« Home « Kết quả tìm kiếm

Tác động của thay đổi nguồn nước mặt và hiện trạng sử dụng đất đai đến hoạt động nông nghiệp ở vùng ngập lũ tỉnh Đồng Tháp


Tóm tắt Xem thử

- DOI:10.22144/ctu.jsi.2019.138 TÁC ĐỘNG CỦA THAY ĐỔI NGUỒN NƯỚC MẶT VÀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI ĐẾN HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP Ở VÙNG NGẬP LŨ TỈNH ĐỒNG THÁP.
- Nông nghiệp, phân tích hệ thống, thay đổi nguồn nước, tỉnh Đồng Tháp, vùng ngập lũ Keywords:.
- Nghiên cứu nhằm mục tiêu phân tích tác động của sự thay đổi nguồn nước đến lĩnh vực nông nghiệp để làm cơ sở hỗ trợ quản lý hiệu quả nguồn nguồn nước ở vùng ngập lũ tỉnh Đồng Tháp trước bối cảnh thay đổi bất định trong tương lai.
- Nghiên cứu áp dụng khung phân tích hệ thống DPSIR kết hợp với khảo sát thực tế và tham vấn ý kiến chuyên gia để đánh giá tác động của sự thay đổi nguồn nước mặt đến hoạt động nông nghiệp của người dân ở vùng ngập lũ tỉnh Đồng Tháp.
- Kết quả cho thấy đỉnh lũ có biên độ dao động cao tính từ năm 2010 tại trạm Tân Châu và điều này gây khó khăn trong việc quản lý và thích ứng với sự thay đổi nguồn nước ở vùng ngập lũ Đồng Tháp trong tương lai.
- Ngoài ra, hiện trạng sử dụng đất đai đã tác động trực tiếp và gián tiếp đến sự suy giảm chất lượng nước và đất canh tác.
- Sự tác động giữa thay đổi nguồn nước và hiện trạng sử dụng đất đai có thể ảnh hưởng đến sự không ổn định hoạt động nông nghiệp ở vùng ngập lũ Đồng Tháp trong tương lai..
- Tác động của thay đổi nguồn nước mặt và hiện trạng sử dụng đất đai đến hoạt động nông nghiệp ở vùng ngập lũ tỉnh Đồng Tháp.
- Nguồn nước mặt ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chủ yếu là từ thượng nguồn sông Mekong (chiếm khoảng 80% lượng nước) chảy vào ĐBSCL thông qua hai con sông chính là Sông Tiền và Sông Hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012).
- Ngoài ra, sự thay đổi nguồn nước mặt ở vùng ngập lũ ĐBSCL còn bị ảnh hưởng bởi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội tại chỗ.
- (2013), do sự gia tăng hệ thống đê bao phục vụ canh tác lúa 3 vụ nên tình trạng ngập lũ trong tương lai sẽ xảy ra ít hơn nhưng kéo dài hơn ở vùng ngập lũ ĐBSCL.
- Nghiên cứu áp dụng cách tiếp cận phân tích hệ thống tĩnh để phân tích tác động của sự thay đổi nguồn nước mặt và sử dụng đất đai đến sự ổn định trong hoạt động nông nghiệp ở vũng ngập lũ tỉnh Đồng Tháp.
- Hoạt động thủy điện và phát triển kinh tế - xã hội ở các quốc gia thượng nguồn sông Mekong đã ảnh hưởng đáng kể đến sự thay đổi nguồn nước ở ĐBSCL.
- Thêm vào đó, Đồng Tháp còn là một trong những tỉnh có diện tích và sản lượng lúa cao nhất ở ĐBSCL nhưng đang đối mặt với sự thay đổi nguồn nước ở thượng nguồn (bao gồm sự thay đổi lưu lượng, chế độ dòng chảy, lượng phù sa, nguồn lợi thủy sản và sử dụng đất đai) đã ảnh hưởng đến hoạt động nông nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Đồng Tháp.
- Bên cạnh đó, hiện trạng canh tác lúa 3 vụ và đê bao khép kín (chống lũ triệt để) cũng ảnh hưởng đến sự thay đổi nguồn nguồn nước và sinh kế của người dân vùng ngập lũ bao gồm cả yếu tố tích cực và hạn chế.
- Bên cạnh đó, tỉnh Đồng Tháp đã xây dựng định hướng quy hoạch phát triển nông nghiệp đến 2030, và điều này có thể tác động đến việc thay đổi dụng đất đai và nguồn nước mặt ở tỉnh Đồng Tháp.
- Do đó, tỉnh Đồng Tháp được chọn trong nghiên cứu này nhằm để tìm hiểu mối quan hệ giữa sự thay đổi lũ và hiện trạng sử dụng đất đai và các ảnh hưởng đến hoạt động nông nghiệp, từ đó góp phần bổ sung thêm thông tin vào việc xây dựng kế hoạch phát triển nông nghiệp theo tiểu vùng thích ứng với sự thay đổi nguồn nước ở tỉnh Đồng Tháp nói riêng và vùng ngập lũ ĐBSCL nói chung trong tương lai..
- Nghiên cứu đã chọn hai điểm là xã An Bình A (thị xã Hồng Ngự) và xã Long Thắng (huyện Lai Vung) theo đề xuất và phỏng vấn ngẫu nhiên 60 hộ đại diện cho hoạt động canh tác lúa tại hai địa điểm dưới sự hỗ trợ chọn hộ của cán bộ địa phương để thu thập thông tin về hiện trạng hoạt động nông nghiệp và tác động của sự thay đổi nguồn nước đến hoạt động nông nghiệp và sinh kế của người dân..
- Nghiên cứu áp dụng phương pháp phân tích DPSIR để xây dựng và phân tích các tác động của sự thay đổi nguồn nguồn nước mặt và hiện trạng sử dụng đất đai đến hoạt động nông nghiệp của người dân ở vùng ngập lũ tỉnh Đồng Tháp.
- Trong nghiên cứu này, các yếu tố trong khung DPSIR cho địa điểm nghiên cứu được xem xét bao gồm: Yếu tố chi phối (D) là sự thay đổi nguồn nguồn nước mặt và hiện trạng sử dụng đất đai.
- Yếu tố chi phối (D) dẫn đến các Áp lực (P) trong việc đảm bảo nguồn nước tưới, công tác quản lý nguồn nguồn nước và thay đổi sử dụng đất.
- Hiện trạng (S) của sự thay đổi nguồn nguồn nước và sử dụng đất đai là gia tăng chi phí đầu tư trong hoạt động nông nghiệp, chuyển đổi sử.
- thay đổi chất lượng nước và đất canh tác, thay đổi sinh kế của nông hộ.
- Do vậy, cần có những Phản hồi (R) là đưa ra các giải pháp phù hợp cho mỗi yếu tố (D, P, S, và I) trong khung hệ thống DPSIR để giảm thiểu các tác động tiêu cực đến hoạt động nông nghiệp hiện tại và thích ứng với ảnh hưởng của sự thay đổi nguồn nước ở trong tương lai.
- Giới hạn trong nghiên cứu này chỉ tập trung phân tích mối quan hệ về ảnh hưởng của sự thay đổi nguồn nước và hiện trạng sử dụng đất đai đến hoạt động nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp.
- Trong yếu tố về sự thay thay đổi nguồn nước, nghiên cứu giới hạn xem xét phân tích khía cạnh về thay đổi mực nước lũ và phù sa bồi lắng đến hoạt động nông nghiệp ở vùng ngập lũ tỉnh Đồng Tháp.
- Trong yếu tố về sử dụng đất đai, nghiên cứu giới hạn phân tích về ảnh hưởng của hiện trạng canh tác lúa 3 vụ đến hoạt động nông nghiệp ở vùng ngập lũ tỉnh Đồng Tháp trong tương lai..
- 3.1 Sự thay đổi nguồn nước ở vùng ngập lũ ĐBSCL.
- Tuy nhiên, đến năm năm 2017 mực nước gia tăng trở lại nhưng lên nhanh và sớm hơn so với trước đây và đã gây ngập, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của nông hộ canh tác lúa 2 vụ..
- Hình 1: Sự thay đổi về mực nước lũ tại trạm Tân Châu và Hồng Ngự giai đoạn Sự thay đổi trong hoạt động nông.
- nghiệp ở tỉnh Đồng Tháp.
- trong đó, hoạt động canh tác lúa 3 vụ/năm hiện nay là chủ yếu..
- Ngoài canh tác lúa, tỉnh Đồng Tháp còn các các mô hình hoạt động nông nghiệp khác như: nuôi thủy sản (chủ yếu là cá da trơn), cây ăn trái, chăn nuôi, lúa mùa nỗi, cây ngắn ngày và các mô hình canh tác kết hợp (Dinh, 2014).
- Nghiên cứu này chọn phân tích sự thay đổi trong canh tác lúa làm đại diện cho hoạt.
- động nông nghiệp của tỉnh Đồng Tháp.
- Trong hoạt động canh tác lúa, Đồng Tháp có mô hình canh tác lúa 2 vụ ở vùng đê bao khép kín không hoàn toàn và mô hình canh tác lúa 3 vụ ở vùng đê bao khép kín hoàn toàn.
- Do ảnh hưởng bởi sự phát triển kinh tế - xã hội, sự thay đổi về nhu cầu lương thực dẫn đến sự thay đổi về diện tích canh tác lúa ở tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn 2000-2017.
- Trong giai đoạn để đáp ứng nhu cầu gia tăng sản lượng và thu nhập, nhà nước đã có chính sách xây dựng đê bao khép kín để thích ứng với tình trạng ngập lũ và phục vụ nhu cầu canh tác lúa 3 vụ..
- Từ đó, việc xây dựng đê bao phục vụ canh tác lúa 3 vụ phát triển mạnh ở tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn này.
- Tuy nhiên, ở những năm gần đây diện tích canh tác lúa không tăng và có xu hướng giảm (Hình 2).
- Nguyên nhân là do hiện trạng canh tác lúa 3 vụ không còn đáp ứng nhu cầu kinh tế của người dân cũng như kế hoạch phát triển nông nghiệp của tỉnh nên Đồng Tháp đã có kế hoạch chuyển đổi mô hình canh tác lúa sang các mô hình khác như trồng cây.
- số nông hộ chuyển đổi cây trồng và mùa vụ canh tác..
- 17,2% chuyển sang hoạt động canh tác xen canh lúa và 1 vụ cây ngắn ngày;.
- còn lại 3,5% chuyển sang canh tác lúa 2 vụ và cây ăn trái.
- Đối với thị xã Hồng Ngự, do là nơi có địa hình thấp nên hoạt động canh tác lúa 3 vụ chiếm diện tích nhỏ.
- Tuy nhiên, theo kết quả phỏng vấn chuyên viên Phòng kinh tế, việc canh tác lúa 2 vụ mang lại hiệu quả kinh tế thấp và đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, nhất là trong mùa lũ do không có việc ổn định.
- Vì vậy, tại đây quá trình chuyển đổi canh tác lúa vụ 3 qua các năm có xu hướng tăng nhưng không đáng kể (năm 2012 là 2.036 ha đến năm 2016 là 2.385 ha, chỉ tăng 349 ha) do điều kiện đất đai và cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng cho sản xuất lúa 3 vụ.
- Nhìn chung, hoạt động canh tác lúa ở tỉnh Đồng Tháp nói chung và địa điểm nghiên cứu nói riêng đang có xu hướng chuyển đổi sang các mô hình canh tác khác có mang lại giá trị kinh tế cao hơn canh tác lúa.
- Trong bối cảnh hiện tại, hiện trạng hoạt động canh tác lúa ở tỉnh Đồng Tháp có tác động đến chất lượng môi trường đất và nước và điều này tác động ngược lại đến hoạt động nông nghiệp ở tỉnh Đồng Tháp..
- Hình 2: Sự thay đổi về diện tích canh tác lúa giai đoạn 2000–2017 của tỉnh Đồng Tháp 3.3 Tác động của thay đổi nguồn nước và.
- sử dụng đất đai đến nông nghiệp ở tỉnh Đồng Tháp.
- Nghiên cứu đã mô tả được hệ thống tác động của sự thay đổi nguồn nước mặt và sử dụng đất đai đến hoạt động nông nghiệp ở tỉnh Đồng Tháp theo hệ.
- Mỗi yếu tố trong hệ thống được thảo luận cụ thể và nhìn chung, sự thay đổi nguồn nước mặt và sử dụng đất đai ở tỉnh Đồng Tháp có tác động lẫn nhau và có tác động đến hoạt động nông nghiệp của tỉnh.
- Tác động được đánh giá là theo hướng không ổn định đến hoạt động nông nghiệp do chất lượng đất và nguồn nước phục vụ canh tác suy giảm..
- Diện tích canh tác lúa vụ 3 ở tỉnh Đồng Tháp.
- Hình 3: Sơ đồ hệ thống mô tả tác động sự thay đổi nguồn nước và hiện trạng canh tác lúa 3 vụ ở tỉnh Đồng Tháp.
- Sự thay đổi nguồn nước ở thượng nguồn và hiện trạng canh tác lúa 3 vụ đã ảnh hưởng đến hoạt động canh tác nông nghiệp và sinh kế của người dân ở tỉnh Đồng Tháp, đặc biệt là nhóm nông hộ canh tác lúa.
- Trước tiên, sự thay đổi nguồn nước và hiện trạng canh tác lúa 3 vụ tạo áp lực trong công tác quản lý tưới tiêu và chuyển đổi mô hình canh tác.
- Áp lực trên sẽ trở nên căng thẳng khi sự thay đổi về nguồn nước ở thượng nguồn ngày càng biến động bất thường và nhu cầu chuyển đổi mô hình canh tác ngày càng gia tăng ở vùng ngập lũ ĐBSCL..
- Sự thay đổi về nguồn nước và hoạt động canh tác lúa 3 vụ đã dẫn đến một số hiện trạng liên quan đến hoạt động nông nghiệp ở vùng ngập lũ tỉnh Đồng Tháp như sau:.
- Bên cạnh đó, hệ thống đê bao khép kín phục vụ canh tác lúa 3 vụ ngăn lũ vào nội đồng dẫn đến đồng ruộng không được bồi lắng phù sa (Chapman et al., 2016.
- Sự suy giảm lượng phù sa ở thượng nguồn sông Mekong và phù sa trong nội đồng sẽ ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động canh tác nông nghiệp như gia tăng sử dụng phân bón và suy giảm chất lượng đất canh tác..
- Gia tăng đê bao khép kín phục vụ sản xuất Do nhu cầu về phát triển kinh - xã hội, vùng ngập lũ tỉnh Đồng Tháp có sự thay đổi sử dụng đất đai nhanh chống, đặc biệt là sự chuyển đổi sang canh.
- Mặc dù hiện tại, tỉnh Đồng Tháp có chính sách giảm canh tác lúa lúa 3 vụ để chuyển sang mô hình canh tác khác như cây ăn quả, cây ngắn ngày,… nhưng đê bao khép kín vẫn tiếp tục được phát triển.
- Việc canh tác lúa liên tục 3 vụ/năm tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển quanh năm và có thể phát triển thành dịch (Vũ Anh Pháp và ctv., 2010).
- Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tăng lượng phân bón và thuốc BVTV trong canh tác lúa (Chapman et al., 2016.
- Bên cạnh đó, kết quả phỏng vấn cho thấy có đến 85% người dân hoạt động canh tác lúa sử dụng phân bón và thuốc BVTV đang ngày càng gia tăng nhằm đảm bảo năng suất cũng như diệt sâu bệnh hại trong quá trình canh tác.
- Tuy nhiên, việc sử dụng quá mức lượng phân bón và thuốc BVTV đã làm suy giảm chất lượng đất và nguồn nước phục vụ cho canh tác lúa..
- 3.3.3 Tác động.
- (2017), sự thay đổi nguồn nước ở thượng.
- Hiện trạng của sự thay đổi nguồn nước và sử dụng đất đai đã dẫn đến một số tác động đến vùng ngập lũ ĐBSCL, cụ thể là:.
- Tác động đến môi trường đất canh tác.
- Việc áp dụng mô hình canh tác lúa 3 vụ trong một thời gian dài đã dẫn đến suy giảm độ phì của đất thông qua biểu hiện suy giảm tăng trưởng của cây và sử dụng ngày càng nhiều lượng phân bón và thuốc BVTV.
- Điều này cho thấy chất lượng đất canh tác ngoài đê tốt hơn so với chất lượng đất trong đê.
- Thêm vào đó, hoạt động sản xuất lúa 3 vụ liên tục trong nhiều năm đã làm suy thoái độ phì nhiêu của đất, cụ thể là sự hiện diện của tầng đế cày phía bên dưới tầng canh tác làm giảm độ xốp của đất và ngăn cản sự phát triển theo chiều sâu của rễ.
- Nguyễn Thị Tuyết Hồng (2013), hoạt động canh tác lúa 3 vụ không được xả lũ hàng năm là nguyên nhân chính dẫn đến việc ô nhiễm hữu cơ trong nước thể hiện qua giá trị của chỉ tiêu BOD5 trong nước ở vùng đê bao khép kín cao hơn so với chỉ số BOD5 đê bao lửng.
- Hiện tại, hệ thống công trình thủy lợi phục vụ sản xuất (đê bao, cống và các trạm bơm), đảm bảo cho việc điều tiết nước tưới tiêu được thuận tiện hơn trong quá trình canh tác.
- Bên cạnh đó, việc canh tác theo mô hình cánh đồng mẫu lớn và ô bao với sự thống nhất lịch thời vụ từ Phòng NN&PTNN cũng tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động quản lý và điều tiết nước tưới.
- Tuy nhiên, vấn đề điều tiết nước tưới hiện gặp khó khăn ở một số nông hộ có hoạt động canh tác không theo kế hoạch chung và chuyển đổi mô hình canh tác tự phát (chuyển từ canh tác lúa sang cây ngắn ngày hoặc cây ăn trái) nên việc điều tiết nước tưới trong trường hợp này gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động canh tác của nông hộ.
- Điều này cũng gây khó khăn trong công tác quản lý điều tiết nước tưới trong quá trình canh tác tại địa phương..
- Có sự khác nhau về năng suất trung bình của mô hình canh tác lúa 2 vụ và 3 vụ tại tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn .
- Cụ thể, năng suất lúa trung bình ở mô hình canh tác lúa 2 vụ cao hơn so với năng suất lúa trung bình của mô hình canh tác 3 vụ và nhìn chung năng suất trung bình ở cả hai mô hình là không tăng trong 5 năm trở lại đây.
- Năng suất trung bình của hai mô hình canh tác ngoài ảnh hưởng bởi yếu tố nguồn nước thay đổi (chất lượng và lưu lượng) còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác.
- như: giống, kỹ thuật canh tác và điều kiện thời tiết..
- Việc người dân ngày càng sử dụng nhiều lượng phân bón và thuốc BVTV để đảm bảo năng suất là một trong những nguyên nhân dẫn đến giảm chất lượng nguồn nước và đất phục vụ cho hoạt động canh tác..
- Thêm vào đó, hoạt động canh tác lúa 3 vụ hiện nay không còn mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân ở một số nơi trong tỉnh Đồng Tháp (một phần do ảnh hưởng của thị trường) nên có sự chuyển đổi cơ cấu trên đất lúa như: chuyển sang nuôi thủy sản, cây ăn trái, cây ngắn ngày và các loại hình canh tác nông nghiệp khác nhưng phần lớn là diễn ra tự phát, không theo quy hoạch và quy định của nhà nước (Nguyễn Hoàng Đan và ctv., 2015)..
- Thay đổi thu nhập.
- Sự thay đổi nguồn nguồn nước và hoạt động canh tác lúa 3 vụ có tác động trực tiếp và gián tiếp đến thu nhập của người dân vùng ngập lũ tỉnh Đồng Tháp, đặc biệt là tác động bất lợi đến nhóm nông hộ có ít đất canh tác (<.
- Những điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến điều kiện kinh tế của nông hộ và từ đó nhu cầu chuyên đổi mô hình canh tác có thể sẽ gia tăng trong tương lai..
- Tình trạng thay đổi nguồn nước ở vùng ngập lũ tỉnh Đồng Tháp nói riêng và ĐBSCL nói chung do sự thay đổi nguồn nước ở thượng nguồn có biên độ dao động lớn trong những năm gần đây (tính từ năm 2010).
- Điều này gây khó khăn cho công tác quản lý và thích ứng với sự thay đổi nguồn nước mặt trong tương lai ở vùng ngập lũ tỉnh Đồng Tháp, đặc biệt là trong hoạt động nông nghiệp.
- Bên cạnh đó, tình trạng canh tác lúa 3 vụ ở tỉnh Đồng Tháp có ảnh hưởng đến suy giảm chất lượng đất và nước phục vụ cho hoạt động nông nghiệp.
- Sự tác động giữa thay đổi nguồn nước mặt và hiện trạng sử dụng đất đai có.
- thể ảnh hưởng đến sự không ổn định trong hoạt động nông nghiệp ở vùng ngập lũ tỉnh Đồng Tháp trong tương lai..
- Kết quả nghiên cứu này góp phần làm cơ sở khoa học cho việc mở rộng phân tích đánh giá tác động của sự thay đổi nguồn nước và sử dụng đất đai ở vùng ngập lũ ĐBSCL cũng như tác động của sự thay đổi trong hoạt động nông nghiệp ở vùng ngập lũ đến hoạt động nông nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội ở vùng giữa và vùng ven biển ĐBSCL..
- Trong các nghiên cứu tiếp theo, cần lượng hóa mối quan hệ giữa các yếu tố trong hệ thống để xác định mức độ tác động của các yếu tố và từ đó có những giải pháp nhằm giảm tác động tiêu cực của sự thay đổi nguồn nước mặt và sử dụng đất đai đến hoạt động nông nghiệp ở vùng ngập lũ Đồng Tháp nói riêng và vùng ngập lũ ĐBSCL nói chung trong tương lai..
- Nghiên cứu mô phỏng thủy văn, thủy lực vùng đồng bằng sông Cửu Long để đánh giá ảnh hưởng của hệ thống đê bao đến sự thay đổi dòng chảy mặt vùng Đồng Tháp Mười.
- Khảo sát xu hướng thay đổi chất lượng nước mặt liên quan đến hoạt động sản xuất nông nghiệp trong vùng đê bao khép kín huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
- Ứng dụng mô hình DPSIR trong việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển mô hình canh tác lúa ứng dụng kỹ thuật mới ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Sự nén dẽ của đất canh tác lúa ba vụ ở ĐBSCL và hiệu quả của luân canh trong cải thiện độ bền đoàn lạp