« Home « Kết quả tìm kiếm

Tác động của tín dụng chính thức đến thu nhập trồng lúa của nông hộ: Bằng chứng thực nghiệm tại Cần Thơ


Tóm tắt Xem thử

- TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG CHÍNH THỨC ĐẾN THU NHẬP TRỒNG LÚA CỦA NÔNG HỘ: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI CẦN THƠ.
- Tác động, tín dụng chính thức, thu nhập, nông hộ trồng lúa Keywords:.
- Mục tiêu bài nghiên cứu nhằm đánh giá những tác động của tín dụng chính thức đến thu nhập của nông hộ trồng lúa trên địa bàn Thành phố Cần Thơ.
- Để thực hiện đánh giá tác động, đầu tiên cần xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ.
- Vì vậy, nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy Probit và sau đó là phương pháp phân tích điểm xu hướng (PSM) trên mẫu gồm 364 nông hộ, trong đó có 147 nông hộ có vay vốn chính thức và 217 nông hộ không vay vốn.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ trồng lúa bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: Tuổi và học vấn của chủ hộ.
- quy mô nông hộ, học vấn trung bình hộ, hộ có làm nghề khác ngoài làm lúa, diện tích đất sản xuất và chi tiêu cho lúa của nông hộ.
- Quan trọng nhất, thu nhập của nông hộ trồng lúa tham gia chương trình tín dụng chính thức cao hơn đáng kể so với các nông hộ trồng lúa không tham gia, tuy nhiên kết quả phân tích PSM cho thấy tác động của tín dụng chính thức đến thu nhập trồng lúa của nông hộ là không có ý nghĩa thống kê..
- Tác động của tín dụng chính thức đến thu nhập trồng lúa của nông hộ: Bằng chứng thực nghiệm tại Cần Thơ.
- Tuy nhiên đối tượng nông hộ thường khó tiếp cận các nguồn tín dụng chính thức do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan.
- Các nghiên cứu trước đây đã đánh giá tác động của tín dụng đến thu nhập của nông hộ với kết quả nghiên cứu theo xu hướng khác nhau.
- Ở Việt Nam, Đinh Phi Hổ và Đông Đức (2015) chỉ ra rằng chương trình tín dụng nông nghiệp từ khu vực chính thức có tác động tích cực đến thu nhập của nông hộ Việt Nam.
- Bằng mô hình hồi quy OLS kết hợp phương pháp DID, kết quả nghiên cứu cho thấy tham gia tín dụng chính thức cải thiện 9,5% thu nhập bình quân hàng tháng của nông hộ.
- (2014) chỉ ra rằng tuổi của chủ hộ, diện tích đất canh tác, chi tiêu cho sản xuất, giá lúa, sản lượng lúa ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng lúa ở Cần Thơ, nhưng chưa nghiên cứu đến tác động của tín dụng đến thu nhập trồng lúa của các nông hộ này.
- Từ những lý do trên, tác động của tín dụng chính thức lên thu nhập trồng lúa của nông hộ được thực hiện với một phương pháp phân tích điểm xu hướng PSM..
- Gần đây, Đinh Phi Hổ và Đông Đức năm 2015 nghiên cứu Tác động của tín dụng chính thức đến thu nhập của nông hộ ở Việt Nam.
- Tác động này tuy không lớn nhưng giúp nông hộ tăng nguồn lực hộ gia đình, tiếp cận được các yếu tố sản xuất, từ đó gia tăng năng suất cải thiện thu nhập hộ gia đình nông thôn..
- Nghiên cứu này cũng kết luận rằng, ngoài tín dụng chính thức, các yếu tố khác cũng tác động tích cực đến thu nhập nông hộ ở Việt Nam như hộ gia đình thuộc dân tộc Kinh, trình độ giáo dục trung bình của hộ, tỷ lệ tham gia hoạt động phi nông nghiệp, có tham gia gửi tiết kiệm và diện tích đất canh tác.
- Bên cạnh đó, Nguyễn Thùy Trang, Trương Thảo Nhi và Võ Hồng Tú cũng đã sử dụng phương pháp phân tích điểm xu hướng để đánh giá tác động của chương trình xây dựng nông thôn mới đến thu nhập nông hộ tại tỉnh Hậu Giang trong một nghiên cứu năm 2016..
- Để trả lời câu hỏi này, năm 2003 Shahidur và Rashid đã nghiên cứu Tác động của tín dụng nông nghiệp ở Pakistan, sử dụng dữ liệu khảo sát khá lớn khu vực nông thôn Pakistan để đo lường tác động của các khoản tín dụng lên thu nhập của nông hộ.
- Nhằm tách biệt tác động của đặc tính hộ và tác động của chương trình tín dụng đến thu nhập của nông hộ, tác giả sử dụng biến công cụ là đặc tính của các hộ dân khác trên cùng địa bàn với nông hộ nghiên cứu để dự đoán lượng tiền vay mà nông hộ vay được từ ngân hàng..
- Sau đó hồi quy giai đoạn 2 với kết quả từ giai đoạn 1 để ước lượng tác động của tiền vay lên thu nhập nông hộ.
- Nhóm bao gồm các nông hộ không vay được gọi là nhóm kiểm soát.
- nhóm nghiên cứu được lựa chọn ngẫu nhiên dựa trên danh sách nông hộ vay vốn và nông hộ không vay vốn được cung cấp bởi Hội nông dân tại địa bàn nghiên cứu..
- Quận/Huyện Diện tích lúa Số nông hộ.
- Tiếp theo, để đánh giá tác động của tín dụng chính thức, mẫu được chọn sẽ chia làm hai nhóm bao gồm nhóm nông hộ trồng lúa có vay vốn chính thức và nhóm nông hộ trồng lúa không vay nguồn vốn này.
- Cơ sở để chia nhóm nông hộ là tỷ lệ nông hộ vay vốn trên tổng nông hộ trên địa bàn TPCT như Bảng 2.
- Năm 2016, TPCT có tổng cộng 91.499 nông hộ, trong đó có 38.719 nông hộ có vay vốn chính.
- thức chiếm tỷ lệ 42,32% tổng số nông hộ, còn lại là các nông hộ không vay vốn chính thức.
- Ở mỗi quận huyện, tác giả chọn mẫu ngẫu nhiên dựa vào danh sách các nông hộ do Hội Nông dân cung cấp..
- Thông tin khảo sát bao gồm thông tin chung về chủ hộ, đặc điểm nhân khẩu học, kinh tế xã hội của hộ, thông tin về tiếp cận tín dụng chính thức và những ảnh hưởng của nguồn vay này đến thu nhập của nông hộ..
- Nhóm nông hộ Số nông hộ TPCT Số nông hộ trong mẫu.
- Để thực hiện đánh giá tác động của tín dụng chính thức đến thu nhập trồng lúa của nông hộ, trước tiên cần xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ thông qua mô hình hồi quy probit.
- Sau đó tiến hành so sánh thu nhập của nông hộ có vay vốn và không vay vốn dựa trên điểm xu hướng để xác định tác động của vốn vay lên thu nhập của nông hộ..
- Mô hình hồi quy Probit được sử dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận chương trình tín dụng của nông hộ tại TPCT có dạng như sau:.
- Trong đó: Biến phụ thuộc (D) là biến nhị phân thể hiện khả năng tiếp cận chương trình tín dụng chính thức của nông hộ..
- β 0 đến β j lần lượt là các hệ số hồi quy tương ứng với các biến giải thích ảnh hưởng đến thể hiện khả năng tiếp cận chương trình tín dụng chính thức của nông hộ..
- Mức tác động trung bình của chương trình tín dụng chính thức đến nông hộ có tham gia chương trình so với nông hộ không tham gia chương trình, ký hiệu là δ ATE PSM , được xác định như sau:.
- Mức độ tác động trong nghiên cứu này được định nghĩa là mức gia tăng thu nhập của nông hộ trồng lúa.
- Cụ thể là chênh lệch thu nhập của nông hộ tham gia và không tham gia chương trình tín dụng chính thức được tính toán và so sánh.
- 4.1 Thực trạng tín dụng chính thức cho nông hộ.
- Dư nợ tín dụng chính thức cho nông hộ tại TPCT chủ yếu được phát vay bởi NH CSXH và NH NN&PTNT.
- Kết quả thực hiện dư nợ Bảng 3 cho thấy, dư nợ cho vay nông hộ của TPCT tăng liên tục qua các năm.
- Từ thực tế trên, các nông hộ có điều kiện tiếp cận vốn vay dễ dàng hơn..
- 4.2 Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức đến thu nhập nông hộ.
- Trước khi phân tích kết quả mô hình probit về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ trồng lúa ở TPCT, tác giả thực hiện kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình.
- Kết quả mô hình hồi quy probit được trình bày trong Bảng 4, với giá trị Pro>Chi2=0,0000 cho phép bác bỏ giả thuyết H 0 với mức ý nghĩa 1% cho thấy có mối quan hệ giữa khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ trồng lúa tại TPCT với ít nhất một biến độc lập mô tả đặc điểm nông hộ.
- Hơn nữa kết quả mức độ dự báo đúng của mô hình là 67,86% cho thấy mô hình là khá phù hợp và các biến độc lập trong mô hình có cơ sở giải thích cho khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ..
- Các biến độc lập tương quan thuận với khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ bao gồm học vấn chủ hộ, quy mô hộ, hộ có nghề phụ ngoài làm lúa và diện tích đất sản xuất nông hộ canh tác, cụ thể như sau:.
- Bảng 4: Các yếu tố ảnh hưởng khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ trồng lúa tại TPCT.
- Nguồn: Số liệu khảo sát nông hộ ở TPCT năm 2017 Học vấn chủ hộ tương quan thuận với khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ ở mức ý nghĩa 5%, nghĩa là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi trình độ chủ hộ tăng lên 1 lớp thì khả năng hộ tham gia vay vốn tăng lên 3,7%.
- chủ hộ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ..
- Quy mô hộ là số thành viên trong nông hộ, kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô hộ có quan hệ cùng chiều với khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ trồng lúa ở TPCT.
- Điều đó có nghĩa là những nông hộ có nhiều người có khả năng tiếp cận tín dụng chính thức cao hơn những nông hộ ít người.
- Cụ thể, nếu các yếu tố khác không đổi khi nông hộ có thêm một người thì khả năng tham gia tín dụng của nông hộ tăng lên 3,4%.
- Điều này được lý giải bởi các thành viên trong nông hộ trồng lúa ở TPCT chủ yếu là lao động chính.
- Cụ thể, số lao động chính trung bình trong nông hộ nhiều hơn số người phụ thuộc trung bình (thống kê mô tả cho thấy trung bình cứ hộ có 5 thành viên thì có 3 lao động chính).
- Từ những lý do trên, quy mô nông hộ đã tác động tích cực đến khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ trồng lúa trên địa bàn TPCT..
- Tổng diện tích đất tương quan thuận với khả năng tiếp cận tín dụng với mức ý nghĩa 1%, và tác động biên là 0,007 cho thấy nếu nông hộ canh tác thêm một công đất thì khả năng tiếp cận tín dụng của họ sẽ tăng thêm 0,7%.
- Thật vậy, diện tích đất sản xuất là nguồn vật lực giúp nông hộ phát triển sản xuất, từ đó tăng khả năng tiếp cận tín dụng chính thức.
- Hơn nữa, diện tích đất sản xuất cũng chính là yếu tố được quan tâm khi xét duyệt hồ sơ vay vốn vì nó ảnh hưởng đến khả năng canh tác cũng như khả năng trả nợ của nông hộ.
- Nếu nông hộ có thành viên làm nghề khác ngoài trồng lúa thì cũng tăng khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ lên đến 11,3% với mức ý nghĩa 10%..
- Nguyên nhân chính là do nông hộ đa dạng hóa.
- Bên cạnh đó, các biến độc lập tương quan nghịch với khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ bao gồm tuổi chủ hộ, học vấn trung bình hộ và chi tiêu, nghĩa là các biến này tăng sẽ làm giảm khả năng tham gia tín dụng chính thức của nông hộ, cụ thể là:.
- Tuổi chủ hộ có mối tương quan nghịch với khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ ở mức ý nghĩa 10% với tác động biên là 0,004, tức là tuổi của chủ hộ tăng thêm một năm, khả năng tham gia chương trình tín dụng chính thức sẽ giảm đi 0,4%..
- Tuổi chủ hộ càng cao thì khả năng trả nợ vay cho ngân hàng càng thấp nên việc tiếp cận tín dụng của nông hộ cũng giảm đi vì một phần thu nhập của nông hộ từ làm thuê nên tuổi càng cao sức lao động càng giảm nên thu nhập cũng bị hạn chế..
- Học vấn trung bình hộ thể hiện số năm đi học trung bình của các thành viên nông hộ.
- Trong khi học vấn chủ hộ tương quan thuận với khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ thì học vấn trung bình nông hộ lại tương quan nghịch với khả năng tiếp cận tín dụng với mức ý nghĩa 5%.
- Cụ thể, khi học vấn trung bình nông hộ tăng lên 1 lớp thì khả năng tiếp cận tín dụng của hộ giảm đi 4%.
- Chi tiêu trên một công đất trong năm của hộ có tác động tiêu cực đến khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ trồng lúa tại TPCT ở mức ý nghĩa 1%.
- Cụ thể là khi chi tiêu trong năm của nông hộ tăng 1 triệu đồng làm giảm khả năng vay vốn của hộ đi 2,1%..
- Kết quả ước lượng mô hình Probit về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ trồng lúa trên địa bàn TPCT này được sử dụng để xác định giá trị điểm xu hướng và thực hiện các phương pháp so sánh ở bước tiếp theo..
- 4.3 Tác động của tín dụng chính thức đến thu nhập nông hộ.
- Kết quả kiểm định ở Bảng 5 cho phép ta so sánh sự chênh lệch giữa giá trị thu nhập trung bình của các nông hộ có tham gia chương trình tín dụng chính thức và các nông hộ không tham gia chương trình..
- Kết quả so sánh cho thấy, thu nhập bình quân của nông hộ không tham gia vay vốn thấp hơn đáng kể.
- so với thu nhập bình quân của nông hộ có tham gia vay vốn là 2,53 triệu đồng/công/năm..
- Bảng 5: Kiểm định sự khác biệt về giá trị nhu nhập trung bình giữ hai nhóm nông hộ.
- Mức ý nghĩa 1% Nguồn: Số liệu khảo sát nông hộ ở TPCT năm 2017.
- Bảng 6: Hiệu quả can thiệp bình quân của tín dụng chính thức đến thu nhập của nông hộ trồng lúa tại TPCT.
- sánh Hệ số Số nông hộ.
- Nguồn: Số liệu khảo sát nông hộ ở TPCT năm 2017 Đầu tiên, tác động của chương trình tín dụng chính thức được xác định bằng khác biệt bình quân trong thu nhập của hai nhóm nông hộ vay vốn và không vay vốn thông qua kiểm định hiệu quả can thiệp bình quân.
- Kết quả kiểm định cho thấy tác động tích cực của tín dụng chính thức lên thu nhập nông hộ trồng lúa trên địa bàn TPCT với mức tăng thu nhập khoảng 1,055 triệu đồng/công/năm nếu nông hộ có tham gia vay vốn với mức ý nghĩa 5%..
- Tiếp theo, tác động của chương trình tín dụng chính thức đến thu nhập nông hộ trồng lúa ở TPCT được xác định thông qua việc so sánh thu nhập của hai nhóm đối tượng vay vốn và không vay vốn thông qua điểm xu hướng xác định được.
- Bảng 7: Tác động của tín dụng chính thức đến thu nhập của nông hộ trồng lúa tại TPCT Hình thức so sánh Nhóm tham gia.
- Nguồn: Số liệu khảo sát nông hộ ở TPCT năm 2017 Theo kết quả so sánh ở Bảng 7, giá trị t ở cả bốn phương pháp so sánh đều nhỏ hơn giá trị t tới hạn (1,96) nên chưa đủ bằng chứng kết luận tác động của việc tham gia vay vốn đến việc cải thiện thu nhập của nông hộ trồng lúa trên địa bàn TPCT.
- Hoạt động tín dụng chính thức là rất cần thiết đối với nông hộ trồng lúa để thuê đất mở rộng diện tích sản xuất, đầu tư máy móc thiết bị phát triển sản xuất và để cải thiện đời sống nông thôn nói chung, nông hộ nói riêng.
- Nghiên cứu đã phân tích khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ trồng lúa làm cơ sở cho việc đánh giá tác động của nguồn vốn vay này đến thu nhập của nông hộ.
- Nghiên cứu dựa trên mẫu khảo sát 364 nông hộ bao gồm 147 nông hộ trồng lúa có vay vốn và 217 nông hộ trồng lúa không vay vốn trên địa bàn TPCT.
- Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên được sử dụng dựa trên danh sách các nông hộ và sử dụng các thông tin về đặc điểm chủ nông hộ và đặc điểm nông hộ để làm cơ sở so sánh giữa hai nhóm vay vốn và không vay vốn, sau đó sử dụng mô hình hồi quy probit và sau đó là phương pháp phân tích PSM để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức cũng như tác động của nguồn vốn này đến thu nhập nông hộ trồng lúa trên địa bàn nghiên cứu..
- Dư nợ tín dụng chính thức tăng liên tục qua các năm cho thấy nông hộ này càng tiếp cận tốt hơn các chương trình tín dụng sản xuất.
- Kết quả ước lượng mô hình hồi quy probit cho thấy có 7 yếu tố là tuổi chủ hộ, học vấn chủ hộ, quy mô hộ, học vấn trung bình hộ, diện tích đất sản xuất, hộ có nghề phụ ngoài làm lúa và chi tiêu của nông hộ ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay chính thức của nông hộ trồng lúa trên địa bàn TPCT.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt trong thu nhập giữa nhóm nông hộ vay vốn và không vay vốn, tuy nhiên về mặt ý nghĩa thống kê chưa có đủ cơ sở kết luận sự tác động của chương trình tín dụng chính thức đến thu nhập nông hộ trên địa bàn TPCT..
- Vì chủ hộ là người có sức ảnh hưởng và đưa ra các quyết định chính trong nông hộ nên việc nâng cao trình độ học vấn của chủ hộ sẽ tạo hiệu ứng lan tỏa cho các thành viên khác, từ đó nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng cho nông hộ.
- Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần mở các lớp bổ túc văn hóa, chia sẻ thông tin cho nông hộ tham gia.
- Hỗ trợ các thành viên của nông hộ học tập nâng cao trình độ học vấn.
- Về diện tích đất sản xuất, kết quả nghiên cứu cho thấy nông hộ có diện tích đất càng nhiều thì việc tiếp cận vốn vay chính thức của nông hộ càng dễ dàng..
- Từ đó, đáp ứng tốt các điều kiện để được vay vốn và thuận lợi hơn cho việc tiếp cận vốn từ chương trình tín dụng vi mô của nông hộ..
- Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt trong thu nhập giữa nhóm nông hộ vay vốn và không vay vốn, tuy nhiên về mặt ý nghĩa thống kê chưa có đủ cơ sở kết luận sự tác động của chương trình tín dụng chính thức đến thu nhập nông hộ trên địa bàn TPCT.
- Tác động của tín dụng chính thức đến thu nhập của nông hộ ở Việt Nam.
- Đánh giá tác động của chương trình xây dựng nông thôn mới đến thu nhập nông hộ tại tỉnh Hậu Giang.
- Ảnh hưởng của tín dụng nhỏ đến thu nhập của nông hộ ở tỉnh Hậu Giang