi tác động khi được xem xét trên khía cạnh không gian, thời gian và độ mặn xâm nhập so với năm 2006.
- Đối với huyện Cầu Ngang, xâm nhập mặn không có xu hướng tăng lên khi xét về phạm vi bị ảnh hưởng nhưng lại tăng lên về thời gian và độ mặn xâm nhập..
- Cơ cấu sử dụng đất đai ở ba vùng nghiên cứu có xu hướng chuyển đổi khác nhau.
- Trong ba Huyện nghiên cứu, Huyện Cầu Ngang bị xâm nhập mặn nhiều nhất, thể hiện qua thời gian và nồng độ mặn xâm nhập trên các hệ thống sông chính.
- Tuy nhiên, tác động của sự thay đổi trong chế độ thủy văn lên sử dụng đất đai lại thể hiện rõ rệt hơn trên địa bàn Huyện Cầu Kè và Tiểu Cần.
- thể hiện qua sự xuất hiện của cơ cấu sản xuất mới và sự thay đổi trong lịch thời vụ đối với cơ cấu sản xuất chính.
- Qua đó, có kể kết luận rằng khu vực nằm sâu hơn trong nội đồng chịu tác động của sự dâng lên của mực nước biển nhiều hơn so với vùng ven biển..
- Để có thể có được những đánh giá chính xác và cụ thể hơn tác động qua lại giữa yếu tố thay đổi chế độ thủy văn và thay đổi tình hình sử dụng đất đai cần:.
- Thực hiện thêm những nghiên cứu về tác động ngược lại của việc thay đổi trong sử dụng đất đai lên chế độ thủy văn của vùng;.
- Đánh giá tác động của công tác vận hành cống thực tế lên tình hình sử dụng đất đai của địa phương..
- Xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long.
- Kết quả nghiên cứu xâm nhập mặn phục vụ phát triển kinh tế xã hội